Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê - Cal Newport

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi tiểu nữ xinh đẹp, 27 Tháng ba 2020.

  1. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    [​IMG]

    Tác giả: Cal Newport

    Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống

    Trạng thái: hoàn

    Văn án:

    Trong quyển sách Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê, Cal Newport lột trần niềm tin từ trước đến nay rằng ta nên "theo đuổi đam mê."

    Niềm tin sáo rỗng này không những sai sót ở chỗ là những đam mê tồn tại sẵn có thường hiếm hoi và không liên quan gì lắm đến việc hầu hết mọi người cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm, mà nó còn có thể gây nguy hiểm, sinh ra cảm giác lo lắng và hiện tượng nhảy việc liên miên.

    Sau khi đưa ra dẫn chứng chống lại niềm tin vào đam mê, Newport bắt đầu cuộc hành trình khám phá thực tế là mọi người trở nên yêu thích công việc họ làm như thế nào. Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, những người viết kịch bản, các lập trình viên máy tính hành nghề tự do, và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, Newport phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng và những cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.

    Anh tiết lộ rằng việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước.

    Nói cách khác, cách bạn làm việc thì quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng ba 2020
  2. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
  3. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Lời Giới Thiệu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Niềm đam mê của một thầy tu

    "Hãy theo đuổi đam mê là một lời khuyên nguy hiểm"

    Thomas nhận ra điều này tại một trong những nơi mà bạn khó tin nhất. Lúc đó anh đang đi bộ trên con đường mòn qua cánh rừng sồi phía nam núi Tremper. Con đường này là một trong những con đường băng qua địa phận rộng 93 héc-ta của Tu viện Zen Moutain ẩn mình dưới dãy núi Catskill từ những năm 1980. Thomas đã đi được nửa chặng đường của qua trình hai năm tu tập tại tu viện để trở thành một thầy tu. Một năm trước anh đến đó vì công việc mơ ước mà anh đã ấp ủ nhiều năm. Anh dồn mọi đam mê tâm huyết vào việc tập thiền tại vùng núi Catskill hẻo lánh này và hi vọng rằng mình sẽ tìm được hạnh phúc. Nhưng khi Thomas đúng dưới gốc cây sồi vào chiều hôm ấy, anh bật khóc và những mộng tưởng bắt đầu sụp đổ.

    "Tôi luôn tự hỏi, cuộc sống này có ý nghĩa gì?" Thomas nói khi lần đầu tôi gặp anh ấy tại một quán cà phê ở Cambrige, Massachusetts. Lúc đó, đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Thoamas nhận ra được vấn đề ở Catskill, nhưng anh vẫn nhớ rõ con đường dẫn đến nhận thức đó, và anh hào hứng kể về nó như thể nếu kể lại thì quá khứ phức tạp của anh sẽ được trừ tà vậy.

    Sau khi có được bằng cử nhân triết học và thần học, sau đó là bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo so sánh, Thomas quyết định rằng việc tập Thiền Phật giáo chính la bí quyết để có được một cuộc sống ý nghĩa. "Có một điểm giao nhau rất lớn giữa triết học mà tôi đang học và Phật giáo khiến tôi nghĩ rằng 'Mình sẽ đi thực hành về Phật giáo một cách trực tiếp để trả lời các câu hỏi lớn này, '" anh ấy bộc bạch.

    Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Thomas lại cần tiền, vì vậy anh phải làm rất nhiều công việc khác nhau. Chẳng hạn như anh đi dạy tiếng Anh tại Gumi, một thành phố công nghiệp tại trung tâm Hàn Quốc. Đối với nhiều người, cuộc sống ở vùng Đông Á có vẻ lãng mạn, tuy nhiên đối với Thomas, sự hấp dẫn này ngày càng giảm sút. "Mỗi tối thứ Sáu, sau giờ làm việc, những người đàn ông tập trung tại các xe bán hàng ngoài đường có cắm lều để uống rượu soju (một loại rượu làm từ gạo) cho đến khuya. Vào những đêm mùa đông, hơi bốc lên từ những cái lều, từ những người đàn ông uống rượu. Và điều tôi nhớ nhất chính là sáng hôm sau, đường phố đầy những bãi nôn mửa đã khô."

    Cuộc tìm kiếm của Thomas cũng truyền cảm hứng cho anh đi xuyên Trung Quốc, vào Tây Tạng, dành thời gian ở Nam Phi cùng nhiều cuộc hành trình khác, trước khi kết thúc tại Luân Đôn, nơi anh làm công việc nhập dữ liệu khá tẻ nhạt. Suốt khoảng thời gian này, Thomas nuôi dưỡng niềm tin rằng Phật giáo chính là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Theo thời gian, ước mơ này của anh phát triển thành ý tưởng trở thành một tu sĩ. "Tôi đã xây dựng một ảo tưởng tuyệt vời về việc tập Thiền và cuộc sống tại tu viện," anh bộc bạch. "Mộng tưởng này đến - để hiện thực hóa ước mơ của tôi." Tất cả các công việc khác hoàn toàn không thể so sánh được với mộng tưởng này. Anh dồn hết tâm huyết theo đuổi đam mê đó.

    Thomas bắt đầu biết đến Tu viện Zen Mountain khi đang ở Luân Đôn, và anh lập tức bị hấp dẫn bởi nét nghiêm trang của nó. "Những người ở đó tập Thiền rất nghiêm túc và thành tâm," anh nhớ lại. Niềm đam mê mách bảo anh rằng Tu viện Zen Mountain chính là nơi anh thuộc về.

    Thomas mất chín tháng để hoàn thành thủ tục gia nhập. Sau khi được chấp nhận đến sống và luyện tập tại thiền viện, anh đáp chuyến bay xuống sân bay Kennedy rồi bắt xe buýt đi vào vùng ngoại ô của Catskill. Chuyến đi dài ba giờ đồng hồ. Rời khỏi thành phố, xe buýt bắt đầu đi ngang qua nhiều thị trấn cổ quái, với phong cảnh "mỗi lúc một trở nên đẹp hơn." Cuối cùng xe buýt cũng đến được chân núi Tremper, rồi nó dừng lại cho Thomas xuống. Từ trạm xe buýt, anh đi bộ dọc theo con đường dẫn tới lối vào tu viện, nơi được canh giữ bởi cánh cổng bằng sắt đang mở cho những người mới đến.

    Vào trong khuôn viên, Thomas đến tòa nhà chính, một nhà thờ bốn tầng được xây dựng bằng đá xanh và gỗ sồi địa phương. "Cứ như thể núi non đã hiến thân mình làm thành nơi dành cho việc luyện tập tâm linh" là cách mà các tu sĩ ở thiền viện miêu tả nó trong văn học chính thống của họ. Đẩy cánh cửa sồi bước vào, Thomas được một tu sĩ chào đón. Rất khó khăn để diễn tả cảm xúc lúc ấy, Thomas giải thích với tôi như sau, "Giống như bạn đang rất đói, và bạn biết rằng mình sẽ có một bữa ăn thịnh soạn."

    Cuộc sống làm thầy tu của Thomas bắt đầu khá suôn sẻ. Anh sống trong một căn nhà gỗ nhỏ được dựng trong cánh rừng phía sau tòa nhà chính. Trong lần đến thăm một thầy tu lâu năm, người đã từng sống trong căn nhà tương tự hơn 15 năm, Thomas đã hỏi ông ấy có bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ từ nơi ở đến tòa nhà chính hay không. Vị thầy tu điềm nhiên trả lời: "Tôi chỉ mới bắt đầu học thôi."

