Lỗ Tấn và tập truyện ngắn nổi tiếng

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi HoaKhai, 12 Tháng tư 2021.

  1. HoaKhai Một con mèo lành mạnh và cả tâm hồn tinh tế

    Bài viết:
    7
    5 MẨU TRUYỆN NGẮN NỔI TIẾNG NHẤT

    CỦA LỖ TẤN

    1. AQ chính truyện


    Câu chuyện kể lại cuộc phiêu lưu của AQ, một anh chàng thuộc tầng lớp bần nông ít học và không có nghề nghiệp ổn định. AQ nổi tiếng vì phương pháp thắng lợi tinh thần. Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng đang đánh bố của chúng".

    AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên khùng". A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh thần cao cả so với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp bức của chúng.

    Lỗ Tấn đã cho thấy những sai lầm cực đoan của AQ, đó cũng là biểu hiện của tính cách dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh AQ bị đưa ra pháp trường vì một tội nhỏ cũng thật là sâu sắc và châm biếm.

    2. Nhật ký người điên

    Đây là truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn viết năm 1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol. Nhật ký người điên là phát súng mở đầu, là bài "hịch tuyên chiến" chống lễ giáo, đạo đức phong kiến, phủ nhận triệt để chế độ phong kiến.

    Qua vài trang nhật ký, tác giả dựng lên cả một xã hội, thu tóm trong lịch sử mấy ngàn năm. Những suy nghĩ này là sự nung nấu trong tâm hồn, là sự trải nghiêm cuộc đời của Lỗ Tấn. Nó trở thành chân lí xui giục người ta hành động, thành viên đạn trái phá, công phá dinh lũy của chế độ phong kiến ngàn năm.

    Nhật ký người điên là tác phẩm duy nhất của Trung Quốc được lựa chọn vào tuyển tập 100 tác phẩm xuất sắc nhất của Bokklubben World Library.

    3. Khổng Ất Kỷ

    Khổng Ất Kỷ là một nho sĩ cuối mùa. Anh ta suốt đời ôm mộng công danh phú quý thi bao lần không đỗ vẫn không tỉnh ngộ, đến nỗi biến thành con mọt sách của thánh hiền, luôn mở miệng "chi, hồ, giả, dã". Tư tưởng "vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao" đầu độc anh ta đến mức coi việc ăn cắp sách không phải là ăn cắp, bởi vì có biết chữ mới ăn cắp.

    Thời đại đã thay đổi khiến anh ta trở thành người cô độc, lạc lõng. Anh ta cũng là người "độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày uống rượu". Anh ta trở thành con rối để mọi người đùa giỡn rồi nhanh chóng bị bỏ rơi trong quên lãng.

    Khổng Ất Kỷ được coi là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Lỗ Tấn khi vừa đồng tình với số phận bi thảm của tầng lớp trí thức hủ nho, song ông nghiêm khắc phê phán cái thủ cựu gàn dở của họ.

    4. Cố hương

    Truyện ngắn Cố hương kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương của nhà văn Lỗ Tấn.

    Cố hương cũng là tác phẩm được đông đảo bạn đọc Việt Nam biết đến vì đã từng được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn. Truyện ngắn gấy ấn tượng không chỉ bởi giọng văn trầm buồn mà còn bởi triết lý: "Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi."

    5. Thuốc

    Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đây là thời điểm diễn ra cuộc vận động Ngũ Tứ (Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh) bùng nổ. Câu chuyện được kể về những người dân quê mê muội trong một vùng quê u ám tù đọng lạc hậu.

    Trên cơ sở cảm nhận ánh sáng cách mạng của phong trào này, Lỗ Tấn xây dựng truyện với kỳ vọng giải thiêng nỗi u mê của dân tộc mình.

    (Sách Văn học Đinh Tị tổng hợp)

    I. XUẤT XỨ, TÓM TẮT TRUYỆN NGẮN

    1. Xuất xứ

    1.1. Tác động

    1.1. 1. Tác động gián tiếp


    - Năm 1902, ông du học Nhật Bản, dùng y học để cứu dân.

