Luật hiến pháp: Có nên quy định đbqh hoạt động chuyên nghiệp hiện nay?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyên-Phương, 4 Tháng hai 2020.

  1. Nguyên-Phương

    Bài viết:
    194
    A. Lời mở đầu

    Mỗi cơ quan, tổ chức hoạt động giống như một bộ máy mà ở đó, nhân sự đóng vai trò tối quan trọng, là điều kiện tiên quyết. Bộ máy ấy có vận hành trơn tru và hiệu quả hay không là do mỗi thành phần thực hiện công việc ra sao. Thử tưởng tượng một chiếc đồng hồ với kim giây luôn chạy, kim giờ nhiều quãng đứng im thì việc chạy của kim giây có thực sự mang lại thành quả tốt nhất. Nhìn vào Quốc hội VN, ta cũng sẽ thấy điều tương tự. Liệu rằng có hợp lí hay không khi ĐBQH chưa hẳn là một nghề, số lượng ĐBQH chuyên trách vẫn còn hạn chế? Cho đến nay, QH khóa XIV nước ta đã bước sang kì họp thứ 8 với rất nhiều vấn đề cần đưa ra bàn bạc, thảo luận, trong đó vấn đề về ĐBQH chuyên trách, chuyên nghiệp nhiều năm trở lại đây vẫn chưa hết nóng và còn mang đến nhiều luồng ý kiến trái chiều. Song, xét đến cùng, có thể rõ ràng nhận thấy rằng việc qui định ĐBQH chuyên trách hoạt động trong QH sẽ là một xu hướng tất yếu để góp phần nâng cao chất lượng của QH – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước – hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn bởi ĐBQH chuyên trách ngày càng khẳng định vai trò, chất lượng của mình với tư cách là những người đại biểu xuất sắc của dân, vì dân. Bài viết sau đây sẽ làm rõ điều đó.

    B. Giải thích các thuật ngữ

    - Quốc hội (QH)

    · Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    · Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

    - Đại biểu quốc hội (ĐBQH):

    · Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong QH.

    · Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

    · Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

    - Chuyên trách: Chuyên chỉ làm và chịu trách nhiệm về việc làm đó.

    - ĐBQH chuyên trách: ĐBQH dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐB tại cơ quan của QH hoặc tại đoàn ĐBQH ở địa phương.

    - Chuyên nghiệp: Chuyên làm một nghề nhất định và có chuyên môn, tinh thông nghề đó.

    - ĐBQH không chuyên trách (ĐBQH kiêm nhiệm): ĐBQH vừa làm công tác đại biểu, đại diện, vừa nắm giữ chức vụ, vai trò khác trong cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương; dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH.

    C. Phần nội dung tranh biện

    "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".

    1. Luận điểm 1: ĐBQH chuyên trách ngày càng khẳng định vai trò là một lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của QH, các cơ quan của QH và của Đoàn ĐBQH.

    Cơ sở lập luận: Chất lượng làm luật, công tác đại biểu, phát biểu ý kiến.. của ĐBQH chuyên trách đều được đánh giá cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng QH.

    Phân tích:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    2. Luận điểm 2: QH nước ta hiện nay hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các chức năng của mình.

    Cơ sở lập luận: Thực trạng về những yếu kém, sai sót, thờ ơ trong công việc của mặt bằng chung QH nước ta gần đây.

    Phân tích:

    Theo Hiến pháp 2013, QH nước ta thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất gồm những phương diện lớn sau: Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Song, thực tế các hoạt động của QH chưa thực sự được tối ưu và tận dụng hiệu quả. Chẳng hạn, về chức năng lập hiến, lập pháp, nhiều năm trở lại đây đã có không ít luật, văn bản luật, qui định.. được ban hành không hợp lí, trái với hiến pháp, luật gây nên tình trạng lãng phí và không hiệu quả, người dân vẫn còn "nhờn luật". Hay ở việc giám sát, dù có nhiều tiến bộ theo từng năm, song hoạt động này còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chỉ mới dừng lại ở mức phát hiện và phân tích vấn đề rồi động viên, đôn đốc, nhắc nhở các ngành, các cấp, địa phương quan tâm, xem xét giải quyết nhưng không có biện pháp, cụ thể, hữu hiệu, cũng như chưa có chế tài cần thiết được đưa ra. Hoạt động chất vấn ở QH dù nảy lửa, sôi nổi đến mức nào cũng chưa chắc hiệu quả thực sự khi không phải ĐBQH nào cũng biết cách đặt câu hỏi, nói đúng trọng tâm vào vấn đề để đi đến việc qui kết trách nhiệm và giải quyết vấn đề ấy thật thỏa đáng. QH nước ta chưa hoạt động thường xuyên nên vẫn chưa phát huy, tận dụng sự tham gia đông đảo của các ĐBQH vào hoạt động ban hành luật, pháp lệnh.. Dịch tham nhũng, hối lộ, lạm quyền, quan liêu vẫn là một thực trạng nhức nhối. Việc qui định và tăng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách ngày càng được đề cao và ưu tiên là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giải quyết những bất cập nêu trên. Dành toàn thời gian làm việc trong QH giúp các ĐB có thể toàn tâm với công việc của mình, nâng cao hiệu suất làm việc trong việc xây dựng luật, thực hiện quyền giám sát và công tác đại diện của mình.

