Lý luận thực tiễn về trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai - ThhienNg

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuhienhlu, 13 Tháng chín 2021.

  1. thuhienhlu * ^^ *

    Bài viết:
    16
    (#1)

    Tên: Lý luận thực tiễn về trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai

    Tác giả: ThhienNg

    Thể loại: Bài luận

    [​IMG]

    Mô tả: Trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai

    1 MỤC LỤC


    Mở bài

    I. Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.. 1

    II. Trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.. 2

    1. Quản lý nhà nước về đất đai.. 3

    2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai.. 4

    3. Cơ quan quản lý đất đai.. 5

    4. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn.. 5

    5. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất..

    6 6. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số.. 7

    7. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai.. 8

    III. Nhận định về thực tiễn thực thi các trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua.. 8

    1. Một số hạn chế trong thực tiễn thực thi trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.. 8

    2. Hướng hoàn thiện.. 10

    IV. Kết luận.. 11

    Danh mục tài liệu tham khảo 2

    Mở bài

    Đất đai là vốn thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, vì vậy đất đai được coi là sở hữu toàn dân, là tài sản chung của dân tộc và nhà nước thay mặt cho toàn dân tộc đại diện quyền sở hữu toàn dân về đất đai cùng với đó thực hiện thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả, vì lợi ích của toàn xã hội. Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, nhà nước có các quyền năng nhất định, đi kèm với các quyền đó, nhà nước cũng có những trách nhiệm vô cùng to lớn. Và để tìm hiểu sâu hơn về trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai em xin chọn đề số 24 để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.


    I. Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai

    Trách nhiệm trong trường hợp trên được hiểu là việc mà Nhà nước phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Về quyền sở hữu đất đai: Theo quy định tại Điều 4 luật đất đai 2013 về Sở hữu đất đai: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này." Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lí gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu của nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.

    II. Trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.

    Theo quy định của pháp luật về đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trong quá trình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai, thì nhà nước có quyền và 3 trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong đó, theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước có quyền và trách nhiệm đối với đất đai cụ thể như sau: Trong chương II mục 2 Luật đất đai 2013 quy định về trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai, cụ thể:

    1. Quản lý nhà nước về đất đai.

    Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai 2013, cụ thể: Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 4 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Một trong những mục đích của Luật đất đai 2013 là Giải mã, minh định rách ròi giữa nội dung quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của nhà nước với nội dung quản lý nhà nước về đất đai; tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo về những chức năng này của nhà nước. Nếu không minh định giữa nội dung quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước với nội dung quản lý nhà nước về đất đai sẽ không chỉ làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai mà còn tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng, tha hóa quyền lực trong việc thực thi quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của nhà nước. Luật đất đai 2013 kế thừa và phát triển quy định về nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003; theo đó nội dung quản lý Nhà nước về đất đai gồm những nội dung trên.


    2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai

    Cũng giống như bất cứ nhà nước nào khác trên thế giới, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập để thực hiện chức năng quản lý xã hội nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam là một tổ chức chính trị - quyền lực, các chức năng của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ qun nhà nước. Xét trong lĩnh vực đất đai, chức năng quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Luật Đất đai năm 2013 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan nhà nước bao gồm: Điều 23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai. 3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này. 5

    3. Cơ quan quản lý đất đai.

    Bên cạnh việc quy định trách nhiệm quản lý đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Luật đất đai 2013 còn quy định về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước vê đất đai có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn trong quản lý nhà nước về đất đai). Theo đó, cơ quan quản lý đất đai ở nước ta được quy định như sau: Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai 1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan quản lý dấtđai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

    4. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn.

    Nội dung này được quy định tại điều 25 Luật đất đai 2013 về Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn, cụ thể: Điều 25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn 1. Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức. 2. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn là người có vai trò trực tiếp trong việc thực thi chính sách, pháp luất đất đai ở cơ sở. Hoạt động của đội ngũ cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng đất. Để củng cố, kiên toàn đội ngũ cán bộ chuyên môn về đất đai ở xã, phường, thị trấn và đảm bảo quyền lợi cho họ nhằm nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ. 6

    5. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất.

    Theo quy định tại Điều 26 Luật dấtđai 2013 quy định về Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất. 1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất. 2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật. 4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. 5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như phần trên đã đề cập, ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Để người sử dụng đất yên tâm gắn bó lâu dài với đất đai và khuyến khích họ đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhà nước phải có những bào đảm cho người sử dụng đất. Luật đất đai 2013 kế thừa và phát triển quy định về bảo đảm cho người sử đụng đất, qua đó thể chế hóa quy định tại Điều 54 hiến pháp năm 2013 về "quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ" mà còn góp phần duy trì sự ổn định chính trị, trật tự xã hội.

