Làm sao đo được nhiệt độ trên mặt trời?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hồng Hải, 7 Tháng một 2019.

  1. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Trước đây ít lâu, nhà thiên văn người Nga - giáo sư Tseasky đã làm một thí nghiệm rất lý thú. Ông lấy một tấm kính lõm đường kính 1 mét chiếu lên Mặt Trời và thu được ảnh của Mặt Trời chỉ nhỏ bằng đồng xu ở tiêu điểm phía dưới tấm kính lõm đó. Sau đó, ông lấy một miếng kim loại đặt vào tiêu điểm của tấm kính lõm, mảnh kim loại bị cong lại rất nhanh rồi nóng chảy thành nước.

    Ông phát hiện ra nhiệt độ ở tấm kính lõm vào khoảng 35000C. Tseasky kết luận rằng nhiệt độ trên Mặt Trời dứt khoát không thấp hơn 35000C.

    [​IMG]

    Thí nghiệm của Tseasky bước đầu giúp cho chúng ta khám phá bí mật nhiệt độ của Mặt Trời, đồng thời cũng là một gợi ý hữu ích cho mọi người biết rằng có thể đo nhiệt độ của Mặt Trời bằng chính nhiệt độ bức xạ của nó.

    Mặt Trời không ngừng phát ra không gian xung quanh nó ánh sáng và nhiệt lượng khổng lồ. Nhưng cho đến đầu thế kỷ XIX con người vẫn chưa biết rõ được nhiệt lượng Mặt Trời phát ra bao nhiêu. Trong những năm 30 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học mới tiến hành đo đạc lần đầu tiên. Kết quả đo được cho thấy: Trung bình mỗi phút một mét vuông không khí ở mép ngoài khí quyển của Mặt Trời nhận được nhiệt lượng 1, 95 calo từ Mặt Trời tỏa ra. Đơn vị nhiệt lượng này được các nhà khoa học gọi là "số đo thông thường của Mặt Trời".

    Nhiệt lượng mà Trái Đất nhận được của Mặt Trời chỉ là một phần rất nhỏ bé trong tổng lượng bức xạ của Mặt Trời. Trong một phút, Mặt Trời tỏa ra không gian xung quanh nó lượng nhiệt bức xạ khoảng 38 x 1024 Watt. Nếu ta chia con số đó cho tổng diện tích bề mặt Mặt Trời tỏa ra một nhiệt lượng bức xạ khoảng 6000 Watt.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao nói Mặt Trời là thế hệ con cháu của hằng tinh?

    Ở trong hằng tinh, độ tuổi của Mặt Trời không hề lớn, chỉ có thể tính là thế hệ con cháu. Theo lý luận diễn hóa của hằng tinh, tất cả các nguyên tố nặng đều được tinh luyện từ trong 'lò luyện' hằng tinh này ra. Nhiệt độ hằng tinh có thể đạt được càng cao, thì nguyên tố hình thành cuối cùng càng nặng. Những hằng tinh có lượng chất tương đương với Mặt Trời, sau khi hoàn thành phản ứng hạt nhân biến hiđro thành heli, lượng heli biến thành 'tro bụi' vừa có thể 'Tro tàn cháy lại', sinh ra nguyên tố các bon nặng hơn, thậm chí mà cả ôxy. Những hằng tinh có lượng chất lớn hơn Mặt Trời 5 lần, cuối cùng có thể tạo ra magiê, mà những hằng tinh có lượng chất lớn hơn Mặt Trời 20 lần, nhiệt độ bên trong có thể đạt tới 3 tỷ độ C thì cuối cùng có thể tạo thành sắt và các nguyên tố nặng bên cạnh nó.

    Những hằng tinh có chất lượng lớn cuối cùng bùng cháy thông qua siêu tân tinh (ngôi sao có độ sáng vượt quá 10 triệu lần độ sáng ban đầu) nó đã vứt bỏ vào không trung một lượng lớn vật chất trong đó bao gồm các nguyên tố nặng, tạo thành lượng vật chất giữa các vì sao, đây lại chính là những nguyên liệu tạo nên thế hệ hằng tinh mới. Nhiệt độ ở trung tâm Mặt Trời đạt tới khoảng 15.000.0000C, nhưng nhiều nhất nó chỉ có thể 'luyện ra' các nguyên tố nặng như cacbon, ôxi. Trong phân tích quang phổ đã chứng thực, nó chứa 69 loại nguyên tố, ngoài lượng hiđro và ôxi có hàm lượng cao nhất, thì cũng không thiếu các nguyên tố nặng như neon, magie, silic, lưu huỳnh, canxi, niken, mà để 'luyện nóng chảy' chúng, ít nhất phải dùng nhiệt độ cao trên 800 triệu độ C. Điều này cho thấy những nguyên tố này đã tồn tại trước khi Mặt Trời được sinh ra, vì vậy, Mặt Trời là hằng tinh ở thế hệ thứ hai và thế hệ thứ 3.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...