Lý do tại sao dưa leo bị đắng và cách khắc phục Rất nhiều người trồng dưa leo cho ra rất nhiều trái, những chất lượng lại không đạt tiêu chuẩn và có vị đắng khó ăn. Vì thế để có được những quả dưa leo vị ngon ngọt, hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao dưa leo bị đắng và cách khắc phục qua bài viết sau nhé. Nguyên nhân dưa leo bị đắng? Dưa leo hay còn được gọi là dưa chuột không đạt tiêu chuẩn về hương vị thường rơi vào hai trường hợp, một là dưa đắng chát ở phần cuống còn phần còn lại của quả vẫn ngon ngọt, hai là đắng chát cả quả. Dưa leo bị đắng khiến thành phần dinh dưỡng bị biến chất trở nên độc hại. Việc dưa leo có vị đắng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự tác động của điều kiện tự nhiên và quy trình chăm sóc. Dưới đây là cụ thể những nguyên nhân khiến cây dưa leo cho trái bị đắng: Chịu tác động của nhiệt độ và độ ẩm Cây dưa leo thường thích nghi tốt với thời tiết mát mẻ và có chút ẩm ướt. Nếu bạn gieo trồng dưa leo ở thời điểm nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng và đất khô cằn sẽ gây ra tình trạng dưa leo bị teo nhỏ, không đủ chất dinh dưỡng để nuôi trái. Ngược lại, nếu gieo trồng vào thời điểm ít nắng và nhiệt độ xuống thấp thì bộ rễ của cây dưa leo sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ khiến việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém đi, làm chậm tốc độ sinh trưởng và phát triển của quả dưa. Bên cạnh đó, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống trái sẽ tích tụ càng nhiều chất gây nên vị đắng. Hệ lụy là quả dưa leo trở nên còi cọc và có vị đắng khó ăn. Thiếu nước Lượng nước tưới cho cây gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng về hương vị của quả dưa leo. Dưa leo bị đắng thường là do thiếu nước tươi, đất khô cằn. Vì thế, khi trồng bạn cần cung cấp nhiều nước và duy trì độ ẩm cho cây. Tuy nhiên cần lưu ý đến lượng nước tưới tiêu vì cây dưa leo không chịu được ngập úng. Bón phân không đúng cách Phân bón và quá trình bón phân cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hương vị của quả dưa leo. Nếu bạn vô tình bón quá nhiều đạm hay kali cho cây sẽ khiến thân cây mọc quá cao, nếu ra quả ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây bị yếu thì quả dễ có vị đắng rất khó ăn. Hướng dẫn cách khắc phục dưa leo bị đắng khi trồng Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ được vị đắng khi cây đã ra quả, thế nhưng chúng ta có thể phòng ngừa và khắc phục tình trạng này trong quá trình trồng trọt. Dưới đây là một số cách khắc phục và kiềm hãm điều kiện phát triển có thể là nguyên nhân khiến dưa chuột có vị đắng: Bổ sung dưỡng chất cho đất Dưa leo tuy là cây trồng ngắn ngày nhưng lại đòi hỏi nguồn dinh dưỡng dồi dào. Vì thế cần trồng dưa leo trên đất giàu dinh dưỡng và chất hữu cơ để có được những quả dưa leo ngon ngọt, ít có vị đắng. Khi trồng bạn nên bón phân cho cây sau khoảng 4 – 6 tuần gieo trồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên cần lưu ý là không bón phân đạm quá nhiều trong giai đoạn trái dưa đang phát triển. Tưới đủ nước cho cây Như đã đề cập bên trên thì thời tiết nắng nóng và đất khô cằn có thể khiến dưa chuột bị đắng. Bạn không thể kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm, thế nhưng bạn có thể tưới nước đầy đủ và duy trì độ ẩm cho cây, như vậy sẽ ngăn chặn việc quả dưa có xu hướng chuyển sang vị đắng. Bạn có thể để cây dưa ngâm sâu trong nước khoảng một inch mỗi tuần, trong những đợt thời tiết cực kỳ khô hạn thì có thể ngâm nhiều lần hơn. Đồng thời nên phủ một lớp phủ xung quanh rễ vào thời điểm trồng cây để hạn chế đất bị khô. Lựa chọn vị trí trồng cây thích hợp Có một số báo cáo về việc dưa chuột trồng ở những khu vực u ám, chẳng hạn như Tây Bắc Thái Bình Dương thường bị đắng do thiếu nắng. Mặc dù không thể kiểm soát được thời gian chiếu sáng của mặt trời, nhưng bạn có thể lựa chọn trồng dưa ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhất. Khi trời mát mẻ, u ám và ẩm ướt; nếu trồng dưa leo dưới mái che sẽ khuếch đại nhiệt độ và ánh sáng sẵn có để khắc phục được những nhược điểm của vị trí địa lý, từ đó tránh được tình trạng dưa leo có vị đắng. Tóm lại, tại sao dưa leo bị đắng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể khắc phục nếu bạn áp dụng đúng những biện pháp trên. Hy vọng bạn sẽ có được những cây dưa leo khỏe mạnh, cho sản lượng cao, quả ngon ngọt không có vị đắng.