Mạnh Thường Quân nghĩa là gì? Ngày nay, cụm từ Mạnh Thường Quân ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta. Người ta đã quen dùng cụm từ Mạnh Thường Quân để chỉ những nhà tài trợ có tâm làm từ thiện. Tuy nhiên, các bạn có biết từ Mạnh Thường Quân xuất phát từ đâu hay không? Mạnh Thường Quân là người giàu có và hay bố thí cho những người nghèo khổ hơn mình? Mạnh Thường Quân là ai? Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn con trai của tướng quốc Điền Anh, người nước Tề thời Chiến Quốc. Sau khi thân phụ qua đời ông cũng được phong làm tướng quốc ăn lộc ở đất Tiết. Vốn là người nghĩa hiệp, thích kết giao, Mạnh Thường Quân có lúc nuôi tới 3000 người trong nhà, phàm là những người tìm đến Mạnh Thường Quân xin tá túc đều được ông cung phụng đầy đủ ít nhất cũng có cơm ăn áo mực. Những người này thường được gọi với cái tên là "thực khách". Trong số thực khách theo Mạnh Thường Quân không ít người là người có tài, nhưng cũng có lắm kẻ chỉ vì miếng ăn mà đến sống tá túc ở nhà ông. Quay ngược lại lịch sử, lúc đó thiên hạ rối ren, loạn lạc, mỗi chư hầu nổi dậy cát cứ một nơi. Mạnh nhất có 7 nước: Tần, Sở, Tề, Ngụy, Triệu, Yên, Hàn gọi là thất hùng, liên tục xảy ra tranh chấp quân sự. Dù chiến loạn liên miên nhưng đây lại là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ của văn minh, học thuật, kỹ thuật, đồng thời Chiến quốc cũng là thời kỳ sản sinh ra rất nhiều bậc anh hùng văn, võ, thao lược. Người ta thường nhắc đến tứ đại công tử thời chiến quốc bao gồm Mạnh Thường Quân nước tề, Bình Nguyên Quân nước triệu, Tiến Lang Quân nước Ngụy và Xuân Thân Quân nước Sở. Trong số đó Mạnh Thường Quân chính là người hoạt động sớm nhất. Danh tiếng của Mạnh Thường Quân nhờ thế vang khắp thiên hạ, muôn khách đến với ông mỗi lúc một nhiều. Do đó, ở nước Tề, ông trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí còn vượt quá cả vua Tề. Các nước khác thấy Mạnh Thường Quân nuôi đến hàng nghìn nhân tài trong nhà nên cũng không dám manh động cử binh tiến đánh. Một hôm, có một người tên là Phùng Hoan đến xin được theo Mạnh Thường Quân. Thấy người này ăn mặc rách rưới, Mạnh Thường Quân mới hỏi: "Ông có tài năng gì đặc biệt?" Phùng Hoan thản nhiên trả lời: "Thưa, tôi chẳng có chút tài cán gì cả". Mạnh Thường Quân chỉ cười và cho ở lại nhưng vào hàng khách thấp nhất. Phùng Hoan từ khi vào nhà ông, suốt ngày cầm kiếm hát: "Kiếm ơi, về thôi, ăn cơm mà không có cá". Có người nói với Mạnh Thường Quân, ông bèn cho Phùng Hoan vào hàng khách được ăn cá. Phùng Hoan vẫn chưa hài lòng, hát rằng: "Kiếm à, về thôi, đi ra ngoài mà không có xe". Mạnh Thường Quân bèn cho Hoan vào hàng khách được ngồi xe. Phùng Hoan lại hát: "Kiếm ơi, về đi thôi, chẳng có gì gửi về nhà giúp đỡ!". Mạnh Thường Quân hỏi nhà Phùng Hoan có nhân thân không? Phùng Hoan nói có mẹ già. Mạnh Thường Quân nuôi hơn 3000 thực khách nên chi phí rất lớn. Bổng lộc không đủ chi dùng, phải dựa vào tiền thuê đất đai ở Tiết Địa. Có một năm tiền thuê đất không thu được Mạnh Thường Quân bèn cử Phùng Hoan đi đòi, trước khi đi, Phùng Hoan hỏi Mạnh Thường