[Bài Thơ] Mời Trầu - Hồ Xuân Hương

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Admin, 20 Tháng hai 2017.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,095
    Mời Trầu là một bài thơ xuất sắc mang đậm phong cách và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bà luôn bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì trọng nam khinh nữ xưa. Chỉ với bốn câu thơ nhưng đã đủ bộc lộ những tâm tư của bà về chuyện tình duyên và cuộc đời. Hãy lắng nghe và cảm nhận sâu sắc ý nghĩa bài thơ này nhé.

    Mời Trầu

    Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

    Này của Xuân Hương mới quệt rồi

    Có phải duyên nhau thì thắm lại

    Đừng xanh như lá bạc như vôi

    Theo bản khắc 1921


    Khảo dị: bản Quốc văn tùng ký

    Tựa đề: Tặng khách

    Câu 1: Quả cau nho nhỏ lá trầu hôi

    Câu 3: Có phải duyên nhau thì đỏ thắm


    Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006 với tiêu đề Mời trầu.

    Nguồn:

    1. Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008

    2. 2. Nguyễn Lộc tuyển chọn và giới thiệu, Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 1987

    [​IMG]

    Ý nghĩa bài thơ Mời Trầu


    Bài thơ mời trầu chỉ có bốn câu nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. bai thơ mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.

    Nhan đề bài thơ là mời trầu cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định. Nhan đề là sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?

    [​IMG]

    Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ "này" thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.

    Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay. Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

    Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...