Bà bầu mang thai có nên uống trà hay không?

Thảo luận trong 'Làm Đẹp' bắt đầu bởi Zero, 1 Tháng bảy 2019.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    147
    Cảm giác thư giãn và lợi ích cho sức khoẻ khiến việc "thưởng trà" là một trong những nét văn hóa được ưa chuộng. Tuy nhiên với mẹ bầu, điều này cần được xem lại.

    Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc. Một ly trà hoa cúc có thể khiến tâm trạng thêm thư thái. Tuy nhiên với mẹ mang thai thì điều này nên được hạn chế.

    Dưới đây mình sẽ liệt kê lợi ích và nguy hiểm cần tránh của hành động uống trà thảo mộc khi mang thai.

    [​IMG]

    Có an toàn không khi uống trà lúc mang trai?

    Trên thị trường trà, thông thường có hai loại trà chính: Trà thảo mộc và trà không làm từ thảo mộc.

    Trà không làm từ thảo mộc có chứa caffeine và thường được sản xuất từ phần lá của cây trà. Kể cả loại trà không làm từ thảo mộc đã tách caffein (decaffeinated) vẫn sẽ chứa một lượng lớn caffeine không an toàn.

    Thường thì phụ nữ có thai và đang cho con bú nên từ bỏ thói quen uống trà hoặc hạn chế tối đa lượng caffein mà họ tiêu thụ mỗi ngày. Bởi thai nhi trong bụng có khả năng hấp thụ caffein vào trong cơ thể giống như người lớn.

    Không những thế, mẹ nên tránh tất cả các loại sản phẩm có chứa caffein. Có một số loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, như sô cô la, cà phê và soda.

    Nếu mẹ tiêu thụ nhiều nguồn cung cấp caffein trong ngày khi đang mang thai, lượng caffein trong cơ thể bạn và em bé trong bụng sẽ tăng cao. Vì vậy nên hạn chế tất cả các nguồn thực phẩm và đồ uống chứa caffein.

    Chú ý những loại trà không làm từ thảo mộc và có chứa lượng hàm lượng lớn caffein:

    Trà đen

    Trà xanh

    Trà ô long

    Hãy tránh tối đa những loại thức uống này khi mang bầu để sức khoẻ của mẹ và thai nhi được bảo đảm toàn diện mẹ nhé.

    Trà thảo mộc là gì?

    Đây là loại trà được làm từ nhiều phần khác nhau của cây như là các loại rễ cây, các loại quả mọng hoặc các loại hạt. Trà thảo mộc không chứa caffein.

    Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không phải tất cả các loại trà thảo mộc đều an toàn cho phụ nữ có thai.

    Lợi ích của việc uống trà hoa cúc:

    [​IMG]

    Từ thời Ai Cập cổ đại, trà hoa cúc là loại thức uống được sử dụng phổ biến. Loại trà hoa cúc thịnh hành nhất ngày nay là trà hoa cúc từ Đức.

    Trà hoa cúc có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Chúng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, ngoài ra còn chứa các thành phần ngăn ngừa viêm, dị ứng và giúp người sử dụng ngủ ngon. Trà còn có tác dụng giảm căng thẳng, ngăn cảm lạnh.

    Tuy nhiên, chưa có đủ nghiên cứu khoa học khẳng định tính an toàn của trà hoa cúc với mẹ bầu.

    Lưu ý nguy cơ khi sử dụng trà hoa cúc trong thời gian mang thai:

    Trà hoa cúc có kích thích chuyển dạ không?

    Chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa cho thấy trà hoa cúc kích thích chuyển dạ.

    Tuy nhiên, bác sỹ sẽ khuyên bạn không nên sử dụng các loại trà thảo mộc khác vì có thể gây chuyển dạ, sinh non bao gồm: Trà làm từ thảo dược black cohosh và blue cohosh.

    Trà thảo mộc dành cho phục nữ mang thai - có hay không?

    Trà làm từ lá cây mâm xôi đỏ và trà từ cây tầm ma (nettle tea), chính là một số loại trà thảo mộc được coi là an toàn hơn đối với mẹ bầu.

    Tuyệt đối tránh xa các loại trà giảm cân, trà ăn kiêng hoặc các loại trà có tác dụng nhuận tràng trong thời gian thai kỳ.

    [​IMG]

    Không nên dùng các loại thực phẩm bổ sung nào chiết xuất từ trà, bởi thực phẩm bổ sung từ trà có nguy cơ gây tương tác mạnh với các loại thuốc khác.

    Bất kể trà được dán mác "dành cho phụ nữ mang thai", cũng chưa có đủ nghiên cứu khẳng định rằng loại trà đó sẽ tuyệt đối an toàn cho thai nhi. Vì thế, tốt nhất nên tham khảo sự lựa chọn của bác sĩ trước khi dùng.

    Bà bầu uống trà sữa được không?


    Theo các chuyên gia của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng việc tiêu thụ một lượng caffeine ở mức vừa phải sẽ không xảy ra nguy cơ làm sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai. Lượng caffeine mẹ có thể tiêu thụ trong một ngày không vượt quá 200mg thì vẫn ở trong ngưỡng an toàn. Vậy nên các bà bầu hoàn toàn có thể uống trà sữa.

    [​IMG]

    Một cốc trà sữa trung bình khoảng 300ml có chứa trung bình từ 60 đến 80 mg caffeine. Nếu mẹ bầu không uống quá nhiều trà sữa và không uống kèm thêm các loại đồ uống có chứa caffeine khác, thì việc uống trà sữa thực tế không gây hại tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

    Tuy nhiên trà sữa luôn được dùng kèm với các loại topping như trân châu, thạch, kem cheese cùng với các hương liệu như matcha, chocolate.. được pha chế cùng với rất nhiều đường, sữa để tại vị ngọt, thơm. Do đó, thức uống này cung cấp rất nhiều calo mà không lại lại giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại trà không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ gây hại cho người dùng kể cả với người bình thường cũng tác động xấu tới sức khỏe chứ chưa cần nói tới các bà bầu.

