Lan kiều tím ra hoa vào tháng mấy? Cách trồng lan kiều tím

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Khoai lang sùng, 23 Tháng chín 2021.

  1. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    Trước khi tìm hiểu về thời gian ra hoa thì tìm hiểu cách trồng trước cái đã, biết cây lan tháng mấy ra hoa nhưng không biết cách trồng thì cũng như không. Lúc trước mình đã viết một bài giới thiệu loại lan dễ trồng cho người mới chơi và mình có nói ngoài loại lan đó ra thì còn rất nhiều loại lan khác cũng rất dễ trồng nên bây giờ mình sẽ giới thiệu tiêu biểu lan kiều tím.

    Nếu bạn chưa xem bài trước thì bạn có thể xem tại đây: Các Loại Lan Cho Người Mới Chơi. Những Sai Lầm Của Người Mới Chơi Lan

    Tại sao mình nói lan kiều tím dễ trồng nhưng lại không khuyến khích những bạn mới chơi trồng lan này (à nếu bạn mới chơi nhưng thích sưu tầm thì nó lại là chuyện khác nha, ở đây mình chỉ nói đến mục đích trồng để trang trí thôi). Trong quá trình trồng thì mình thấy lan kiều tím thật sự rất dễ trồng, cột vào khúc gỗ rồi treo lên tưới nước khoảng 1 tháng là rễ ra ầm ầm nhưng, lan kiều tím đúng là hồng nhan bạc phận, hoa nở cả chùm đẹp ngây ngất luôn nhưng mình thấy tối đa 1 tuần là hoa tàn rồi, những lúc mình bưng vào nhà cho đẹp thì khoảng 4, 5 ngày là hoa rụng tơi tả. Lúc mới trồng thì số lượng hoa lan có lẽ cũng sẽ không nhiều lắm nên việc trồng cây lan nhanh tàn như thế thì cũng sẽ nhanh nản lắm và còn nản hơn nữa là lan kiều tím ra hoa theo mùa nên gần như 1 năm 12 tháng chỉ ra hoa 1 lần, để đến lúc ra hoa thì cũng phải trồng 1 năm lên toàn lá với lá. Vào vấn đề chính, mình sẽ giới thiệu một chút thông tin về loài lan này.

    [​IMG]

    Tên tiếng Việt: Kiều tím, kiều hường, kiều hồng, thủy tiên tím

    Tên Latin: Dendrobium amabile

    Đồng danh: Dendrobium amabile (Lour) O'Brien, 1909; Callista amabilis Lour. 1790; Dendrobium bronckartii De Wild. 1906

    Họ: Phong lan Orchidaceae

    Bộ: Phong lan Orchidales

    Lớp (nhóm) : Cây phụ sinh

    Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân hình con suốt, dài 30 - 35 cm, dầy 1, 2 - 1, 5 cm, có 7 - 8 gờ dọc, lóng dài 4 - 5 cm. Lá 3 - 4, tập trung ở đỉnh thân, hình bầu dục thuôn, đỉnh hơi nhọn, dài 11 - 12 cm, rộng 4 - 6 cm. Cụm hoa trên thân còn lá, chùm gần đỉnh, dài 30 cm, nhiều hoa. Lá bắc hình bầu dục, dài 1, 8 - 2 cm. Hoa màu tím hồng nhạt, đường kính 5 - 6 cm; cuống hoa và bầu dài 4 - 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2, 8 - 3 cm, rộng 1, 4 - 1, 6 cm. Cằm dài 0, 4 - 0, 8 cm, đỉnh tròn. Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 - 3, 2 cm, rộng 1, 9 - 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2, 6 - 2, 8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam; bề mặt phủ lông ở phần giữa; mép xẻ răng nhỏ; gần gốc có 1 nếp gấp sâu, mỗi đầu nếp gấp có 1 túm lông dài ở mép. Cột màu vàng, cao khoảng 0, 5 cm; tuyến mật hình bầu dục; răng cột hình liềm. Nắp màu trắng, hình mũ, nhẵn.

    Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 5 - 6. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 200 - 500 m.

    Phân bố:

    Trong nước: Quảng Trị (Làng Khoai), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã), Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu).

    Thế giới: Trung Quốc.

    Giá trị: Cây làm cảnh vì có hoa to và đẹp, màu hồng nhạt, môi vàng với tâm màu đỏ cam.

    Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

    Phân hạng: EN B1+2e+3d.

    (Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 421)

    Bước đầu tiên là chuẩn bị giá thể, giá thể trồng phong lan nói chung đều cần phải thông thoáng, giữ ẩm được thì càng tốt nhưng không được giữ nước quá nhiều hoặc đọng nước. Hiện tại thì mình trồng trên gỗ, cụ thể là tấm thớt chặt cá của mẹ mình (đề nghị không bắt chước tại nhà, bị đuổi ra ngoài đường thì tui không chịu trách nhiệm đâu đấy :)) . Trồng trên gỗ thì nên chọn loại gỗ nào chắc một xíu, có gỗ lũa thì tuyệt vời ông mặt trời luôn, tình hình là mình trồng trên thớt nên trong vòng gần 8 năm thì mình thay 3 cái thớt vì bị mục với mối gặm rồi.