    Ban đầu ông học thuốc để chữa bệnh cho đồng bào. Về sau, nhận ra rằng thân thể cường tráng mà tinh thần ốm yếu thì cũng không thể vươn dậy được, thế là Lỗ Tấn chuyển sang chữa bệnh tinh thần bằng văn chương. Ngòi bút của ông tập trung chỉ ra những căn bệnh đớn hèn, cam chịu, an phận của nhân dân; phê phán sự mị dân của chính quyền; đả kích những tư tưởng, phong tục, lề thói cũ của chế độ phong kiến hủ lậu bốn nghìn năm.

    - Về tư tưởng triết học, Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng của triết học Nixo

    Theo quan điểm của Nixo, ông cho văn minh thế kỉ XIX có hai mặt: Một là cá nhân bị tập thể xóa mờ, hai là tinh thần bị vật chất vùi dập. Ông đi đến chủ trương: "Trọng cá nhân, phi tập thể; trọng tinh thần, phi vật chất". Quan điểm này có ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và khai thác các vấn đề xã hội, con người trong tác phẩm của ông.

    1.1. 2. Tác động trực tiếp

    - Thời kì Ngũ Tứ (1881- 1918).


    Nhật kí người điên nói lên tinh thần triệt để chống phong kiến của Lỗ Tấn. Đó là tinh thần chống phong kiến triệt để xưa nay chưa từng có. Những tác phẩm văn học trước kia, kể cả Thủy hử truyện, thường chỉ mới chỉ dừng lại ở mức độ chống một mặt bất hợp lí nào đó của chế đọ phong kiến, với ước muốn xây dựng một chế độ phong kiến hoàn hảo hơn, chưa từng có một tác phẩm nào xuất phát từ lập trường cách mạng để phủ nhận hoàn toàn và triệt để chế độ phong kiến như tác phẩm của Lỗ Tấn. Đó chính là tinh thần của Ngũ tứ.

    - Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol.

    Lỗ Tấn rất ưa thích các tác phẩm của Nikolai Gogol. Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên của Gogol.

    1.2. Vị trí

    - Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Tập "Gào thét", tập "Bàng hoàng".

    Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung.

    - Tác phẩm "Nhật kí người điên" là truyện ngắn đầu tay của đại văn hào Lỗ Tấn. Tháng 5 năm 1818, Lỗ Tấn cho ra đời truyện ngắn: Nhật kí người điên. Lỗ Tấn lao vào hoạt động sáng tác, tuyên truyền với tư thế chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đó.

    "Con chim cất tiếng hót không phải vì nó đã tìm ra được giải pháp cho cuộc đời. Nó hót đơn giản bởi vì nó có một bài hát thôi." (Maya Angelou).

    2. Tóm tắt truyện ngắn

    2.1. Khái lược truyện ngắn:


    Nhật kí người điên có lối tự sự đặc biệt (Nghệ thuật). Nhân vật chính là "người điên", đồng thời cũng là người kể chuyện chính trong tác phẩm. Anh ta không được miêu tả một cách rõ ràng với đầy đủ các thành phần như nguồn gốc xuất thân, họ tên, gia cảnh.. Người đọc chỉ biết rằng, đó là người em trong hai người bạn thân ngày trước của nhân vật "tôi" thời trung học cũng là người kể chuyện ngôi thứ nhất trong tác phẩm nhưng chỉ đóng vai trò là người mào đầu ở phần tiểu dẫn, không tham gia vào diễn biến câu chuyện; và chứng bệnh mà "người điên" mắc phải là chứng "bách hại cuồng", thứ bệnh lúc nào cũng nghĩ mình bị người khác bức hại.

    "Nhật ký người điên" - một truyện ngắn cực hay mà Lỗ Tấn viết cách đây ngót 100 năm (1918), nó là một câu chuyện xoay quanh một người đàn ông bị một chứng bệnh thần kinh kỳ lạ mang tên "Bách hại cuồng".

    Đó là chứng bệnh na ná chứng hoang tưởng, trong đó người đàn ông kia trông thấy cái gì cũng nghĩ là có người muốn hại mình.