    3. Luận điểm 3: ĐBQH chuyên nghiệp – xu hướng khách quan của thời đại

    Cơ sở lập luận: - Những điểm sáng, điểm tích cực và sự cấp thiết của việc qui định và tăng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách.

    - Nhận định của ông Trần Đình Long - Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của QH, ĐBQH chuyên trách 3 nhiệm kì XI, XII, XIII.

    - Nhận định của ông Nguyễn Túc – Chủ nhiệm HĐTV về văn hóa, xã hội, UBTW MTTQ Việt Nam.

    Phân tích:

    Bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường và đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế; phấn đấu cho mục tiêu ấm no, hạnh phúc và phát triển toàn diện của nhân dân, việc phải tăng số lượng đại biểu chuyên trách là một yêu cầu cấp bách để bảo đảm Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp. Sự đòi hỏi về nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc cũng như khối lượng đồ sộ những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt của những người trực tiếp lãnh đạo đất nước cần đến số lượng lớn các ĐBQH hoạt động chuyên trách trong QH để có thể gánh vác, đảm nhận và hoàn thành đầy đủ công tác đại biểu của mình. Hiện nay, tỉ lệ ĐBQH chuyên trách hoạt động trong QH là 34, 5%, còn chưa đạt tới qui định của Luật TCQH 2014 là phải có tỉ lệ ít nhất 35%, và như thế vẫn là ít ỏi so với đòi hỏi của khối lượng công việc khổng lồ, các ĐB sẽ rất khó để có thể quán xuyến, tham mưu đầy đủ, sâu sắc và đa chiều các vấn đề trong xã hội. Chức năng lập hiến, lập pháp có thể được coi là chức năng quan trọng nhất của QH. Việc qui định ĐBQH chuyên nghiệp giúp tăng cường các ĐB có thể tập trung nghiên cứu và có chuyên môn về luật. Thực tế hiện nay các ĐBQH chuyên trách luôn phải gánh vác, làm việc hết sức mình mà không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thậm chí không có ngày nghỉ. Có những ĐBQH phải xây dựng, ban hành.. 3, 4 bộ luật khác nhau. Nhưng như thế vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, kết quả chưa được như mong muốn. Vậy nên, việc qui định ĐB chuyên nghiệp và tăng số lượng các ĐB này trong QH là để đáp ứng yêu cầu về việc giải quyết các công việc ngày càng tăng trong các cơ quan của QH.

    ĐBQH chuyên nghiệp sẽ góp phần tăng chất lượng hoạt động của QH vì họ có thể chuyên tâm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao mà không bị phân tán, chi phối bởi những công việc khác. Ngày nay, đội ngũ cán bộ, ĐBQH đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn, có trình độ học vấn và am hiểu pháp luật, thực tiễn xã hội sâu sắc hơn, nên mỗi người chỉ nên đảm nhận một vị trí, công việc để chuyên sâu và làm tốt nó. Chưa kể, các ĐBQH chuyên trách là những người thực sự yêu thích hoạt động QH, sẽ được rèn luyện, tích lũy đầy đủ kiến thức, tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp của mình, trong bối cảnh "cái lò vẫn đang nóng" của hiện tại.

