Hỏi đáp Làm sao để phân biệt người hướng ngoại và hướng nội?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 30 Tháng tám 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba?

    Để tiếp tục cho gameshow tuần này, mình xin đưa đến cho các bạn một câu hỏi tình huống

    Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã có một sự hiểu biết nhất định về người hướng nội và người hướng ngoại. Thế nhưng, việc để xác định bản thân là một người hướng nội hay hướng ngoại đã vô cùng chật vật, xác định người khác lại còn khó hơn. Xác định rõ một người hướng nội hay hướng ngoại rất quan trọng, bởi nhờ thế mà chúng ta sẽ giao tiếp dễ dàng hơn, hiểu họ hơn. Có những người khi chúng ta nhìn vào sẽ nhận ra được ngay họ hướng nội hay hướng ngoại. Nhưng với phần đa thì việc này lại rất khó.

    Vậy thì, câu hỏi tuần này của mình dành cho các bạn chính là:

    Theo các bạn, Làm thế nào để phân biệt được một người là hướng nội hay hướng ngoại

    Hãy bình luận câu trả lời của bạn ở dưới và đừng quên đánh giá 5 sao và like cho câu hỏi cũng như gameshow nhé.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Annh Anh

    Bài viết:
    59
    Em sẽ trả lời câu hỏi này như sau (em trả lời chung) :

    Cách nhận biết người hướng nội hay hướng ngoại:

    - Khi họ tro chuyện với người lạ (thật ra ngay từ đâu ai cũng sẽ ngại hết) nhưng:

    + Người hướng ngoại thì có thể dễ dàng nói chuyện và ít ngại hơn. Đặc biệt đặc trưng của họ là có thể noi nhưng câu chuyện phiếm nên sự ngại ngùng có thể qua nhanh. Còn người hướng nội thì ngược lại hoàn toàn, sự ngại ngùng của họ có thể kéo dài, họ ít nói và thậm chí có thể im lặng hàng giờ~_~

    - Mức độ mở lòng của họ:

    + Người hướng ngoại thường dễ mở lòng, tâm sự. Đôi khi ta cảm nhận họ chẳng có bí Mật nào cả (kể cả hướng ngoại họ cũng có quy tắc về mức độ thân thiết để chia sẻ) nhưng họ dễ dàng mở lòng mình, có nhiều chuyện họ chia sẻ với người khác mà chẳng hề có gì khó khăn :))

    + Riêng người hướng nội hay chỉ có thể mở lòng với vài người cực kì gần gũi và họ thực sự tin tưởng nhất và Đôi khi những điều bí Mật đời tư họ cũng không cho ai bít: ->

    - Thích ở một mình hay đông người:

    + Người hướng ngoại thường thích ở chốn đông người, họ sẽ cảm thấy bức bối và buồn chán khi ở một mình quá lâu. Vậy nên nhưng nơi đông người sẽ mang lại niềm vui và năng lượng cho họ!

    + Người hướng nội hay lại cảm thấy mợt mỏi khi ở chỗ nhiều người và phai giao tiếp nhất là với người lạ. Đôi khi nằm xem phim hay đi lang thang một mình lại là cách sạc pin cho họ (•ω•)

    - Cách nói và hành động:

    + Người hướng ngoại thường noi và hành động nhanh chóng và càng vui càng hưng phấn thì họ hành động càng nhanh

    + Ngược lại người hướng nội thường nói và hành động chậm rãi, từ tốn, họ sẽ mất nhìu thời gian để đưa ra ý kiến của mình!

    Đây là câu trả lời của em, em cảm ơn ạ ≧ω≦

    (Dù là nội hay ngoại đi chăng nữa đều có mặt tối và mặt sáng, nếu có thể hãy thử cân bằng chúng, nó khiến chúng ta có nhiều trải nghiệm hơn, đừng rập khuôn hay theo một môtip có sẵn ≧ω≦)
     
    Diggory, Như Hảoo, Jancyha5 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tám 2021
  4. Doãn Hải Miên

    Bài viết:
    4
    Theo mình hướng ngoại hay hướng nội là một từ ngữ rất hay sử dụng nhưng có lẽ chính người sử dụng nó cũng không biết chắc được mình đã dùng đúng hay chưa.

    Theo như thông thường mọi người sẽ nhận định người hướng ngoại chính là những người vui vẻ, lạc quan, dễ kết bạn. Người hướng nội là người ít nói, ít bạn bè hơn, không phải là cô đơn nhưng chỉ là không thích tiếp nhiều với người lạ.