    6. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

    7 Bài học về đại đoàn kết dân tộc là một trong những bài học vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịc sử dựng nước và giữ nước. Việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những phương thức góp phần duy trì và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Luật đất đai 2013 bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo cơ sở pháp lý để các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể hóa. Hơn nữa việc ghi nhận nội dung này trong luật thể hiện trách nhiệm của nhà nước, không những thế còn thể hiện sự quan tâm, nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Trách nhiệm của nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số được biểu hiện trên các khía cạnh sau đây :(theo quy định tại Điều 27 Luật đất đao 2013 về Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số) Thứ nhất, có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Thứ hai, có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

    7. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai

    Vấn đề trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng cung cấp thông tin đất đai được quy định tại điều 28 Luật đất đai 2013: Điều 28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai 1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai. 2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật. 3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp. 8 4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Được biết, một trong những dạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai là tham những trong việc tiếp cận thông tin đất đai. Do tính công khai, minh bạch về thông tin đất đai thấp nên các doanh nghiệp, người dân không thể tiếp cân được thông tin đất đai, gây cản trở cho hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh. Trong khi đó, một số công chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai do tiếp cận nắm được thông tin về đất đai (đặc biệt là thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) đầu cơ thu gom đất chờ khi quy hoạch sử dụng đất được triển khai để bán, chuyển nhượng kiếm lời. Mặt khác, thông tin về đất đai trên thực tế được hình thành qua các kênh thông tin không chính thức do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Đây là kẽ hở tạo điều kiện cho giới đầu cơ kinh doanh bất động sản 'thổi giá ", đẩy giá lên cao gấp nhiều lần giá trị thực của đất đai nhằm mục đích kiếm lời. Hậu quả là quản lý nhà nước nề đất đai bị hạn chế và làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Do vậy, nhà nước phải có trách nhiệm điều chỉnh các vấn đề về đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về đất đai của người dân và góp phần nâng cao hiệu quả quả quản lý nhà nước về đất đai.


    III. Nhận định về thực tiễn thực thi các trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua

    1. Một số hạn chế trong thực tiễn thực thi trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.


    - Trên thực tế, nhà nước không trực tiếp thực hiện các trách nhiệm của mình đối với đất đai mà khi tiến hành do các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp thực hiện, điều này tạo điều kiện cho nhiều vấn đề bất cập có thể xảy ra. Hầu hết trong thực tiễn thực hiện trách nhiệm của nhà nước đều xảy ra những bất cập và thiếu sót, bởi trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai là vấn đề vô cùng rộng, được tiến hành thực hiện từ cơ quan cấp trên đến cơ quan cấp dưới, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, điều 9 chỉnh, nhà nước không thể nắm được toàn bộ việc thực hiện trách nhiệm này mà phải thông qua nhiều cấp khác nhau, do đó bất cập xảy ra là không thể tránh khỏi. - Tính công khai, minh bạch thông tin về đất đai khi thi hành trên thực tế gặp phải nhiều khó khăn bởi tình trạng có luật, có chính sách đúng đắn nhưng khi thi hành lại có vấn đề từ trên xuống dưới, bị chi phối và lệch lạc bởi lợi ích cá nhân. Đặc biệt là ở các cấp cơ sở, nơi va chạm trực tiếp tới các quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Vẫn còn tồn tại thực trạng thiếu công khai, minh bạch, không coi trọng ý kiến, lợi ích chính đáng của người dân khi xử lý mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện các chính sách liên quan tới đất đai. Đáng quan ngại và đang được xem là điểm tắc nghẽn ở mức báo động là tình trạng cố tình" ém"thông tin về đất đai ở cấp cơ sở xã, phường, quận, huyện.. để trục lợi. - Việc xây dựng, cung cấp thông tin của nhà nước đối với đất đai ở một số các đơn vị, cơ quan nhà nước chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự đến với tất cả mọi người. Có thể do cả điều kiện khách quan và chủ quan mà các thông tin, quy định về đất đai của nhà nước chưa thật sự được người dân tiếp cận, có rất nhiều lí do như trình độ dân trí của người dân còn thấp, đối với những người dân thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn hay nhiều nhất có thể là một số bộ phận người dân tộc thiểu số chưa mong muốn tiếp nhận nguồn thông tin đó, hoặc có thể do cán bộ địa phương, các cơ quan nhà nhước chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình, cũng có thể là do một bộ phận cơ quan không làm tròn trách nhiệm của mình dẫn đến người dân không nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin, quy định của nhà nước về đất đai. - Vấn đề thực hiện các trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số chưa trọn vẹn, vẫn có các hạn chế từ khâu của các cơ quan quản lý cấp trên đến việc thực thi trong thực tiễn của các cơ quan cấp dưới như: Công tác quy hoạch chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng đất cho vùng dân tộc thiểu số. Việc quy hoạch không gian sinh tồn cho các buôn, làng, cộng đồng dân tộc thiểu số hầu như chưa có địa phương nào thực hiện được. Việc cấp Giấy chứng nhận đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở tại các tỉnh miền núi, 10 biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn thấp. Vẫn còn tồn tại tình trạng các chính sách hỗ trợ liên quan đến đất ở, đất sản xuất chưa sát với tình hình thực tế, hay các nguồn hỗ trợ bị cắt xen, qua nhiều khâu từ trên xuống dẫn đến không đáp ứng được thực trạng đời sống của người dân. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu vốn, dẫn đến các chương trình dự án dang dở. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, tầm nhìn về xây dựng, hoạch định chính sách đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa sâu, chưa toàn diện. Công tác tổng hợp, rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách rất hạn chế, số liệu thiếu chính xác, các định mức hỗ trợ (giải quyết đất ở, đất sản xuất, bồi thường, đền bù tái định cư) cơ bản thấp hơn nhiều so với giá thực tế và không được điều chỉnh, sửa đổi kịp thời. Quỹ đất của các địa phương rất hạn chế, với mức đầu tư của các chính sách hiện tại, không thể đủ giải quyết nhu cầu thiếu đất ở, đất sản xuất của các hộ dân tộc thiểu số nghèo.. - Trong thực tế, việc thực hiện trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ của nhà nước vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp với người được hỗ trợ. Các thủ tục còn rườm ra như thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.. dẫn đến nhiều cán bộ nhũng nhiễu, lạm quyền, tham ô xảy ra, đặc biệt xảy ra nhiều hơn đối với các vùng núi, vùng khó khăn, ít người, thậm chí ngay cả những khoản bồi thường, hỗ trợ cũng có thể bị hao hụt trong quá trình đến tay người dân.

