Lạc tiên là gì? Nó có tác dụng gì?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 20 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Lạc tiên là gì?

    Lạc tiên (tên khoa học là Passiflora foetida) trong dân gian, người ta thường dùng nhiều cái tên khác nhau để gọi lạc tiên như: Dây lưới, năm nêm, dây bầu đường, hồng tiên, dây nhãn lòng, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), có hồng tiên (Thái).. là một loại cây thân thảo, mọc nhiều ở những hai bên ven đường và những vùng núi hoang vu. Chúng thường được sử dụng để làm rau ăn, hoặc dùng để làm thuốc chữa mất ngủ. Có nguồn gốc từ khu vực Nam-Trung Mỹ, vùng Mexico hay Caribe và được du nhập vào các nước nhiệt đới như Đông Nam Á hay đảo Hawaii

    Lạc tiên thuộc dạng thân leo, có nhiều tua cuốn, bên trong rỗng. Toàn cây có lông mềm, lá dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm, chia thành 3 thùy nhọn, mọc so le. Các tua cuốn thường mọc ở các nách lá, hoa màu trắng, có tràng phụ hình sợi, màu tím. Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Quả sống có màu xanh vị chua, quả chín vàng có vị ngọt, ăn được.


    [​IMG]

    Cây lạc tiên thuộc loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn. Ngoài ra, cây còn được trồng tại một số vườn thuốc để làm dược liệu. Hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được sử dụng để làm dược liệu trừ phần rễ. Cây lạc tiên được thu hái vào tất cả các mùa, nhưng tốt nhất là mùa xuân. Sau khi thu hái, người ta sẽ rửa sạch dược liệu, cắt ngắn thảo dược và đem phơi, sấy khô. Dược liệu lạc tiên được bảo quản trong bì nilong kín gió hoặc nơi có độ ẩm dưới 12%.

    Ba thành phần hóa học chính có trong loại dược liêu này đó là: Alcaloid, Flavonoid, Saponin. Lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt, chỉ thống. Quy vào kinh Tâm, Can.


    Tác dụng dược lý của cây Lạc Tiên

    Thành phần alcaloid có nhân harman trong chiết xuất của lạc tiên có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ. Ngoài ra, cây lạc tiên khô còn chứa lượng lớn flavonoid, có tác dụng khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.

    [​IMG]

    Tác dụng của cây Lạc Tiên

    Thanh nhiệt, làm mát cơ thể


    Với hàm lượng chất vitamin C tương đối dồi dào, quả của câu Lạc Tiên có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Vì vậy người ta thường dùng nó để chữa các bệnh nóng trong, bị nổi mụn. Ngoài ra, nó còn được dùng để phòng viêm nhiễm ngoài da, giảm mề đay. Quả lạc tiên khô sắc lấy nước uống có thể chữa lỵ. Lá của lạc tiên nấu nước để tắm, rửa trong chữa trị viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa

    Tạo giấc ngủ tốt, an thần

    Theo như GS. Hoàng Bảo Châu đã nói trong cuốn sách Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng, phần dây, lá, hoa lạc tiên đem thái nhỏ, phơi khô có công dụng giúp an thần, giải nhiệt, mát gan. Hỗ trợ chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, khi phối hợp thêm với một số vị thuốc khác.

    Chữa lở loét, giải độc

    Quả của loại thảo dược này có đặc tính là vị ngọt, tính bình giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, chữa ung nhọt lở loét ở chân

    Giảm thiểu các triệu chứng của mãn kinh

    Giúp giảm các triệu chứng đau bụng, bị nóng trong, stress ở những phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

    [​IMG]

    Cách sử dụng Lạc Tiên

    Pha trà lạc tiên


    Cách chế biến trà lạc tiên rất đơn giản. Hãy bỏ khoảng 6 quả khô vào trong cốc, đổ một chút nước nóng vừa đủ và ngâm chúng trong khoảng 6-8 phút là có thể dùng được. Sau đó, bạn lọc bỏ bã, thêm một chút đường hoặc mật ong nếu muốn uống ngọt. Trà lạc tiên nên được uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ để giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn, giúp phát huy tối đa hiệu quả. Sau khoảng 1 tuần sử dụng, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.

