Những bạn có người yêu chắc sẽ có một số bạn gặp phải tình trạng "mẹ bạn trai không thích mình" phải không? Hay môt số bạn chuẩn bị ra mắt bố mẹ người yêu nhưng lại sợ "mẹ bạn trai không thích mình"? Và bạn sẽ tự hỏi: Làm thế nào để mẹ anh ấy thích mình? Tôi xin nói với bạn rằng: Nếu chúng ta gặp một người mới thì 30 phần trăm là họ thích bạn, 30 phần trăm có thể là họ không thích bạn và 40 phần trăm họ không có cảm giác gì về bạn hết. Vậy nên điều họ không thích bạn là việc hết sức hiển nhiên và không có gì phải buồn lòng cả. Nhiều người thường nói ấn tượng ban đầu là quan trọng nhất nhưng tôi lại không cho là như thế. Ấn tượng ban đầu chỉ hơi hơi quan trọng một chút thôi. Nếu như lần đầu bạn làm mất điểm thì cũng đừng có lo lắng quá nhé, ta vẫn có thể gỡ điểm ở các lần tiếp theo mà, phải không? Mỗi một cô gái đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, không ai giống ai cả và họ sẽ có điểm dễ thương riêng khiến người ta thích. Vậy nên khi gặp mẹ của bạn trai bạn hãy thể hiện điểm đáng yêu đó ra nhé và hãy kể những câu chuyện về chính bạn cho họ nghe. Khi họ càng biết nhiều về bạn thì họ sẽ càng thích bạn thôi. Đừng ngần ngại khi nói về những nhược điểm của mình, nhưng nói xong bạn hãy nói hướng giải quyết của mình luôn. Ví dụ khi nói bạn nấu ăn rất dở hay không giỏi việc nhà, bạn lại khen mẹ anh ấy làm những việc đó giỏi rồi nhờ chỉ dạy thì người nào có thể từ chối yêu cầu của bạn chứ. Nhưng.. Điều quan trọng hơn hết ở đây là: Bạn hãy khen bạn trai bạn thật nhiều trước mặt mẹ anh ấy. Vì sao ư? Người mẹ nào mà chẳng thích người khác khen con họ phải không nào. Tuy nhiên đừng khen quá đà, chỉ khen ở mức độ vừa phải thôi nhé cô gái. Và sau đó có thể bác ấy sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện hồi còn nhỏ của người yêu bạn nhưng nếu họ không kể thì bạn nhất định phải hỏi để họ kể nhé. Những câu chuyện trong quá khứ sẽ làm cho chúng ta gắn kết tình cảm với nhau hơn. Hãy trò chuyện với nhau thật thoải mái, nhẹ nhàng và hãy coi mẹ người yêu như mẹ mình vậy, không có gì phải e dè hay sợ sệt ở đây cả. Chỉ như thế bạn mới thành công ghi điểm trong mắt mẹ người yêu được. Và hãy tôn trọng và biết yêu thương bác ý vì nhờ có bác ý chịu bao năm khổ cực mới có người bạn như ngày hôm nay. Bạn đã bao giờ ngủ với bác ý và trò chuyện đêm khuya với bác ý chưa? Nếu chưa thì hãy làm luôn đi nhé. Bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay sau sáng hôm sau đấy. Bạn thấy thế nào, hãy để lại cảm nhận của mình ở link bên dưới cho mình biết nhé. Thanks.
Nghe có mùi "con dâu quốc dân" nhỉ! Kinh niên thật! Đối với tôi, tôi không có nhu cầu làm con dâu quốc dân cho lắm! Tôi chỉ sống cho tôi, yêu thương cái tấm thân tôi nhất, làm hài lòng thiên hạ chưa bao giờ là năng khiếu của tôi! Tất cả mọi chuyện đều là sự cùng nhau chứ không phải 1 phía! Mẹ chồng hay mẹ vợ hay bà nội, bà ngoại thiên hạ mà không cùng chung sức xây hòa bình thì có giỏi giang và ngoan hiền cỡ mấy thì cũng gọi là xin CÚT! Ngây ngô và ngu ngơ cộng thêm mộng mơ hình như là bệnh nan y của hội phụ nữ thì phải. Amen.
Mối quan hệ giữa nhà chồng và nàng dâu có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc vợ chồng. Và nếu bạn đang gặp rắc rối trong mối quan hệ này thì hãy thử những cách giải quyết hữu ích dưới đây: 1. Chấp nhận bản chất của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu và xem những thiếu sót của đối phương như một phần trong cuộc sống của bạn. 2. Điều chỉnh bản thân để thích nghi với truyền thống gia đình chồng. 3. Tránh gây tổn thương cảm xúc. Hầu hết những lần xung đột giữa mẹ chồng – nàng dâu đều bắt nguồn từ khi cảm xúc của một trong hai (hoặc cả hai) người bị tổn thương. 4. Chúng ta cần tôn trọng mọi điều trong cuộc sống của nhau, đặc biệt là sự khác biệt và sự riêng tư. Mỗi người là một cá thể không giống nhau. Vì thế, sự khác biệt là điều tồn tại hiển nhiên và bạn phải tôn trọng nó. 5. Và cuối cùng, đừng đặt con cái vào giữa khi xảy ra mâu thuẫn. Có thể bạn cảm thấy rằng những đứa con hoặc chồng của mình (cũng là con/cháu của bà) là giải pháp duy nhất để giành chiến thắng trong mỗi cuộc mâu thuẫn. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Khi bạc chỉ trích chồng/con của mình trước mặt bà, bạn càng khiến bà phải tìm cách bảo vệ "nạn nhân". Điều đó vô tình khiến bà càng nghĩ rằng bạn chính là khởi đầu của mọi rắc rối và tạo sự rạn nứt trong mọi mối quan hệ tình cảm trong nhà. Có thể bạn không cần phải yêu mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu nhưng bạn phải sống với họ. Kể cả khi nếu mâu thuẫn dâng cao đến mức hai bên cắt đứt mọi liên lạc với nhau thì bạn vẫn sống trong mối quan hệ đó. Vì thế, hãy cố gắng tìm ra những những điểm tích cực để vun đắp. Như thế sẽ tốt hơn là việc bạn luôn bị mắc kẹt ở những điều gây tổn thương, đau đớn cho tinh thần và cảm xúc của bạn.