    Một ngày tại Tu viện ZenMountain có thể bắt đầu sớm từ 4g30 sáng, tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Vẫngiữ sự tĩnh lặng, các thầy tu đón chào buổi sáng bằng 40 - 80 phút ngồi thiền trên các tấm thảm được xếp với "độ chính xác hình học" tại hội trường chính. Khung cảnh bên ngoài các cửa sổ theo phong cách Gothic phía trước hội trường tuyệt đẹp, nhưng những tấm thảm quá thấp nên các thiền sư không thế nhìn thấy. Phía cuối căn phòng có hai người giám sát thỉnh thoảng đi xung quanh các tấm thảm. Thomas tay cầm một cây gậy mà họ luôn mang theo bên người để dùng vào mục đích này. "

    Sau bữa cũng trong chính hội trường đó, tất cả mọi người được phân công nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Thomas bao gồm dọn dẹp nhà vệ sinh và đào mương, ngoài ra anh cũng được giao phần xử lý các thiết kế đồ họa cho tạp chí của tu viện. Một ngày tiếp diễn gồm nhiều buổi thiền hơn, những cuộc phỏng vấn với các thiền sư cấp cao, và thường là các bài giảng dài dòng, khó hiểu. Các tu sĩ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi trước bữa tối. Thomas thường tranh thủ thời gian này để đốt lò sưởi trong căn nhà gỗ của mình, chuẩn bị cho những đêm lạnh lẽo ở Catskill.

    Các rắc rối của Thomas bắt nguồn từ công án. Một công án, theo truyền thống của phái Thiền, là một câu đố chữ, thường được trình bày thông qua một câu chuyện hay một câu hỏi. Mục đích của nó là thách đố lại cách suy nghĩ logic, do đó buộc bạn phải sử dụng trực giác để diễn giải thực tế. Khi giải thích các khái niệm này cho tôi, Thomas đưa ra một ví dụ mà anh đã gặp:" Hãy chỉ cho tôi một cây bất động trong cơn gió lớn. "

    " Tôi thậm chí còn không biết câu trả lời cho câu hỏi này đại loại như thế nào nữa, "tôi phản đối.

    " Trong một buổi phỏng vấn, "Thomas nói rõ," anh phải trả lời ngay lập tức, không suy nghĩ. Nếu ngừng lại, họ sẽ tống anh ra khỏi phòng; cuộc phỏng vấn kết thúc. "

    " Vậy thì tôi chắc chắn là bị đá ra ngoài rồi. "

    " Đây là câu trả lời đã giúptôi vượt qua công án, "anh ấy nói." Tôi đứng như một cái cây và vẫy tay một chút như thể đang trong một cơn gí lớn. Đúng không? Vấn đề ở đây là một khái niệm anh không thế năm bằng lời.

    Một trong những rào cản lớn đầu tiên mà các học viên trẻ phải đối mặt tập Thiền chính là công án Mu: Vượt qua được công án này là vượt cánh cổng đầu tiên trong "tám cổng" của Thiền Phật Giáo. Nếu chưa đạt được cột mốc này, bạn vẫn chưa được xem là học viên chính thức của thiền viện. Thomas có vẻ ngần ngại giải thích về công án này tôi. Tôi đã từng gặp phải vấn đề này khi làm một cuộc nghiên cứu về phái Thiền: Bởi vì những câu đố thường đi ngược lại logic, bất kỳ nỗ lực giải thích nào cho người ngoài đều trở nên tầm thường. Chính vì vậy, tôi không ép Thomas nói chi tiết về vấn đề này mà đi tra thông tin Google. Đây là một diễn giải mà tôi tìm được:

    Một khách hành hương hỏi Đại Thiền sư Châu: "Loài chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời, "Mu."

    Mu theo tiếng Trung có nghĩa là "không." Theo như lời giải thích mà tôi tìm được, Triệu Châu không trả lời câu hỏi của khách hành hương mà đẩy lại cho người hỏi. Sau hàng tháng trời căng thẳng, Thomas mới chật vật vượt qua được công án này. "Tôi suy nghĩ liên tục về công án đó," anh ấy kể với tôi. "Tôi mang nó vào giấc ngủ, để nó chiếm hữu cơ thể mình."

    Rồi anh cũng giải được nó.

    "Một ngày, lúc đi dạo trong rừng, trong một khoảnh khắc khi tôi nhìn vào những chiếc lá, 'tôi' biến mất. Chúng ta đều trải qua những chuyện như vậy nhưng không quan tâm. Còn tôi đã có sự chuẩn bị cho trải nghiệm này. Tôi nhận ra, 'Đây chính là toàn bộ công án.'" Thomasđã có được cái nhìn về sự hợp nhất của tự nhiên vốn hình thành nên cốt lõi sựhiểu biết về thế giới của Phật giáo. Chính sự thống nhất này đã đưa ra câu trảlời cho công án. Vô cùng hào hứng, tại buổi phỏng vấn tiếp theo với tu sĩ cấp cao, Thomas đã làm một cử chỉ - "một cử chỉ đơn giản mà bạn vẫn làm thường ngày" - điều này cho thấy rõ ràng rằng anh ấy hiểu được lời giải công án một cách trực giác. Anh ấy đã vượt qua được cánh cổng thứ nhất: Trở thành học viên chính thức của Thiền tông.

    Không lâu sau khi vượt qua công án Mu, Thomas nhận ra niềm đam mê của mình. Anh đang đi bộ trong chính khu rừng mà anh giải được công án. Với sự thấu hiểu sâu sắc sau khi vượt qua Mu, anh bắt đầu hiểu được những bài giảng khó hiểu của các thầy tu cấp cao. "Khi đi bộ trên con đường mòn, tôi nhận ra các bài giảng đều nói về những điều tương tự như công án Mu," Thomas nói. Nói một cách khác, chính là đây. Đây chính là những gì mà cuộc sống của một Thiền sư có được: Cái nhìn ngày càng sâu sắc về vấn đề cốt lõi.

    Thomas đã đạt đến đỉnh cao của niềm đam mê - anh đã có thể tự hào nhận mình là một học viên Thiền tông - vậy mà anh ấy vẫn không có được sự bình an và hạnh phúc mà anh từng mơ mộng.

    "Thực tế thì chẳng có gì thay đổi cả. Tôi vẫn là con người cũ, vẫn có những nỗi lo lắng tương tự. Tôi nhận ra điều này vào một buổi chiều Chủ nhật, và tôi bật khóc."

    Thomas đã theo đuổi niềm đam mê tại Tu viện Zen Mountain, đã tin tưởng như nhiều người khác rằng chìa khóa đến với hạnh phúc là xác định niềm đam mê và theo đuổi nó với tất cả sự can đảm và nhiệt huyết. Nhưng cũng như những gì Thomas trải qua vào buổi chiều Chủ nhật trong khu rừng sồi, niềm tin này là một sự ngộ nhận đáng sợ. Hoàn thành ước mơ trở thành một Thiền sư thật sự không làm cho cuộc sống của anh trở nên tuyệt vời.

    Thomas phát hiện ra rằng, con đường dẫn tới hạnh phúc - ít nhất là liên quan đến công việc bạn làm để kiếm sống - là một thứ phức tạp hơn rất nhiều so với việc trả lời một câu hỏi kinh điển, "Tôi nên làm gì với cuộc sống của mình?"

    Hành trình tìm kiếm bắt đầu

    Mùa hè năm 2010, tôi bị ám ảnh bởi việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đơn giản: Tại sao một số người yêu thích công việc họ làm, nhưng số khác lại không? Chính sự ám ảnh này đã dẫn tôi đến gặp những người như Thomas, những người có các câu chuyện giúp chứng minh cho một quan điểm mà tôi đã canh cánh trong lòng từ rất lâu: Nói đến tạo ra một công việc mà bạn yêu thích, thì theo đuổi đam mê không hẳn là một lời khuyên hữu ích.

