Mỗi khi mạng internet chập chờn, ta thường hay nói đó là do cá mập cắn đứt cáp quang. Tuy nhiên, cáp quang có dễ bị cá mập nhai? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Cáp quang dưới biển được lắp đặt đầu tiên ở Anh và Pháp. Sau đó, theo sự phát triển chóng mặt của điện tử viễn thông, đa số các quốc gia bắt đầu xây dựng cáp quang dưới biển. Hiện nay, nhờ có kỹ thuật sợi quang học. Toàn cầu đã xây dựng được khoảng 400 cáp quang dưới biển, có khả năng chuyển tải được 95% dữ liệu quốc tế và có thể liên kết mạng quốc tế trên toàn cầu. Hơn nữa, quá trình vận hành cáp quang cũng giảm bớt được chi phí đầu tư chuyển tải dữ liệu, giúp cho chúng ta mất ít chi phí hơn khi dùng internet. Nếu so với cáp quang trên mặt đất, cáp quang trên biển không cần trụ đỡ, cột đỡ hay máy móc trình độ cao. Không những có thể đẩy nhanh tốc độ lắp cáp quang, giảm chi phí mà còn ổn định an toàn hơn. Những dây cáp bị chôn sâu dưới đáy biển ít bị ảnh hưởng bởi con người và môi trường tự nhiên nên khả năng chống nhiễu và tính bảo mật khá cao. Vậy cáp quang được lắp đặt như thế nào? Có dễ bị cá mập cắn đôi? Xây dựng cáp quang dưới đáy biển chủ yếu dựa vào tàu công trình tuyến cáp ngầm. Tàu cách bờ một khoảng nhất định sẽ bắt đầu tiến hành dải cáp quang xuống nước, cứ cách một đoạn các kỹ sư sẽ cố định bằng một chiếc phao để cho cáp nổi trên mặt nước. Sau khi thiết bị kéo cố định các đoạn dây cáp trên bờ có thể làm xẹp phao, cáp quang dựa vào sức nặng của nó mà chìm xuống đáy biển. Sau đó, máy cày nằm ở phía đuôi tàu sẽ phát huy tác dụng giữ và đặt dây cáp quang xuống đáy biển. Tàu không ngừng tiến lên phía trước, dây cáp theo hướng chuyển động mà đi theo. Máy chôn vùi bị kéo theo hướng tiến lên của tàu. Lúc này, máy cày phía dưới sẽ phun ra lượng nước áp suất cao làm nước xới lên, bộ phận cắt phía sau theo đường xới tiến hàng đào đường hầm cao khoảng 3 mét, dây cáp sẽ từ từ được đặt xuống đường hầm. Đó là quy trình chủ yếu để lắp đặt cáp quang ngầm dưới biển. Tuy nhiên, để phòng tránh ngấm nước và ăn mòn hay sự tấn công của những loại động vật dưới biển và những sự cố ngoài ý muốn phát sinh, dây cáp ngầm dưới biển cũng chắc chắn như dây cáp trên mặt đất. Bên ngoài của cáp quang dưới biển được bọc nhiều lớp: Lớp polyetylen, nhựa polyeste, dây bện.. Các kỹ sư sẽ căn cứ tình hình khác nhau dưới biển mà lựa chọn các loại dây cáp phù hợp. Ví dụ như khu vực có nước nông, thường áp dụng cáp quang có độ che phủ cao để chống lại sự tấn công của mỏ neo và lưới cá; Ở khu vực nước sâu bằng phẳng sẽ áp dụng cáp quang có độ che phủ thấp; ở khu vực biển có cá mập, sẽ lắp thêm một lớp nhựa polyeste bên ngoài cáp, phòng trường hợp bị cá mập cắn. Ngoài ra, những khu vực có dây cáp đều bị cấm thả neo. Các thiết bị làm việc dưới biển đều phải có bản đồ điện tử dưới biển chi tiết. Chắc chắn như cáp quang dưới biển, nhưng cũng có lúc gặp phải động đất hay sóng thần đều sẽ bị đứt. Lúc đó, các kỹ sư sẽ cắt bộ phận bị hỏng rồi mang lên bờ tiến hành sửa chữa.