Lịch sử đồng Ethereum Ethereum là gì? Nếu như đã một lần nghe qua về các sàn phẩm tiền mã hóa thì không thể nào bạn không nghe đến cái tên Ethereum, hay gọi tắt là ETH. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng nhau tìm hiểu Ethereum là gì, Ethereum có gì khác biệt so với Bitcoin và lịch sử phát triển của ETH từ khi thành lập cho đến ngày nay. Nói một cách chính xác thì Ethereum đề cập đến một nền tảng phần mềm mã nguồn mở dựa trên công nghệ blockchain, cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung, còn được gọi là các dApp. Tuy nhiên, một cách dễ hiểu hơn thì đây cũng là khái niệm để chỉ các đồng Ether (ETH), một loại tiền mã hóa được xây dựng trên nền tảng Ethereum, Khi ai đó nói về việc mua hay bán ETH, đó là đang nói đến khái niệm thứ hai của dồng tiền này. Lịch sử đồng ETH ETH phát triển và gắn liền với cái tên Vitalik Buterin. Ông là một lập trình viên đã tham gia vào dự án Bitcoin từ khi mới 17 tuổi. Buterin nhanh chóng nhận ra những bất cập của Bitcoin và đã tạo ra Ethereum như một công nghệ blockchain cải tiến và ưu việt hơn so với bản tiền nhiệm là Bitcoin trước đó. Ethereum được ra đời từ sự phát triển của lập trình viên người Nga Vitalik Buterin. Là một người có niềm đam mê mãnh liệt đối với công nghệ, Buterin đã nảy sinh ra ý định thành lập nên một nền tảng blockchain mới khắc phục được các nhược điểm mà Bitcoin đã sinh ra trong quá trình hoạt động, và từ niềm mơ ước ấy, Ethereum ra đời như là một ứng dụng mới thay thế và có nhiều điểm hoạt động vượt trội hơn Bitcoin. Năm 2013, Buterin cho ra mắt cuốn sách mô tả về cái mà sau này trở thành ETH và khối chuỗi Blockchain Ethereum. Mùa hè năm 2914, một cộng sự của Buterin là Gavin Wood đã công bố Yellowpaper cho Ethereum và Vitalik xác nhận rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức Ethereum Foundation. Tháng 6 năm 2015, một khối block đầu tiên của Ethereum được khai thác thành công trên mạng lưới Ethereum Network Mainnet, đánh dấu cho sự hình thành chính thức và đi vào hoạt động của Ethereum Blockchain, Tuy nhiên sau chỉ một năm hoạt động, Ethereum gặp sự cố Hard Fork. Điều đó đã sinh ra hệ quả là các nhà phát triển cũng như cộng đồng buộc lòng phải phân tách Ethereum lúc bấy giờ thành hai bản độc lập, Ethereum và Ethereum Classic. Kể từ đó, hàng ngàn nhà phát triển đã cùng nhau góp sức và chung tay xây dựng nên một hệ sinh thái blockchain dựa trên mạng lưới Ethereum và đưa Ethereum trở thành đồng tiền số có vốn hóa thị trường lớn thứ hai thế giới chỉ sau Bitcoin, và nghiễm nhiên nhận được danh xưng Hoàng hậu tiền số. Mục đích ra đời của Ethereum Ethereum là một nền tảng công nghệ Blockchain, được thiết kế nhằm cho phép tích hợp rất nhiều các chức năng khác nhau trên cùng một mạng lưới hoạt động, Người ta thường có câu nói ví von: Nếu Bitcoin là email. Thì Ethereum là toàn bộ mạng Internet. Theo đó, Ethereum được sử dụng cho các dịch vụ máy tính dựa trên dApp và hợp đồng thông minh, giúp cho người dùng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc bằng cách loại bỏ các yếu tố trung gian, các nhà môi giới bên thứ ba và các kiểu độc quyền không hiệu quả như các công ty lớn hoặc thậm chí là các cơ quan chính quyền. Về bản chất, Ethereum vẫn tuân theo triết lý và nguyên tằc hoạt động phi tập trung của Bitcoin, nhưng có nhiều ứng dụng hơn là chỉ nói về tiền bạc hay tài sản. Ethereum được biết bằng ngôn ngữ lập trình nào? Do Máy ảo Ethereum (EVM) hoạt động như một 'máy tính thế giới' với nhiều nút, nó thực sự sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình bao gồm C++, Python, Ruby, Go và Java. Một ngôn ngữ chuyên ngành có tên là Solidity được sử dụng để viết các hợp đồng thông minh trong Máy ảo Ethereum. Phân tách cứng ETH Năm 2016, tin tặc đã đánh cắp khối lượng Ether trị giá 50 triệu USD - một hành động gây lo ngại về tính bảo mật của nền tảng. Cuộc tranh cãi về vấn đề đó đã khiến cộng đồng bị chia rẽ và Ethereum đã phân tách thành hai blockchain: Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC). Mã thông báo ETH Ethereum không chỉ có đồng tiền mã hóa Ether (ETH), mà còn có cả mã thông báo Ether. Mã thông báo này hoạt động như tiền tệ bên trong Máy ảo Ethereum (EVM). Mã thông báo ETH được truyền bên trong EVM để thực hiện hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh trong Ethereum Về bản chất, hợp đồng thông minh là một chương trình máy tính có chức năng như một hợp đồng, tức là nó vẫn sẽ phải đảm bảo các yếu tố như bao gồm các các nhân và hoặc các doanh nghiệp tham gia và đáp ứng các nghĩa vụ, trách nghiệm và quyền lợi được nêu