Diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vivutheogio, 7 Tháng mười 2021.

  1. vivutheogio Thời gian là tĩnh, thứ lưu động là con người

    Bài viết:
    37
    Phân tích: Mị trong đêm tình mùa xuân

    Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

    [​IMG]


    Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào cũng gặt hái được những thành công rực rỡ, đặc biệt là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người miền núi Tây Bắc, trong đó có truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Đặc biệt, đến với truyện ngắn, ta bắt gặp (đề bài) qua đoạn trích sau "..."

    Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài mà tác giả đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Đoạn trích trên là cuộc đời đầy bất hạnh của Mị/sức sống tiềm tàng, khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Mị trong đêm tình mùa xuân/sức phản kháng và khao khát tự do mãnh liệt trong đêm mùa đông ở núi rừng Tây Bắc.

    Đôi nét về Mị:

    - Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, hiếu thảo. Vì đẹp người đẹp nết nên Mị được nhiều chàng trai trong vùng để mắt tới. Thế nhưng chỉ vì món nợ truyền đời của cha mẹ mà Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cô bị cha con thống lí đày đọa, bóc lột về thể xác lẫn tinh thần, chúng dùng cường quyền và thần quyền đẩy con người tới bước đường cùng. Sau bao nhiêu năm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", chỉ biết vùi đầu vào những công việc lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt, nhưng nay vào cái đêm mùa xuân năm ấy Mị lại trỗi dậy, Mị bùng cháy lên sức sống tiềm tàng một cách mãnh liệt.


    1/ Tác nhân đánh thức sức sống tiềm tàng của Mị:

    a/ Cảnh sắc mùa xuân: tác nhân đánh thức tâm hồn vốn ngủ yên của Mị trước tiên ở thiên nhiên quyến rũ đến mê hồn của núi rừng Tây Bắc:

    - Tiết trời gió và rét rất dữ dội "Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh, vàng ửng". Thiên nhiên chuyển mùa và những vang động cuộc sống đã tác động vào tận cùng ngõ sâu, góc khuất của tâm hồn đã bị băng gió, đóng cứng lại và hơi ấm của nó đã làm cho sự đóng băng ấy tan dần.


    - Không khí xuân đã len lỏi vào từng ngóc ngách "trên các đầu núi, các nương ngô, nương lúa cũng đã gặt xong, ngô lúa xếp đầy các nhà kho".

    - Cảnh sắc thiên nhiên cũng từ đó rộn ràng hương xuân "trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như cơm bướm sặc sỡ"; "trẻ con chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà", chúng cùng nhau đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi ấm. Cái ấm như thổi cả vào tâm hồng lạnh lẽo của Mị, làm Mị cũng ngẩn ngơ mà lắng nghe âm thanh mùa xuân.

    b/ Âm thanh mùa xuân:

    - Trong giây phút lắng tâm nghe, Mị đã nghe thấy "tiếng sáo vọng lại", tiếng sáo rủ bạn đi chơi của đám thanh niên làng làm Mị "thiết tha bồi hồi", Mị "nhẩm thầm" bài hát của người đang thổi. Tiếng sáo chính là sự hiện thân của tuổi trẻ và một phần kí ức tươi đẹp.

    c/ Chất men của rượu:

    - Tiếng sáo làm Mị mạnh mẽ hơn, Mị thoát khoải cái lớp vô hồn ấy bằng một hành động nổi loạn nhân tính. "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát". Mị uống như nuốt những đắng cay thù hận của cuộc đời, uống như cách uống của một người khát say để quên đi thực tại. Cứ lúc nào Mị quên hiện tại là lúc đó khát vọng sống, sức sống trong Mị trỗi dậy mãnh liệt nhất. Nên Mị khát rượu, Mị uống rượu như vậy cũng là có nguyên căn.

    => Rượu và tiếng sáo chính là chất men say đã đánh thức phần đời đã mất của Mị.

    2/ Diễn biến tâm lý và hành động phức tạp của Mị trong đêm tình mùa xuân:

    - Lòng Mị sống về quá khứ:


    + Mị được hồi sinh, sống về những ngày trước. Còn gì hạnh phúc hơn khi mình tìm lại được chính mình? Con rùa nuôi trong xó cửa ấy đã không còn lùi lũi nữa, nó đã phá vỡ bức tường vô cảm kia để khao khát tìm ra thiên đường mùa xuân của tuổi trẻ và hạnh phúc.

    + Mị hồi tưởng những ngày tháng tự do uống rượu bên bếp và thổi sáo, "Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị".

    - Chua xót với hiện tại:


    + Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước chân vào buồng "– cái căn buồng như chốn địa ngục trần gian, " mà ngồi xuống, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ, trăng trắng "kia.

    + Bước chân vô thức của Mị được tạo nên từ phản xạ tự nhiên vô điều kiện mà cha con thống lí Pá Tra đã in hằn trong Mị . Bước chân của Mị đã cho chúng ta thấy, một sức mạnh ghê gớm của chế độ cường quyền và thần quyền chảy trong dòng máu nóng vừa mới hồi sinh của Mị. Cho nên, mặc dù Mị uống rượu rất say, nhưng Mị không hề bước chân ra đường, dù tiếng sáo có" văng vẳng bên tai "thúc gọi Mị cũng từ từ bước vào buồng.

