Lý thuyết Viên đạn thần kì trong truyền thông

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Quỳnnh, 21 Tháng một 2021.

  1. Quỳnnh

    Bài viết:
    7
    1. Lý thuyết "viên đạn thần kỳ" hay còn gọi là lý thuyết "mũi tiêm dưới da".

    Lý thuyết được bắt đầu từ thập niên 1920 đến thập niên 1940, là mô hình truyền thông đại chúng có sức mạnh vạn năng, tuyệt đối (powerful effects era). Mô hình truyền thông một chiều thẳng đứng . Thông điệp được truyền thẳng đến công chúng như viên đạn ma thuật (trường phái Marxist Frankfurt).

    1.1. Công cụ tẩy não dư luận

    Thuyết "Mũi kim tiêm" (hypodermic needle model) hay thuyết "Viên đạn ma thuật" (magic bullet) cho rằng người xem thì thụ động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại. Như vậy, thông điệp đã được bắn thẳng vào người xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người.

    Mặc dù có nhiều tranh luận về học thuyết này, nhưng mô hình "mũi kim tiêm" vẫn chứa đựng các sự thật trong nó.

    Harold Lasswell (1927) là nhà lý luận nổi bậc nhất về mô hình này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh vô cùng lớn. Chúng gây ảnh hưởng và thống trị dư luận xã hội. Bằng chứng là trong suốt chiến tranh thế giới II, các hoạt động truyền thông (mang tính chính trị) luôn được sử dụng để tẩy não đám đông ".

    Thời kỳ chiến tranh, BC-TT là công cụ đắc lực của các đảng phái cầm quyền. Họ sử dụng công cụ này để huy động mọi nguồn lực xã hội (sức người, sức của, đồng minh) tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (hoặc phe phái).

    Trong Thế chiến thứ hai, nhà chính trị độc tài Adolf Hitler và trường phái Marxist Frankfurt đã sử dụng phương tiện truyền thông làm công cụ tuyên truyền cho chính đảng của mình. Thời kỳ này, các phương tiện truyền thông đại chúng được coi như" Viên đạn ma thuật "hay" Mũi kim tiêm "(Magic bullet) để" tiêm, trích "tin tức vào đầu công chúng. Công chúng hoàn toàn thụ động, nghe theo, tin theo và làm theo các hình thức tuyên truyền của nhà độc tài Hitler.

    Thời kỳ này, truyền thông đại chúng đã tạo ra các đối tượng công chúng" ngoan ngoãn "(như con chiên) hết lòng ủng hộ và phục vụ chính quyền Hitler. Ngược lại, người nào phản kháng sẽ bị bỏ tù, hoặc bị sát hại.. Thời kỳ này báo WZ cũng bị chính quyền Hitler đình bản vì đưa tin trái chiều/phản kháng chính quyền của ông ta. Sau này, một số nhà nghiên cứu truyền thông châu Âu như Thomas A. Bauer, Grimm Jürgen.. đều đồng tình rằng:" Quyền lực phải được đặt vào tay công chúng, thay vì đặt vào tay các chính trị gia và BC-TT như trước đây ".

    Ngày nay, có một ví dụ điển hình cho sự dẫn dắt đám đông theo kiểu này đó là việc chính quyền Trung Quốc tiêm nhiễm vào đầu của người dân họ những quan điểm lệch lạc, độc tài. Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra đường chín đoạn (lưỡi bò) vào sách vở để tẩy não thế hệ trẻ, xóa sổ kí ức của người dân về thảm sát ở Thiên An Môn, tẩy não dân Tân Cương trong trại cải tạo.

    Các tài liệu rò rỉ cho thấy chi tiết về việc tẩy não có hệ thống của Trung Quốc với hàng trăm ngàn người Hồi giáo trong mạng lưới các nhà tù an ninh cao đội lốt là trung tâm giáo dục và đào tạo tự nguyện. Người phát ngôn bộ ngoại giao Anh cho biết:" Anh có những lo ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền ở Tân Cương và cuộc đàn áp leo thang của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là việc giam giữ bất tư pháp ngoài một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ".

