Truyện Ngắn Lí Tâm - Khống

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Khống, 13 Tháng tám 2018.

  1. Khống Hãy gọi tôi là Khống Đại nhân

    Bài viết:
    46
    Tên truyện: Lí tâm
    Tác giả: Khống
    Nhân vật: Lí Tâm, Sâm Tiềm
    Thể loại: Ngược văn, mau xuyên, tản mạn, *.


    Ngày 7 tháng 3 năm 1990,
    Tôi lăn chiếc xe ra ngoài hiên, đón ánh nắng chiều hiếm hoi sau đợt mưa phùn kéo dài nửa tháng trời. Ngửa mặt nhắm đôi mắt cảm nhận vị ấm như vuốt ve làn da nhợt nhạt xanh như tàu lá của mình, dường như tôi có ảo giác bản thân hồng hào khỏe khoắn tươi tỉnh trở lại như những năm còn là sinh viên.
    Cám xúc yên bình phút chốc khiến tôi buồn ngủ, nhưng vẫn luyến tiếc ánh nắng dịu dàng này, cuối cùng là ngửa cổ hác hốc miệng ngủ gật trên xe lăn.
    Tướng ngủ… khụ… có phần thô thiển.
    Dạo này đầu óc tôi có sự mơ mơ hồ hồ, cảm giác như thân thể này không còn là của mình nữa. Tiếng xe quen thuộc từ phía xa, tôi đoán ra ngay là ai. Cũng không vì thế mà mở mắt.
    Nhưng dường như vì thế mà dọa sợ một người.
    Sâm Tiềm vừa mở cổng đã vứt xe đổ cái rầm, ba bước thành hai lao nhanh về phía tôi, miệng thảng thốt kinh hãi :

    - Lí Tâm!

    Mày tôi không nhúc nhích, lười biếng chẳng thèm thưa. Sâm Tiềm thực sự bị tôi kích thích 12 dây thần kinh, hai tay rắn chắc nắm bờ vai mảnh mai gầy guộc của tôi run rẩy lắc khẽ:

    - Lí Tâm?

    Đúng là không thể làm lơ với anh mà. Tôi kèm nhèm đôi mắt càu nhàu:

    - Ừm? Đang ngủ… ồn….

    Tôi còn chưa nói hết câu thì anh đã ôm thốc tôi vào trong nhà. Chẳng nói chẳng rằng, dường như rất giận thì phải.


    1. Bữa cơm trưa diễn ra trong bầu không khí lạnh hơn cả thời tiết chiến dịch biên giới Thu Đông. Sâm Tiềm câm như hến, tay vẫn gắp thức ăn vào bát tôi, nhưng cấm có ho he nửa lời. Cái miệng tập trung chuyên môn làm việc với hiệu suất tối đa.
    Cảm thấy cứ tiếp tục như vậy không được ổn cho lắm, tôi đành tìm một câu chuyện để nói.

    - Sáng có người mối sang tìm cậu đấy.

    Quả nhiên câu nói của tôi khiến hai hàm răng kia dừng 2 giây. Tôi tiếp tục:

    - Là cô Hồng ở cuối thôn, thi thoảng vẫn hay giúp mình đến trạm xá khám sức khỏe lúc cậu không có nhà ấy… - Sâm Tiềm quá thờ ơ với câu chuyện làm tôi không khỏi nói bộc toạch ra – Cậu đấy, cũng 25 tuổi rồi, mình thế này thì không nói, cậu cũng nên tìm một tri kỉ bầu bạn đi.

    - Cậu là tri kỉ của mình.

    - Ý mình không phải tri kỉ kiểu ấy ! –
    Tôi khẽ gắt lên. Rốt cuộc là anh đầu gỗ hay cố tình không hiểu.

    LÀ sinh lí có vấn đề hay não bị bom đạn làm hỏng mất rồi ?