    Lời giải thích cho những gì đã khiến tôi đi theo con đường này như sau: Suốt mùa hè năm 2010, câu hỏi này bắt đầu xuất hiện trong lúc tôi đang nghiên cứu sau tiến sĩ tại MIT, nơi tôi đã có bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính một năm trước đó. Tôi đang trên con đường trở thành một giáo sư, mà với một chương trình sau đại học như MIT, thì đây là một con đường đúng đắn. Nếu đi đúng hướng, thì giáo sư đại học chính là một công việc cả đời. Nói cách khác, vào năm 2010, tôi đang lập kế hoạch cho cuộc săn việc đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời. Nếu có lúc bạn cần tìm hiểu xem điều gì tạo nên niềm đam mê trong công việc kiếm sống của mỗi người, thì đây chính là lúc đó.

    Khả năng tôi có thể không trở thành một giáo sư chính là thứ khiến tôi quan tâm nhiều nhất trong khoảng thời gian này. Không lâu sau cuộc gặp gỡ với Thomas, tôi có một cuộc hẹn với cố vấn của mình để thảo luận về công cuộc săn việc cho bản thân. "Một ngôi trường tệ cỡ nào thì anh sẵn lòng về dạy?" Chính là cầu hỏi đầu tiên của ông ấy. Thị trường công việc giảng dạy luôn khó khăn, nhưng trong năm 2010, khi nền kinh tế vẫn còn suy thoái, thì nó đặc biệt khó khăn.

    Tệ hơn nữa, chuyên ngành nghiên cứu của tôi không phổ biến lắm trong những năm gần đây. Hai sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm mà tôi viết luận án đã trở thành giáo sư tại châu Á, trong khi hai người còn lại trong nhóm làm việc tại Lugano, Thụy Sĩ và Winnipeg, Canada. "Phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy quá trình này khá là khó khăn, căng thẳng và nản lòng thoái chí," một trong những cựu sinh viên nói với tôi. Hơn nữa, tôi và vợ mình mong muốn được ở lại nước Mỹ, ưu tiên ở bờ Đông, và điều này thu hẹp sự lựa chọn hơn nữa của chúng tôi. Tôi phải đối mặt với khả năng rất cao rằng công cuộc săn việc giảng dạy này sẽ thất bại, buộc tôi phải suy xét lại việc mình nên làm gì trong đời.

    Đây chính là lý do mà tôi khởi đầu thứ gọi là "hành trình tìm kiếm của tôi." Câu hỏi của tôi rất rõ ràng: Làm thế nào mà một người yêu thích công việc họ làm? và tôi cần một câu trả lời.



    Quyển sách này ghi chép lại những gì mà tôi đã khám phá ra trong hành trình tìm kiếm của mình.



    Đây là những gì mà bạn có thể tìm thấy trong những trang tiếp theo:



    Như đã đề cập, tôi không cần phải đi sâu vào hành trình tìm kiếm thì mới nhận ra, như Thomas đã nhận ra trước tôi, rằng quan niệm truyền thống về thành công trong sự nghiệp - theo đuổi đam mê - là một sai lầm nghiêm trọng. Nó không những không diễn tả được cách mà đa số mọi người tìm được một công việc hấp dẫn mà đối với nhiều người, nó còn khiến mọi chuyện tồi tệ hơn: Dẫn đến việc chuyển đổi công việc và lo lắng liên tục, như trường hợp của Thomas, thực tế không giống như những gì mình mơ mộng.



    Từ điểm khởi đầu này, tôi bắt đầu với Quy tắc #1, nơi tôi phá bỏ thuyết đam mê. Nhưng tôi không dừng lại ở đó. Hành trình tìm kiếm này đã đẩy tôi tiến xa hơn việc xác định đâu là những thứ không hiệu quả, để tiến đến câu hỏi: Nếu "theo đuổi đam mê" là một lời khuyên tồi, vậy thì tôi nên làm gì? Quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, như Quy tắc từ #2 đến #4 thể hiện, đưa tôi đến những nơi không ngờ tới. Ví dụ như để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của khả năng tự lập. Tôi dành một ngày trên nông trại thuộc sở hữu của một người trẻ tốt nghiệp từ một đại học danh tiếng. Để nâng cao hiểu biết của mình về kỹ năng, tôi dành thời gian với các nhạc sĩ chuyên nghiệp. Tôi cũng len lỏi vào thế giới của các doanh nghiệp tư bản, các nhà biên kịch, ngôi sao nhạc rock, lập trình viên máy tính, và tất nhiên có cả các giáo sư. Đó chỉ là một vài ví dụ cho nỗ lực tìm kiếm những gì quan trọng và những gì không quan trọng trong việc xây dựng một sự nghiệp hấp dẫn. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rõ nhiều điều sau khi xóa tan đám sương mù che khuất, vốn được tạo ra khi chỉ chăm chăm tập trung theo đuổi niềm đam mê.



    Các câu chuyện trong quyển sách này xoay quanh một chủ đề thường gặp: tầm quan trọng của năng lực . Tôi nghiệm thấy rằng những yếu tố tạo nên một công việc tuyệt vời thì rất hiếm hoi và quý giá. Nếu muốn có nó, bạn cần một thứ gì đó hiếm hoi và quý giá để trao đổi. Nói cách

    khác, bạn cần phải giỏi một việc gì đó trước khi mong đợi có được một công việc tốt.


    Tất nhiên, chỉ sự tinh thông thôi thì không đủ để đảm bảo hạnh phúc: Có rất nhiều ví dụ về những con người đáng kính nhưng lại bị nghiện công việc một cách khổ sở. Do đó, lập luận của tôi không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần đạt được những kỹ năng hữu ích mà còn tiến vào nghệ thuật đầu tư vốn liếng sự nghiệp tinh tế. Điều này dẫn đến những nét biểu liên quan đến quãng đời làm việc của bạn.

    Lập luận này đi ngược lại quan niệm thông thường. Nó đẩy đam mê sang một bên, quả quyết rằng cảm giác này chỉ là một nhân tố phụ trong một sự nghiệp tốt đẹp. Đừng theo đuổi đam mê; thay vào đó, hãy để nó đuổi theo bạn trong hành trình tìm kiếm để bạn trở nên, trích lời của Steve Martin mà tôi rất thích, "giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn."

    Đối với nhiều người, khái niệm này là một sự chuyển đổi lớn, và cũng như bất kỳ ý tưởng đột phá nào, nó cần một sự xuất hiện hoành tráng. Đó là lý do tôi viết quyển sách này theo phong cách một bản tuyên ngôn. Tôi chia nội dung thành bốn "quy tắc", mỗi quy tắc có một tiêu đề khích động. Tôi cũng cố gắng làm cho quyển sách ngắn gọn và phát huy tác dụng mạnh mẽ: Tôi muốn giới thiệu một cách nhìn mới về thế giới, nhưng tôi không muốn nhồi nhét quá nhiều những ví dụ và các cuộc thảo luận. Quyển sách này có chứa đựng những lời khuyên cụ thể, nhưng bạn sẽ không tìm thấy kiểu hệ thống mười-bước hay các bài kiểm tra tự đánh giá trong những trang sách. Chủ đề này quá tinh tế đến mức không thể đưa thành những công thức.

    Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ biết được kết cục câu chuyện của tôi và những cách thức cụ thể mà tôi đang áp dụng vào công việc của mình. Chúng ta cũng sẽ quay trở lại với Thomas, người mà sau khi nhận ra sự chán nản ở tu viện đã quay trở lại với những nguyên tắc ban đầu của bản thân, chuyển sự tập trung từ tìm đúng việc thành làm việc đúng, để rồi cuối cùng, lần đầu tiên trong cuộc đời, có được cảm giác yêu thích công việc mình làm. Đây chính là niềm hạnh phúc mà bạn cũng nên có được.

    Tôi hy vọng những điều tôi sắp trình bày sẽ giải thoát cho bạn khỏi câu khẩu hiệu thường ngày như "theo đuổi đam mê của bạn" hay "làm những gì bạn yêu thích" - những loại khẩu hiệu tạo ra sự nhầm lẫn nghề nghiệp - thay vào đó sẽ cung cấp cho bạn một con đường thực tế hơn để tiến vào một sự nghiệp ý nghĩa và hấp dẫn.
     
  4. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    QUY TẮC #1: ĐỪNG THEO ĐUỔI ĐAM MÊ CỦA BẠN

    Chương 1: "Đam mê" Của Steve Jobs

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nếu bạn nghi ngờ tính phổ biến của thông điệp này, lần tới khi vào nhà sách, hãy dành vài phút lướt qua tủ sách về định hướng nghề nghiệp. Bỏ qua những quyển sách về hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch hay các quy tắc phỏng vấn, thì thật khó để tìm thấy một quyển sách nào mà không ủng hộ thuyết đam mê này. Những quyển sách này hứa hẹn rằng chỉ cần vài bài kiểm tra tính cách là bạn có thể tìm ra công việc mơ ước. Thời gian gần đây, có một xu hướng mới, quyết liệt hơn tương ứng với thuyết đam mê đang được lan tỏa rộng rãi - xu hướng bày tỏ nỗi thất vọng về loại hình công việc ngồi trong văn phòng. Xu hướng này cho rằng về bản chất, kiểu công việc này thật tệ hại, và rằng theo đuổi đam mê đòi hỏi bạn phải tự mình làm chủ.

    Những quyển sách về việc làm chủ này, cùng với hàng ngàn blogger, các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, cũng như các bậc-thầy-tự-nhận - những người cùng bàn luận về các vấn đề cốt lõi của hạnh phúc trong công việc - đều quy về một bài học: Để hạnh phúc, bạn phải theo đuổi đam mê của mình. Như khi một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp nổi tiếng đã nói với tôi rằng, lời khuyên "hãy làm điều bạn yêu thích, rồi tiền sẽ vào túi bạn" đã trở thành câu khẩu hiệu mặc định trong lĩnh vực hướng nghiệp.

    Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề chưa được nhắc tới: Khi bạn bỏ qua những câu khẩu hiệu tốt đẹp này và nghiên cứu kỹ hơn về cách mà những con người đầy đam mê như Steve Jobs thật sự khởi đầu, hoặc hỏi các nhà khoa học về điều thật sự tạo nên hạnh phúc trong công việc, thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Bạn bắt đầu nhận thấy những cách nhìn khác tiết lộ sự thật về thuyết đam mê, và nó dẫn đến một sự thừa nhận đáng lo ngại đó là: "Theo đuổi đam mê" rất có thể là một lời khuyên tồi tệ.

    Tôi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này vào khoảng thời gian chuyển tiếp từ lớp cao học, và cuối cùng nó đưa tôi đến việc bác bỏ hoàn toàn thuyết đam mê và bắt đầu chuyến hành trình tìm kiếm điều thật sự tạo nên công việc bạn yêu thích. Tôi dành toàn bộ chương Quy tắc #1 này để thức rằng "theo đuối đam mê" là một lời khuyên tồi tệ chính là nền tảng cho toàn bộ phần sau của quyển sách. Có lẽ nơi tốt nhất để khởi đầu là tại nơi chúng ta bắt đầu, với câu chuyện thật sự của Steve Jobs và sự ra đời của hãng Apple Computer.

    HÃY LÀM THEO ĐIỀU STEVE JOBS ĐÃ LÀM, KHÔNG PHẢI ĐIỀU ÔNG ẤY NÓI

    Nếu từng gặp Steve Jobs thời còn trẻ cho đến khi ông thành lập Apple Computer, bạn sẽ không cho rằng ông là người có hứng thú thành lập một công ty công nghệ, Jobs từng theo học trường Đại học Reed, một ngôi trường danh giá về khoa học nhân văn tọa lạc tại Oregon. Vào thời điểm này, ông để tóc dài và đi chân không. Khác với các nhân vật công nghệ có tầm nhìn cùng thời với ông, khi còn là sinh viên, Jobs không thật sự hứng thú với cả kinh doanh lẫn điện tử. Thay vào đó, ông học về lịch sử phương Tây, khiêu vũ, và tìm hiểu về sự huyền bí của phương Đông.

    Jobs nghỉ học sau năm đầu tiên, nhưng vẫn nán lại trường một thời gian. Ông ngủ trên sàn nhà và ăn đồ ăn miễn phí tại đền Hare Krishna trong vùng. Chính khí chất không tuân thủ luật lệ đã biến ông thành người nổi tiếng trong trường - một gã "lập dị" theo cách nói thời đó. Theo Jeffrey s. Young ghi chép trong quyển tiểu sử được nghiên cứu rất kỹ lưỡng năm 1988, Steve Jobs: The Journey Is the Reward (Steve Jobs: Hành Trình Chính Là Phần Thưởng ), thì Jobs cuối cùng cũng chán ngán cảnh ăn nhờ ở đậu của mình. Đầu năm 1970, ông quay trở về nhà tại California, sống cùng với bố mẹ và làm một công việc ca đêm tại Atari. (Ông để mắt đến công ty đó nhờ mẩu quảng cáo trên tờ San Jose Mercury với tiêu đề "Vừa tận hưởng vừa kiếm tiền." ) Trong giai đoạn này, Jobs phân chia thời gian của mình cho Atari và All-One Farm, một công xã nông thôn nằm ở phía Bắc San Francisco. Có một thời điểm Jobs rời bỏ công việc tại Atari trong nhiều tháng liền để thực hiện chuyến hành trình tâm linh xuyên Ấn Độ, và khi quay về, ông bắt đầu tập luyện nghiêm túc tại Trung Tâm Thiền Los Altos gần nhà.

    Năm 1974, sau khi Jobs trở về từ Ấn Độ, một kỹ sư trong vùng và cũng là một doanh nhân - Alex Kamradt - thành lập một công ty máy tính dùng công nghệ phân chia thời gian có tên Call-in Computer. Kamradt tìm đến Steve Wozniak để nhờ ông thiết kế một thiết bị đầu cuối để bán cho khách hàng, và họ sẽ sử dụng thiết bị đó để truy cập vào máy chủ. Không như Jobs, Wozniak là một thiên tài về kỹ thuật điện tử, một người bị ám ảnh với công nghệ và đã được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng. Nhưng mặt khác, Wozniak lại không biết gì về kinh doanh, nên ông đã cho phép Jobs, một người bạn lâu năm, đứng ra thỏa thuận thương vụ này. Tất cả đều đang tiến triển tốt cho đến mùa thu năm 1975, khi Jobs rời công việc để dành thời gian cho công xã All-One. Thật đáng tiếc là ông lại không nói cho Kamradt biết là ông sẽ rời đi một thời gian. Khi trở về, ông đã bị thay thế.

    Tôi kể câu chuyện này bởi vì bạn có thể thấy rằng những hành động này không phải là của một người đam mê công nghệ và kinh doanh, vậy mà điều này lại xảy ra chưa đầy một năm trước khi Jobs thành lập Apple Computer. Hay nói cách khác, trong những tháng trước khi dẫn đến thời điểm thành lập công ty, Steve Jobs là một thanh niên với đầy mâu thuẫn bên trong, một kẻ đi tìm kiếm sự khai sáng tâm linh và chỉ quan tâm đến điện tử trừ khi nó hứa hẹn mang đến một khoản tiền mặt nhanh chóng.