    Về đối nội, lãnh đạo nước này, chặn tất cả các mạng xã hội nổi tiếng của phương Tây (Facebook, Twitter, YouTube) và dùng kỹ thuật để kiểm soát các thông tin trên mạng internet nhằm độc quyền thông tin trên" mặt trận tư tưởng ". Trong trường hợp này, những người dân Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc tẩy não, tuyên truyền theo ý muốn của nhà cầm quyền. Và sử dụng chủ nghĩa dân tộc như là một thứ vũ khí để điều khiển chính đám đông dân chúng (hơn một tỷ người) Trung Quốc.

    1.2. Có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch và là công cụ tuyên truyền đắc lực của nhà nước

    Một số nhà nghiên cứu như Harold Lasswell đã cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông như báo, đài và sau này là truyền hình nói riêng trong quá trình xảy ra các xung đột xã hội trong nước và quốc tế. Từ các nghiên cứu này đã xuất hiện những lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội như lý thuyết" viên đạn thần kỳ "(magic bullet) hay mô hình" mũi tiêm dưới da "(hypodermic needle).

    Tên gọi của lý thuyết này cho thấy truyền thông có tác dụng của việc tạo ra hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch, đồng thời lại như" viên đạn thần kỳ "không gây sát thương mà vẫn làm cho đối thủ phải khuất phục, tâm phục, khẩu phục.

    Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò quyết định của truyền thông đối với nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, từ đó cho rằng có thể sử dụng truyền thông để làm cho khán thính giả miễn dịch với các chiến dịch tuyên truyền của đối phương.

    Theo lý thuyết này, việc cấm đoán những thông tin sai trái là chưa đủ. Lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo truyền thông cung cấp được các thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo người dân miễn dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái.

    Một nguyên lý truyền thông để hình thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là" thiện thắng ác "," chính nghĩa thắng phi nghĩa ", cụ thể là cung cấp thông tin tốt, xác thực lấn át thông tin xấu, sai trái. Tuy nhiên, cần hết sức tránh truyền thông kiểu máy móc, một chiều" dẫn đến sự quá tải, buồn tẻ, nhàm chán, phản tác dụng, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

    Ngày nay truyền thông tương tác công chúng đã là phổ biến nhưng thuyết Viên đạn ma thuật vẫn không mất đi giá trị. Điển hình là phục vụ nhu cầu chiến lược và nhu cầu chính trị của truyền thông chính trị nước ta đó là Ban Tuyên giáo.

    Trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, Đảng ta đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, thể hiện rõ phương châm "Chống dịch như chống giặc", "Coi sức khoẻ và tính mạng con người là trên hết", "Mỗi người dân là một chiến sĩ", cả hệ thống chính trị vào cuộc với trách nhiệm cao nhất, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch. Theo đó, công tác truyền thông đã thể hiện rõ tinh thần công khai, minh bạch, góp phần quan trọng vào kết quả phòng, chống đại dịch Covid-19.

    Một điển hình Về công tác tuyên tuyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng đã tập trung hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan báo, đài của thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ; các Kỳ họp Quốc hội khóa XIV; các Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI, nhiệm kỳ 2015-2020; các Kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX; chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri"; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cho cán bộ, đảng viên, hội, đoàn viên, nhân dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời, theo từng thời điểm, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ động thông tin, hướng dẫn, định hướng tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo và thông tin đối ngoại, về phát triển kinh tế - xã hội, về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các sự kiện thể thao, du lịch lớn, về công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19 mà thành phố Đà Nẵng là tâm dịch. Năm 2015, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ trì Đề án Nâng cao năng lực công tác tuyên truyền vận động toàn dân trong việc xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở Đề án này, ngành tuyên giáo thành phố tiếp tục xác định công tác tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng thời kỳ mới.

    ÆNhư vậy, lý thuyết viên đạn thần kì là một con dao hai lưỡi, tiêu diệt tin giả, định hướng dư luận hay tẩy não, dắt mũi dư luận là do ý đồ cũng như đạo đức của người làm truyền thông.

    2. Lý thuyết viên đạn ma thuật điển hình cho lối quan niệm công chúng là thụ động

    2.1. G. Lasswell: "Công chúng là đám đông thụ động, không thể chống lại sức mạnh của tuyên truyền"

    Walter Lippmann cho rằng công chúng không có khả năng thâu tóm tất cả những đa dạng của cuộc sống vào bản thân mình. Thông tin là những viên đạn tư tưởng, cảm xúc, suy nghĩ bắn đến những mục tiêu thụ động là công chúng.