    Sâm Tiềm bị sự cáu kỉnh của tôi làm cho kinh ngạc, anh buông đũa, nhìn thẳng vào mắt tôi :

    - Cậu như vậy một phần là lỗi của mình. Mình đã hứa sẽ chăm sóc cậu cả đời. – Nói rồi anh đứng dậy – Lần sau đi ngủ thì vào trong nhà, đừng như vừa rồi, dọa mình.

    Tôi ngẩn ngơ.

    2. Lôi bức ảnh đã sờn cũ trong túi áo, tôi lặng người.
    Đôi mắt liếc qua đôi chân đã tàn phế, lòng tôi bỗng trùng xuống.
    Thính giác và thị giác tôi ngày càng kém đi, tôi biết, sự sống của tôi ngày càng ngắn dần.

    - Lí Tâm… - Sâm Tiềm gõ cửa phòng, tôi vội cất ảnh đi.

    - Mình chưa ngủ, cậu vào đi.

    Sâm Tiềm đi vào, kéo một cái ghế ngồi cạnh giường, im lặng.
    Tôi cũng kiên nhẫn chờ anh mở lời. Cả người anh vẫn còn vương mùi thuốc lào, có lẽ anh đã suy nghĩ rất lâu, mới vào đây.
    Thở một hơi dài, anh ngẩng đầu nhìn thẳng mắt tôi :

    - Lí Tâm, cậu có muốn kết hôn ?

    Tôi ngạc nhiên, mất một lúc mới tìm lại được giọng mình :

    - Sao cơ ?

    - Bấy lâu nay tôi chăm sóc cậu, cứ nghĩ như vậy là đủ, nhưng lại quên mất phương diện tình cảm này… cũng nên có bàn tay phụ nữ săn sóc cậu mới thỏa đáng,…chuyện cũng qua bao nhiêu năm rồi, cậu … vẫn còn nhớ đến cô ấy sao ?

    Lòng tôi như chìm xuống đáy vực.

    Câu chuyện đi vào ngõ cụt. Tôi không nói. Sâm Tiềm biết ý cũng rời khỏi, nhường lại không gian yên tĩnh lại cho tôi. Anh rất hiểu tính tình của tôi, bằng một cách nào đó, quan sát, lời nói, dường như anh có thể đọc được suy nghĩ của tôi vậy.
    Đêm ấy, tôi trằn trọc không yên, đến khi vào giấc thì cả người rơi vào mộng ức.

    3. Hồi còn đi học, tôi không phải là một học sinh giỏi môn Lịch Sử.
    Mà thường những môn nào mà không gây được hứng thú thì sẽ mang tác dụng phụ là kích thích thần kinh buồn ngủ. Cho nên, 12 năm học phổ thông, tôi thường chép bài để đảm bảo điểm số không vì môn này mà kéo tụt xuống.
    Tốt nghiệp đại học, tiếp tục hai năm học định hướng chuyên khoa, tôi vẫn không thể rõ ràng các mốc lịch sử. Nên đầu năm mua lịch thường mua lịch xé, để khi đến một ngày lễ nào đso, tôi cũng không tụt hậu mà biết.

    Mọi chuyện có lẽ sẽ rất bình thường, có thể cuối năm tôi sẽ về quê và theo ý nguyện của bố mẹ mà cưới vợ, sinh cho ông bà nhà một đứa cháu kháu khỉnh để ôm bẵm. Ông bà cũng già rồi, nhà có thêm tiếng trẻ cười mới khiến không khí gia đình trẻ hóa ra. Nhưng tôi chợt nhận ra bản thân số nó éo le không hề để tôi an nhàn đến hết trăm năm.