    2. Hướng hoàn thiện: Thứ nhất, cần tăng cường việc bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết và nhân cách của cán bộ, công chức nhà nước, viên chức nhà nước, những người trực tiếp thi hành các chính sách về đất đai. Đồng thời, nhà nước cần phải nâng cao trách nhiệm, tinh thần của các cơ quan, tổ chức, ca nhân ngay trong các quy định để chắc chăn lợi ích của mọi cá nhân đều được đảm bảo. Thứ hai, cần ban hành hành lang pháp lý đảm bảo tính công khai, minh bạch của các vấn đề liên quan. 11 Thứ ba, trong quá trình tổ chức thực hiện, cần ưu tiên nguồn lực, bố trí đủ kinh phí cho các chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai, về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Tổ chức hiệu quả các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất phải gắn với mục tiêu ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, môi trường sinh thái, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết các dân tộc. Tăng cường các biện pháp và trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đai, nhất là thực hiện quy hoạch dân cư, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, quy hoạch các loại rừng. Chủ động nắm chắc tình hình di biến động dân cư, dân số trên địa bàn. Khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đối với việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc thiếu số. Xử lý thu hồi đất của các nông, lâm, ngư trường, các doanh nghiệp sử dụng chưa hiệu quả, sai mục đích, đất gần khu dân cư để tạo quỹ đất, giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiếu số thiếu hoặc không có đất ở và đất sản xuất. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề phi nông nghiệp, thu hút lao động vào các doanh nghiệp trên địa bàn, xuất khẩu lao động.. Ban hành các quy định, hình phạt khắt khe hơn để * bảo việc thực thi hiệu quả trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai.

    IV. Kết luận

    Đất đai có vị và vai trò vô cùng to lớn đối với một đất nước, một dân tộc, có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, gắn với sự hưng vong của đất nước. Do vậy, trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai cũng giữ vai trò quyết định, việc thực hiện, quản lý, sử dụng đất đai phải được hết sức coi trọng nhằm hướng đến đất đai được sử dụng, bảo vệ hiệu quả.. đây là trách nhiệm vô cùng to lớn và nặng nề của nhà nước ta với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.


    12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật đất đai, trường Đại học Luật Hà Nội 2. Bình luận khoa học luật đất đai năm 2013, TS Phạm Thị Phương Lan. 3. Luật Đất đai 2013.4. Trường Đại học Luật Hà Nội, luận án, sở hữu đất đai theo pháp luật đất đai Việt nam, Phạm Phương Hoa.
     
    iammai thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...