    Lý thuyết này cho rằng người xem thì thụ động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại. Như vậy, thông điệp đã được bắn thẳng vào người xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người.

    Điều này giải thích vì sao trong cả xã hội phương Tây lẫn phương Đông, công chúng thường được coi là có thể bị "định hướng", "dẫn dắt" để "theo lề" trái –hay phải, điều mà giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng đó chỉ là việc của "loài cừu" (BBC, 2010).

    Bản chất của đám đông/ đại chúng

    "Truyền thông đại chúng" (mass communication, mass media) thường được mặc định hiểu rằng hướng đến "công chúng đại chúng" (mass audience). Trước hết cần phân tích về mặt từ nguyên, để hiểu về đại chúng (mass) và đặc tính của nó, nhằm góp phần giải thích quan niệm và cách mà của các nhà truyền thông/ tuyên truyền hướng tới các đám đông. Trong tiếng Anh, khái niệm "mass" được hiểu không những chỉ hàm ý đơn thuần của độ lớn về mặt số lượng, mà hơn thế nó còn chỉ thuộc tính độ lớn của một khối gồm những cá nhân bị cô lập, vô danh và vô tổ chức. Khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa rộng, một cách tiêu cực, nhằm chỉ về đặc tính thiếu thông minh, thiếu học, thị hiếu nghèo nàn, thiếu óc suy xét và thô lỗ. Trong phần về "Nguồn gốc của công chúng", Ien Ang (1995) cho rằng, chính vì những đặc tính về mặt phẩm chất như trên khiến cho đám đông/đại chúng trở nên dễ bị chi phối ảnh hưởng và lôi kéo, thao túng bởi các thế lực khác.

    Trong thực tế, từ cuối thứ kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong trào lưu công nghiệp hóa và đô thị hóa, khái niệm về "đại chúng" /đám đông được các nhà lý thuyết châu Âu và Mỹ đặt vấn đề với các góc nhìn quán chiếu về những nhóm người và hành vi của họ. Chính vì thế đây cũng là thời điểm xuất hiện các cụm khái niệm văn hóa đại chúng, xã hội đại chúng, hay công chúng đại chúng. Ở thời điểm này, các thay đổi xã hội và dịch chuyển dân số từ làng mạc/ nông thôn ra thành thị/công nghiệp đã mang lại sự phân rã xã hội và phá vỡ kết cấu truyền thống của các mối quan hệ xã hội. Emile Durkheim (1858-1917), một trong những cha đẻ của ngành xã hội học người Pháp đã đưa ra khái niệm "anomie" để giải thích về một hiện tượng thường thấy ở các xã hội đang chuyển đổi: Các cá nhân đối diện và bị áp lực với việc thiếu vắng các chuẩn mực và giá trị xã hội. Anomie xuất hiện như là một điều kiện thịnh hành trong các xã hội trải qua chuyển đổi. Trong đó, cá nhân bị cô lập hóa và vô tổ chức, do đó những cá nhân này mẫn cảm với các tác động tiêu cực và sự chi phối

    Với những tính chất thấp kém vốn có, "đại chúng" (số/đám đông) cần được bảo vệ trước nguy cơ họ làm tổn thương chính họ bởi các đặc tính của mình như đã kể trên. Theo thời gian, xuất hiện tình huống: Một mặt, sự phát triển của xã hội tư bản công nghiệp đã làm gia tăng số lượng những đám đông dễ bị tổn thương, do vậy đám đông thụ động đứng trước nhu cầu cần được bảo vệ. Mặt khác, dù rằng thấp kém về mặt phẩm chất, nhưng theo thời gian, đám đông tham phần vào sự chuyển đổi xã hội, sự thay đổi về mặt cấu trúc xã hội. Trong thực tế đám đông thực sự là những ai? Họ có thể là những công nhân, tầng lớp người tiêu dùng, thậm chí họ còn là những cử tri đầy quyền lực (khi nắm lá phiếu chi phối). Tuy nhiên, bởi vì các đặc tính "tiêu cực" dễ bị chi phối và dẫn dắt như đã chỉ ra ở trên, một khi những đám đông này bị thâu tóm, rất có thể sẽ tạo ra những ảnh hưởng không mấy tốt đẹp. Những bậc thầy về "lèo lái dư luận" có thể dẫn dắt những đám đông này đi đâu theo ý họ muốn.

