Lưỡi Rồng là gì? Có phải là món ăn sa sỉ?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi AH. Hoài Sa, 18 Tháng sáu 2021.

  1. AH. Hoài Sa

    Bài viết:
    8
    Cây Lưỡi Rồng (hay còn gọi là cây Lưỡi Long), là loài cây bản địa của đất nước Mexico và các nước Nam Phi. Là một loài xương rồng sống bụi, thân cây mọng nước và có gai ngắn.

    [​IMG]

    Cây Lưỡi Long tại vườn nhà

    Ảnh: AH. Hoài Sa chụp

    Ở nước ta, cây phân bố chủ yếu ở các vùng duyên hải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Sau này được trồng rộng rãi tại các tỉnh thành có người di dân Xứ Quảng, Xứ Nẫu như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.. Ngày nay, cây được sử dụng như một thành phần không thể thiếu của các món ăn giải nhiệt hấp dẫn vào mùa hè oi bức.

    Cây Lưỡi Rồng là loài thực vật lưỡng tính, tự phối nên cây có thể tự ra hoa và tạo quả. Cây trưởng thành có chiều cao lên đến 5m. Nhưng đa số cây được trồng thường có chiều cao từ dưới 1m. Vì khi ra các nhánh non là được cắt vào để chế biến các món ăn giải nhiệt rồi.

    [​IMG]

    Cận cảnh nhánh cây Lưỡi Long tại vườn nhà

    Ảnh: AH. Hoài Sa chụp

    Cây có rất nhiều nhánh, các nhánh cây dần tiến hóa và có hình bầu dục như những chiếc lá. Toàn bộ thân cây đều rất mọng nước.

    Và điều đặc biệt ít ai biết của loài cây này là các nhánh có thể chiết thành cây con để trồng nhân giống.

    Lưỡi long là loại cây cùng họ với xương rồng, có gai không đáng kể. Cây tự sinh sôi, phát triển, phần lá non có màu xanh đọt chuối, người dân hay hái vào để nấu canh.

    Điều thú vị là lưỡi long hái vào buổi sáng, sẽ có vị chua hơn khi hái vào buổi chiều.

    Món ăn ngon từ cây Lưỡi Rồng

    Cây Lưỡi Rồng trước đây chỉ là loài cây sống dại, được trồng quanh nhà để tránh thú dữ. Nhưng hiện nay, cây đã được khai thác và trở thành thực phẩm ngon được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng dùng được món ăn được chế biến từ loại cây đặc biệt này.

    Lá cây Lưỡi Rồng sau khi gọt sạch gai và vỏ ngoài có thể ăn sống để bù nước và giải khát. Người dân địa phương thường hái lá cây, bỏ gai và phơi khô 1 ngày. Sau đó, lá cây sẽ được cắt sợi và nấu canh chung với cá và tôm hay thịt rất ngon. Có thể nấu tươi cũng cho món ăn ngon lành.

    [​IMG]

    Lá cây Lưỡi Long sau khi được gọt vỏ và gai

    Ảnh: Sưu tầm


    [​IMG]

    Vị ngọt thanh và hơi chua của lá Lưỡi Rồng mang đến một món canh chua ngon khó cưỡng.

    [​IMG]

    Canh Lưỡi Long nấu với thịt heo, cho một vị rất đặc trưng, ngọt thanh và mát lành cho mùa nắng xứ Panduranga

    Ảnh: AH. Hoài Sa chụp

    Cây xương rồng lê gai có thể ăn sống, làm nước ép.

    Một cốc nước ép xương rồng lê gai thô có chứa khoảng: 14 calo, 1 g protein, gần 1 g chất, béo, 3 g carbohydrate, 2 g chất xơ, 1 g đường, 20 microgam (mcg) vitamin A, 8 miligam (mg) vitamin C, 141 mg canci, 4, 6 mcg vitamin K.

    [​IMG]

    Nước ép từ cây Lưỡi Long

    Ảnh: Sưu tầm

    Tác dụng của cây Lưỡi Rồng

    Ít ai biết rằng, trong cây Lưỡi Rồng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất phenolic và flavonoid.

    Đây là hai thành phần quan trọng giúp đẩy lùi tế bào ung thư trong cơ thể người.

    Ăn nhiều còn giúp giảm nồng độ cholesterol và chất béo trong cơ thể. Hỗ trợ phòng tránh các bệnh về tim mạch.

    Hợp chất quercetin 3-methyl giúp bảo vệ hệ thần kinh.

    Không chỉ mang ý nghĩa về y học sức khỏe. Cây Lưỡi Long (hay còn gọi là Lưỡi Rồng) còn mang cả văn hóa ẩm thực của vùng đất Quảng với những con người Miền Trung chân chất, thân thiện. Đây là một món ăn có thể nói là đặc sản, là truyền thống trong những ngày hè nóng bức. Và cũng chính loài cây này giúp người dân miền Trung nhớ về cội nguồn của họ. Nơi chôn nhau, cắt rốn được gọi bằng một cái tên thân thương "Xứ" : Tức là quê hương, xứ sở- nơi mình sinh ra và lớn lên.

    AH. Hoài Sa
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng sáu 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...