    [​IMG]

    Trà sữa cung cấp rất nhiều calo nhưng không mang lại giá trị dinh dưỡng

    Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ cho biết, việc mẹ ăn quá nhiều đường trong thai kỳ còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là trí nhớ và khả năng nhận thức của bé.

    Tóm lại, với những tác động của trà sữa cho cơ thể thì các bà bầu có thể uống trà sữa nhưng nên thận trọng và hạn chế hết sức để có một sức khỏe tốt nhất trong thời kỳ mang thai của mình.

    Bà bầu uống trà đá được không?


    Trà đá là một trong những đồ uống tốt cho sức khỏe mà bà bầu có thể uống. Các loại trà nói chung được biết là tốt hơn cà phê vì trà chứa ít caffeine hơn nên bà bầu có thể vui vẻ thưởng thức. Nhưng bà bầu uống trà đá đóng gói hoặc đóng chai không được khuyến khích trong thai kỳ vì nó chứa lượng đường cao. Mặt khác, nếu bà bầu tự tay pha trà đá với ít đường và thêm mật ong vào sẽ càng bổ dưỡng cho mẹ và bé.

    Bà bầu có thể uống trà đá trong thai kỳ tận dụng những lợi ích của nó. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên uống khoảng ba đến bốn tách mỗi ngày để đảm bảo có sức khỏe tốt.

    [​IMG]

    Bà bầu uống trà sen vàng có tốt không?


    Phụ nữ mang thai hoàn có thể sử dụng được tâm sen làm trà uống hàng ngày. Bà bầu có thể uống trà tâm sen vì nó có rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ và bé, không những thế nó còn giúp mẹ bầu an thần, ngủ ngon. Góp phần không nhỏ trong việc lưu thông máu, tăng cường nhịp tim, chống phù nề khi mang thai. Tuy nhiên, liều dùng khuyến cáo là 1-3g tâm sen khô mỗi ngày. Không nên quá lạm dụng dễ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu.

    [​IMG]

    Bà bầu có được uống trà hoa quả?


    Nhiều người lo lắng rằng lượng caffeine, các chất kích thích trong trà có thể ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên không phải loại trà nào cũng ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Các loại trà được làm từ trái cây khô và một số loại gia vị (lượng vừa phải) được coi là khá an toàn với bà bầu. Phụ nữ mang thai nên uống trà từ các loại quả mọng, táo và cam, quýt.. để tăng cường sức khỏe.

    [​IMG]

    Mẹ bầu uống trà đường được không?


    Câu trả lời là có. Như đã biết thì trà có tác dụng tốt cho sức khỏe, những lá chè xanh chứa nhiều vitamin, hơn hết là vitamin C chiếm một lượng dồi dào. Theo đó, việc bà bầu uống trà đường mang lại nhiều lợi ích: Thanh nhiệt, mát gan, Tốt cho răng miệng, Lợi tiểu, Nâng cao miễn dịch.. Ngoài ra, việc uống trà đường còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể như: Giúp tỉnh táo hơn, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp, tốt cho hệ thần kinh..

    Mặc dù trà đường là thức uống không kiêng kỵ với bà bầu, ngược lại còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống trà đường bà bầu cần chú ý là hạn chế cho quá nhiều đường lúc uống trà vì có thể gây tiểu đường thai kỳ. Việc dư thừa đường là tác nhân của một số bệnh nóng trong cùng với dẫn tới mụn nhọt. Hạn chế ăn đường, sử dụng những thức uống từ đường cũng là giải pháp giúp bà bầu có một thai kỳ an toàn. Đồng thời, không nên dùng để súc miệng vì có thể gây sâu răng do tồn dư đường trên bề mặt răng.

    Đặc biệt là cần chú ý sử dụng trà đường với số lượng hợp lý. Vì theo các nghiên cứu, trong lá trà có 2-5% thành phần caffeine, nếu thường xuyên uống trà, cơ thể sẽ đạt tới một độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố kích thích động thai, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến thai nhi sinh ra có thể bị nhẹ cân. Hơn nữa, việc thường xuyên uống trà đường cũng khiến cho tim đập nhanh hơn, đi tiểu nhiều hơn, tuần hoàn máu nhanh hơn. Điều này khiến tim và thận vốn đã yếu hơn bình thường của thai phụ phải chịu gánh nặng hơn.

    Mặt khác, trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, nhất là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt. Vì vậy, nếu uống nhiều trà đường sẽ gây ra nguy cơ thiếu máu cho người mẹ, ngay cả thai nhi cũng sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh.

    Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần chú ý là không uống trà đường vào buổi tối, vì điều này sẽ khiến cho bà bầu mất ngủ do tính lợi tiểu của trà đường nên thường xuyên phải thức giấc để đi tiểu vào ban đêm. Lời khuyên dành cho các chị em có bầu là không nên uống trà đường vào buổi tối, thay vào đó là nên uống vào buổi sáng và chỉ nên uống một ly nhỏ. Không sử dụng trà đường không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh.

    [​IMG]

    Lưu ý cho mẹ bầu:

    Mẹ bầu cần lưu ý, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học chính xác nào về việc uống trà thảo mộc, vì thế vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc phụ nữ mang thai uống trà hoa cúc có tốt không?
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...