    Hôm ấy, là ca trực của tôi, sắp xếp lại giấy tờ bàn làm việc thì bệnh viện tiếp nhận một ca cấp cứu tai nạn. Mẹ nó! Thực sự là ngần ấy năm sống lốt giả tạo ngoan hiền tôi cũng không thể không phun ra một câu chửi tục. Nghiệt ngã đang cấp cứu bệnh nhân thì bạn trẻ xưng là người nhà chẳng hiểu tinh thần ra làm sao cầm chai rượu xông thẳng vào phòng, hai cô y tá can ngăn bị gã tát cho lệch mặt ngã sang bên, bản thân tôi còn đang suy nghĩ nên chạy hay anh hùng cứu bệnh nhân thì bị ngay chai rượu phang hướng thái dương. Tôi kịp giơ tay đỡ được, nhưng vẫn không thể không đau, lùi lại ra sau vài bước.

    Quả thật tướng vóc tôi nhỏ con, làm sao đọ được với dân giang hồ, không kịp vứt giày chạy đã bị táng cho bất tỉnh nhân sự mẹ nó luôn rồi.

    4. Tỉnh dậy, tôi giật mình nhận ra bản thân không phải ở trong bệnh viện, đây là một ngôi nhà được xây bằng gỗ tre. Một ngôi nhà sàn xây dựng theo kiểu cổ truyền những năm 45 trước đây tôi có từng xem trên sách vở báo chí. Đống lửa vẫn còn ấm, tôi tính bước ra khỏi ngôi nhà thì phát hiện cửa bị khóa then ngoài. Tức giận đạp cửa, tôi gào lên.

    Dường như bên ngoài không có người, tôi bị bỏ đói sang ngày thứ hai thì cửa gỗ kia kẽo kẹt mở ra, một người đàn ông mặc khố vải vứt xuống đất một bọc lá khô, nói bằng giọng dân tộc. Cái bụng đang cồn cào ruột gan của tôi bỏ mặc kệ gã nói cái chi mô rứa, bóc vội bóc vàng bọc lá, bên trong chẳng có sơn hào hải vị gì, chỉ là ba củ mài được nướng đen bên ngoài. Nhưng quả thật, đây là món “mầm đá” mà tôi bất đắc dĩ tôi được nếm trải, ngon mà khó nuốt đến chảy nước mắt.

    Ăn xong, tôi lấy tay quẹt miệng. Thật sự không hiểu vì sao mình lại ở đây, áo blouse vẫn nguyên vẹn trên người, không lẽ tôi bị cái gã cầm chai rượu kia bắt cóc đến đây?

    Nghĩ mà cảm thấy rùng mình. Lấm lét nhìn người đàn ông to con vẫn luôn đứng ngoài cửa kia, tôi không khỏi thầm tính toán.

    Khoảng 15 phút sau, có tiếng láo nháo từ xa truyền lại, vài người nữa ăn mặc khá giống người đàn ông đang đứng ngoài cửa kia, người nào người nấy đều cao lớn, da đen bóng như mật ong, mang mùi vị của núi rừng. Đoàn người đó khiêng cáng một người nào đó vào trong, đặt ngay bên cạnh tôi, làm tôi hoảng sợ nép người rụt ra sau, ép sát lưng vào tường gỗ.
    Lần này họ nói chuyện với tôi, bằng chất giọng lơ lớ như trẻ con tập nói:

    - Cứu… cứu cán bộ về xuôi…

    Lúc này tôi mới nhìn kĩ người nằm trên cáng đơn giản làm từ hai đòn tre già và khúc vải thô. Anh mặc bộ quân phục bộ đội, vai vẫn còn khoác bên mình khẩu tiểu liên AK. Cả người anh đầy máu và bụi đất, khuôn mặt đỏ bừng mang triệu chứng sốt cao vì vết thương nhiễm trùng.
    Hiện tại không cần suy nghĩ điều gì, trước tiên phải cứu người đã. Tôi quay về hướng một người trông có vẻ lớn tuổi nhất, khiêm nhường nói:

    - Thực sự thì… Tôi cần một chậu nước sôi, khăn sạch, dao nhỏ, có muối trắng thì tốt…

    Chẳng biết họ có nghe được câu nào rõ hay không, nhưng hai người đàn ông phía sau được chỉ điểm rời đi.
    Cùng lúc đó một người phụ nữ ôm chiếc balo cũ sờn để vào cạnh cửa. Tôi e dè đánh mắt có ý định mở ra tìm xem có đồ vât gì không thì bị lão trưởng bản lừ mắt:

    - Đồ của cán bộ! Không được đụng vô!