    4. Luận điểm 4. Chuyên nghiệp hóa ĐBQH và những lợi ích đáng kể đạt được.

    Phân tích:

    Việc qui định ĐBQH mang lại không ít những lợi ích to lớn đối với cả công việc ĐBQH và toàn thể bộ máy nhà nước. Về phía ĐBQH, đó là sự được công nhận và coi trọng. Xét cho cùng, việc có một "nghề" làm tức là đi tìm sự thừa nhận của cộng đồng về một vị trí của một cá nhân trong xã hội. Thực tế hiện nay người dân vẫn còn quá thờ ơ đối với các hoạt động chính trị của nhà nước, QH, ĐBQH, không quá coi trọng địa vị, thông tin về những chính trị gia. Điều này vốn đã biểu hiện từ lâu trong chế độ bầu cử phổ thông còn nhiều bất cập hiện nay. Trong khi đó, với sự phát triển của truyền thông đại chúng, việc đưa ĐBQH thành một nghề sẽ được tiếp cận bởi quần chúng một cách rộng rãi hơn, từ đó mà vai trò quan trọng của những vị ĐB này cũng sẽ được biết đến ở phạm vi rộng hơn. Kết quả của điều đó chính là sự coi trọng đến từ toàn dân. Không chỉ vậy, các ĐBQH chuyên nghiệp còn có cơ hội hưởng nhiều quyền lợi hơn. Như đã biết, một ĐBQH chuyên trách bao gồm việc cống hiến 100% sức lực cho Quốc hội mà không đảm nhận trách nhiệm, vai trò ở các công việc khác. Điều đó đồng nghĩa với việc quyền lợi họ nhận được sẽ lớn hơn nhiều so với các ĐB không chuyên trách. Bởi lẽ, thời gian làm việc tỉ lệ thuận với lợi ích nhận được; một ĐB cống hiến 100% sức lực và thời gian ắt hẳn nhận được lợi ích gấp 3 lần so với đại biểu làm việc 1/3 thời gian. Cụ thể, ĐBQH chuyên trách có thể được nhận mức lương cao hơn cũng như một số quyền lợi đặc biệt có thể được đề xuất như: Cung cấp xe đưa đón riêng, nhà ở mỗi khi có công việc đi xa..

    Về phía Nhà nước, QH, như đã đề cập ở những phần trên, chất lượng của QH phụ thuộc hầu như vào chất lượng các ĐBQH, chất lượng QH sẽ được nâng cao dần theo tỉ lệ tăng của ĐBQH chuyên trách. Với đội ngũ ĐBQH chuyên nghiệp hoạt động như vậy có thể từng bước khiến QH chuyển sang hoạt động thường xuyên hơn. Hơn nữa, việc qui định ĐBQH chuyên nghiệp còn giúp phân chia các nhiệm vụ, công việc trong nhà nước được độc lập, riêng biệt, rạch ròi hơn.

    5. Luận điểm 5: ĐBQH kiêm nhiệm – sự chồng chéo, bất cập về công việc và vai trò.

    Cơ sở lập luận: Những nhận định, tán đồng chung của những người làm luật các bộc lộ của sự yếu kém, thiếu hiệu quả qua từng khóa QH của số lượng lớn ĐBQH kiêm nhiệm.

    Phân tích:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    6. Luận điểm 6: So sánh với một số quốc gia trên thế giới

    Cơ sở lập luận: Mô hình QH, Nghị viện của một số nước phát triển trên thế giới là đáng học hỏi và tiếp thu trong việc qui định ĐB chuyên nghiệp.

    Phân tích:

    Để nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn về vấn đề này, ta cũng có thể đặt tương quan trong những góc nhìn khác nhau, mà cụ thể ở đây là so sánh việc qui định ĐB chuyên nghiệp ở nước ta với một số nước khác.

    Ở Pháp, Mỹ, họ qui định về một chế độ "bất khả kiêm nhiệm", với sự độc lập tuyệt đối giữa cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đơn cử như, Điều I Khoản 6 Hiến pháp Hoa Kì có viết: "Trong thời gian đang làm Thượng Nghị sĩ hoặc Hạ nghị sĩ, không một ai sẽ được bổ nhiệm vào một vị trí dân sự trong chính quyền Hoa Kỳ nếu vị trí đó được tạo ra, hoặc lương của vị trí đó được tăng lên trong khoảng thời gian người này làm trong Quốc hội. Và không một ai được trở thành nghị sĩ nếu đang đảm nhiệm một chức vụ dân sự trong chính quyền Hoa Kỳ". Hay trong khoản 3, Điều 97 Hiến pháp Nga viết: "Đại biểu Duma Quốc gia hoạt động thường xuyên và chuyên nghiệp. Đại biểu Duma Quốc gia không được làm việc trong nền công vụ, làm các công việc được trả lương khác, trừ các hoạt động giảng dạy, khoa học hoặc hoạt động sáng tạo khác."

