Lưỡng Bại Câu Thương Là Gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 19 Tháng mười 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    493
    Lưỡng bại câu thương là gì?

    Nếu bạn đọc truyện võ hiệp hay xem phim về võ thuật thì sẽ không hiếm lần nghe thấy câu:

    Lưỡng bại câu thương.

    Nó có nghĩa là: Không lo lắng gì đến sự thiệt hại của bản thân, cùng lắm ôm đối thủ chết chung, Trạng chết Chúa cũng băng hà, miễn sao có thể gây tổn hại tới đối thủ. Thành ngữ Lưỡng bại câu thương là hiện tượng xảy ra trong nhiều mặt của cuộc sống.

    [​IMG]

    Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: Sử ký - Truyện Trương Nghi Liệt.

    Chuyện xưa kể lại:

    Thời Chiến Quốc, cuộc chiến tranh giữa hai nước Hàn Ngụy đã kéo dài hơn một năm, mà vẫn chưa phân thắng bại. Tần Huệ Vương muốn xuất quân can thiệp việc này, mới triệu tập quần thần lại bàn bạc. Các đại thần mỗi người một ý khiến Tần Huệ Vương chẳng biết quyết đoán ra sao. Bấy giờ, có một người nước Sở tên là Trần Chẩn mới kể truyện Biện Trang Tử giết hổ cho mọi người nghe: "Một hôm, Biện Trang Tử nhìn thấy hai con hổ đang ăn thịt một con trâu, ông định rút kiếm ra đâm chúng thì có một người đi theo ông vội ngăn lại và nói: Hiện nay chúng đang mải ăn, nhưng đến lúc ăn ngon miệng rồi thì chúng tất tranh giành cắn xé nhau. Như vậy thì con hổ to hơn tất bị thương, còn con hổ nhỏ kia chắc chắn sẽ bị cắn chết. Đến lúc đó, ông mới ra tay đâm chết con hổ bị thương kia, thì chẳng phải trong một lúc mà giết được cả hai con hổ ư? Biện Trang Tử nghe nói rất có lý, bèn dừng tay ngồi đợi. Cuối cùng quả đúng như người này đã nói, chỉ trong một lúc mà ông giết được hai con hổ".

    Kỳ thực thì Trần Chẩn đã ví hai nước Hàn Ngụy là hai con hổ, khuyên vua Tần hãy đợi khi hai nước này đánh nhau thiệt hại nặng nề rồi mới tiến đánh, thì sẽ chẳng khác nào Biện Trang Tử ngồi không mà được lợi. Tần Huệ Vương nghe xong vô cùng mừng rỡ, liền tạm ngừng xuất quân để chờ thời cơ.

    Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hai bên đều bị tổn thường trong tranh chấp, chẳng bên nào được lợi cả.

    Dẫn chứng tốt nhất cho thành ngữ là tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay.

    Wally Tyner, chuyên gia kinh tế nông nghiệp của Đại học Purdue (Mỹ) cho biết, kinh tế Mỹ và Trung Quốc, trung bình mỗi bên sẽ mất khoảng 2, 9 tỷ USD hàng năm chỉ riêng từ chính sách thuế quan mà Bắc Kinh đang áp dụng đối với đậu nành, ngô, lúa mì và cao lương.

    Thương mại nông nghiệp bị gián đoạn sẽ đặc biệt làm tổn hại cả hai bên vì Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Năm 2017, nước này đã chi gần 12 tỷ USD để mua đậu nành từ Mỹ. Trung Quốc đã chuyển hướng sang nhập đậu nành từ Brazil kể từ khi áp thuế 25% đối với đậu nành từ Mỹ vào tháng 7/2018 để trả đũa việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Nhu cầu tăng cao đột biến đã đẩy giá đậu nành Brazil lên mức kỉ lục so với giá đậu nành giao tương lai của Mỹ trên sàn giao dịch Chicago. Đây chính là ví dụ điển hình cho thấy cuộc chiến thương mại đã làm giảm doanh số của các nhà xuất khẩu Mỹ và tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc như thế nào.

    Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng lượng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2018 đã giảm 42% so với một năm trước đó xuống còn khoảng 8, 3 tỷ USD.

    Câu thành ngữ trên ám chỉ việc thương tổn của cả hai bên, gần như câu Ngọc thạch câu phần. Bên cạnh đó khuyên nhủ con người nên tính toán kĩ càng, không nên hại mình hại người chỉ vì bất cẩn. Càng không nên để kẻ khác lợi dụng, ngao sò tranh nhau, ngư ông đắc lợi.
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng hai 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...