    Nhưng nếu nhìn vấn đề vào chính bản thân người đó, hay hãy nhìn vào chính bạn. Bạn hướng nội hay hướng ngoại?

    Nếu bạn trả lời bạn hướng ngoại, bạn thấy mình dễ kết bạn, có nhiều mối quan hệ nhưng có chắc bạn có thể phô bày hết bản thân của mình ra hay chưa, bạn đã bao giờ nói hết về bản thân mình cho mọi người.

    Và nếu bạn nói bạn hướng nội, nhưng bạn có cảm nhận mình khó gần lắm không. Bạn chỉ là đúng người đúng gu, bạn có thể tâm sự nói chuyện, để bản thân mình thỏa mái nhất bên bạn bè của bạn, người tự nhận là hướng ngoại chưa chắc đã làm được điều đó.

    Thật ra có những người dùng vẻ lạc quan, thân thiện bên ngoài để che giấu đi một cái gì đó của bản thân. Đúng là nụ cười bên cạnh bạn bè rất tươi, nó không giả tạo nhưng cũng không hoàn toàn là chính họ. Đôi khi chính người trong cuộc còn không nhận định bản thân hướng ngoại hay hướng nội, người ngoài thì lại còn khó nhận định. Cái gì cũng có chiều sâu của nó, mình cũng vậy. Mình không dám tự nhận bản thân theo hướng nào cả, mình có thể vui vẻ kết bạn với mọi người nhưng chưa ai mang lại cho mình cảm giác có thể chia sẻ tất cả, đem hết tính cách của bản thân ra, vẫn luôn có một giới hạn nào đó. Đôi khi mình thích náo nhiệt, nhưng có lúc lại thích sự yên tĩnh.

    Mình tự cho rằng tính cách là sự linh hoạt, không theo một khuôn khổ nào cả. Linh hoạt đem lại sự thú vị cho cuộc sống, mình vui vẻ với bạn bè, thân thiện và có nhiều mối quan hệ, thông qua đó sẽ gặp được người khiến mình cảm thấy có thể chia sẻ tất cả, có thể lúc này chưa gặp được, nhưng đời người rất dài, không có gì phải vội.

    Và mình nghĩ tính cách mỗi người mỗi khác, linh hoạt sẽ giúp gặt hái nhiều thành công hơn trong cuộc sống và công việc. Cái gì cũng có mặt khuyết điểm, hướng nội và hướng ngoại chính là hai mảnh ghép đối lập nhau nhưng khi ghép chúng lại, cân bằng đúng cách thì mới tạo ra một con người hoàn hảo theo ý mình nhất. Và nhớ rằng hãy tự cân bằng theo cảm nhận của chính mình chứ đừng rập khuôn theo ai đó, trân trọng bản thân luôn là điều quan trọng nhất.
     
    newworld, Diggory, Jancyha4 người khác thích bài này.
  5. Sương sớmmùa Thu

    Bài viết:
    184
    Mình có theo dõi 2 anh youtuber (học viện AYP - Awake Your Power) Nguyễn Hữu Trí và Huỳnh Duy Khương. Anh Khương là học trò của anh Trí. Cả hai anh đều có làm video về người hướng nội và hướng ngoại.

    Sau khi nghe xong, mình xin được trả lời câu hỏi như sau:

    Trước hết, về định nghĩa của 2 kiểu người này có thể hiểu:

    - Người hướng ngoại: Có xu hướng thích kết nối, xã giao, thể hiện, chinh phục. Họ thuộc về đám đông, họ giải tỏa căng thẳng nhờ kết nối với đám đông.

    - Người hướng nội: Thích quan sát, phân tích, cẩn trọng khi thể hiện bản thân, thích sự gắn kết sâu sắc. Họ lấy lại năng lượng khi ở một mình, nơi ít người; để kết nối với sức mạnh bên trong bản thân.

    Hay ngắn ngọn hơn là:

    - Sự giống nhau: Cả hai kiểu người này đều có khả năng làm mọi việc.

    Nhưng,

    - Sự khác nhau là:

    + Người hướng ngoại sẽ làm mọi việc cùng với nhiều người khác.

    + Người hướng nội: Sẽ làm mọi việc một mình, miệt mài, say mê mà không thấy buồn chán.

