Hi mọi người! Không biết năm tới đây của bạn nào học MARKETING không nhỉ? Hôm nay mình mới thi xong có hứng nên mình muốn viết vài dòng chia sẻ với mn về MARKETING. Có thể nó không phải đề tài thu hút được nhiều người đọc nhưng mình nghĩ nó vẫn có ích cho một vài đối tượng nào đó dù là nhỏ thôi. Vì trước đây mình cũng điền đơn một cách mông lung nên hôm nay mình muốn cho các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chuyên ngành này và các công việc sau khi tốt nghiệp có thể làm được. 0. Đối với mình Marketing gắn liền với: Khách hàng, sản phẩm và thị trường. Có học bao nhiêu môn chuyên ngành đi nữa nữa thì vẫn phải làm việc với 3 khái niệm này. 1. Marketing chia thành 2 mảng lớn đó là agency và client và đây cũng là câu hỏi lớn đối với mỗi sinh viên Marketing khi ra trường không biết nên chọn nơi nào làm bến đỗ - AGENCY: Là những công ty (như Ogilvy&Mather) chuyên cung cấp các dịch vụ marketing cho Client. Nói dễ hiểu hơn là bên agency sẽ nhận những hợp đồng yêu cầu của các công ty sản xuất- client (như unilever, pepsi, vinamilk) Để phát triển các chiến dịch truyền thông bên họ theo các yêu cầu trong kế hoạch mà họ hướng đến. - CLIENT: Là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm (như unilever, pepsi, vinamilk) đi thuê mua dịch vụ Marketing từ Agency. Nếu làm ở trong client thì người làm marketing phải làm rất nhiều giai đoạn. 2. Nhiệm vụ và công việc chính của từng bộ phận trong client và agency: - Các công ty client gồm 3 phòng ban chính: + BRAND MANAGEMENT: Quản trị thương hiệu: Chịu trách nhiệm quản lí các yếu tố về thương hiệu của công ty từ hình ảnh đến tên gọi, xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu trong tâm trí KH để phục vụ cho việc kinh doanh. + CONSUMER MARKET INTELLIGENCE (CMI) : Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường thu thập tất cả những thông tin liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. + TRADE MARKETING: Tổ chức xây dựng các chiến lược ngành, chiến lược thương hiệu trong kênh phân phối. Nói chung là nếu làm bên client thì phải làm rất nhiều khâu sao cho ra được 1 ý tưởng hoàn chỉnh cho bản kế hoạch marketing. Để đi thuê các công ty Agency là người thực hiện ý tưởng đó. Ví dụ như OMO muốn ra mắt sản phẩm mới mục tiêu của họ là thực hiện kế hoạch marketing đại trà vì thế họ muốn bao phủ truyền thông dài hạn. Họ đi thuê quảng cáo và bên Agency là người thực hiện. Công việc bên Agency sẽ cụ thể hóa hơn theo chức năng và thế mạnh của từng người. Mình thì có định hướng theo client vì dù hay nhảy việc nhưng sau này mình vẫn muốn làm việc cho một nhãn hàng và một sản phẩm cố định nếu không mất công mỗi lần chạy chiến dịch marketing lại phải tìm hiểu lại từ đầu mệt ghê: B Với cả mình không chuyên vào cái gì cả nên không biết làm gì ở agency :(( - Các công việc cụ thể về Marketing trong Agency (có những cái cũng dính đến client nhưng nói chung là những công việc cụ thể trong marketing và thiên về agency) + MARKETING SPECIALIST: Chuyên viên marketing: Chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra các chiến dịch marketing. Nghiên cứu xu hướng marketing hiện tại, thói quen và hành vi người tiêu dùng. Xây dựng ý tưởng cho kế hoạch marketing. Nhiều hơn thế và đây là công việc chính chủ yếu mà người theo hướng marketing sau này có thể làm. Cũng là cái mà kiến thức học ở đại học có thể là tiền đề để áp dụng được nhiều nhất. Không học tử tế sau cái gì cũng không biết thì chỉ có bị ăn chửi thôi :(( + PUBLIC RELATIONS: Quan hệ công chúng: Là làm những công việc như thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Phụ trách quan hệ với báo chí, với cộng đồng. Bạn nào theo được thì có nhiều cơ hội làm trong đài truyền hình, phát thanh, cơ quan báo, tạp chí.. + CONTENT CREATOR/ CONTENT MARKETING: Nhân viên sáng tạo nội dung: Dễ hiểu là những người làm nội dung trên các trang website, blog các bài đăng trên các kênh mạng xã hội. Sao cho thu hút được nhiều đối tượng công chúng nhận tin. Cũng có thể làm sáng tạo nội dung cho 1 kênh youtube. + SEO: Chuyên viên tối ưu hóa tìm kiếm: Nghĩa là làm những công việc sao cho bài viết và trang web của công ty phải nằm trong top tìm kiếm của google. Ví dụ bạn tìm kiếm 1 từ khóa "làm thế nào để hết mụn" thì công việc của seo specialist là phải làm sao cho bạn nhìn thấy bài viết đó đầu tiên trên thanh công cụ và click vào nó. + SOCIAL MEADIA SPEACIAL: Chuyên viên quản lí truyền thông mạng xã hội: Công việc chính như đăng bài hằng ngày, quản lí lịch đăng. Tương tác và tìm hiểu tiếp thu phản hồi của khách hành. + MARKET RESEARCH ANALYST: Nhân viên nghiên cứu thị trường: Phân tích đánh