    Cũng với lối tư duy này mà trong cùng năm ấy, Jobs vô tình đạt được thành công đột phá. Ông để ý thấy rằng những tay "hacker phần cứng" trong vùng rất hào hứng với sự xuất hiện của bộ công cụ mô hình máy tính có thể lắp ráp tại nhà. (Ông không phải là người duy nhất nhận ra tiềm năng của sự hứng khởi này. Khi nhìn thấy bộ công cụ máy tính đầu tiên trên bìa tạp chí Popular Electronics, một sinh viên trẻ đầy tham vọng của trường Harvard đã thành lập một công ty phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC dành cho chiếc máy mới này và sau đó cậu quyết định nghỉ học để kinh doanh. Cậu đặt tên cho công ty mới đó là Microsoft)

    Jobs trình bày với Wozniak ý tưởng thiết kế một trong những bộ công cụ bảng mạch máy tính này để bán cho những người có sở thích sử dụng chúng. Kế hoạch ban đầu là chế tạo mỗi bảng mạch với giá 25 đô và bán lại với giá 50 đô. Jobs muốn bán tổng cộng 100 cái. Sau khi trừ đi chi phí in bảng mạch và 1.500 đô phí thiết kế bảng mạch ban đầu, họ sẽ thu được lợi nhuận là 1.000 đô. Cả Jobs và Wozniak đều không từ bỏ công việc thường ngày của mình: Đây hoàn toàn là một cuộc đầu cơ rủi ro thấp được họ thực hiện trong thời gian rảnh.

    Tuy nhiên, kể từ thời điểm này, câu chuyện nhanh chóng trở thành huyền thoại. Steve đi chân không đến Byte Shop, cửa hàng máy tính tiên phong của Paul Terrell tại Mountain View, và đề nghị bán bảng mạch cho Terrell. Terrell không muốn bán bảng mạch đơn thuần, và đề nghị mua những chiếc máy tính đã được lắp ráp hoàn chỉnh. Ông sẽ trả 500 đô cho một chiếc máy, và yêu cầu 50 chiếc được chuyển đến nhanh nhất có thể. Jobs đón nhận ngay cơ hội mang về một khoản tiền lớn hơn dự tính và bắt đầu đi xin tiền vốn khởi nghiệp. Chính sự may mắn bất ngờ này đã dẫn đến sự ra đời của Apple Computer. Như Young nhắn mạnh: "Kế hoạch của họ rất cẩn trọng và quy mô nhỏ. Họ không hề mơ đến việc thay đổi cả thế giới."

    NHỮNG BÀI HỌC HỖN ĐỘN TỪ JOBS

    Tôi chia sẻ các chi tiết trong câu chuyện của Steve Jobs bởi vì khi đề cập đến việc tìm kiếm công việc mãn nguyện, các chi tiết là cực kỳ quan trọng. Nếu như Steve Jobs thời trẻ nghe theo chính lời khuyên của mình và quyết định chỉ theo đuổi công việc mà ông yêu thích, thì có lẽ ngày hôm nay ông đã trở thành một trong những giáo viên nổi tiếng nhất của Trung Tâm Thiền Los Altos. Nhưng ông không làm theo lời khuyên đơn giản này. Công ty Apple Computer ra đời không nhờ vào niềm đam mê, mà là kết quả của một thành công may mắn - một "kế hoạch nhỏ" bất ngờ tạo được bước đột phá.

    Tôi không nghi ngờ việc Jobs cuối cùng đã tạo dựng được niềm đam mê trong công việc. Nếu từng xem một trong những bài thuyết trình nổi tiếng của ông, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy một con người thật sự yêu công việc mình đang làm. Nhưng thế thì sao chứ ? Tất cả những điều đó chỉ nói với chúng ta rằng yêu thích công việc mình làm là tốt. Dù rằng lời khuyên này là đúng, nhưng nó lại không trả lời cho câu hỏi quan trọng mà chúng ta thật sự quan tâm: làm thế nào tìm thấy công việc mà mình sẽ yêu thích? Chẳng lẽ chúng ta cũng nên làm như Jobs, thay vì an phận trong một con đường sự nghiệp cứng nhắc, chúng ta hãy thử nhiều cơ hội nhỏ và chờ đợi một trong số chúng tạo ra bước đột phá? Lĩnh vực mà chúng ta tìm hiểu có quan trọng không? Làm thế nào chúng ta biết khi nào thì nên đi đến cùng với một dự án và khi nào thì nên tìm kiếm điều gì đó mới hơn? Hay nói cách khác, câu chuyện của Jobs đặt ra nhiều câu hỏi hơn là mang đến câu trả lời. Có lẽ điều duy nhất mà nó đã làm rõ chính là ít nhất đối với Jobs thì "theo đuổi đam mê" không thật sự là một lời khuyên hữu ích
     
  5. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Chương 2: Đam Mê Là Rất Hiếm Hoi

    Trong chương này, tôi sẽ cho các bạn thấy rằng càng tìm kiếm các ví dụ về thuyết đam mê, bạn càng nhận ra sự hiếm hoi của nó.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    MỘT KHÁM PHÁ VỀ ROADTRIP NATION

    Hóa ra con đường phức tạp của Steve Jobs đi đến một công việc mãn nguyện lại rất giống với những con người thú vị đang làm những công việc thú vị. Vào năm 2001, một nhóm bạn bốn người vừa tốt nghiệp đại học đã khăn gói thực hiện chuyến hành trình xuyên quốc gia để phỏng vấn những người "[đã sống] đang sống một cuộc đời có ý nghĩa." Nhóm người này tìm kiếm lời khuyên về việc tạo dựng một sự nghiệp mãn nguyện. Họ quay một bộ phim tài liệu về chuyến hành trình của mình, và sau đó mở rộng thành chương trình nhiều tập trên truyền hình. Sau đó, họ thành lập một tổ chức phi lợi nhuận có tên Roadtrip Nation, với mục tiêu giúp đỡ những bạn trẻ khác có cơ hội thực hiện chuyến hành trình giống như họ. Điều làm cho Roadtrip Nation có giá trị chính là nó có một thư viện các đoạn phim phỏng vấn được thực hiện trong dự án. Có lẽ không có nguồn tham khảo nào tốt hơn là Roadtrip Nation để tìm hiểu làm thế nào mà một người có thể thật sự tìm được một nghề nghiệp hấp dẫn.

    Khi dành thời gian tìm hiểu về thư viện lưu trữ này (miễn phí trên internet), bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bản chất hỗn độn trong con đường của Steve Jobs thật sự là một quy luật hơn là một ngoại lệ. Trong một buổi phỏng vấn với Ira Glass, phát thanh viên của chương trình ra-đi-ô công chúng, một nhóm ba sinh viên đã đặt câu hỏi dồn dập cho ông về cách "biết được điều mình muốn" và "biết cái mình sẽ làm tốt." Glass trả lời họ như sau, "Trong các bộ phim, bạn thường thấy quan điểm là chúng ta nên theo đuổi ước mơ. Nhưng tôi không tin vào điều đó. Mọi việc xảy ra theo từng giai đoạn của nó."

    Glass nhấn mạnh rằng để trở nên giỏi giang trong bất kỳ việc gì đều cần có thời gian. Ông kể chi tiết về khoảng thời gian mấy năm mà ông đã bỏ ra để trở nên tinh thông về ra-đi-ô, cho đến lúc ông có những lựa chọn thú vị khác. Ông chia sẻ, "Điểm mấu chốt chính là ép bản thân thực hiện công việc, ép bản thân thuần thục các kỹ năng; đó chính là giai đoạn khó nhất."