    Khi người đàn ông mắc bệnh ấy thấy đám trẻ con nói chuyện với nhau, hắn lại nghĩ "tụi nhỏ đang bàn kế hoạch ăn thịt mình". Thấy anh trai mình tiếp khách thì lại nghĩ "Đến anh trai mình cũng tham gia kế hoạch ăn thịt mình sao?".

    2.2. Tóm tắt theo tuyến nội dung:

    Dựa vào cuốn nhật kí viết hết sức lộn xộn, không đề rõ ngày tháng của "người điên", người đọc có thể thấy, nỗi sợ của anh ta tập trung ở hai điểm chính.

    Thứ nhất, anh ta sợ những cặp mắt. Đó là ánh mắt "lườm" của con chó nhà họ Triệu (phần I) ; ánh mắt nhìn "quái gở" (phần 2) "hình như sợ mình mà cũng hình như muốn hại mình" của ông Triệu, ông anh và những người đi đường; ánh mắt nhìn "chòng chọc" của người đàn bà ngoài phố phần 3) "Rõ ràng câu nói" Ăn thịt mày một miếng.. "của người đàn bà nọ, tiếng cười của những người mặt tái mét, răng nhọn hoắt kia, và mẩu chuyện của người tá điền hôm trước, đều là những ám hiệu cả. Mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu. Toàn là bọn ăn thịt người!" ánh mắt "quỷ sứ" dữ tợn của lão Hà bắt mạch "Kỳ thực, há mình lại không biết lão già này chỉ là một tay giết người trá hình hay sao? Rõ ràng lấy cớ đến bắt mạch để dò xem béo hay gầy. Với cái công đó, lão ta sẽ được chia một phần mà ăn" của người tá điền, của bọn trẻ con; mắt "trắng dã và cứng đờ" của con cá chép hấp.. Tất cả những con mắt, dưới cái nhìn của "người điên", đều trở nên dữ dằn, gây cảm giác vô cùng đáng sợ "Nghĩ có lẽ mẹ cũng biết. Chẳng qua khi khóc, mẹ không nói ra đó thôi. Chắc cũng cho là phải. Còn nhớ hồi lên bốn lên năm, mình đang ngồi hóng mát trước nhà, nghe ông anh nói rằng: Cha mẹ ốm đau, con phải cắt một miếng thịt, nấu chín, dâng cho cha mẹ, mới là có hiếu. Mẹ cũng không cãi lại. Ăn được một miếng thì tất nhiên có thể ăn cả con người. Nhưng bây giờ nhớ lại thì hôm ấy, nghe mẹ khóc, thương tâm quá đi mất! Thật là một chuyện lạ lùng!" (Phần XI).

    Thứ hai là nỗi sợ bị ăn thịt. Nỗi ám ảnh này trước đó đã hiện ra mơ hồ khi "người điên" luôn cảm thấy bất an trước những cái nhìn của mọi người, mọi vật xung quanh. Sau khi nghe lời nói của người đàn bà ngoài phố đuổi đánh con: "Đồ ranh con! Tao có được thịt mày một miếng mới hả giận!", thì nỗi sợ ấy đã hiện hình. "Người điên" tự mình liệt kê tất cả những chuyện từ cổ chí kim để minh chứng rằng việc ăn thịt người xưa nay diễn ra ở cái đất nước rộng lớn có truyền thống văn hóa lâu đời này không hiếm, và việc mình đang có nguy cơ bị ăn thịt cũng chỉ nằm trong cái việc "bình thường" ấy mà thôi.

    Đọc tới phần III của tác phẩm, có một chi tiết quan trọng mà nếu để ý chúng ta sẽ nhận ra dụng ý của nhà văn, đó là cách đặt tên. Cái tên "thôn Lang Sói" mà người điên nghe nói trong mấy ngày trước kể về chuyện mất mùa "có một tên đại ác bị người ta đánh chết. Có kẻ đến moi tim moi gan đem về rán mỡ ăn cho được can đảm". Câu chuyện đó và cái tên đó cũng đủ khiến ta rùng rợn về cách sống của con người với nhau trong một xã hội.