    Một ví dụ điển hình cho sự dẫn dắt đám đông theo kiểu này đó là việc chính quyền Trung Quốc tiêm nhiễm vào đầu của người dân họ về quan điểm lệch lạc bằng cách đưa ra đường chín đoạn (lưỡi bò) khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Trong trường hợp này, những người dân Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc tẩy nảo, tuyên truyền theo ý muốn của nhà cầm quyền. Và sử dụng chủ nghĩa dân tộc như là một thứ vũ khí để điều khiển chính đám đông dân chúng (hơn một tỷ người) Trung Quốc

    Thực tế, nhìn ra bức tranh toàn cảnh của xã hội, hành vi và quan điểm của đám đông được định khuôn và quản lý thông qua giáo dục và tuyên truyền. Ngay ở Anh, năm 1922, chính phủ Anh quyết định thành lập đài BBC với các chức năng được xác định "giáo dục (educating), thông tin (informing), và làm vui (entertaining) công chúng". Ngay các chức năng/ mục tiêu này phản ánh quan niệm của những nhà cầm quyền Anh lúc bấy giờ là công chúng như là đối tượng thụ động, có khả năng bị chí phối và cần phải bị chi phối. Điều này cũng đặc trưng cho quan niệm chung của quan hệ công chúng và truyền thông đầu thế kỷ hai mươi về đối tượng của nó. Chính vì thế, Tổng Giám đốc đầu tiên của hãng truyền thông này, ông John Reith tuyên bố rằng: "Thi thoảng chúng tôi được chỉ dẫn rằng chúng tôi cần sắp đặt để đưa đến cho công chúng những thứ chúng tôi nghĩ họ cần, và không phải cái mà họ muốn. Tuy nhiên rất ít người biết họ cần và muốn cái gì".

    Một thời gian dài, các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản quan niệm công chúng thụ động. Điều này xuất phát từ nguyên lý cốt lỗi của học thuyết chính trị của hệ thống này. Vladimir Lenin, lãnh đạo của cách mạng vô sản Nga, cho rằng xã hội cộng sản là để tạo ra một quốc gia (thậm chí là một thế giới) mà trong đó mọi người có thể chia sẻ mọi thứ cùng nhau. Trong xã hội lý tưởng này, không có tầng lớp giàu, cũng chẳng có tầng lớp nghèo. Mỗi cá nhân có thể hưởng theo nhu cầu, không quan trọng anh ta làm nghề gì (Ngoc-Son, 2016). Lenin tin chắc rằng truyền thông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân dân về giá trị của ý hệ. Hệ thống truyền thông trong mô hình xã hội này cần phải được xem như là một phần của hệ thống giáo dục. Với mục tiêu đó, mục tiêu của truyền thông đại chúng là truyền tải những niềm tin của ý hệ vào tất cả các sản phẩm cung cấp cho công chúng (Turow, 2011).

    2.2. Đám đông/công chúng thụ động được định hướng, dẫn dắt như thế nào?

    Công chúng thụ động là những công chúng phản hồi thông tin một cách thụ động và chấp nhận các nội dung truyền thông/ tuyên truyền được phát ra, thay vì tiếp nhận thông tin một cách trí tuệ và cảm xúc. Thụ động ở đây được hiểu rằng, ảnh hưởng trội và chi phối của truyền thông lên đối tượng đích (công chúng) rất lớn. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, các phương tiện truyền thông có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này đặt con người đứng trước hai lựa chọn, lo sợ trước sự ảnh hưởng theo hướng tiêu cực của truyền thông đối với công chúng nói riêng và xã hội nói chung, đồng thời ngày càng xuất hiện nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông hướng tới công chúng, phục vụ cho mục đích PR, quảng cáo hoặc/và tuyên truyền.