giá tình hình của ngành, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh. Tìm ra thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng. + CREATIVE ASSISTANT: Nhân viên sáng tạo là những người sản xuất hình ảnh, video, logo tạo nên thương hiệu. Trong mảng nay bao gồm designer: Thiết kế bao bì, vẽ minh họa sản phẩm, tạo nên 1 quảng cáo đẹp mắt. Và coppywirter: Người làm quảng cáo: Lên ý tưởng và viết các ý tưởng quảng cáo. + PLANNER: Người lên kế hoạch tìm hiểu mong muốn của Khách hàng. Tìm hiểu kĩ nhu cầu của client để tạo ra phương hướng giải quyết tốt nhất. + EVENT: Tổ chức sự kiện đây là những công việc liên quan như lên kế hoạch cho 1 chương trình và chạy chương trình. Tìm kiếm tài trợ, kêu gọi truyền thông, tiếp cận công chúng. + SALES: Sales là gì thì sau này ai cũng phải sẽ hoặc từng được trải nghiệm thôi. Như mình thì không làm nổi sale: // + Chạy google ads/ facebook ads: Hay còn gọi là chạy quảng cáo: Ngoài ra mình vẫn thấy nhiều học marketing làm được các công việc khác nữa.. Và marketing cũng là một trong những xu hướng những người làm trái ngành tìm kiếm đến nhiều nhất. Vì ngoài chuyên môn marketing còn đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo rất cao. Khác với các ngành kĩ thuật khác marketing cần cái cốt lõi là kiến thức cần nhiều yếu tố quan trọng khác nữa. Ví dụ mình phân tích chiến lược kinh doanh của 1 doanh nghiệp vào năm 2016 nhưng cái bản phân tích đó không thể sử dụng cho năm 2019 hay 2021. 3. Học marketing ở trường đại học thì học gì? Sau 2 năm học Marketing ở đại học và 6 môn chuyên ngành vật vã thì mình cũng biết sơ sơ marketing là gì: B Học ở đại học các bạn sẽ được học rất nhiều môn liên quan đêns marketing thuộc các phạm trù khác nhau. Nhưng tất nhiên chẳng ai dạy bạn chay quảng cáo, fb ads, gg ads hay làm SEO. Nhưng ở digital marketing bạn sẽ được học những cái khiến bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành này và sau này đi làm có 1 tiền đề để phát triển dễ hơn (thật ra mình chẳng nhớ nổi digital marketing học về cái gì vì toàn thuật ngữ TA nên m cứ nói sơ sơ là thế ạ: B) Vì đại học là học chứ không phải học nghề nên chẳng ai cầm tay chỉ việc cho cả. Chúng ta chỉ học để sau này dễ dàng tiếp thu hơn mà không bị môi trường công sở quật thôi: // Tiếp theo là quan hệ công chúng, nghiên cứu marketing, quản trị marketing, quản trị thương hiệu, thẩm định giá, truyền thông marketing kết hợphành vi ngườ tiêu dùng, quảng cáo, marketing chiến lược, quản trị kênh phân phối, sản phẩm, tổ chức sựu kiện.. Nói chung là có tất cả đủ để sau này bạn muốn nhảy việc vẫn có thể trong khả năng yêu cầu của JD nhà tuyển dụng về những gì liên qua đên marketing. Vì thế nên mình thấy marketing có gì đó rât hợp với các bạn học khối D. Học marketing thì học thêm chút về thiết kế, kĩ năng mềm như thuyết trình, debate, có chứng chỉ tin học, tiếng anh, tư duy logic tốt. Có thể không năng động nhưng làm gì cũng phải chủ động, và năng động đúng lúc. Phù hơp với bạn nào thích khám phá và tìm hiểu vạn vật xung quanh. Thì cơ hội sau này cực kì lớn dù là làm ở agency hay client. Mình không biết bài viết này có quá vĩ mô để các bạn lớp 12 có thể hiểu không nữa, vì hồi lên đại học mãi mình vẫn không thể được câu trả lời của bố mẹ, cô chú bác, bạn bè "Học xong làm gì :(( " nhưng mình cũng cố gắng cụ hể hóa nó với thực tế rồi. Mình thấy ngành này khá là hay và cơ hội nghề nghiệp cũng rộng làm được nhiều thứ nữa. Mong rằng post này của mình sẽ có người đọc đến đây! Tks! Trên mạng có khá nhiều bài viết liên quan đến chuyên ngành marketing nhưng theo kiến thức kinh nghiệm và sự tìm hiểu của mình thì đây sẽ là 1 bài viết khá rõ ràng và mình mong là dễ hiểu. M hi vọng nó sẽ giúp ích gì đó cho các bạn khóa sau và mình cũng xin ghi nhận những đóng góp mang tính tích cực của các anh chị đi trước ạ. Hi vọng sẽ có nhiều bài viết hơn về nhưng thứ như thế này của các bạn sv về chuyên ngành của bạn. Ví dụ như mình học marketing nhưng m vẫn muốn biết học ngôn ngữ anh sau làm gì, học logistic là làm gì, học tài chính thì có phải sẽ làm trong ngân hàng không? Và nhiều chia sẻ của các bạn và anh chị về việc học, định hướng công việc trong tương lai. Cảm ơn mn đã đọc!
Cảm ơn bài chia sẻ của bạn về Marketing. Mình học ngành QTKD, nhưng mình thấy nó quá rộng. Và với kinh nghiệm của mình khá là ít ỏi về ngành học, thì mình muốn tìm hiểu thêm những ngành có quan hệ gần gũi với QTKD. Thì dạo gần đây, mình đang theo dõi 1 bạn Youtuber Đại học RMIT - 'MOE Đi Đâu' bạn có chia sẻ về Digital Marketing (marketing trên nền tảng kĩ thuật số), thì nội dung bài chia sẻ của bạn khá giống với bạn Mâu- đi- đâu.