Làm sao để sáng tạo content mỗi ngày?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Thu Hươngg, 30 Tháng sáu 2021.

  1. Thu Hươngg Hãy follow để có thêm nhiều kiến thức hay nhé!

    Bài viết:
    7
    Tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không thể viết mỗi ngày và từ đó sẽ đưa ra cách để khắc phục 3 nguyên nhân này. Có 3 nguyên nhân chính đó là:

    - Không có ý tưởng

    - Không có ngôn từ để diễn đạt

    - Thiếu phương pháp


    1. KHÔNG CÓ Ý TƯỞNG

    Công thức CopyCat. Cái này thì chắc mọi người cũng nghe nhiều rồi, nếu chưa nghe có thể lên Google search nha. Công thức này thực ra nó là việc chúng ta học theo cách làm của người khác để từ đó đúc kết và có cho mình những kiến thức mới một cách nhanh nhất. Từ những thứ sẵn có mình tiếp thu và review lại theo cách của mình hoặc biến tấu nó theo 1 cách khác. Chuyện này easy đúng không^^

    Hoặc là chúng ta có thể ẩn mình trong các hội nhóm Content, GenZ, Drama - Confession mặn mòi.. hay là việc lướt Tik Tok, Pinterest mỗi ngày.

    Bạn có thể review một cuốn sách bạn đã đọc, trải nghiệm lần đầu làm chuyện gì đó, trải nghiệm đi làm, kể về câu chuyện của bản thân mình.


    2. KHÔNG CÓ NGÔN TỪ ĐỂ DIỄN ĐẠT

    Chúng ta cần học nhiều, đọc nhiều, viết nhiều và sai nhiều rồi từ đó vốn từ và khả năng viết của chúng ta sẽ ngày càng được cải thiện. Học cách dùng từ, câu cú, cách hành văn từ người khác. Đọc sách để có thêm nhiều kiến thức, nhiều trải nghiệm. Nếu có điều kiện có thể đi du lịch để mở mang tầm mắt, có nguồn cảm hứng để sáng tác, có câu chuyện để kể..

    Một số cuốn sách hay về Content mà mình được recommand đọc:

    - Ý tưởng này là của chúng mình

    - Làm bạn với hình làm tình với chữ

    - Series sách của Ecoblader

    - 90-30-20 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ

    - Ngấu Nghiến, Nghiền Ngẫm và Một Với Một Là Ba của Dave Trott

    - Một nửa của 13 là 8

    Sách hay thì nhiều lắm nhưng đọc thì nên có chọn lọc và đọc tới đâu thực sự hiểu và thấm tới đó, không đọc tràn lan. Việc đọc sách hay học 1 khóa học, xem 1 video vừa giúp bạn có cái để review và nó cũng sẽ giúp bạn cải thiện được vốn từ, lối diễn đạt, hành văn một cách vi diệu.


    3. THIẾU PHƯƠNG PHÁP

    Sau khi có được tư duy, kiến thức chúng ta cần đến phương pháp. Cách để nhanh tiến bộ nhất chính là thực hành mỗi ngày. Cứ viết đi đừng ngại, sai ở đâu sửa ở đó. Một bài viết sai sẽ đem lại nhiều bài học hơn là những kiến thức chỉ được giữ mãi trong đầu.

    Phải viết ra thì bạn mới biết được bài viết trên Social (bài viết mạng xã hội) khác một bài viết SEO hay Blog như thế nào. Và khi nào thì cần áp dụng các công thức như AIDA hay PAS vào bài viết, công thức nào phù hợp hơn? Lúc này bạn sẽ tìm ra được phương pháp đúng để viết bài.