    Quan niệm về công chúng thụ động từng thịnh hành ở các nước phương Tây, Liên Xô –Đông Âu và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đến nay, nó chỉ rơi rớt ở các nước phương Tây, nhưng lại được ưa chuộng ở các nước độc tài và toàn trị. Lấy Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Lãnh đạo nước này, về đối nội, chặn tất cả các mạng xã hội nổi tiếng của phương Tây (Facebook, Twitter, YouTube) và dùng kỹ thuật để kiểm soát các thông tin trên mạng internet nhằm độc quyền thông tin trên "mặt trận tư tưởng". Về đối ngoại, tư duy xem đối tượng truyền thông (dù là người dân các nước tư bản) là thụ động vẫn còn sót lại trong tư duy của lãnh đạo nước này, điển hình cho lối nghĩ này là việc thuê đặt quảng cáo trên quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ) trưng chiếu những thông điệp nhằm bao biện yêu sách chủ quyền của họ. Nước này thuê màn hình khổng lồ này phát sóng 120 lần mỗi ngày từ 23/7/2016 tới ngày 3/8/2016, không lâu sau khi tòa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc theo hướng khẳng định: Trung Quốc không có chủ quyền tại biển Đông kể cả trên phương diện lịch sử lẫn pháp lý. Nội dung video là các lập luận trá hình, tỏ vẻ khách quan, nhằm thuyết phục người xem tin rằng chủ quyền của biển Đông là của Trung Quốc. Video này ước tính tiếp cận khoảng 500.000 người qua lại mỗi ngày.

    Bị ảnh hưởng từ các thuyết về tâm lý học hành vi, cho rằng với cùng một kích thích sẽ tạo ra các tác động giống nhau đối với các đám đông/ công chúng. Nội dung và giả định chính của thuyết này cho rằng, truyền thông đại chúng có tác động trực tiếp, mạnh mẽ và ngay lập tức đến với công chúng đích. Thông điệp được thiết kế theo ý muốn và tiêm vào (injected into) hoặc bắn (shot at) vào công chúng và tạo ra những phản ứng giống nhau, đúng như kỳ vọng của người thực hiện. Những công chúng này mặc nhiên chấp nhận những nội dung mà phương tiện truyền thông mang đến không mảy may nghi ngờ.

    Thuyết này ra đời trong bối cảnh, truyền thông đại chúng toàn cầu trong thời gian những năm từ những năm 1940 đến những năm 1950 có tác động mạnh mẽ đối với việc thay đổi hành vi của công chúng. Mặt khác, nhiều yếu tố chi phối tới tác động mạnh mẽ tới thuyết này, điển hình là sự tăng nhanh chóng và phổ biến các phương tiện truyền như tivi và máy phát thanh. Sự nổi lên của ngành công nghiệp thuyết phục (persuasion industry) chẳng hạn như tuyên truyền và quảng cáo. Sự thống lĩnh tuyệt đối của Hitler đối với truyền thông đại chúng trong suốt WWII nhằm giúp đảng phát-xít định hướng, chi phối, tìm sự đồng nhất về quan điểm đối với dư luận Đức bấy giờ. Dù thuyết này bị chỉ trích, nghi ngờ của nhiều học giả, ít nhất về mặt đạo đức, tuy nhiên ở mức độ nào đó, khó phủ nhận ảnh hưởng thực sự của truyền thông đối với công chúng và giành các lợi ích từ một số nhóm công chúng thụ động nào đó. Nhận thức được lợi ích này, chính phủ, doanh nghiệp, các nhóm tinh hoa luôn tận dụng truyền thông để gây ảnh hưởng.

    Học thuyết Mũi tiêm dưới da cho rằng hiệu ứng truyền thông diễn ra như phản ứng cơ học tự động, đồng thời tác động đến nhiều tương lai khác nhau. Lần lại lịch sử, xét về mặt từ nguyên, ở thế kỉ 19, thuật ngữ communication vừa được hiểu là truyền tải thông điệp, vừa mang nghĩa vận tải hành khách, hàng hóa (bằng đường bộ, đường sắt hay đường biển). Chính vì thế, quá trình vận tải các phương tiện ghi chép, lưu trữ thông điệp truyền thông, như thư từ, sách, thường bị nhầm lẫn với truyền thông điệp và ý nghĩa ẩn bên trong đó. Theo quan điểm của mô hình tuyến tính, thông điệp cũng như ý nghĩa thông điệp được truyền tải nguyên vẹn từ người gửi (chủ thể) đến người nhận tin giống như khi vận chuyển các vật thể hữu hình.

