Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa.. Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối.. cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời, đúng cách, bệnh đau mắt đỏ sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như gây giảm thị lực, sẹo giác mạc, thậm chí mù lòa. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ hoặc các thành viên trong gia đình có các triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ (đỏ mắt, cộm mắt như có cát trong mắt, chói mắt, chảy nước mắt, nhiều rử mắt, sốt nhẹ 37 – 38 độ C hoặc ngứa họng, ho, hắt hơi), các bà mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ giúp chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất. Cách chữa đau mắt đỏ Theo mình tham khảo trên mạng thì cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả nhất là bài thuốc dùng rau diếp cá - bài thuốc từ những người dân tộc vùng sâu vùng sa. Kiêng kỵ: Hạn chế không cho xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện.. tránh ra ngoài nắng, nếu phải ra ngoài cần trang bị kính dâm bảo vệ mắt. Ngoài ra còn một số phương pháp khác như sau: Lô hội: Lô hội có đặc tính chữa bệnh mạnh, có thể chữa khỏi đau mắt và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Các đặc tính kháng khuẩn của lô hội cũng sẽ giúp tránh khỏi sự lây nhiễm và ngăn ngừa tái phát. Cách sử dụng: Cắt một phần lá lô hội và đặt phần bên trong lên mắt trong khoảng 10-15 phút. Bạn cũng có thể xay lô hội và sử dụng như nước rửa mắt đều đặn trong suốt cả ngày để giảm đau và khó chịu gây ra. Ngoài ra bạn cũng có thể ép lô hội thành dạng nước và ngâm một miếng vải mềm vào nước ép. Đặt miếng vải lên trên mắt bị nhiễm bệnh để giảm nhiễm trùng và các triệu chứng của đau mắt. Các bài thuốc dân gian - mang tính tham khảo, chưa được kiểm nghiệm thực tế. Trong danh sách này có lá trầu không nhưng mình đã loại bỏ vì lá trầu không có thể làm mắt bị viêm nặng hơn. Bạn có thể search google để tra cứu thông tin. - Kim ngân hoa, lá dâu mỗi thứ 16 g, kinh giới, chi tử, cúc hoa mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. - Kim ngân hoa 16 g, liên kiều, ngưu bàng tử, hoàng cầm mỗi thứ 12 g, chi tử 8 g, bạc hà, cát cánh mỗi thứ 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần. - Lá dấp cá 100 g, sài đất, bồ công anh mỗi thứ 50 g. Tất cả dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, hòa nước ấm, chắt ra uống, ngày 2-3 lần. - Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch), lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi. - Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng, bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1 nắm, quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè. - Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày. - 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống. - Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Khi bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám kịp thời ở những bệnh viện có chuyên khoa mắt. Việc dùng thuốc tùy tiện không đúng chỉ định của bác sỹ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm về mắt. Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang, tránh dùng chung đồ dùng với người bị đau mắt. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi có dấu hiệu sốt cao, ho, chảy nước mũi thì nên đi khám ngay.
Các phương pháp giúp giảm khó chịu cho mắt Chườm nước đá: Bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vào vùng quanh mắt. Biện pháp khắc phục này không điều trị được nhiễm trùng nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả. Chườm nóng: Ngoài tác dụng làm chảy nước mắt để đẩy các vật lạ ra khỏi mắt, chườm nóng còn có tác dụng làm giảm đau và viêm gây ra bởi đau mắt. Đặt một miếng gạc nhúng vào dung dịch sữa ấm và áp lên mắt cũng có thể cải thiện sự lưu thông máu đến mắt và thúc đẩy chữa bệnh nhanh khỏi. Cách sử dụng: Lấy một miếng vải mềm và cuộn nó thành một quả bóng kích thước bằng bàn tay của bạn. Đặt lên trên bề mặt đốt nóng để nó hấp thụ nhiệt. Sau đó áp nhẹ nhàng lên mắt cho đến khi sức nóng giảm. Hâm nóng miếng vải và đặt nó vào mắt bị đau một lần nữa. Lặp lại cho đến khi cảm thấy giảm đau, khó chịu và sưng. Mật ong và sữa: Trộn hỗn hợp mật ong và sữa với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Hoặc bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗ hợp này và đắp lên mắt. Sau đó rửa sạch lại mặt. Cách này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu khi bị đau mắt. Rau mùi: Hãy lấy nắm rau mùi tươi phơi khô và đun sôi chúng trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa vùng mắt. Biện pháp này có thể giúp làm giảm cảm giác nóng cũng như giảm đau và sưng bên trong mắt. Hạt cây thì là: Đun sôi một ít hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước để rửa mặt. Bạn có thể làm vậy 2 lần/ngày để giảm đau, tấy đỏ và viêm ở mắt. Khoai tây: Cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt bị đau. Bạn hãy làm trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu ở mắt. Mặc dù các biện pháp áp dụng tại nhà không có hiệu quả chữa bệnh nhanh như dùng thuốc nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi bị đau mắt đỏ.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh nhất và an toàn nhất: - Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của người bị bệnh đau mắt đỏ. - Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn. - Khi bị đau mắt đỏ, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc người bệnh thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. - Nếu trẻ đang đi học có dấu hiệu đau mắt đỏ, bố mẹ nên ngay lập tức xin phép nghỉ học cho con để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé. - Mua bông gòn và nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Cho người đau mắt đỏ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra. Chú ý rửa mắt nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho người bệnh. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại. - Nên lấy rử mắt ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho người bệnh và trẻ bị đau mắt đỏ. - Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho người bị đau mắt đỏ, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Tăng cường cho người bệnh đau mắt đỏ uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng. - Hạn chế không cho xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện.. Không chữa bệnh đau mắt đỏ bằng mẹo đắp lá trầu. Ngoài ra, cần lưu ý tuyệt đối không chữa mẹo bằng các phương pháp phản khoa học như đắp hay xông nước lá trầu.. bởi các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, làm cho tính chất bệnh càng phức tạp, khó điều trị hơn. Sau 1, 2 ngày nếu không khỏi, cần đưa người bị đau mắt đỏ đến bệnh viện khám. Khi đi, lưu ý đeo kính đen cho người bệnh để tránh lây bệnh ngay trong viện. Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, các thành viên trong gia đình nên tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh. Hàng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0, 9%) hoặc kháng sinh nhẹ (Chloramphenicol 0, 4%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về. Tại công sở, trường học, gia đình, người bệnh tránh tiếp xúc gần gũi với người khác ít nhất trong vòng 2 tuần và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Tại môi trường bệnh viện, nhân viên y tế chú ý rửa tay trước khi thăm khám cho bệnh nhân, các dụng cụ thăm khám bệnh phải được tiệt trùng theo qui định.