    Cuối tác phẩm, "người điên" đau khổ hoài nghi bản thân cũng nằm trong đám người có "truyền thống ăn thịt người trên bốn nghìn năm" qua. Chuyện vô tình trở thành kẻ ăn thịt người là do trước đây anh ta không biết, do còn ngu muội nên anh ta chưa nhìn ra được đằng sau ba chữ "nhân, nghĩa, đạo đức" viết "lung tung tí mẹt" là ba chữ "ăn thịt người". Nhưng giờ đã biết rồi, anh ta nghĩ "khó lòng mà nhìn mặt những người chân chính". Qua đây cho thấy, tuy sống giữa bầy sói, nhưng "người điên" không mất hết niềm tin vào bản tính thiện của con người, anh ta mạnh dạn lên tiếng cảnh tỉnh giới mình: "Các người có thể thay đổi được. Hãy thực tâm mà thay đổi đi".

    Truyện kết thúc bằng lời kêu gọi "Hãy cứu lấy các em!". Chắc cũng còn những đứa trẻ chưa từng ăn thịt người chứ? Những dòng nhật kí của "người điên" đến đây cũng dừng lại. Anh ta không viết nữa, hay vì "người điên" nay đã khỏi bệnh và đang chờ để chuẩn bị đi làm việc? Cái kết thúc này hẳn cũng mang nhiều ý nghĩa. Phải chăng khi đã nhận thức một cách rõ ràng về nạn ăn thịt người của xã hội cũng là lúc "người điên" hết bệnh? Và phải chăng chính "các em" đã trở thành một phần động lực giúp cho "người điên" khỏi bệnh? "Hãy cứu lấy các em!", ai cũng hiểu đó là lời kêu gọi của nhà văn: Hãy "quét sạch những đứa ăn thịt người ấy đi, hất đổ cái mâm tiệc ấy đi, đốt phá cái nhà bếp ấy đi, đó là sứ mệnh của thanh niên ngày nay".

    Trong số những kẻ bị đày đọa, chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, thiệt thòi, thì trẻ em và phụ nữ luôn là đối tượng cần sự chở che, nâng đỡ nhất; do đó, tiếng kêu "cứu lấy trẻ em" cũng là tiếng kêu cứu bi thương và cấp thiết nhất. Lớn tiếng kêu gọi cứu lấy những con người đáng thương nhất ấy cũng có nghĩa là kêu gọi cứu lấy tương lai của đất nước Trung Hoa, cứu lấy những con người sau này sẽ nắm sứ mệnh lịch sử thay đổi vận mệnh của cả dân tộc. Đó cũng chính là niềm mong mỏi lớn lao, là niềm tin của Lỗ Tấn vào một thế hệ Trung Quốc trẻ tuổi sẽ làm được những điều mà sinh thời ông luôn khát khao, trăn trở, nhưng chưa thể nào thực hiện.

    2.3. Hệ thống nhân vật

    Nhân vật có tên Nhân vật quần chúng

    - Ông Triệu

    - Cụ Cố Hữu

    - Lão Nam Trần

    - Ông cụ Hà xem mạch - Nhân vật "tôi" (tác giả).

    - Ông anh của tác giả.

    - Người tá điền.

    - Người đàn bà ngoài phố.

    - Những đứa trẻ con.

    2.3. 1. Nhân vật có tên

    Ông Triệu: Ánh mắt quái gỡ, hung tợn.

    Cụ Cố Hữu: Cụ Cố Cữu là một tên tượng trưng chỉ những nhân vật bảo thủ. Cuốn sổ ghi nợ nói ở đây ám chỉ lịch sử thống trị tràng kỳ của giai cấp phong kiến. Giẫm lên cuốn sổ ghi nợ ấy tức là có hành vi chống lại chế độ phong kiến.

    Lão Năm Trần: Đại diện cho giai cấp thống trị. Mù quáng tuân theo thẩm quyền và truyền thống.

    Ông cụ Hà xem mạch: Có cặp mắt rất dữ, cứ cúi gầm mặt xuống đất, chỉ nhìn trộm qua đôi kính trắng.