    Ngâm rượu

    Quả Lạc Tiên có thể dùng để ngâm rượi, nhưng việc thu hái loại quả này lại rất khó khăn, chúng chỉ ra trái vào tháng 5- 7. Hơn nữa, vỏ của quả rất mỏng, rất dễ bị dập, nát trong khi thu hoạch. Nếu không được sấy khô ngay, quả lạc tương rất khó để bảo quản trong thời gian dài. Chính vì vậy, người ta có thể dùng quả lạc tiên khô hoặc cao lạc tiên để thay thế cho quả tươi khi điều kiện không cho phép.

    Chuẩn bị rượi nếp trắng ngon, trên 40 độ để đảm bảo chất lượng khi ngâm. Bạn có thể sử dụng quả tươi để ngâm, tương tự như ngâm rượu táo mèo hay rượu ổi. Tỉ lệ quả tươi và rượu sẽ vào khoảng 1: 5. Tức cứ 1kg quả tươi thì ta cho 5 lít rượu nếp trắng. Còn với cao lạc tiên, tỉ lệ này nên là 100g cao: 1 lít rượu. Sau khi cho tất cả nguyên liệu vào bình, bạn đậy nắp kín, chờ một thời gian là có thể thu được thành quả.

    Rượi ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng, còn với dạng ngâm quả, cần phải đợi ít nhất 100 ngày mới dùng được. Rượu thường có vị hơi chua chua, xen lẫn chút hương vị ngọt ngào của trái và màu vàng đẹp mắt. Đây là loại rượu tốt cho sức khỏe. Bạn nên dùng chúng vào bữa ăn tối, khoảng 1-2 chén nhỏ mỗi ngày. Tuy nhiên, cần chú ý thời gian ngâm rượu không nên quá lâu, tránh màu sắc, mùi vị thay đổi.


    Nấu cao lạc tiên

    Cách làm này lại có thể giúp bảo quản thảo dược lâu dài, đặc biệt thích hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian, hoặc những bạn không có điều kiện thu mua, hái thường xuyên. Cách làm cao cũng rất đơn giản. Bạn chỉ ần sử dụng cây lạc tiên nấu thành cao sệt rồi bỏ vào lọ đậy kín. Khi cần dùng, bạn xúc một muỗng nhỏ pha với nước nóng, hoặc dùng cao với các mục đích khác đều được. Cao có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt ngọt rất dễ uống.

    [​IMG]

    Kết hợp cùng các vị thuốc khác

    Cây lạc tiên còn được kết hợp cùng các loại thảo dược khác để tạo thành các bài thuốc Đông y chữa trị các bệnh. Với mỗi dạng bệnh lý khác nhau, thì sẽ được kết hợp với các vị thuốc khác, với tỉ lệ và liều lượng khác nhau. Ví dụ, để chữa mất ngủ, người ta sẽ sử dụng cam thảo đất, tim sen, xương bồ, hạt muồng, lá vông, lá dâu tằm, táo nhân sao và cỏ tre. Trong khi đó, để giảm căng thẳng, mệt mỏi, lá sẽ được kết hợp với rau má và râu ngô. Còn với bệnh viêm phế quản, loại thảo dược này chỉ được sử dụng một mình.

    Cây Lạc Tiên có tác dụng phụ không?

    Mặc dù cây lạc tiên có có tính mát, vị ngọt hơi đắng, đa số phát triển tự nhiên, nhưng một số người khi sử dụng lạc tiên hay gặp phải một số phản ứng phụ như: Cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Bị rối loạn chức năng cơ và phối hợp vận động. Không được tỉnh táo; Bị buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim nhanh hơi bất thường. Ví dụ đơn giản như, khi bạn uống quá nhiều lạc tiên, chúng có thể khiến bạn gặp tình trạng ngủ gật, bởi tác dụng an thần của chúng. Hiện nay, vẫn chưa có thông tin nào đảm bảo an toàn về việc sử dụng thảo dược này lên da.

    Những lưu ý khi sử dụng Lạc Tiên

    - Khi sử dụng loại thảo dược này, bạn cũng cần hết sức lưu ý đến liều lượng mỗi bài thuốc, các thành phần trong loại thảo dược này có thể tương tác với một số thành phần của thuốc

    - Không nên tự ý sáng tạo ra các bài thuốc.

    - Với phụ nữ mang thai, tuyệt đối không được sử dụng loại cây này như bài thuốc dân gian hay sử dụng chúng như một loại thực phẩm. Bởi lẽ, bên trong cây lạc tiên có chứa một số thành phần gây co bóp tử cung. Do đó, chúng cực kì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, đặc biệt là trong các thời điểm nhạy cảm của thai kỳ. Còn với giai đoạn cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.


    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh Thư thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...