Mở bài chung cho bài nghị luận văn học lớp 12 dùng cho kiểm tra một tiết, thi đại học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi sadie123, 30 Tháng mười một 2021.

  1. sadie123

    Bài viết:
    19
    Đây là mở bài chung cho tất cả các tác phẩm truyện văn học 12, phần tô đỏ là phần có thể thay thế bằng tên tác giả, tên nhân vật..

    Công thức mở bài chúng cho tất cả các tác phẩm

    1. Ngắn gọn

    Mở bài ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài

    2. Đầy đủ

    Nêu được vấn đề, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài

    3. Độc đáo

    Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.

    4. Tự nhiên

    Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay. Trên đây là 4 tiêu chí để xác định một đoạn mở bài hay. Phần nội dung tiếp theo chúng ta đến với các cách để viết được một đoạn mở bài hay.

    Mình ví dụ một chút:

    MỞ BÀI:

    Nếu phải chọn cho mình một bản giao hưởng tuyệt nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi vì, chỉ khi đối diện với văn chương người nghệ sĩ mới có thể tự nhiên thả trôi tâm hồn và buông lỏng cái tôi của chính mình, họ dùng ngòi bút và những ngôn từ tinh tế để nói lên cảm xúc cũng như cách cảm, nhìn nhận của mình cho độc giả. Và Nguyễn Minh Châu đã viết tác phẩm tên tác phẩm như một nốt ngân đầy sáng tạo và ấm áp tình người. Đặc biệt, qua cách cấu thành nhân vật "Người đàn bà làng chài" trong tác phẩm đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn rất khác về người phụ nữ/người nông dân /, đặc biệt là những số phận lam lũ, cùng cực, giúp ta hiểu sâu và cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn về những nhọc nhằn, bất công trong cuộc sống.

    [Giới thiệu đoạn văn]

    Ngoài ra chúng ta còn có các lối mở bài khác:

    Mở bài văn nghị luận theo lối đối lập

    Mở bài theo lối đối lập tức là các bạn nêu một vấn đề đối lập, từ đó làm thế bắc cầu để nêu lên vấn đề mà mình cần phân tích. Từ ví dụ dưới đây, các bạn có thể lên dàn ý bài văn nghị luận theo lối đối lập:

    "Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, chúng ta đã từng gặp không ít những người phụ nữ có số phận bi thương. Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ấy nhưng ta lại thấy một hình ảnh rất khác. Không cam chịu số phận; những người phụ nữ đã phản kháng, trỗi dậy để làm chủ cuộc đời chính mình. Một trong số đó là nhân vật.. của nhà văn/nhà thơ.."

    Mở bài văn nghị luận theo lối quy nạp

    Nhiệm vụ của mở bài đó là nêu nội dung vấn đề để phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn cách mở bài theo lối quy nạp, các bạn có thể triển khai theo mở bài mẫu dưới đây:

    "Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực.. của nhà văn/ nhà thơ.. là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy".

    Mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích; với trích đoạn cho sẵn.

    Mở bài văn nghị luận theo cách gián tiếp

    Đây là cách mở bài đi từ xa tới gần, các bạn nêu các ý liên quan tới vấn đề. Sau đó, đề cập đến vấn đề cần phân tích. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội phần mở bài theo cách gián tiếp, cụ thể như sau:

    "Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ.. lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân vật.. trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc".

    Mở bài theo cách dán tiếp này thường được áp dụng với dạng đề bài yêu cầu phân tích nhân vật trong các tác phẩm văn học.

    Mở bài văn nghị luận theo lối tương liên

    Mở bài theo lối tương liên, tức là tìm một vấn đề tương tự để làm cầu nối nêu ra vấn đề cần phân tích.

    "Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng:" Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra ". Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm.. của nhà văn/ nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc.."

    Và nhân vật.. được phác họa như.. "

    Cách mở bài văn nghị luận theo lối tương liên phù hợp với các dạng đề bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học.

    Mở bài văn nghị luận theo cách trực tiếp

    Rất rõ ràng, mở bài theo cách trực tiếp nghĩa là các bạn đi thẳng vào nội dung của vấn đề cần bàn luận và phân tích trong bài viết. Một ví dụ về mở bài theo cách trực tiếp:

    " Nếu là con chim chiếc lá

    Thì chim phải hót, lá phải xanh

    Lẽ nào vay mà không có trả

    Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

    Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm.. của nhà văn/ nhà thơ, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là nhân vật.. ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ cho và nhận trong đời".
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...