    Ví dụ:

    Khi đi ăn tại một nhà hàng, người hướng nội sẽ đi ăn một mình, ăn xong rồi về.

    Còn người hướng ngoại: Sẽ phải tìm bạn bè để đi ăn cùng, bởi khi ăn cùng nhau thì người hướng ngoại mới cảm thấy vui. Để vừa ăn, vừa có thể nói chuyện, tâm sự, chia sẻ với nhau.

    Hoặc một ví dụ khác: Đi lên thư viện đọc sách.

    Người hướng nội: Sẽ đi một mình, vừa hay đây là không gian yên tĩnh, không bị ai làm phiền, tha hồ suy nghĩ.

    Liệu người hướng ngoại có ghét lên thư viện đọc sách không? Thực ra là không. Bởi vì, họ cũng sẽ lên đây. Nhưng điều khác là: Họ sẽ rủ theo vài người bạn, để cùng đọc, cùng bàn luận về cuốn sách.

    Hay cuối tuần đi bar để xả stress, các bạn đoán xem người hướng nội có đến đây không?

    Và câu trả lời là: Có nhé!

    Nếu không, bạn giải thích như thế nào về các bộ phim mà có chàng trai, hay cô gái ngồi uống rượu một mình trong tiếng nhạc xập xình?

    Cuối cùng, mình xin kết luận là:

    Môi trường sẽ không phản ánh bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Mà cách bạn cư xử và đối mặt với nó thế nào, mới khẳng định bạn là "NỘI" hay "NGOẠI".
     
    Diggory, Jancyha, Mạnh Thăng1 người nữa thích bài này.
  6. Linh Bư Hãy Ủng Hộ Linh Bư Bằng 1 like

    Bài viết:
    286
    Lý thuyết đặc điểm về hướng ngoại-hướng nội là một chiều hướng trọng tâm thuộc về tâm lý học nhân cách. Thuật ngữ hướng nộihướng ngoại được truyền bá bởi nhà tâm lý học Carl Jung mặc dù quan niệm và ứng dụng tâm lý học phổ biến khác với dự định ban đầu của ông. Tính hướng ngoại có xu hướng biểu lộ ở hành vi đi lại, nói năng tràn đầy năng lượng trong khi đó hướng nội thể hiện hành vi kín đáo hơn, một mình. Hầu như tất cả các mô hình nhân cách toàn diện bao gồm các khái niệm này dưới nhiều hình thức khác nhau. Các ví dụ gồm đặc điểm tính cách Big Five, tâm lý học phân tích của Jung, mô hình tính cách 3 yếu tố của Hans Eysenck, 16 nhân tố nhân cách của Raymond Cattell, Bảng liệt kê Nhân cách đa chiều Minnesota và Trắc Nghiệm tính cách Myes- Briggs

    Người hướng ngoại có xu hướng thích giao lưu, quyết đoán tốt và thường quan tâm đến những yếu tố gây phấn khích như màu sắc, âm thanh, sự chuyển động. Những người hướng ngoại dễ gần và giao lưu, họ thường tỏ ra thích thú với xung quanh và luôn lạc quan, nhiệt tình. Ngược lại, người hướng nội thường kín đáo, dè dặt hơn, họ ít đi lại và ít hòa đồng. Người hướng nội không nhất thiết là người cô đơn nhưng họ thường có xu hướng hài lòng với việc có ít bạn bè. Những người hướng nội thường không ưu tiên các hoạt động giao tiếp xã hội nhưng không có nghĩa là họ lo lắng hay nhút nhát mà đơn thuần là không ưa các hoạt động này. Một người có thể có tính cách hoàn toàn hướng nội, hướng ngoại hoặc cân bằng giữa cả hai.

    Hướng ngoạihướng nội thường được xem như một đơn thể liên tục (triết học), vì vậy người có xu hướng hướng ngoại nhiều hơn thì hướng nội sẽ ít đi. Carl Jung và các tác giả của Myers- Briggs đã cung cấp nhiều quan điểm khác nhau và cùng khẳng định rằng mỗi con người đều có mặt hướng ngoại và mặt hướng nội, với một mặt trội hơn mặt còn lại.

    Theo Wikipedia
     
    newworld, Diggory, Jancyha2 người khác thích bài này.
  7. TIK TAK Ký ức thời gian.

    Bài viết:
    4
    Để phân biệt được một người họ hướng nội hay hướng ngoại, trước tiên phải hiểu thế nào là hướng nội và thế nào là hướng ngoại.