    Trong khi người gửi có quyền quyết định đến nội dung và ý nghĩa của thông điệp truyền đi, người nhận chỉ có thể hầu như chấp nhận một cách thụ động những gì người gửi thể hiện. Nếu tồn tại sự không ăn khớp giữa cách người gửi mã hóa và cách giải mã của người nhận, thông tin đến với người nhận không còn trung thực với thông điệp gửi đi, tình trạng "nhiễu" xảy ra. Khái niệm "nhiễu" ở đây được Weaver điều chỉnh từ phiên bản gốc Shannon đã từng sử dụng để miêu tả hiện tượng mất tín hiệu trong ngành viễn thông. Khi thông tin rơi vào hiện tượng "nhiễu", công chúng bị hạn chế trong việc đưa ra các phản hổi. Phản hồi vốn là một khái niệm thuộc về ngành điều khiển học, được nhắc tới trong các kiểm tra thành công/thất bại của hoạt động truyền tin từ người gửi nhằm đảm bảo các điều chỉnh liên quan tới truyền thông sau đó sẽ đem lại thành công. Nhận xét về mô hình này, Schirato và Yell (2000) cho rằng, thay vì phản ánh truyền thông một cách thực tế, mô hình tuyến tính của Shannon and Weaver lại nghiêng về hướng phục vụ nhu cầu chiến lược và nhu cầu chính trị của truyền thông chính trị và truyền thông doanh nghiệp, vì tính một chiều nổi trội của nó.

    2.3. Làm sao để không trở thành (hoặc bị coi là) thành viên của nhóm công chúng thụ động? Để không bị "dắt mũi" bởi các "bàn tay phù thuỷ" trong lĩnh vực tuyên truyền/ truyền thông "?

    Có lẽ thật khó để trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên người viết cho rằng, có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng của một đám đông/ công chúng. Đó có thể là trình độ, văn hóa và sự trải nghiệm của đám đông, hoặc/và thể chế chính trị mà đám đông/ công chúng sống trong đó. Do vậy, có lẽ mỗi người đọc/ nghe/ xem cần phải là một" người tiêu dùng thông minh ", cần trang bị tư duy phản biện và hoài nghi khoa học để chọn những nguồn và kênh thông tin khách quan.

    Trong thời đại Internet và mạng xã hội phát triển, nguồn cung cấp tin phong phú hơn, do đó sự lệ thuộc của đám đông/ công chúng vào truyền thông được giảm đi. Hình thành một lớp công chúng chủ động đối lập với công chúng thụ động. Điều này phù hợp với lý thuyết tiêu thụ và hài lòng (Uses and gratification theory). Thuyết này không tập trung vào việc truyền thông đại chúng đã tương tác thế nào với công chúng/ đám đông, mà quan tâm tập trung vào công chúng/ đám đông tương tác thế nào đến truyền thông đại chúng. Công chúng truyền thông chủ động chọn thứ mà họ muốn nghe/ xem/ nhìn/ đọc. Công chúng sử dụng truyền thông có chủ đích với kỳ vọng sẽ thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, xã hội và tâm lý.

    Cá nhân tác giả bài này cho rằng, bên cạnh công chúng thụ động, công chúng chủ động, còn có một nhóm công chúng khác, xin tạm gọi là" công chúng thông tuệ "(wisdom audience). Nhóm này, về mặt số lượng có thể ít thành viên hơn các nhóm kia, nhưng họ là những người có học thức. Giới nghiên cứu và thực hành truyền thông – báo chí có thể thuộc nhóm này. Với họ," thuộc nằm lòng "các cách thức truyền thông," đọc vị "được tin nào là nên tin, tin nào là" định hướng". Trong thời đại mới với sự bùng nổ của truyền thông xã hội, số lượng của nhóm công chúng thứ ba này sẽ ngày một nhiều hơn, nhờ họ có nhiều nguồn để đối soát và xác tín thông tin.
     
    AdminGill thích bài này.
    Last edited by a moderator: 30 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...