ra trong hoạt động. Mã của hợp đồng thông minh tự động thực hiện các điều khoản khi nạp mã thông báo. Lợi ích bao gồm: Kỹ thuật số: Không cần in hoặc đăng giấy tờ, có thể chia sẻ dễ dàng. Tự quản: Cắt bỏ trung gian, không cần trao đổi qua lại. Đáng tin cậy: Thông tin về hợp đồng thông minh được mã hóa và sao lưu trên một sổ cái dùng chung. Bảo mật: Công nghệ mã hóa khiến cho thông tin hợp đồng cực kỳ khó bị đánh cắp. Tốc độ: Thực hiện tự động làm cho hợp đồng thông minh được xử lý nhanh hơn. Chi phí: Tiết kiệm chi phí giấy tờ, phí luật sư, v. V. Điểm tiện lợi hơn của hợp đồng thông minh đó là hợp đồng thông minh hoạt động như các tài khoản đa chữ ký, chỉ thực hiện được khi và chỉ khi tỷ lệ phần trăm nhất định của các bên đã đồng ý tham gia vào hoạt động. Hợp đồng thông minh có thể được mã hóa trên mọi nền tảng blockchain, nhưng đa phần các nhà phát triển nghiên cứu Ethereum có thể lập trình hợp đồng thông minh với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn nhiều so với Bitcoin. Do đó, điều này cho phép các hợp đồng thông minh Ethereum có độ phức tạp và linh hoạt cao hơn, đồng thời cũng được dùng làm cơ sở cho một ứng dụng phi tập trung hoặc các chức năng tự quản khác trên blockchain bất kỳ ngoài Ethereum Network. Ưu điểm của Ethereum ETH là đồng tiền miễn nhiễm với các can thiệp từ bên thứ 3. Đồng nghĩa với đó là việc tất cả các ứng dụng phi tập trung và các quỹ DAO được triển khai trên nền tảng Ethereum Networl sẽ không bị giới hạn số lượng Ethereum đào được. Giao dịch ETH trên mạng lưới diễn ra rất nhanh chóng vì sử dụng giao thức GHOST. Phí giao dịch của Ethereum được tính dựa trên khối lượng, băng thông, lưu trữ. Ngược lại, phí của Bitcoin lại được tính là sự cạnh tranh trực tiếp với nhau để có thể vào được khối. Rất nhiều nhà đầu tư lớn, nổi tiếng ủng hộ Ethereum như Microsoft, Intel, Red Hat. Cộng đồng ETH đang lớn mạnh trên khắp thế giới. Các dự án ICO sử dụng đồng ETH được bán rất nhanh chóng. Hệ thống của Ethereum là tự động hóa. Người dùng có thể khai thác ETH trong mạng mà không bị kiểm soát bởi bất kì ai. Blockchain được hình thành xung quanh 1 nguyên tắc đồng thuận. Tất cả các nút trong hệ thống cần phải đồng ý về mọi thay đổi được thực hiện trong đó. Điều này giúp loại bỏ gian lận, tham nhũng và làm giả trong các giao dịch trên nền tảng. Toàn bộ nền tảng được phân cấp. Do đó tất cả các ứng dụng luôn ở trạng thái trực tuyến và không bao giờ tắt. Tính phi tập trung và bảo mật bằng mật mã giúp cho mạng Ethereum chống lại hacker và các hoạt động lừa đảo. Nhược điểm của ETH Nếu như không có một biện pháp quản lý đúng đắn thì ETH có thể trở thành một công cụ cho tội phạm tham gia các hoạt động rửa tiền xuyên quốc gia. ETH giống như mọi giao thức khác trên mạng, vẫn có thể bị hacker tất công và khai thác các lỗ hổng bảo mật. tiền ảo ETH giống với các đồng tiền kĩ thuật số khác, vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và công nhận là một đơn vị tiền tệ thanh toán tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc sở hữu và nắm giữ ETH vẫn là một rủi ro nhất định dành cho các nhà đầu tư. Điều gì sẽ xảy ra với ETH trong tương lai? Vốn hóa thị trường hiện tại của ETH đã và đang tiếp tục giữ vị trí thứ hai chỉ sau Bitcoin trên thị trường tiền số. Tuy nhiên, tính hữu ích của nền tảng Ethereum và các cải tiến đi kèm với phiên bản 2.0 sẽ duy trình vị thế đồng tiền chính trong thị trường tiền mã hóa và nghành công nghệ rộng lớn hơn. Kể từ khi ngành công nghiệp tiền điện tử ra đời, đã có rất nhiều mô hình, dự án lừa đảo, đa cấp khiến các nhà đầu tư mất trắng những khoản vốn, tài sản mà mình đã bỏ vào thị trường. Điều này làm tăng lên sự nghi ngờ về độ tin cậy của các đồng tiền điện tử, tuy nhiên với ETH thì đó lại là một câu chuyện khác. Theo thời gian thì Ethereum đã chứng tỏ được giá trị của mình bất chấp những chỉ trích cho rằng Ethereum đã làm cho nhiều dự án thất bại và khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng. Điều này chứng tỏ bằng các ứng dụng tiện ích mà Ethereum đã mang lại và trở thành đồng tiền tiên phong trong hệ thống tài chính mới. Thị trường tiền điện tử luôn luôn xảy ra biến động không ngừng và rất khó để dự đoán trước được tình hình tương lai. Nhưng ở thị trường mới nào cũng vậy, cần phải có các biến động thì thị trường đó mới có thể phát triển. Ethereum không được coi như một trò lừa đảo và những cú ngã đầu tiên trên con đường phát triển của Ethereum là tất yếu để mọi người cùng dừng lại và nhìn nhận, đánh giá dự án cũng như tìm cách để hoàn thiện hơn một công nghệ blockchain mới trong tương lai.