Liệt kê 10 vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Wall-E, 8 Tháng tám 2016.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    589
    Danh sách những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại được dựa trên sự yêu thích, bình chọn của người dùng tại website TheTopTen. Thứ tự từ trên xuống. Càng ở trên cao càng lắm người bình chọn. Việt Nam ta tự hào khi có 3 vị tướng nằm trong danh sách được cả thế giới ngưỡng mộ.

    Các bạn có thể vào đây để bình chọn: Top Ten Military Generals of All Time - TheTopTens


    Danh sách:

    1. David IV of Georgia


    Vua David IV của Georgia lên ngôi khi còn rất trẻ. Ông còn có một tên gọi khác là David the Builder vì đã xây dựng lên vương quốc Georgia từ một đống đổ nát & bị xâm chiếm thành một trong những vương quốc hùnh mạnh nhất Đông Âu thời bấy giờ. Georgia là một quốc gia nhỏ nằm giữa Tây Á và Đông Âu ở vùng biển Đen. Giáp với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1121, đại đế quốc Seljuk đã tiến hành xâm lược Georgia với số binh sĩ từ 400 -> 600 nghìn người trong khi đó vua David IV của Georgia chỉ có 50 nghìn binh sĩ. Trước trận đấu, vua David đã ra lệnh cho quân sĩ tự chặn đường rút lui của họ, và họ chỉ còn cách chiến thắng hoặc là chết. Sau đó họ đã chiến thắng, quân Seljuk đã tử trận & bị bắt gần như toàn bộ: 70% binh sĩ bị chết, số còn lại bị bắt làm tù binh. Trận chiến Didgori được coi là trận chiến thần kỳ. Đây có thể coi là trận chiến không cân sức nhất trong lịch sử chiến tranh của loài người. Góp phần đưa tên tuổi vua David IV của Georgia vang danh khắp châu Âu thời bấy giờ khi lấy 1 địch 10 và sau đó khôi phục Georgia trở thành vương quốc hùng mạnh nhất ở Caucasus. Hiện tại, tên của ông được đặt cho sân bay chính của Georgia, sân bay King David the Builder.

    [​IMG]

    2. Alexander Đại Đế[SIZE=4][IMG]http://a9.vietbao.vn/images/vn999/150/2014/07/20140717-tran-hung-dao-trong-top-anh-hung-tai-nang-cua-tg-5.jpg[/IMG][/SIZE]


    Người chinh phục vĩ đại nhất của lịch sử Hi Lạp cổ, trong vòng một thập kỷ, ông đã lãnh đạo đế chế Macedonia chinh phục hầu như toàn bộ lãnh thổ thế giới, trải dài từ biển Ionian (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) tới dãy Himalaya. Bất bại trong hầu hết các trận đánh, ông được coi là một trong những vị tướng giỏi nhất trong lịch sử.

    Sự vĩ đại của Alexander thể hiện ngay từ sự ra đời của ông. Hoàng đế của Macedonia cất tiếng khóc chào đời vào ngày thứ Sáu trong tháng Sáu, đúng vào thời điểm đền thờ thần Artemis ở Ephesus bị cháy rụi. Nhiều truyền thuyết cho rằng, ông là con của một vị thần rắn còn các nhà tiên tri thời cổ đại tiên đoán, ông sẽ có một tương lai "bách chiến bách thắng".

    [​IMG]

    Sự thật đã chứng minh tính đúng đắn của điều tiên tri ấy. Trong suốt thời gian cầm quyền, Alexander Đại đế thường xuyên dẫn quân đi chinh phạt và gần như bách chiến bách thắng, nổi bật nhất là chiến dịch chinh phục đế quốc Ba Tư - chiến dịch đầu tiên trong đời của vị hoàng đế 20 tuổi. Trận đánh thể hiện nhiều nhất tài năng quân sự của Alexander Đại đế chính là trận Gaugamela diễn ra năm 331 TCN khi ông giao tranh với hoàng đế Darius III nhà Achaemenes - lúc đó đang cai trị Ba Tư.

