Bạn đã bao giờ xác định một mục tiêu mà mãi chẳng nhấc tay, nhấc chân thực hiện nó? Hay chỉ làm được vài hôm rồi lại thành dĩ vãng? Điều chúng ta thấy nhiều nhất là những ngày đầu năm chúng ta thường rất hứng thú lên kế hoạch cho năm mới, mục tiêu cho sức khoẻ, tài chính, công việc, tình yêu.. để rồi sau nửa tháng đã bị xếp xó. Vì sao lại như vậy? Làm thế nào để hoàn thành được mục tiêu của mình? Đầu tiên chúng ta cần nhận ra khi chúng ta đưa ra một mục tiêu, kế hoạch thường là ở một thời điểm nào đó mà chúng ta ở trong tâm trạng rất phấn khích, như là đầu năm mới hay mới nghe một ai đó thành công truyền cảm hứng, hay xem một bộ phim và hành động theo. Chính vì chúng ta đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch trong tâm trạng phấn khích như vậy nên đa phần mục tiêu là khá lớn. Khi chúng ta phấn khích thì mọi thứ đều màu hồng, cơ thể tràn đầy năng lượng nên chả có gì là to tát cả, mọi thứ đều nằm trong tầm tay. Mục tiêu lớn nhưng khi chúng ta bắt đầu, cái chúng ta nhận được lại quá nhỏ, nhỏ đến mức hầu như không nhận ra được nhiều. Khi tâm trạng qua đi, sự hưng phấn không còn thì những điều nhỏ đó không còn đem lại động lực cho chúng ta vì thế chúng ta sẵn sàng từ bỏ. Điều cốt lõi ở đây là mục tiêu dài hạn bao nhiêu không quan trọng, quan trọng bạn phải đặt các mục tiêu thật nhỏ, thật nhỏ hàng ngày, hàng tuần làm sao đo đếm được. Và hãy tự thưởng cho mình mỗi ngày, mỗi tuần mà bạn đạt được điều đó. Việc này là vô cùng quan trọng, nó không nằm ở cái nhỏ tiến bộ mà bạn đạt được, nó nằm ở việc bạn HOÀN THÀNH MỤC TIÊU. Chính sự hoàn thành mục tiêu đó mới xây dựng dần cho bạn sự hài lòng về bản thân, sự tự tin và quyết nâng cao dần. Vạn dặm xa bắt đầu từ một bước chân nhỏ. Điều thứ hai bạn cần xác định đó bạn định nghĩa thế nào là thành công và thất bại? Thành công là đạt được mục tiêu, còn thất bại là gì? Là không đạt được mục tiêu? Nếu là như vậy thì khả năng bạn không hoàn thành mục tiêu là 90%. Ví dụ như bạn muốn tán một cô gái, bạn coi thành công là tán đổ cô ý, thất bại là không tán được. Vậy thì bạn sẽ chẳng dám tiến lại gần và trò truyện với cô ý chứ đừng nói đến tán tỉnh. Vì việc sợ bị cô ý từ chối, tương đương với thất bại sẽ níu chân bạn lại. Ở đây chúng ta cần nhận thấy hành động của chúng ta bị tác động bởi hai lực: Lực đẩy và lực kéo. Lực kéo chính là các mục tiêu, các giá trị mà bạn muốn đạt tới. Nó sẽ có sức mạnh kéo bạn hành động về phái nó. Ví dụ như mục tiêu tán đổ cô gái sẽ mang đến cho bạn sức mạnh làm quen, tán tỉnh, chiều chuộng cô gái. Lực kéo thông thường là các giá trị mà chúng ta hay mong muốn đạt được như tiền tài, địa vị, danh vọng, quyền lực, học hỏi phát triển bản thân. Lực đẩy thì ngược lại, đó là những cái chúng ta muốn tránh xa, như sự nghèo khổ, thất bại, bị chỉ trích, bệnh tật. Các điều này sẽ tạo ra một lực đẩy để đẩy bạn tránh xa khỏi nó. Chúng ta lúc nào cũng bị hai lực này tác động ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu hai lực này đẩy bạn về hai phía trái ngược và cân bằng thì tức là bạn sẽ đứng im. Nếu nó không cân bằng đi nữa thì bạn cũng sẽ di chuyển về hướng mạnh hơn một chút cho đến khi nó cân bằng. Tóm lại là bạn chẳng bao giờ tới được mục tiêu. Vậy điều chúng ta cần rút ra là gì? Chúng ta cần phải đặt lực đẩy và lực kéo làm sao chúng tác động lên ta theo cùng một hướng. Có như vậy mới giúp chúng ta đạt đến mục tiêu, thậm chí còn nhanh hơn. Chúng ta làm bằng cách nào? Cách đơn giản nhất là chúng ta cần thay đổi vị trí đặt của lực đẩy, tức là định nghĩa lại những gì mà chúng ta không mong muốn. Điều hướng lực kéo và đẩy giúp bạn hành động – Ảnh st Ví dụ như thành công là việc tán đổ cô gái, thất bại là không dám nói chuyện với cô. Thành công là hàng sáng dậy sớm, thất bại là không cố gắng Thành công là lên chức trưởng phòng, thất bại không hoàn thành công việc hàng ngày. Như vậy, để tránh việc chần chừ, lưỡng lự, chúng ta cần thay đổi tư duy về định nghĩa về thành công và thất bại để lực kéo và đẩy cùng một hướng, đẩy ta đi nhanh hơn về với mục tiêu. Thành công của tôi là nhiều người sẽ đọc bài này và like, thất bại chính là đã không cố gắng chia sẻ bài này.