    Tiếp theo đến phần thực hành, chỉ cần áp dụng các bước đơn giản dưới đây để có một bài viết cơ bản hoàn chỉnh:

    Bước 1: Chọn chủ đề

    Sau khi có chủ đề việc tiếp theo bạn cần làm là research, tìm kiếm thông tin về chủ đề bài viết. Đây là một kĩ năng khá quan trọng không chỉ với người viết lách, dân Content nói riêng mà bao gồm cả Marketing nói chung. Kĩ năng tìm kiếm thông tin càng tốt sẽ giúp bạn có đầy đủ dữ liệu cho bài viết, đặc biệt càng có nhiều thông tin bạn sẽ có được nhiều ý tưởng để lập dàn bài và khiến bài viết có độ sâu hơn.

    Bước 2: Áp dụng nguyên tắc 5W1H

    - Why (Tại sao: Lý do khiến người khác phải đọc bài viết của bạn)

    - What (Cái gì: Bài viết của bạn gồm những vấn đề gì)

    - Where (Ở đâu: Nơi mà bạn muốn người khác sẽ thấy bài viết của bạn: Mạng xã hội, blog hay trên 1 quyển tạp chí)

    - When (Khi nào: Bạn muốn đăng tải nội dung vào lúc nào. Nếu bạn đăng bài viết trên Internet, đặc biệt là các mạng xã hội thì khung giờ đăng bài cũng quyết định đến yếu tố tương tác của bài viết)

    - Who :(Ai: Đối tượng bạn muốn truyền tải thông điệp bao gồm những ai)

    - How (Bài viết sẽ được thực hiện như thế nào, văn phong nên sử dụng trong bài viết)

    Bước 3: Liệt kê các ý chính trong bài.

    Viết Content thì bước này vô cùng quan trọng. Nếu không lập dàn bài trước tới khi viết hoặc là sẽ bị bí ý không biết viết gì hoặc là viết lan man quay vòng vòng tới hồi dành quá nhiều thời gian cho 1 ý hoặc là bỏ sót ý cho nên là bước này quan trọng lắm. Đồng ý là văn chương đôi khi mình viết theo cảm xúc, đôi khi cần dùng những từ hoa mĩ để diễn đạt nhưng làm gì làm trước tiên phải biết mình muốn làm cái gì trước thì mới đi đúng đường phải không nào?

    Bước 4: Phân tích và trình bày các ý

    Đây là nơi để mình thể hiện kiến thức và kĩ năng sử dụng con chữ điêu luyện của mình. Có nhiêu cứ thoải mái show ra hết nha!

    Bước 5: Đặt tiêu đề cho bài viết.

    Bước này quyết định người đọc có tiếp tục xem nội dung của bạn hay không? Vì theo quy luật mỏ neo, tiêu đề là thứ giúp níu người đọc lại với bài viết của bạn. Và chỉ có 3s để họ quyết định là sẽ đọc tiếp hay bỏ qua. Và mình biết hai dạng thường gặp trong viết lách đó là đặt tiêu đề trước rồi dựa vào tiêu đề để triển khai bài viết.

    Dạng thứ hai là sau khi đã có một bài viết hoàn chỉnh thì người viết mới đặt tiêu đề.

    Trình tự như vậy cũng lặp lại trên bài viết: Một tiêu đề hay hoặc gây tò mò mới khiến người đọc chú ý, sau đó mới đến phần mở bài, thân bài, cốt truyện của nội dung.

    Bước 6: Trau chuốt nội dung bài viết - Đọc, sửa lại các lỗi chính tả, ngữ pháp trong bài viết để cho các ý tưởng có thể liền mạch và câu văn mượt hơn.

    Nhiều khi trong lúc viết cảm xúc thăng hoa mình đưa bài viết của mình đi tận đâu đâu, tới lúc viết xong đọc lại thấy nó ngáo thiệt sự. Kiểm tra lại chính tả hay câu cú cũng quan trọng lắm.

    Và việc bạn cần làm tiếp theo là xuất bản bài viết thôi. Vì là viết theo quan điểm cá nhân nên có thể bài viết sẽ có người khen, người chê, người đồng cảm, người góp ý, hông sao hết á, việc này giúp mình tiến bộ lên mà, hãy sẵn sàng đón nhận và cải thiện nếu bạn thấy nó đúng nhé!

    Chúc bạn thành công!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...