    - Hướng ngoại: Họ luôn vui vẻ hoạt bát, ăn nói trôi chảy, khá thân thiện, không ngại những chuyện liên quan đến giao tiếp, nơi nào vui vẻ náo nhiệt họ đều muốn tới góp vui, để gây sự chú ý từ đám đông. Họ thường chú ý đến những thứ bên ngoài hơn là bên trong và họ luôn thấy nhàm chán khi ở một mình.

    - Hướng nội: Họ thường tập trung vào đời sống nội tâm, họ hơi trầm tính và luôn dè dặt với mọi mối quan hệ. Họ luôn tập trung vào suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng bên trong hơn là hình thức bên ngoài, thay vì hướng ngoại họ lấy năng lượng từ việc gaio tiếp đám đông thì hướng nội họ hơi mất nhiều năng lượng trong giao tiếp.

    Vì vậy khi gặp hai trường hợp trên chúng ta sẽ phân biệt được đâu là hướng nội là đâu là hướng ngoại nhé.
     
    Diggory, Jancyha, Mạnh Thăng2 người khác thích bài này.
  8. Hương sad

    Bài viết:
    234
    Hướng ngoại là những người có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài. Buồn thì khóc, vui thì cười. Họ năng động, hoạt bát trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Họ nhiệt tình, vui vẻ trò chuyện với mọi người. Họ sẵn sàng buôn dưa lê bán dưa chuột với bạn bè dù chỉ mới quen cách đây vài giây, vài phút. Họ thích đi chơi, thích các bữa tiệc, thích đi phượt, thích giao lưu với mọi người xung quanh. Dịch covit này thì chắc hẳn những người hướng ngoại sẽ rất khó chịu, bí bách, bực mình khi phải nhốt mình trong bốn bức tường, không được nghe tiếng nói của mọi người và âm thanh cuộc sống, có lẽ họ sẽ phát điên lên và than trời than đất.

    Bên cạnh người hướng ngoại, hướng nội thì còn có người hướng trung. Họ cũng hoạt động hết công suất không khác gì người hướng ngoại. Rất nhiều người nhầm lẫn họ hướng ngoại. Nhưng nếu cả ngày họ tan chảy năng lượng với cuộc sống ngoài kia thì về đêm họ lại trầm tư trong đống suy nghĩ hỗn loạn của mình. Khi đó họ là người hướng nội. Họ cũng chìm đắm trong những câu hỏi của chính mình về mọi thứ.

    Còn người hướng nội. Đó là mình, mình là một cô gái hướng nội. Nhưng hướng nội không đồng nghĩa với nhút nhát. Hướng nội là hướng vào trong, họ thấy thoải mái khi ở một mình, họ thích được tận hưởng thế giới của riêng mình. Họ thích làm những gì một mình như đọc sách, xem phim, viết lách.. nhưng điều đó không có nghĩa là họ ghét đám đông. Họ vẫn có thể hòa mình vào đám đông, vẫn có thể cùng mọi người du lịch, vui chơi một cách bình thường. Chỉ là nếu bắt họ phải nói chuyện quá nhiều hoặc giao tiếp với người lạ, họ sẽ cảm thấy bị cạn kiệt năng lượng và cần phải nạp đầy bằng một bầu không gian yên tĩnh. Họ thích sự bình yên, suy nghĩ về cuộc đời, cuộc sống. Họ sẵn sàng lắng nghe mọi tâm sự của bạn. Họ cũng như bao người khác, hóng hớt và hít drama. Cơ mà bảo hoi góp ý về điều gì đó thì họ lại không biết nói gì. Họ ít nói nhưng không phải không thể thuyết trình. Có thể họ là bậc thầy của diễn thuyết, là diễn giả nổi tiếng nào đó, chỉ là họ không thích nói chuyện với bạn mà thôi. Họ thích nhóm nhỏ hơn là đám đông. Với bạn thân và người yêu, có lẽ họ sẽ hóa thành kẻ điên mất não, thao thao bất tuyệt như một tên khùng bị bỏ đói lâu năm. Cơ mà với người lạ, bạn bè bình thường.. họ lại im lặng đến kì lạ. Đơn giản vì họ không thích, hoặc sâu xa hơn là họ thiếu lòng tin, nghi hoặc về đối phương nên không thể chia sẻ hết tâm tư ở đáy lòng mình, cũng không yên tâm điên theo cách của mình vì sợ đối phương sẽ sốc tâm lý đến nhập viện. Có lẽ vì hay suy nghĩ nên trí tưởng tượng của người hướng nội đa số đều rất phong phú, họ viết lách cũng rất đỉnh. Nhưng không phải là tất cả đâu, có người hướng nội vẫn không ham thích gì vẽ tranh hay viết lách, đọc sách.