    2.3. 2. Nhân vật quần chúng:

    Ông anh của tác giả: Tâm địa độc ác, cùng thuộc tầng lớp thống trị. Thể hiện qua chi tiết :(Còn nhớ hồi ông anh bầy cho mình làm luận. Mặc dù nhân vật đem ra bàn tốt đến đâu, hễ tìm được cách chê vài câu là ông ta khuyên cho mấy khuyên. Và đối với những nhân vật xấu, hễ lựa lời bào chữa, là ông ta phê ngay bên cạnh "Phiên thiên diệu thủ, dữ chúng bất đồng" (Có tài biện luận! Độc đáo).

    Nhân vật "tôi" (tác giả) : Là một người dân khác biệt với số đông khi nhận thấy và phản kháng lại tội ác của bọn thống trị, bị cho là hoang tưởng và mắc chứng bệnh sợ hãi.

     Biểu tượng của sự thức tỉnh tư tưởng dân chủ, của lòng dũng cảm và tham vọng thách thức xã hội truyền thống.

    Tóm lại, trong Nhật kí người điên Lỗ Tấn đa khái quát xã hội 4000 năm lịch sử của Trung Quốc là xa hội "người ăn thịt người". Hình tượng người điên được xây dựng theo lối biểu tượng hai mặt. Xã hội phong kiến xem y là người điên thật, mắc bệnh "bách hại cuồng". Nhưng trên thực tế quần chúng bị bóc lột thì xem người điên là người đại diện cho mình đứng lên vạch trần xã hội phong kiến và nói lên ước mơ tốt đẹp của mình. Khi viết về nỗi khổ của nhân dân lao động Trung Quốc, Lỗ Tấn không chỉ quan sát bề ngoài, chỉ biểu hiện những đau đớn về xác thịt như đói khát, đánh đập, bị tra khảo mà ông đi sâu khai thacsoos phận của họ. Thím Tường Lân trong "Lễ cầu phúc" là một ví dụ. Xã hội đó đã trà đạp số phận của họ từ trong những ý nghĩ. Người ta nhẫn tâm lên án chị là người tái giá làm bại hoại phong tục, sợ rằng sau này chị chết đi, 2 ông chồng dưới âm ti sẽ tranh nhau. Thậm chí cái bệnh hoạn trong tâm hồn của chính những người áp bức bóc lột cũng được Lỗ Tấn miêu tả sâu sắc. Do thiếu giác ngộ mà cái khối quần chúng trong truyện ngắn Lỗ Tấn không thông cảm với chị, mà còn khinh bỉ chị.

    Hình ảnh cụ Cố Cữu tượng trưng cho những nhân vật bảo thủ, mà cuốn sổ ghi nợ của ông ta chính là lịch sử thống trị trường kì của giai cấp phong kiến, cũng là món nợ truyền kiếp mà những người lao động khốn cùng phải đeo gánh; việc dẫm lên cuốn sổ nợ là tượng trưng cho hành vi chống lại chế độ.

    Hình ảnh con chó nhà họ Triệu là họ hàng của loài lang sói, của con "hyène", "mắt rất dễ sợ và hình thù rất xấu xí, thường ăn thịt chết, xương to mấy cũng nhai nát ra rồi nuốt tất" cũng chính là hình ảnh của những con người trong cái thôn biểu tượng mang tên "thôn Lang Sói". Ở đó có "tên đại ác vừa bị người ta đánh chết", "có kẻ đến moi tim, moi gan đem về rán mỡ ăn cho được can đảm". Ở đó, người với người chẳng khác gì loài lang sói sẵn sàng ăn thịt lẫn nhau. Hình ảnh họ khiến người đọc liên tưởng tới đám người thị chúng hả hê kéo nhau xem người ta chém đầu đồng loại của mình để nhận lấy chiếc bánh bao chấm máu người đỏ tươi về làm thuốc chữa bệnh lao cho người thân trong Thuốc.
     
    chiqudoll, thanhchungmkt, Admin1 người nữa thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...