    Có thể thấy, ở cả hai quốc gia phát triển hàng đầu thế giới đều ủng hộ việc Đại biểu Quốc hội được chuyên trách hóa. Không nhắc đến vấn đề do diện tích lãnh thổ, là quốc gia lớn nên họ cần nhiều nhân lực mà đáng quan tâm ở đây là chất lượng của những con người đại diện cho nhân dân.

    Ngoài ra, cũng có những nước không quy định cụ thể số đại biểu quốc hội nhưng nhìn nhận thực tế cũng thấy ĐBQH trên Nghị viện của họ đều phải lo công việc chuyên nghiệp của Quốc hội, điển hình được ghi nhận trong bản Hiến pháp của Trung Quốc và Nhật Bản.

    Do vậy, việc chuyên nghiệp hóa ĐBQH là hướng đi đúng đắn, bắt nhịp với xu thế toàn cầu, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của đất nước.

    D. Phần phương hướng

    - Tăng tỉ lệ ĐBQH lên 35%, 40%, 50%.. hướng đến mục tiêu toàn bộ là ĐBQH chuyên trách. Bên cạnh đó, nếu đã tăng đại biểu chuyên trách thì phải tăng ở cả trung ương và địa phương để đảm bảo tính đồng bộ và chuyên nghiệp.

    - Tiêu chí: Thực sự gần dân, thấu hiểu nguyện vọng, tâm tư của cử tri và nhân dân, có khả năng truyền đạt ý kiến, đóng góp của nhân dân lên cấp trên.. có trình độ công tác pháp luật, có kinh nghiệm công tác ban hành, điều chỉnh luật.

    - ĐBQH sẽ làm việc trong vòng một nhiệm kì, hết nhiệm kì sẽ phải bầu lại. Nếu không còn được tín nhiệm ở nhiệm kì tiếp theo sẽ được sắp xếp công việc ở cơ quan khác.

    - Tuổi của đại biểu chuyên trách cũng phải kéo dài hơn người lao động bình thường

    - Chú trọng đến việc xây dựng nguồn nhân sự không là cán bộ, công chức mà nên có cơ chế mở rộng tuyển dụng các đại biểu Quốc hội là các luật sư, luật gia có chuyên ngành, có kinh nghiệm và mong muốn cống hiến. Đây là lực lượng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác pháp luật, phù hợp công tác đại biểu chuyên trách của Quốc hội. Ngoài ra, có thể tuyển chọn ĐBQH ở ngoài cơ quan nhà nước, đã nghỉ hưu nếu đủ sức khỏe quay lại làm việc..

    E. Phần kết

    Từ những lập luận trên cơ sở pháp lí cũng như những hiểu biết, yêu cầu đặt ra trong đời sống xã hội, chúng tôi xin khẳng định việc chuyên nghiệp hóa nghề làm ĐBQH là cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cùng hướng phát triển theo con đường XHCN ở Việt Nam. Vấn đề này nên được tiến hành một cách nhanh chóng và bài bản, kiện toàn cơ quan đầu não của quốc gia trong thời gian sớm nhất, góp phần quan trọng định hướng sự phát triển của đất nước trong tương lai. Thêm vào đó, tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong nghề ĐBQH cũng là nền tảng để các ĐB chuyên tâm công tác, đưa ra những quyết định chính xác nhất cho đất nước. Đây là mong mỏi của toàn thể nhân dân, là tiền đề cho việc xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh.

    Tải file word tại đây: Nên quy định ĐBQH hoạt động chuyên nghiệp. Docx - Mshares
     
    thienthien310, Mạnh ThăngBụi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Tố Văn Shared to be loved

    Bài viết:
    55
    Có, nên quy định đại biểu chuyên trách, không thể có chuyện người nắm đặc quyền lại là đại biểu quốc hội, vậy ai giám sát các ông. Phân rõ đâu là đại biểu quốc hội - đại diện cho giám sát của nhân dân, còn phía kia chỉ là đại biểu chuyên trách, chứ không thể có chuyện ông chủ tịch tỉnh giám sát và chất vấn ông bộ trưởng- họ bắt tay nhau thì ai giám sát họ, hoặc họ đổ lỗi cho nhau thì ai chịu trách nhiệm..
     
    thienthien310 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...