    Theo các nguồn tư liệu lịch sử cổ đại, người ta ước tính hơn 40.000 quân Macedonia đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư. Trong trận chiến, Alexander đã quan sát rất tinh tường, nhận ra những sai lầm của quân Ba Tư để điều chỉnh chiến thuật tiến đánh. Cuối cùng, Alexander đã buộc chủ soái Darius III của địch phải tháo chạy, quân đội bị đánh tan tác, tán loạn. Sau trận chiến, quân của Alexander chỉ mất có vài trăm người, so với gần 4 vạn quân lính Ba Tư. Chỉ 3 năm sau trận Gaugamela, Alexander đã thống nhất Ba Tư.

    Những chiến công của ông được đánh giá cao vì nó làm cho văn hóa Hi Lạp được lưu truyền khắp nơi, đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử Văn minh nhân loại. Ông được coi là người đã sáng lập 20 thành phố mang tên mình. Tuy nhiên, ông qua đời một cách đột ngột ở tuổi 32 mà cho đến ngày nay người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Một số người cho rằng ông đã bị đầu độc. Ngoài ra thì còn có nhiều giả thuyết cho rằng Alexander là người đồng tính vì mặc dù có vợ nhưng ông có quan hệ rất thân thiết với chỉ huy đội kỵ binh Hephaestion, cả hai gắn bó với nhau như nhân tình.


    3. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


    Nếu như quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn được biết đến như đội quân thiện chiến dũng mãnh nhất lịch sử thế giới cận đại khi chinh phục Trung Quốc và mở rộng lãnh thổ khắp vùng từ Châu Á sang Châu Âu, đánh bại đế quốc Ba Tư và xâm chiếm Châu Âu thì Trần Hưng Đạo được biết đến như một vị tướng lãnh đạo quân đội nhà Trần 3 lần đánh bại đội quân đó. Tướng của quân Nguyên Mông là Thoát Hoan thậm chí phải 3 lần rúc vào ống đồng lẩn trốn để binh sĩ khiêng về nước. Những chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên - Mông dưới thời Hốt Tất Liệt (cháu của Thành Cát Tư Hãn) là một trong những chiến công vĩ đại nhất của lịch sử thế giới. Sau chiến thắng của Trần Hưng Đạo, đế chế Mông Cổ bắt đầu suy yếu và tan rã trên phạm vi toàn thế giới. Ông được hoàng gia Anh phong tặng danh hiệu: Người đánh bại đế chế Mông Cổ.

    [​IMG]

    4. Hoàng Đế Napoleon

    Danh tướng vĩ đại nhất thế kỷ 19, người đàn ông đầu tiên chinh phục hầu như toàn bộ Châu Âu. Ông được cả thế giới kính phục bởi tài năng quân sự và khả năng lãnh đạo thiên tài. Người châu Âu gọi Napoleon là thần chiến tranh, bởi ông đã tạo ra những chiến thắng chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường. Và lý tưởng nhất có lẽ là những việc làm phi thường mà không vị tướng nào dám thực hiện.

    [​IMG]

    Một trong những chiến thắng thể hiện rõ tài năng ấy của Napoleon là trận chiến Ba Hoàng đế - Austerlitz vào năm 1805. Sở dĩ có cái tên này là bởi quy mô của trận đánh rất lớn, với sự tham gia của ba vị hoàng đế của các cường quốc châu Âu: Napoleon của Pháp, Franz II của Áo và Sa hoàng Nga Alexander I.

    Cùng với các thống chế tài năng như Lannes, Ney, Davout, Murat Napoleon đã chỉ huy thành công 73.000 quân Pháp, chiến thắng hơn 80.000 quân liên minh Áo - Nga năm 1805.

    Nhiều tài liệu ghi lại rằng, Napoleon đã đích thân xung trận để nhận định tình hình, phán đoán ý đồ của địch và lặng lẽ ra lệnh điều pháo binh, tăng hỏa lực mạnh nhằm chiếm các điểm, hỗ trợ tốt cho trận chiến. Ông đồng thời còn lợi dụng rất tốt địa hình, cho đại bác nã vào hồ băng và làm hàng nghìn quân địch chết đuối trong sự lạnh giá.


    5. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]

    Với việc chỉ huy quân đội Việt Nam ban đầu chỉ có 34 người. Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đánh bại cả đế quốc Pháp và Mỹ, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ tại chiến trường Điện Biên Phủ trên không, Võ Nguyên Giáp đã ghi tên mình vào danh sách những vị tướng tài ba nhất lịch sử nhân loại. Từ một nhà văn không qua trường lớp đào tạo quân sự, cũng không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, ông trở thành tướng chỉ huy và được phong hàm đại tướng từ khi còn rất trẻ: 37 tuổi. Trở thành đại tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Được viện Hàn Lâm hoàng gia Anh vinh danh là người đánh đổ hai chế độ thực dân cũ và mới, bậc thầy của chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam".

    Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: "Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông".

    Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: "Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục". Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G. Zumwalt đã phải thốt lên: "Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam".


    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bậc thầy về chiến tranh du kích trên thế giới.

    Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt "pháo đài bất khả xâm phạm" của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta.

    Cũng từ đây, biệt danh "Napoleon của Việt Nam" bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp.

    Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều.

    Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".


    [​IMG]

    Tướng Giáp cùng các lãnh đạo thống nhất kế hoạch tiến đánh Điện Biên Phủ năm 1954.

    Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta.

    Trên phương diện quốc tế, trận chiến Điện Biên Phủ trên không có một ý nghĩa rất lớn: Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc châu Âu bằng sức mạnh quân sự. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây, đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải ngồi vào bàn đàm phán và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa của Pháp ở Châu Phi được cổ vũ mạnh mẽ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.

    Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.


    6. Thành Cát Tư Hãn

    Trong số các vị anh hùng người châu Á, Thành Cát Tư Hãn được coi là người có dã tâm xâm lược và tài năng lớn bậc nhất. Là người thành lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh, từ một người bị đuổi ra khỏi bộ lạc của mình, ông đã thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ, chinh chiến mở rộng lãnh thổ bao phủ gần hết châu Á sang châu Âu. Quân Mông Cổ giết bất cứ ai cản đường của họ và không một ai có thể ngăn họ lại.

    [​IMG]

    Tài năng quân sự của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Thành Cát Tư Hãn tổ chức quân đội mình thành các nhóm theo cơ số 10 (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ) và chủ yếu là các kỵ binh nhẹ rất giỏi bắn cung. Cách tổ chức này cho phép quân đoàn của ông tấn công ồ ạt, dễ bao vây và dẫn kẻ địch vào vùng mai phục.

    Mặt khác, Thành Cát Tư Hãn còn là một bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh tâm lý. Trước khi tấn công các thành trì địch, ông thường cho loan báo những lời đe dọa gây hoang mang, nếu địch không chấp nhận ông sẽ cho tấn công tiêu diệt toàn bộ thành. Tuy nhiên, sau đó ông thường cố tình thả vài người sống sót để lan truyền sự sợ hãi tới với những thành trì tiếp theo.

    Kỵ binh nhẹ của Thành Cát Tư Hãn vượt trội hẳn so với kỵ binh châu Âu nặng nề, chậm chạp

    Triết lý quân sự mà cả đời Thành Cát Tư Hãn tuân theo đó là làm sao chiến thắng kẻ thù nhanh nhất, ít thiệt hại nhất nhờ tâm lý chiến và sức mạnh, sự linh hoạt của các kỵ binh. Đặc biệt, trong các trận chiến, ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn cũng sẽ không buông tha. Ông ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo, giết cho tới khi nào chắc chắn kẻ địch đã chết.


    7. Hanibal Barca

    [​IMG]

    Vị tướng huyền thoại này với lực lượng ít và yếu hơn hẳn đế chế Rome nhưng đã tiến hành những cuộc hành quân vô tiền khoáng hậu từ Cathegne (Tây Ban Nha ngày nay) đánh thẳng vào Rome, với những chiến thắng vang dội làm suy yếu tận gốc rễ đế chế La Mã, mặc dù sau này Rome phản công và đã phải dùng đến chính sách lược của Hanniban là cho quân đánh thẳng đến Cathegne khiến cho Hanniban thua trận và sau này phải tự sát nhưng từ đấy đế quốc La Mã suy tàn không còn gượng dậy được nữa.

    Thành tựu nổi bật nhất của ông là khi nổ ra chiến tranh Punic lần hai, Hannibal đã dẫn một đội quân, gồm voi chiến, từ Iberia qua 2 dãy núi Pyrenees và Alps vào phía Bắc Ý.