    5. Ba ngày ba đêm, người bệnh mới dần dần hồng hào trở lại. Dường như sợ tôi chạy trốn, nên tôi 24/24 đều túc trực bên cạnh người đang nằm hôn mê không được ra ngoài. Qua vài lời tám nhảm khi rảnh với người phụ nữ đưa cơm, nói là đưa cơm chứ cũng chỉ là mấy khúc khoai sắn tẻ nhỏ toàn xơ là xơ, chủ yếu là nhai cầm hơi. Nên tôi cũng mang máng đoán được bản làng này cũng không có khá giả gì.
    Câu chuyện là tôi bị nhặt ở trong rừng. Còn trước đó vì sao tôi ở trong rừng thì tôi hoàn toàn không biết.
    Đến khi chàng thanh niên trẻ tuổi này tỉnh dậy, đem đến một thông tin có sức nặng bằng một sao quả tạ báng vỡ đôi đầu tôi, phá nát mọi logic tư duy chủ nghĩa duy vật của tôi.
    Tôi đang ở năm 1986, cách thời gian tôi được sinh ra hẳn bốn nữa.
    Thật hoang đường!!!

    6. Ngày 14 tháng 3 năm 1990, tôi tỉnh lại sau một tuần mê mê tỉnh tỉnh, mở mắt ra thì đã thấy Sâm Tiềm ngồi cạnh, tay cầm một tờ báo tuần.

    - Hôm nay có sự kiện gì sao? – Tôi mở lời, giọng thều thào khó nghe.

    - Cũng như mọi ngày… - Sâm Tiềm gấp báo để lên mặt tủ - Cậu cảm thấy trong người khá hơn chưa? Hay mình đưa cậu lên tuyến Trung Ương?

    Tôi lắc đầu:

    - Vô ích thôi, mình cũng là bác sĩ mà, mình biết bản thân làm sao chứ. Đừng tốn công phí của làm gì….

    - Sẽ không! Mình đã hứa chăm sóc cho cậu chu đáo…

    - Không cần mở miệng là mang lừa hứa ra chắn mạng… câu này không còn đủ uy lực uy hiếp mình đâu. –
    Tôi mỉm cười – Cho mình cốc nước.

    Sâm Tiềm lặng nhìn tôi như muốn nói thêm điều gì, xong nhịn xuống, ra ngoài rót tôi một cốc nước ấm.

    Trời bắt đầu nắng nóng hơn, tôi chỉ mặc một chiếc áo mỏng là cảm thấy thoải mái rồi.

    - Lí Tâm, cậu còn nhớ chúng ta gặp nhau thế nào không?

    Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, từng tán lá xanh non mơn mởn ngày càng dày dít càng cây, xanh một khoảng góc nhìn.

    - Cậu không nhớ, nhưng mình rất rõ. Mình bị trọng thương, cứ nghĩ sẽ chết, nhưng dân bản đã đưa mình đến gặp cậu. Cậu cứu mình. – Sâm Tiềm đột ngột nắm chặt tay tôi, khiến tôi giật mình quay sang đối diện thẳng anh – Cậu có hiểu không? Tính mạng này của mình là cậu cho. Mình còn đứng ở đây là được cậu cứu. Mình sao có thể bỏ mặc cậu sống chết?

    - Sâm Tiềm… chuyện này… - Tôi rất muốn nói là lúc cứu anh, tôi một phần là sợ chết, một phần là muốn rời khỏi đó, chứng không hoàn toàn vì thực lòng muốn cứu cậu. Có, nhưng chỉ là một phần nhỏ. Nhưng tôi lại không tài nào mở miệng nói những lời đó.