    [​IMG]

    Vậy nên các bạn nên chọn loại gỗ nào bền một xíu, đừng như tui, rễ lan kiều tồn tại cũng khá lâu nên giá thể dễ bị sốc lắm, mình thấy những thân già ở phía bên dưới bụi lan mặc dù không còn cái lá nào nhưng rễ vẫn còn và vẫn có thể ra rễ non. Nếu bạn không muốn trồng trên gỗ thì sử dụng giá thể khác thôi, dù sao thì gỗ cũng không phải là giá thể tốt nhất, có thể trồng bằng dớn sợ, dớn trụ, dớn bảng (tên gọi khác nhau nhưng đều là rễ của cây dương xỉ gỗ). Ngoài ra thì có thể trồng bằng than, sơ dừa.. theo mình thì trộn than với sơ dừa hoặc trồng bằng than 100% là tốt nhất, với điều kiện vườn phải đủ độ ẩm, nếu vườn khô thì trộn thêm sơ dừa để giữ ẩm. Như mình nói bên trên thì việc thay giá thể dễ làm cây bị sốc nhưng sử dụng mấy giá thể giữ ẩm tốt thì cây sẽ phát triển nhanh hơn nên bị sôc một chút cũng không ảnh hưởng gì nhiều.

    Bước thứ 2 là sử lí cây trước khi trồng, tỉa bỏ lá, rễ bị giập, thối, tỉa bỏ những thân cây bị bênh, nếu cần thiết thì tách gốc luôn. Ngâm các loại thuốc ngừa nấm, diệt khuẩn các thứ, mấy cái này mình không dùng nên cũng không rành lắm, mà mình cũng không thích dùng lắm vì dù sao cũng chỉ là một thú chơi nếu chơi mà ảnh hưởng đến sức khỏe thì không hay lắm, lúc đó không phải là mình chơi lan nữa mà là lan chơi mình. Vậy phải dùng cái gì để phòng bệnh bây giờ? Mình dùng GE, một loại dịch chiết từ thực vật, tương tự như lên men rựu và lên men giấm. GE tỏi pha 2 giọt/1 lít nước tưới 1 tuần 1 lần để ngừa nấm, diệt khuẩn, GE tỏi ới gừng thì tới đầu mùa mưa hay cuối hè mình cũng tưới với thời gian và liều lượng như trên để đuổi ốc sên và sâu hại. GE nha đam thì mình hay tưới lúc thời tiết giao mùa để tránh thối thân, thối lá. Bị rệp sáp thì mình xuống bếp chôm chai nước rửa chén mỹ hảo pha 1 giọt/ 1 lít nước tưới 3 ngày 1 lần khoảng 2, 3 tuần là hết, hết rệp sáp ấy chứ không phải hết nước rửa chén đâu. Éc, lỡ nói thâm qua phần trị bệnh luôn rồi, mà thôi kệ đị.

    Tới bước cuối cùng là cố định cây vào giá thể thôi, nếu trồng trong cậu thì cần chú ý không vùi gốc xuống giá thể, chỉ cần đặt cây lan lên trên là được rồi. Giai đoạn này chỉ tưới nước thôi chứ đừng bón phân gì hết, đợi đến lúc ra nhiều rễ rồi thì bỏ một ít phân tan chậm hoặc phân trâu, phân dê cũng được, theo mình thì nên sử dụng phân tan chậm dành cho lan vì tiện lợi và cũng ít mầm bệnh hơn. Tuy phân tan chậm hơi mắc nhưng mỗi chậu bỏ 1 túi phân 2.3 nghìn, 6 tháng mới thay 1 lần thì cũng không phải cái gì xoàng xĩnh lắm. Nhớ là đừng ham hố phân thuốc quá, ham bỏ cả đống phân vào chậu thì đến mùa mưa còn cái nịt.

    Lan kiều tím ra hoa vào tháng mấy? Làm thế nào để lan kiều tím ra hoa?

    Mình thấy kiều tím ra hoa khoảng cuối mùa xuân, khoảng tháng 3 âm lịch, có khi thâm qua tới mùa hè luôn. Hiện nay mình thấy nhiều người dùng thuốc để kích hoa theo ý muốn nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thì không nên thử vì làm như thế cây sẽ yếu sức, xui hơn thì cây ngủm luôn.

    Để lan kiều tím ra hoa thì chỉ đơn giản là chăm sóc cả năm cho phát triển thật tốt là được, nếu mới trồng có thể vài năm mới bắt đầu ra hoa đầu tiên vì chưa quen khí hậu, những chỗ khác thì mình không biết thế nào nhưng mình ở miền trung nhưng lúc trồng cũng phải tới năm thứ 3 hay thứ 4 gì đấy mới bắt đầu ra hoa, chờ đợi là hạnh phúc :)) Đừng có nghe lời mấy người nói tưới GE chuối hay tưới dịch chuối, bón phân kali hay phun thuốc này nọ 2 tháng là ra hoa, giật tít câu view cả đấy (Mình cũng câu view nhưng không giật tít đâu nhá). Những thứ như dịch chuối hay phân giàu kali chỉ bổ sung dinh dưỡng cho hoa bềnh, đẹp, căng mịn hơn thôi chứ không phải thuốc tiên đâu mà tưới vào 1 tháng nhú vòi, 1 tháng rưỡi ra nụ, 2 tháng nở hoa. Còn về thuocs kích hoa thì nó tác động vào cả sinh lí của cây nên có thể kích ra hoa nhưng dù sao cái hại nó cũng to đung nên không khuyến khích sử dụng, kích xong cây sống được hay không còn tùy vào duyên số và nhân phẩm.

    Để thảo luận trực tiếp và theo dõi những bài viết tiếp theo thì bạn hãy đăng ký tài khoản tại đây nha! Đăng Ký
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...