    Trong suốt cuộc xâm chiếm Ý của mình, Hannibal đã đánh tan tác quân La Mã trong hàng loạt cuộc chiến, trong đó bao gồm những trận chiến tại Trebia, Trasimene và Cannae. Sau trận Cannae, rất nhiều đồng minh của nước Cộng hòa La Mã đã gia nhập với Hannibal khi ông hứa sẽ cho họ độc lập và một chính quyền tự trị. Theo một số nhà sử học, Hannibal thiếu các khí tài vây hãm cần thiết để có thể tấn công thành trì kiên cố La Mã, nhưng theo J. F. Lazenby chỉ ra thì đó không phải là sự thiếu các loại vũ khí công thành cần thiết mà là do sự thiếu hụt nguồn tiếp tế và ý định chính trị. Ông duy trì một đạo quân tại Ý trong hơn một thập kỉ sau đó và không bao giờ thua một trận đánh lớn nhưng cũng không thể ép người La Mã chấp nhận các điều khoản cho hòa bình. Một cuộc xâm lược phản công vào Tây Ban Nha và sau đó là Châu Phi của quân La Mã buộc Hannibal phải trở lại Carthage, nơi mà ông đã bị đánh bại trong trận chiến Zama. Sau này ông bị phản bội và giao nộp lại cho quân La Mã khiến ông phải uống thuốc độc tự tử để bảo toàn danh dự.

    Hannibal được công nhận là một trong những vị tướng và nhà chiến thuật tài ba nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Nhà sử học quân sự Theodore Ayrault Dodge đã một lần gọi Hannibal là "cha đẻ của chiến thuật". Lời khen này đã giúp ông giành được tiếng vang trong thế giới hiện đại và ông được những vị danh tướng thời cận đại như Napoléon Bonaparte hay Công tước Wellington coi là một trong những "thiên tài quân sự".

    Ông cũng được biết đến với một câu nói nổi tiếng: "We will either find a way, or make one"

    Chúng ta sẽ hoặc tìm, hoặc tạo một con đường .


    8. Julius Caesar

    Tổng tài của đế chế La Mã, người chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu thời bấy giờ, chiếm sang cả Ai Cập và Babylon. Rất nổi tiếng với bản báo cáo chiến thắng gửi Viện Nguyên lão khi ông được cử chinh phục Babylon: "VENI, VEDI, VICI" (Ta đã đến, đã nhìn thấy, đã thắng).. bộc lộ sự kiêu căng của một người tài năng chiến thắng.

    [​IMG]

    Julius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia.

    Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng, đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Rôma. Caesar bất tuân lệnh này, thay vào đó ông vượt sống Rubicon với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN, rời khỏi khu vực tài phán của mình và tiến vào Rôma có vũ trang. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng thuộc về Caesar.

    Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế quốc La Mã.

    Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.


    9. Khalid Ibn Al-Walid

    Trong số những thống soái theo đạo Hồi, người nổi bật nhất không ai khác chính là vị tướng người Ả Rập Saudi, sinh ra ở Mecca tên Khalid Ibn Al-Walid. Ông đã giao chiến hơn 100 trận và toàn thắng trước các đối thủ đến từ Syria, Ba Tư và đế chế Byzantine. Vốn là một tướng lãnh dưới quyền nhà tiên tri Muhammad, ông có công lớn trong các cuộc chinh phục của người Ả Rập và nhờ đó đạo Hồi được truyền bá rộng rãi vào Trung Đông, Ba Tư, Bắc Phi, Ấn Độ và nhiều phần khác của châu Phi, châu Á.

    10. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ

    Vua Quang Trung được mệnh danh là vị vua bách chiến bách thắng, đánh trận nào thắng trận đó và chưa từng thất bại trong vòng 20 năm chinh chiến và trị quốc, từ những năm 20 tuổi. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.

    Ông đã dẫn 10 vạn quân hành quân thần tốc từ miền Nam ra kinh thành Thăng Long và đập tan gần 30 vạn quân Thanh của vua Càn Long do Lê Chiêu Thống cầu cứu viện chỉ trong vòng 40 ngày. Một tuần trước khi tiến vào đất Thăng Long ông đã dám tuyên bố: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Nhưng chỉ trong vòng 5 ngày tức ngày mùng 5 tháng giêng 30 vạn quân Thanh đã thua tan tác giẫm đạp lên nhau bỏ chạy về Trung Quốc, xác quân Thanh chết chất cao như núi tạo nên sự tích Gò Đống Đa.

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...