Suy nghĩ về câu nói: Kim loại vì cứng mà hay gẫy, nước vì mềm mà được vẹn toàn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Blue Whale, 26 Tháng chín 2020.

  1. Blue Whale

    Bài viết:
    8
    Đề bài:

    Trong sách "Bão phác tử" phần "Ngoại thiên" của tác giả Cát Hồng có nói, đại ý: Kim loại vì cứng mà hay gẫy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.

    Hãy chia sẻ quan điểm của mình về ý kiến trên.

    Hướng dẫn:

    I. Giải thích:

    + Kim loại và nước đều là hai thứ vật chất nhưng chúng có những đặc tính trái ngược nhau: Kim loại thì cứng, còn nước lại rất mềm

    + Theo nghĩa trực tiếp:

    - Kim loại vì cứng mà hay gẫy: Kim loại là thể cứng, nên khó uốn, vì vậy có thể bị những lực mạnh hơn nó bẻ gẫy => Tác động của hoàn cảnh lớn hơn thể chất. (Chú ý chữ "hay" của tác giả là thường bị gẫy khi quá cứng, chứ không phải gãy trong mọi trường hợp)

    - Nước vì mềm mà được vẹn toàn: Vì nước là thể lỏng, có khả năng thích ứng, tồn tại ở nhiều trạng thái, nhiều môi trường nên khả năng chống lại tác động của ngoại lực sẽ mạnh hơn, tác động ngoại lực khó phá vỡ kết cấu của nước, nên luôn được vẹn toàn => Tác động của ngoại cảnh nhỏ hơn thể chất.

    + Theo nghĩa bóng, câu nói của Cát Hồng lấy hình ảnh hai vật chất có thể chất trái ngược nhau để nói về cách ứng xử của con người trong cuộc sống: Cần sự linh hoạt, cứng >< mềm, cương >< nhu cho phù hợp trong từng hoàn cảnh, trước từng đối tượng.

    II. Bình luận – Mở rộng vấn đề:

    1. Đây là quan niệm cho ta nhiều bài học

    a. "Kim loại cứng" là để chỉ những người có tính cách mạnh mẽ, kiên định. Vì thế họ có thể dễ dàng chiến thắng những khó khăn do cuộc sống mang lại.

    - Tuy nhiên nếu cứng quá, kim loại lại hay gẫy . Nếu người có cá tính mạnh và tự tin vào bản thân quá lớn mà không có cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống sẽ dễ gặp khó khăn, thậm chí thất bại..

    (Nêu dẫn chứng: Những người thông minh, linh lợi, có nghị lực và bản lĩnh vững vàng kiên định, nhưng lại bảo thủ, tự tin quá vào mình, không chịu lắng nghe những người xung quanh, sẽ gặp thất bại)

    b. "Nước mềm" là để chỉ những người linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo trong công việc và cuộc sống. Những người này có thể đương đầu với khó khăn và chiến thắng hoàn cảnh một cách dễ dàng.

    (Nêu dẫn chứng: Những doanh nhân thành đạt thường là những người biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng)

    2. Tuy nhiên từ câu nói của Cát Hồng lại có thể mở rộng ra những vấn đề khác

    a. Chưa chắckim loại cứng mà trở nên hay gẫy: Đó là những con người kiên định với mục tiêu phấn đấu của mình, không đầu hàng hoàn cảnh, bằng nghị lực và quyết tâm, vươn lên để chiến thắng

    (Nêu dẫn chứng từ tấm gương của những người cộng sản, những vận động viên khuyết tật trong các thế vận hội)

    b. Chưa chắc"nước mềm mà được vẹn toàn". "Vẹn toàn" hiểu theo nghĩa là giữ được là chính mình, không thay đổi, không mất mát..

    + Trong cuộc sống có người sống chọn cách an toàn (mềm như nước để được vẹn toàn, không đấu tranh, không va chạm. Nhưng lối sống ấy có thể khiến con người trở nên nhu nhược, hèn nhát.

    + Lại có người chọn cách sống chạy theo thời cuộc, gọi là lối sống xu thời (Nghĩa từ điển: tùy thời thế, thấy mạnh thì theo nhằm mục đích cầu lợi ), có thể trước mắt họ được nhiều hơn mất. Sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải..

    III. Bài học nhận thức và hành động:

    * Cứng hay mềm vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Vì vậy con người nên biết trung hòa hai lối sống.

    - Đừng sợ gẫy mà không dám cứng, để là người mạnh mẽ, có nghị lực và ý chí..

    - Đừng vì mềm mà trở thành người vụ lợi, cần biết uyển chuyển, linh động trước từng đối tượng, từng hoàn cảnh..

    - Biết cứng khi cần, biết mềm đúng lúc, đúng nơi mới là người khôn ngoan

    Xem bài viết đầy đủ tại link: NLXH: Kim loại vì cứng mà hay gãy, nước vì mềm mà được vẹn toàn
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng hai 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...