    Nhận thấy khuôn mặt bất ngờ của những người phỏng vấn, những người đang hy vọng được nghe thấy một điều gì đó động viên tinh thần hơn là kết luận công việc rất khổ ải, hãy tập làm quen với nó, ông tiếp tục nói: "Tôi có cảm giác rằng vấn đề của các cô cậu là các cô cậu đang cố gắng đánh giá mọi thứ trên lý thuyết trước khi thực hiện nó. Đó chính là một sai lầm tai hại."

    Những bài phỏng vấn khác trong thư viện lưu trữ cũng củng cố cho quan điểm này, rằng thật khó để đoán trước được điều mà bạn sẽ yêu thích sau này. Lấy ví dụ của Andrew Steele, một nhà sinh vật học vũ trụ, anh cho biết, "Không, lúc đó tôi chẳng biết mình sẽ làm cái gì. Tôi phản đối bất kỳ ai nói rằng bạn phải quyết định ngay lúc này điều bạn dự định làm sắp tới." Một trong những sinh viên hỏi Steele rằng liệu - việc ông theo học chương trình tiến sĩ có phải là vì "hy vọng một ngày nào đó sẽ thay đổi thế giới."

    Steele đáp, "Không. Lúc đó tôi chỉ muốn có những lựa chọn mà thôi." Al Merrick, nhà sáng lập của Channel Island Surifboards, cũng chia sẻ câu chuyện tương tự về việc tìm thấy niềm đam mê qua thời gian. Anh nói với người phỏng vấn, "Mọi người quá vội vã bắt đầu cuộc sống của họ, và đó là điều đáng buồn." Anh nói thêm, "Tôi không bước ra ngoài kia với mục tiêu tạo nên một đế chế to lớn. Tôi chỉ tự muốn trở thành người giỏi nhất trong bất kỳ việc gì tôi làm."

    Trong một đoạn clip khác, William Morris - một thợ thổi thủy tinh có tiếng sống tại stanwood, Washington - dẫn một nhóm sinh viên đến xưởng của mình đặt trong một trang trại, được bao phủ bởi một rừng cây tươi tốt của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Một trong những bạn sinh viên than thở, "Em có cả đống sở thích khác nhau, và em không biết nên tập trung vào cái gì." Morris nhìn cô và nói, "Em sẽ không bao giờ chắc chắn được, và em sẽ không muốn mình có sự chắc chắn đó đâu."

    Các bài phỏng vấn này nhấn mạnh một điểm quan trọng: Các con đường sự nghiệp hấp dẫn thường có khởi nguồn phức tạp và chúng bác bỏ quan niệm rằng tất cả những gì bạn cần làm là theo đuổi đam mê.

    Nhận định này có thể khá bất ngờ với những người đã đắm mình quá lâu trong ánh hào quang của thuyết đam mê. Tuy nhiên, nó lại chẳng gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, những người đã tìm hiểu về sự thỏa mãn trong công việc thông qua các nghiên cứu được bình duyệt nghiêm ngặt. Nhiều thập niên qua họ đã rút ra các kết luận tương tự, nhưng cho đến ngày nay, vẫn không có nhiều người trong lĩnh vực hướng nghiệp thật sự nghiêm túc để tâm đến các kẽt luận này. Tiếp theo đây tôi muốn hương sự chú ý của bạn đến những nỗ lực nghiên cứu đã bị bỏ qua này.


    KHOA HỌC CỦA NIỀM ĐAM MÊ

    Tại sao có một số người yêu công việc của mình trong khi số khác lại không? Sau đây là tóm tắt các nghiên cứu khoa học xã hội trong lĩnh vực này của CliffsNotes: Có rất nhiều lý do phức tạp dẫn đến sự thỏa mãn trong công việc, nhưng quan niệm tìm một công việc phù hợp với niềm đam mê tồn tại sẵn có không nằm trong số những lý do này.

    Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thực tế được tiết lộ trong nghiên cứu này, sau đây là ba trong sổ rất nhiều kết luận thú vị mà tôi bắt gặp:


    Kết luận #1: Đam mê nghề nghiệp là rất hiếm hoi

    Năm 2002, một nhóm nghiên cứu do nhà tâm lý học người Canada Robert J. Vallerand dẫn đầu đã thực hiện một cuộc khảo sát bao quát với một nhóm 539 sinh viên đại học Canada. Cuộc khảo sát được thiết kế đề trả lời hai câu hỏi quan trọng: Những sinh viên này có niềm đam mê hay không? Nếu có, thì đam mê đó là gì?

    Cốt lõi của thuyết dam mê nằm ở sự giả định rằng tất cả chúng ta đều dam mê một thứ gì đó và nó đang chờ đợi ta khám phá. Thử nghiệm này nhằm kiềm tra độ xác thực của giả định trên, và đây là kết quả: 84% sinh viên thực hiện khảo sát được xác định là có một niềm dam mê nào đó. Thông tin này quả là tin vui với những ai ủng hộ thuyết dam mê, cho đến khi ta đào sâu hơn về các niềm dam mê này. Sau đây là 5 niềm đam mê cao nhất: Khiêu vũ, khúc côn cầu (tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng đây là những sinh viên Canada), trượt tuyết, đọc sách và bơi lội. Mặc dù những hoạt động trên rất quan trọng với các sinh viên này, nó lại chẳng giúp ích gì trong việc lựa chọn một công việc cả. Trên thực tế, có ít hơn 4% trong tổng sổ những niềm đam mê được khảo sát có liên quan đến công việc hoặc học tập, 96% còn lại là những sở thích như thề thao và nghệ thuật.

    Bạn hãy dành một chút thời gian đề suy ngẫm về kết quả này, bởi vì rõ ràng là nó đánh một cú thật mạnh vào thuyết đam mê. Làm sao chúng ta có thề theo đuổi niềm đam mê nếu như chúng ta không có bất kỳ niềm đam mê nào liên quan đến công việc để mà theo đuổi? Chí ít là đổi với các sinh viên Canada này, phần lớn trong sổ họ sẽ phải cần một chiến lược khác đề lựa chọn sự nghiệp cho mình.


    Kết luận #2: Đam mê cần có thời gian

    Amy Wrzesniewski là một giáo sư nghiên cứu tại Đại học Yale về hành vi trong các tổ chức. Bà đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về cách người khác nghĩ như thế nào về công việc của họ. Khi còn là một nghiên cứu sinh, nghiên cứu đột phá của bà được đăng trên tờ Journal of Research in Personalfty (Tạp Chí Nghiên Cứu Tính Cách) . Nghiên cứu này khám phá sự khác biệt giữa một công việc, một sự nghiệp, và một sứ mệnh. Theo định nghĩa của Wrzesniewski, công việc là một cách để trả tiền cho các hóa đơn, sự nghiệp là một con đường đưa đến các công việc tốt hơn, và sứ mệnh được định nghĩa là một công việc đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời bạn và nó là một phần không thể thiếu để tạo nên con người bạn.

