Loài cá tiến hành giao lưu với nhau như thế nào? Chúng có ngôn ngữ không? Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho rằng, phần lớn loài cá đều có "ngôn ngữ quan sát". Con cá cả ngày bơi đi bơi lại trong nước, chúng tìm hiểu lẫn nhau bằng hình dáng và biểu hiện bên ngoài. Không chỉ như vậy, loài cá còn thông báo với nhau nơi nào có thức ăn, ở đâu có kẻ thù, đương nhiên các loài cá khác nhau có cách thể hiện sự đe dọa kẻ thù khác nhau. Loài cá còn có "ngôn ngữ âm hưởng". Nhờ khí quản phát âm đặc biệt của mình, loài cá sẽ phát ra chấn âm, âm rung, tiếng gọi, tiến g khóc và tiếng kêu.. khác nhau. Chúng ta không nghe thấy loại âm thanh này, là bởi vì nó không thể truyền từ trong nước vào không khí. Ví dụ như âm thanh con cá vàng phát ra giống tiếng ếch kêu, âm thanh của cá nóc lại giống tiếng chó sủa. Loài cá còn có "ngôn ngữ hóa học" lấy khứu giác làm cơ sở. Nếu như con cá dẫn đầu tiết ra lớp nhờn từ da, bầy cá sau khi ngửi thấy sẽ lập tức bơi ra 4 phía. Quy luật này rất đơn giản, thông qua mùi, cá biết được ở gần đó có kẻ thù hung ác. Một sô loài cá sống dưới nước sâu cũng giao lưu với nhau thông qua mạch xung. Chúng ta đã biết từ lâu rằng một số loài cá phát ra âm thanh, nhưng chúng luôn được coi là những điều kỳ lạ hiếm gặp ", Aaron Rice, nhà sinh thái học của Đại học Cornell nói về cách các loài cá giao tiếp. Từ những hồ sơ mô tả giải phẫu, bản ghi âm và nhiều dữ liệu khác, tiến sĩ Rice và các đồng nghiệp đã xác định được một số đặc điểm sinh lý cho phép nhóm cá vây tia (Actinopterygii) tạo ra những tiếng động này mà không cần dây thanh quản. Nhóm cá này hiện bao gồm hơn 34.000 loài đang sống trên khắp thế giới. " Chúng có thể nghiến răng hoặc tạo ra tiếng ồn khi chuyển động trong nước và chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm có liên quan ", ông Rice cho biết. Theo các nhà nghiên cứu, trong số 175 họ cá, 2/3 có khả năng giao tiếp bằng âm thanh. Phân tích cho thấy những giao tiếp bằng âm thanh này có thể đã tiến hóa độc lập ở loài cá. Hơn nữa, bằng chứng về việc cá có thể giao tiếp bằng âm thanh xuất hiện cách đây khoảng 155 triệu năm, cùng thời điểm với bằng chứng về sự giao tiếp bằng âm thanh của động vật trên cạn có xương sống. Một số nhóm cá nói nhiều hơn những nhóm khác, ví dụ như cá cóc và cá da trơn là những nhóm" nói"nhiều nhất. Tuy nhiên, Rice và nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng, phân tích của họ chỉ cho thấy sự hiện diện của việc giao tiếp bằng âm thanh của cá chứ chưa đánh giá được mức độ giao tiếp khác nhau giữa các loài.