    + Đời của Mị thật vô nghĩa vì không có tình yêu, không hạnh phúc nên lập tức Mị muốn chết ngay" nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra ".

    + Mị ý thức được rằng:" Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi ". Đã bao năm rồi, A Sử chẳng bao giờ cho Mị đi chơi Tết nên cái khát vọng xung đột với cái bất hạnh. Mị cũng nhận ra thực tại A Sử với Mị " không có lòng bên nhau mà vẫn phải ở với nhau ".


    - Hành động của Mị: Mị không chỉ thay đổi ý thức mà Mị còn thay đổi hành động

    + Lúc này, tiếng sáo gọi bạn yêu ngoài kia đang réo rắt, khi mà cả thiên đường hạnh phúc của mùa xuân phía sau ô cửa nhỏ kia đang nồng nàn, thôi thúc Mị.

    + Mị không thể ngồi yên được nữa. Tiếng sáo khơi gợi sức sống như những đợt sóng ào ạt.

    +" Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đèn cho sáng ", để soi ngắm bản thân, để làm đẹp cho chính mình. Hành động" thắp đèn "lên của Mị cũng như muốn nói với A Sử rằng, Mị sẽ thắp sáng lên ngọn lửa tâm hồn mình, rũ bỏ cái tâm hồn lạnh lẽo, cô đơn và cô độc kia đi.

    + Cho nên, khi A Sử xuất hiện, Mị cũng chẳng nói gì, A Sử hỏi" Mày muốn đi chơi à? ", Mị cũng không nói. Mị hành động một cách dứt khoát, nhanh chóng:" Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Mị rút thêm cái áo ". Mị sửa soạn một cách thản nhiên trước mặt A Sử. Lúc này, dường như Mị trở thành một con người hoàn toàn khác, Mị không sợ bị A Sử đánh; ngay cả lúc bị A Sử trói Mị cũng không hề phản ứng.


    3/ Đỉnh điểm của bi kịch: Là sự xuất hiện của A Sử - nó trói đứng Mị, không cho Mị đi chơi

    - Trong bóng tối, tiếng sáo vẫn dìu dắt tâm hồn Mị theo cùng cuộc chơi:" A Sử trói xong vợ, tắt đèn, đi ra, khép của lại ". Mị cũng không biết," trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị tói ". Phải chăng, tâm hồn Mị lúc này đã nhập vào tiếng sáo về với cái đêm tình mùa xuân những năm trước và đang đánh pao cũng người mình yêu" Anh đánh pao em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ".

    - Mãi đến khi, Mị vô thức vùng đi để bắt quả pao người Mị yêu, Mị mới biết mình bị trói," tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa ". Ngựa còn không bị trói, Mị mang tiếng là vợ A Sử, mà nó còn trói Mị một cách lạnh lùng, thành thạo, thản nhiên hơn khi trói một con trâu con ngựa.


    => Mị là nhân vật điển hình bị tước đoạt hết quyền làm người, bị dìm xuống kiếp ngựa trâu ở miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân.

    - Sáng hôm sau:


    + Mị bàng hoàng tỉnh, cái không khí yên ắng, không một tiếng động làm Mị sợ.

    + Mị chợt nhớ lại câu chuyện người đàn bà đời trước cũng bị trói đứng đến chết" mà cựa quậy, xem mình còn sống hay đã chết ". Cổ tay, đầu, bắt chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt", Mị mới biết mình còn sống. Nỗi đau về thể xác đã nhắc Mị điều ấy. Thêm một lần nữa Mị sợ chết.


    => Người đàn bà từng "năm lần bảy lượt" muốn ăn lá ngón để chết, cái giây phút nhớ về A Sử tối qua, Mị cũng muốn ăn lá ngón để chết ngay, bây giờ lại sợ chết. "Sợ chết" chứng tỏ rằng Mị đang rất ham sống. Mị muốn chết để được sống, muốn sống lại thèm chết, đó chính là bản năng của một người đang rất ham sống, thèm sống và khao khát được sống.

    => Mị là người con gái có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.


    Phần kết :(đoạn nghệ thuật + đoạn kết bài)

    Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, những chi tiết chọn lọc, phát hiện tình huống truyện độc đáo, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. Cuộc đời đau thương, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống của người dân miền núi dưới ách thống trị. Tô Hoài viết văn mang tinh thần nhân đạo, cảm thương cho những người lao động nơi núi rừng Tây Bắc, nơi mang niềm tin vào sức sống mãnh liệt. "Dù người ta có thế nào đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn luôn tốt đẹp".

    Nhà văn nhân đạo L. Tônxtôi khẳng định: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái, luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt kiệt cạn những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu của mình cho nhân loại". Văn học bao đời ví như người hát rong suốt chiều dài cuộc sống. Trong những người hát rong ấy, VCAP/VN, đặc biệt là (đề bài) qua đoạn trích "..."

    Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tình huống truyện độc đáo, đã vì con người mà cất lên yêu thương, cất lên tiếng hát đau buồn, căm hận, ngợi ca cuộc sống con người. Chính tinh thần nhân đạo cao cả ấy khiến nó trở thành tác phẩm vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian, không thừa nhận cái chết, trở thành biểu tượng cho tình yêu thương trân trọng con người sâu sắc mãnh liệt tỏng sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài/Kim Lân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...