Mạch Cảm Xúc & Tình Huống Truyện Các Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 9

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chi Hoàng, 27 Tháng mười một 2021.

  1. Chi Hoàng

    Bài viết:
    2
    Mạch cảm xúc

    1. Đồng chí

    - Cảm xúc của bài thơ bắt nguồn từ niềm xúc động được gợi ra từ những cơ sở hình thành tình đồng chí, cảm xúc được đẩy lên cao, được dồn tụ lại trong lời khẳng định kết tinh tình cảm giữa những người lính.

    - Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí.

    - Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng về tình đồng chí.

    2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    - Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc của tác giả về những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

    - Mở đầu bài thơ là cảm xúc về chiếc xe không kính bị tàn phá bởi bom đạn, cảm xúc được phát triển trước hình ảnh người lính lái xe luôn trẻ trung, lạc quan, giàu tình cảm đồng đội và giàu ý chí giải phóng miền Nam.

    - Cảm xúc khép lại trong hình ảnh chiếc xe không kính lần nữa xuất hiện, nhưng dù xe bị biến dạng bao nhiêu thì trong chiếc xe vẫn còn một trái tim kiên cường tiến về miền Nam

    3. Bếp lửa

    - Cảm xúc của bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toàn, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu. Từ những kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm mong nhớ về với bà.

    - Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.

    4. Ánh trăng

    - Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng được bộc lộ theo mạch tự sự. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.

    5. Mùa xuân nho nhỏ

    - Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng.

    - Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: Nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao "một mùa xuân nho nhỏ".

    - Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

    - -> Bài thơ phát triển theo lối "tức cảnh sinh tình" đặc trưng nổi bật của thơ ca.

    6. Viếng lăng Bác

    - Mạch cảm xúc đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và trở ra về.

    - Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước.

    - Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gọi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Mặt trời, vầng trăng, trời xanh.

    - Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

    7. Sang thu

    - Sang thu chính là bức thông điệp của khoảnh khắc giao mùa. Từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

    8. Nói với con

    - Mạch cảm xúc vận động theo trình tự không gian, thời gian vào lăng viếng Bác. Đầu tiên, trước khi vào lăng bác, tác giả tập trung gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đến, cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng, khi sắp phải trở về miền Nam, tác giả bộc lộ niềm mong ước được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

    9. Con cò

    - Mạch cảm xúc trữ tình: Được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi đến hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho sự nâng niu, chăm chút của mẹ dành cho con suốt cuộc đời, và cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò.

    -----Tình huống truyện-----

    1. Làng


    - Ông Hai là một người nông dân yêu nước, có tinh thần cách mạng bỗng nhiên nghe tin làng Chợ Dầu - cái làng mà ông hết mực yêu thương theo giặc Tây.

    - Ý nghĩa: Kim Lân đã đặt ông Hai - nhân vật chính của tác phẩm vốn có lòng yêu mến và tự hào về cái làng lại nghe tin làng phản bội. Từ đó nhân vật rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn giữa một bên là lòng yêu làng với một bên là tình yêu nước, tinh thần cách mạng. Để dẫn đến lựa chọn cuối cùng: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù" - ông Hai đã đặt tình yêu nước (tình cảm chung) lên lòng yêu nước (tình cảm cá nhân).

    2. Những ngôi sao xa xôi

    - Ba cô gái thanh niên xung phong - mỗi người một xuất thân, tính cách khác nhau nhưng lại thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc tuy vất vả nhưng họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

    - Ý nghĩa: Qua việc xây dựng tình huống trên, Lê Minh Khuê muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    3. Lặng lẽ Sapa

    - Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh núi Yên Sơn, với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

    - Ý nghĩa: Tình huống đã góp phần khắc họa bức chân dung của anh thanh niên với phẩm chất, suy nghĩ tốt đẹp được hiện lên tự nhiên qua sự quan sát của các nhân vật trong truyện. Đồng thời qua đó làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của truyện: "Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước".

    4. Chiếc lược ngà

    - Truyện có 2 tình huống:

    + Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau nhiều năm xa cách, nhưng bé Thu lại không nhận ra cha, đến khi em nhận cha thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến khu

    + Ở chiến khu, ông sáu dành hết tình yêu, nỗi nhớ để làm chiếc lược cho bé Thu nhưng chưa kịp trao cho con thì đã hy sinh.

    - Ý nghĩa: Đây là tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến trong cuộc chiến tranh. Đặt nhân vật vào tình huống éo le, nhà văn muốn bộc lộ tình cảm sâu sắc thắm thiết giữa bé Thu và ông Sáu giữa cuộc chiến tranh khốc liệt.
     
    chiqudollAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...