    - Lí Tâm, tỉnh dậy, cậu có biết tôi thấy gì không? Một thiên thần mặc áo trắng, cao đến mức tôi sợ chạm vào chỉ là mộng…

    Tôi không thể nghe thấy anh nói gì nữa, mắt tôi hoa lên, cơn choáng váng ập đến. Tôi thấy Sâm Tiềm kinh hoàng mấp máy môi khẩu hình gọi tên tôi. Sau đó. Không có sau đó, tôi đã hoàn toàn bất tỉnh…

    7. Tôi là người của tương lai. Quay ngược thời gian trở về đây không khác nào quay ngược sự sống. Tựa như sự ra đời của một đời người là đếm từ 1 đến 100. Đếm được càng nhiều, thì sống càng dài.
    Còn tôi… đang đếm từ 100 về số 0.
    Cơ thể không thể tiếp tục sống ở nơi không thuộc về mình, mà tôi lại không có cách nào quay về, cũng không còn muốn quay về nữa.

    8. – Lí Tâm, anh yêu em…

    Tôi không rõ đó là lời của ai, nhưng nó lại rõ ràng như mỗi đêm có người thủ thỉ kề bên tai. Rất lâu rất lâu.
    Sau khi bị gã người nhà bệnh nhân táng cho một cú và đem đi, mất hai tháng cảnh sát điều tra vào cuộc, mới thấy tôi nằm trong một ngôi nhà hoang cách bệnh viên hơn trăm cây số, còn gã kia thì mất tích không thấy bóng dáng.

    Chuyện gì xảy ra suốt hai tháng đó, tôi không thể nhớ được, công tác điều tra đi vào ngõ cụt.
    Tôi quay trở lại công việc, nhưng cảm giác bản thân đã đánh mất một cái gì đó rất mơ hồ.

    9. – Bác sĩ, tôi có bệnh.

    - Vậy mời anh đến khu B để làm thủ tục khám …

    - Nhưng chỉ có bác sĩ mới khám được.

    - Tôi không chuyên khoa này. Anh nhầm rồi.

    - Bệnh tương tư, chẳng nhẽ bác sĩ không thể chữa? Bác sĩ, cậu nỡ để tôi chết muc trong tâm bệnh sao?

    - Tôi không phải bác sĩ tâm lí.


    Tôi đứng dậy giao ca, trời mưa rào nhẹ. Tôi bật ô, đi ra khỏi viện. Người đàn ông kia vẫn đi theo tôi, giữ một khoảng cách nhất định, cả người đã thấm không ít nước mưa.
    Tôi xoay người nhìn thẳng vào mắt người đối diện, trên môi vẫn treo nguyên nụ cười bác sĩ chuyên nghiệp.

    - Thật xin lỗi, tôi không hiểu ý của anh.

    Người đàn ông trước mặt này, nhìn qua cũng phải quá 30 rồi, có phải rất rảnh không, rất thừa tiền không. Nếu không phải tôi đã chai mặt với mọi loại người, tôi có lẽ đã coi người này là biến thái quấy rối rồi.

    - Lí Tâm.

    Tôi giật mình vì bị gọi thẳng tên. Nhìn phù hiệu mình chưa tháo, có lẽ người đàn ông này đoán qua nó.

    - Lí Tâm, Lí Tâm không thích quan hệ xã giao rộng rãi, cả ngày thích ngẩn người ngắm trời. Lí Tâm thích cười giả tạo để che giấu cảm xúc bên trong… Lí Tâm…

    Anh tiến đến hai bước gần tôi, đặt một cuốn sổ nhỏ đã rất cũ vào lòng bàn tay tôi. Rồi im lặng. Tôi mở quyển sổ ra, đây… không phải là sổ lâm sàng tôi đánh mất sau khi bị bắt cóc sao?

    “ Ngày 23 tháng 7 năm 1986….”

    Tôi cảm giác dường như mình đang nhìn thấy cái gì đó rất điên rồ.

    - Lí Tâm, anh yêu em….

    ________Hết________
     
    Chiracat thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...