    Theo mình nghĩ thì chẳng ai có thể hướng nội hay ngoại 100%. Ngoại đến mấy thì thi thoảng họ cũng rơi vào trầm tư, mệt mỏi với mọi thứ, cũng muốn ở một mình và cắt đứt liên lạc với xã hội chứ nhỉ. Ví dụ khi họ thất tình, mất người thân.. Và nội đến mấy thì đôi lúc họ cũng muốn hít hà bầu không khí đông đúc tiếng nói tiếng cười, hạnh phúc khi có mọi người ở bên phải không?

    Ừm, hướng ngoại không có nghĩa là không biết buồn mà hướng nội cũng không có nghĩa là tự kỉ hay trầm cảm. Suy cho cùng họ cũng chỉ là con người mà thôi. Và đó là một kiểu tính cách của họ. Họ vẫn phải đi làm, đi học, giao tiếp, vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi.

    Bởi vậy đôi lúc lướt fb nghe mọi người đăng bài hỏi mấy câu tựa như: "Người hướng nội có phải là người chung tình?", "Người hướng nội có biết nói chuyện?", Người hướng ngoại có phải là người hay ngoại tình?".. mình thực sự đã bật cười thành tiếng.

    Nội hay ngoại cũng có người tốt và xấu. Họ đâu thể chỉ nghiêng về một điều gì đó và tuyệt đối hóa về nó. *bafu 27*
     
  9. hoangcf

    Bài viết:
    15
    Cái nhìn thấy rõ nhất là người hướng nội thường thích 1m, họ rất ít khi tụ tập, họ có thể sống 1 cả năm cũng chẳng thấy buồn nhưng với người hướng ngoại thì thường thích nơi ồn ào thích đám đông, dễ buồn khi ở 1 mình
     
    Diggory thích bài này.
  10. Lê Dạ Minh Nguyệt

    Bài viết:
    3
    -Mình có một người chị đã nói chuyện với 1 anh học tâm lí, và chị ấy kể lại cách anh ấy chỉ ra người hướng nội và hướng ngoại, đó là nhờ vào cách mình an ủi bản thân sau 1 ngày dài áp lực, bận rộn

    + Nếu là người hướng ngoại, thì họ sẽ có xu hướng đi chơi xả stress, tụ tập bạn bè.. tham gia các hoạt động thuộc dạng cộng đồng

    +Nếu là người hướng nội, họ sẽ ở nhà xem phim, nghe nhạc.. thích nằm dài ở căn phòng của mình hơn

    - Có lần mình cũng tình cờ biết cách phân biệt 2 dạng người này qua facebook:

    + Nếu là người hướng ngoại, khi cả đám bạn bùng kèo, thì dù cho bạn thích sự kiện/buổi đi chơi đó bao nhiêu bạn cũng quyết định ở nhà, vì chẳng ai đi cùng bạn, và bạn bị mất hứng khi bạn bè bùng kèo

    + Đối với người hướng nội thì họ sẽ vẫn đi cho dù chẳng ai đi cùng với họ, đơn giản vì họ cũng có thể đi chơi, làm việc gì đó 1 mình mà không thấy chán nản, buồn bã.
     
    Diggory thích bài này.
  11. tatsuno jin

    Bài viết:
    131
    Đầu tiên phải kể đến đặc điểm của hướng nội, ngoại:

    Hướng nội: Ít nói, trầm tính, ngại ngùng trước đám đông, khôn có tính chủ động, dù có chuyện gì thì mặt cũng bình thường, luôn dấu những niềm đau, niềm vui vào sâu trong trái tim

    Hướng ngoại: Nói nhiều, hoạt bát, hay cười đùa, thộ lộ hết cảm xúc qua bên ngoài, chủ động với mọi thứ.

    Cách phân biệt: Hướng nội thì ít nói hướng ngoại nói nhiều. Hướng nội rất khó bắt chuyện nhưng hướng ngoại bắt chuyện làm quen rất dễ..
     
    Diggory thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...