Quân: "Khi tôi trở về, ông có muốn tôi đem quà gì về không thưa chủ nhân?". Mạnh Thường Quân ngẫm nghĩ rồi nói: "Ông cứ xem ở đây thiếu thứ gì thì đem về". Phùng Hoan bèn đến Ấp Tiết mới biết năm đó bị thiên tai, mùa màng thất bát, nông dân thiếu thốn, đói khổ, ăn không đủ, lấy tiền đâu ra mà trả nợ. Ông bèn tập hợp mọi người lại, nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố xóa hết nợ rồi đốt hết mọi giấy tờ khế ước vay nợ. Mọi người cảm kích trước tấm lòng cao đẹp của Mạnh Thường Quân. Phùng Hoan trở về, nói lại đúng sự thật cho Mạnh Thường Quân nghe. Mạnh Thường Quân hỏi trước khi đi ông sẽ mang quà về, bây giờ để ở đâu? Ông đáp rằng: "Ông đã nói ở đây thiếu gì thì đem về. Nhưng tôi thấy ở đây chẳng thiếu gì cả, chỉ thiếu nhân nghĩa mà thôi. Tôi chỉ thay ông mua về hai chữ nhân nghĩa. Mạnh Thường Quân nghe vậy rất giận nhưng chẳng biết nói gì hất tay áo đi ra. Tần Chiêu Tương Vương, vua thứ 33 của nước Tề nghe tin nước Tề trọng dụng Mạnh Thường Quân thì rất lo ngại liền ngầm sai người sang nước Tề phao tin đồn nói Mạnh Thường Quân mua chuộc lòng người để nhằm đoạt ngôi vua. Tề Mãn Vương nghi ngờ và tin theo những lời đồn đại đó. Thấy Mạnh Thường Quân thân thế quá lớn uy hiếp địa vị của mình, năm sau Tề Mẫn Vương nói với Mạnh Thường Quân:" Quả nhân không thể lấy thần của tiên quân làm thần của mình "liền quyết định thu hồi tướng ấn của Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân bị cách chức, đành phải trở về đất phong vua của mình là đất Tiết. Mạnh Thường Quân lúc đó mới hiểu ý của Phùng Hoan. Lúc đó, hơn 3000 muôn khách phần nhiều bỏ đi. Chỉ còn Phùng Hoan và một số người đánh xe đưa ông về đất Tiết. Khi xe còn cách đất Tiết hàng trăm dặm đã thấy dân chúng đất Tiết già trẻ dắt díu nhau ra đón. Mạnh Thường Quân rất xúc động nói với Phùng Hoan:" Tình nghĩa trước kia ông mua cho tôi bây giờ mới thấy". Theo ý của Phùng Hoan cấp cho Hoan một cỗ xe 500 cân đồng đi sang nước Ngụy nói với vua Ngụy, Vua Tề bãi chức trọng thần Mạnh Thường Quân đuổi về đất Tiết. Nếu quý quốc thu nhận người này thì nhất định sẽ cường thịnh. Vua Ngụy xa xứ đến cầu Mạnh Thường Quân, triều thần thấy vậy vội nói với Tề Mẫn Vương không thể để mất Mạnh Thường Quân. Vua tề đành sai sứ đến tạ lỗi với Mạnh Thường Quân phục chức Tướng quốc. Thực khách trước kia bỏ ông đi lại kéo về, Phùng Hoan khuyên ông bỏ hiềm khích mà thu dụng lại. Mạnh Thường Quân có mấy ngàn khách ăn trong nhà chi dùng không đủ nên bất đắc dĩ phải đòi lỗ lãi để nuôi khách. Nay người có tiền đã lập văn tự hứa trả, còn người nghèo khổ không thể trả thì miễn cho. Mạnh Thường Quân làm ơn cho người dân ấp tiết như thế quả là hậu, dân chúng nghe xong đều sụp xuống lạy tạ hậu tôn Mạnh Thường Quân như cha mẹ. Sự đa mưu túc trí và sự nhân hậu của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục. Trong lịch sử Trung Quốc những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để dạy đời cách sống. Nhân nghĩa luôn là cái gốc của đạo xử thế làm người. Đó cũng là giá trị mà Nho gia gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua.