Mở rộng: Tự tình 2 và một số bài thơ liên hệ - Love cà phê sữa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Love cà phê sữa, 1 Tháng một 2021.

  1. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Mở rộng Tự tình 2 và một số bài thơ liên hệ

    Tác giả: Love cà phê sữa

    Học văn và viết văn chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ai cũng muốn đi thi đạt điểm cao và được thầy cô khen ngợi. Nhưng, tại sao lại có sự chênh lệch giữa người học giỏi văn và một người thì cứ lẹt đẹt mãi không lên nổi điểm 7 điểm 8. Một trong những yếu tố tiên quyết đó chính là tầm hiểu và sự mở rộng của bạn. Để đạt điểm cao, bạn không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn cần thể hiện "trình độ", tức là sự liên hệ đến tác phẩm khác. Hôm nay, mình xin gửi đến các bạn các bài thơ liên hệ với "Tự tình 2"

    1. Hai câu thơ đầu


    "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

    Trơ cái hồng nhan với nước non"

    Câu thơ đầu tiên ta có thể liên hệ với "tiếng gà văng vẳng gáy trên bom" trong "tự tình 1", "trống canh dồn" so sánh với "tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ. Từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều"

    Câu thơ thứ hai, từ "trơ" ta có thể liên hệ với "đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt" (câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan), "cái hồng nhan" so sánh với từ "kiếp hồng nhan", "phận hồng nhan", từ "nước non" được Hồ Xuân Hương sử dụng nhiều để diễn tả sự đối lập giữa cái nhỏ bé với cái bao la, rộng lớn "bảy nổi ba chìm với nước non" ( "bánh trôi nước") Ở hai câu thơ đầu, ta thấy được sự phẫn uất, cay đắng của nữ sĩ, có thể liên hệ với câu thơ "Chém chá cái kiếp chồng chung/ Người đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng"

    2. Hai câu thơ thực


    Ta liên hệ vòng quẩn quanh "say lại tỉnh" của nhân vật trữ tình với vòng quẩn quanh xót xa của nàng Kiều: "Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa"

    Sự tìm quên bất lực của nhân vật trữ tình ta có thể liên hệ đến câu thơ trong "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn "Gương gượng đốt hồn đà mê mải/ Hương gượng soi lệ lại châu chan"

    3. Hai câu thơ cuối


    "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

    Mảnh tình san xẻ tí con con"

    Ở hai câu thơ này, ta thấy ở con người nữ sĩ sự nhận thức cay đắng trước quy luật vô thủy vô chung của thời gian. Thiền sư Mãn Giác trong "cáo tật thị chúng" cũng từng viết "Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai"

    Hay, Xuân Diệu cũng từng đau đớn thốt lên "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà tôi chết nghĩa là xuân cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật/ Không cho dài tuổi trẻ của dương gian/ Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn"

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Trên đây là những liên hệ, so sánh mà mình đã vận dụng vào bài viết của. Mong mọi người không sao chép bài viết và đừng mang con của mình đi chu du trên facebook nữa nhé! Chúc các bạn học tập tốt.
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Hà Khánh ly

    Bài viết:
    7
  4. Linh Yumi Không có gì để nói

    Bài viết:
    67
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bài viết sẽ có giá trị tham khảo hơn nữa nếu tác giả bổ sung các đoạn vận dụng cụ thể.
     
    Ưu Đàm Thanh Tichiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...