    Wrzesniewski khảo sát các nhân viên đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bác sĩ cho đến lập trình viên rồi nhân viên văn phòng, và bà phát hiện ra rằng phần lớn mọi người phân loại công việc của mình vào một trong ba hạng mục trên. Có thể lý giải cho việc phân loại khác nhau này là một số công việc tốt hơn các công việc khác. Lấy ví dụ, thuyết đam mê cho rằng những nghề nghiệp nào phù hợp với các đam mê thường thấy, như trở thành bác sĩ hay giáo viên, sẽ có một lượng lớn người xem chúng như một sứ mệnh, trong khi những công việc kém hào nhoáng hơn - loại công việc mà chẳng ai mơ ước - gần như sẽ không một ai coi là sứ mệnh cả. Để kiểm chứng cho lời giải thích này, Wrzesniewski xem xét một nhóm nhân viên có cùng một vị trí và trách nhiệm công việc gần giống nhau: Trợ lý hành chính trong trường đại học. Bà ngạc nhiên khi phát hiện ra số nhân viên xem vị trí của mình như một công việc, một sự nghiệp, hay một sứ mệnh gần như là bằng nhau. Hay nói một cách khác, chỉ xét loại công việc không thôi thì chưa hẳn có thể dự đoán được một người sẽ yêu thích nó đến mức nào.

    Tuy nhiên, những người ủng hộ thuyết đam mê có thể tranh luận rằng một vị trí như trợ lý hành chính tại trường đại học sẽ thu hút nhiều kiểu nhân viên đa dạng. Một số người có thể tìm đến công việc này vì họ có đam mê được học cao hơn và vì thế sẽ yêu thích công việc này, trong khi một số khác có thể nhận công việc này vì những lý do khác nhau, do nó ổn định và có nhiều phúc lợi, và chính vì thế sẽ không đánh giá nó cao bằng những người khác.

    Nhưng Wrzesniewski chưa dừng lại ở đây. Bà khảo sát những trợ lý này để tìm ra lý do vì sao họ lại nhìn nhận công việc của mình khác nhau như vậy, và bà khám phá ra rằng nhân tố dự báo mạnh nhất đối với những trợ lý xem công việc của mình như một sứ mệnh chính là số năm làm công việc này Hay nói cách khác, người trợ lý càng nhiều kinh nghiệm, thì càng có nhiều khả năng cô ấy yêu thích công việc của mình.

    Kết quả này lại giáng thêm một đòn thật mạnh nữa vào thuyết đam mê. Trong nghiên cứu của Wrzesniewski, những nhân viên hạnh phúc

    Mình, mà là những người đã ở lại đủ lâu để trở nên giỏi giang trong công việc họ làm. Nếu nghĩ kỹ, điều này hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, nghĩa là bạn đã có thời gian để trở nên tốt hơn trong những gì mình làm và đã biết thế nào là làm việc hiệu quả. Nó cũng đồng thời cho bạn thời gian để phát triển những mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp và nhìn thấy những lợi ích mà công việc mình làm đem lại cho người khác. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là lời giải thích này dù hợp lý nhưng lại đi ngược lại với thuyết đam mê - một giả thuyết nhấn mạnh rằng hạnh phúc sẽ đến tức thì khi bạn tìm được một công việc phù hợp với đam mê của mình.


    Kết luận #3: Đam mê là hiệu ứng phụ đến từ sự tinh thông

    Không lâu sau khi tác giả Daniel Pink nói về quyển sách Drive (Động Lực) của ông trong bài thuyết trình TED với tựa đề "On the Surprising Science of Motivation" (Sự Bất Ngờ Trong Khoa Học về Động Lực), ông cho biết mình đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về động lực của con người. Ông nói, "Nếu bạn xem xét theo góc độ khoa học, có một sự bất tương ứng giữa những gì khoa học khám phá và những gì các công ty đang làm." Khi Pink nói về "những gì khoa học khám phá", ông ấy đang ám chỉ, phần lớn, đến một mô hình lý thuyết 40 năm tuổi được biết đến với cái tên Thuyết Tự Quyết (Self-Determination Theory - SDT ), và có thể nói rằng đây là sự hiểu biết tốt nhất mà nền khoa học hiện tại có được về lý do tại sao một số nghề nghiệp lại tạo động lực cho chúng ta, trong khi số khác lại không.

    • SDT cho rằng động lực, nơi công sở hay nơi nào khác, đòi hỏi bạn phải đáp ứng được ba nhu cầu tâm lý cơ bản - những yếu tố được miêu tả như "chất dinh dưỡng" cần thiết để bạn có được nguồn động lực thúc đẩy trong công việc của mình:
    • Sự tự chủ: Là cảm giác bạn nắm quyền kiểm soát một ngày của mình, và những gì bạn làm là quan trọng.
    • Năng lực: Là cảm giác bạn thuần thục công việc mình làm.
    • Sự liên kết: Là cảm giác kết nối với người khác.

    Nhu cầu cuối cùng là nhu cầu ít gây ngạc nhiên nhất: Nếu gắn kết với mọi người trong công sở, bạn sẽ yêu thích công việc của mình hơn. Nhưng hai nhu cầu đầu tiên mới thú vị. Ví dụ, rõ ràng ta có thể thấy sự tự chủ và năng lực có liên quan với nhau. Trong hầu hết công việc, khi trở nên tốt hơn, bạn không chỉ có cảm giác mãn nguyện xuất phát từ việc làm tốt công việc của mình, mà bạn còn được tưởng thưởng bằng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trách nhiệm của mình. Kết quả này đã lý giải cho các khám phá của Amy Wrzesniewski: Có lẽ những người làm công việc trợ lý có nhiều năm kinh nghiệm yêu thích công việc của họ lá vì họ đã co thời gian xây dựng năng lực và sự tự chủ mang đến cảm giác hứng thú này.

    Một điểm thú vị ngang ngửa khác nằm ở những điều mà danh sách nhu cầu tâm lý căn bản này không đề cập tới. Hãy để ý rằng các nhà khoa học không xem "việc tìm một công việc phù hợp với đam mê sẵn có" là một phần quan trọng để tạo ra động lực. Ngược lại, những thứ mà họ đã tìm được có tính tổng quát hơn và không phụ thuộc vào một công việc cụ thể nào cả. Lấy ví dụ, hầu hết mọi người đều có thể đạt được năng lực và sự tự chủ trong một loạt những công việc khác nhau - giả định rằng họ sẵn sàng nỗ lực hết mức để đạt đến sự tinh thông. Thông điệp này dĩ nhiên không truyền được cảm hứng như thông điệp "theo đuổi đam mê của bạn và hạnh phúc ngay lập tức sẽ đến," nhưng rõ ràng nó cho ta thấy sự thật. Hay nói cách khác, làm việc đúng vượt trội hơn hẳn tìm đúng việc.
     
  6. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Chương 3: Đam Mê Rất Nguy Hiểm

    Trong chương này, tôi tranh luận về việc tin theo thuyết đam mê có thể khiến bạn kém hạnh phúc hơn.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TÍNH NGUY HIỂM CỦA THUYẾT ĐAM MÊ

    Kể cả khi bạn đồng ý với luận điểm của tôi rằng thuyết đam mê có lỗ hổng, thì tại thời điểm này bạn vẫn có thể nói rằng, "Ai thèm quan tâm chứ!" Bạn có thể sẽ tranh luận rằng nếu thuyết đam mê có thể khuyến khích, thậm chí chỉ với một nhóm nhỏ người, rời bỏ công việc tồi tệ của mình hay thử nghiệm hướng đi mới với sự nghiệp của họ, vậy thì cũng đã tốt lắm rồi. Vậy thì câu chuyện thần tiên này có lan tỏa rộng rãi đến đâu cũng chẳng có gì đáng ngại.

    Tôi không đồng ý . Càng nghiên cứu về vấn đề này, tôi càng nhận thấy thuyết đam mê thuyết phục mọi người rằng ở đâu đó có một công việc thần kỳ "thích hợp" đang chờ đợi họ, và nếu tìm thấy nó, họ sẽ ngay lập tức nhận ra rằng đây chính là công việc mà họ sinh ra để làm. Và dĩ nhiên, vấn đề là khi họ không tìm ra công việc này, những điều tồi tệ sẽ kéo đến, chẳng hạn như nhảy việc liên tục hoặc tự nghi ngờ chính bản thân mình.

    Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng này qua các số liệu. Cho dù tập trung tối đa vào việc theo đuổi đam mê và tìm kiếm công việc mà mình yêu thích, chúng ta vẫn không hạnh phúc hơn. Khảo sát của Conference Board năm 2010 về sự thỏa mãn trong công việc ở Mỹ cho thấy chỉ có 45% người Mỹ hài lòng với công việc của mình. Con số này giảm đều đặn từ mức 61% ở lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1987. Như Lynn Pranco - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Người tiêu dùng của Board - cho hay đây không chỉ là một chu kỳ kinh tế tồi tệ: "Xuyên suốt chu kỳ lên và xuống của kinh tế trong hai thập niên vừa qua, con số thỏa mãn trong công việc đều có chiều hướng đi xuống." Trong số những người trẻ, nhóm người quan tâm nhất đến vai trò của công việc trong cuộc đời họ, có 64% số người cho hay họ không hạnh phúc với công việc của mình. Đây là mức độ kém hài lòng cao nhất từng được đo lường qua khảo sát cho bất kỳ nhóm tuổi nào trong lịch sử hai thập niên vừa qua. Nói cách khác, thử nghiệm lấy đam mê làm trọng tâm trong sự nghiệp có thể được đánh giá là thất bại: Càng chú trọng vào việc yêu thích công việc mình làm, chúng ta càng khó có cảm giác thích thú.

    Dĩ nhiên, những số liệu này không rõ ràng như các yếu tố khác đóng vai trò trong việc làm giảm niềm hạnh phúc trong công việc. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng ta có thể tìm hiểu các nguồn khác. Hãy cùng xem qua quyển sách nói về sự bất mãn của tuổi trẻ Quarterlife Crisis: The Unique Challenges of Life in Your Tiventies (Khủng Hoảng Đầu Đời: Thử Thách của Cuộc sống trong Những Năm 20 Tuổi) của hai tác giả Alexandra Robbins và Abby Wilner. Quyển sách này tổng hợp lại những câu chuyện của nhiều người trẻ trong độ tuổi 20, những người cảm thấy mất định hướng trong thế giới công việc. Lấy ví dụ của Scott, 27 tuổi, đến từ Washington, D. C.

    Công việc của tôi lúc này không thể hoàn hảo hơn được nữa, "Scott cho biết." Tôi lựa chọn theo đuổi sự nghiệp mà tôi biết rất rõ rằng mình yêu thích: Chính trị.. Tôi yêu thích văn phòng của mình, bạn bè của tôi.. kể cả sếp tôi. "Tuy nhiên, những hứa hẹn hấp dẫn của thuyết đam mê khiến Scott tự hỏi liệu công việc hoàn hảo này đã đủ hoàn hảo chưa." Nó không trọn vẹn, "cậu lo lắng khi suy ngẫm về công việc của mình rằng cũng như tất cả các công việc khác, công việc của cậu bao gồm những trách nhiệm khó khăn. Từ lúc đó, cậu bắt đầu lại hành trình tìm kiếm công việc của đời mình. Scott nói," Tôi tự hứa với lòng rằng sẽ khám phá những lựa chọn thú vị khác. Nhưng tôi đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ về một sự nghiệp hấp dẫn. "

    Jill, một bạn trẻ khác trong Quarterlife Crisis, cho hay," Tôi tốt nghiệp đại học, và tôi không muốn điều gì khác ngoài việc tìm được công việc của đời mình. "Không có gì ngạc nhiên khi mọi công việc mà Jill thử qua đều không đáp ứng được chuẩn mực cao này.

    Elaine, 25 tuổi, thất vọng nói," Tôi thật sự không biết mình muốn làm gì nữa, đến nỗi tôi thậm chí không nhận ra tôi đang hy sinh những gì. "

    Và cứ thế. Những câu chuyện ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi này, từ sinh viên cho đến những người trung niên, đều hướng đến cùng một kết luận: Thuyết đam mê không chỉ sai lầm, mà còn nguy hiểm nữa . Khuyên nhủ một người nào đó" theo đuổi đam mê "không chỉ đơn giản là một hành động của sự lạc quan ngây thơ, mà còn có thể là cơ sở tạo nên một sự nghiệp khiến người trong cuộc bối rối, băn khoăn và lo lắng.

    VƯỢT KHỎI ĐAM MÊ

    Trước khi tiếp tục, tôi cần nhấn mạnh một điểm rõ ràng rằng: Đối với một số người, theo đuổi niềm đam mê hoàn toàn có tác dụng. Lấy ví dụ, trong thư viện lưu trữ của Roadtrip Nation có một bài phỏng vấn của tờ Rolling Stone với nhà phê bình phim Peter Travers, ông khẳng định rằng từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã luôn đem theo một quyển sổ vào rạp chiếu phim để ghi lại những suy nghĩ của mình, sức mạnh của đam mê thậm chí còn rõ ràng hơn khi bạn nhìn vào sự nghiệp của những cá nhân tài năng, chẳng hạn như các vận động viên chuyên nghiệp. Bạn khó mà tìm được một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp nào nói rằng họ không đam mê môn thể thao này từ nhỏ.

    Khi tôi chia sẻ ý tưởng của mình thì một số người đã sử dụng các ví dụ kiểu như thế để gạt đi kết luận của tôi về niềm đam mê. Họ nói," Đây là một trường hợp mà người này đã theo đuổi thành công đam mê của mình, chính vì thế 'theo đuổi đam mê' là một lời khuyên hữu ích. "Lập luận này thật sự rất thiếu sót. Chỉ thấy một vài trường hợp hiệu quả không có nghĩa là tất cả đều hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần phải nghiên cứu một số lượng lớn và tìm hiểu xem cái gì phát huy tác dụng đối với đa số. Và khi bạn nghiên cứu một nhóm lớn những người đam mê công việc họ làm, như tôi đã làm khi thực hiện nghiên cứu cho quyển sách này, bạn sẽ thấy rằng hầu hết - không phải tất cả - sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện phức tạp hơn nhiều so với việc đơn giản tìm ra một đam mê tồn tại từ trước và theo đuổi nó. Chính vì vậy, những ví dụ như Peter Travers hay các vận động viên chuyên nghiệp là ngoại lệ. Hay có chăng thì những trường hợp hiếm có của họ nhấn mạnh thêm nhận định của tôi rằng đối với hầu hết mọi người," theo đuổi đam mê"là một lời khuyên tồi tệ.

    Kết luận này truyền cảm hứng cho một câu hỏi quan trọng tiếp theo: Không có thuyết đam mê dẫn dắt chúng ta, vậy thì chúng ta nên làm gì? Đây là câu hỏi mà tôi sẽ giải đáp trong ba quy tắc tiếp theo. Những quy tắc này ghi chép hành trình của tôi trong công cuộc tìm kiếm cách mà một người cuối cùng cũng thật sự yêu thích công việc mình làm. Nó thể hiện một sự chuyển hướng trong giọng văn tranh luận được sử dụng ở đây sang một thứ mang tính cá nhân hơn: Những bằng chứng về nỗ lực của tôi trong việc nắm bắt sự phức tạp và mơ hồ của sự thật về hạnh phúc trong công việc. Khi đã hiểu rõ về thuyết đam mê rồi, bây giờ chúng ta có thể làm sáng tỏ một lời khuyên nghề nghiệp thực tế hơn nhưng đã bị che khuất trong bóng tối từ rất lâu. Quá trình này sẽ bắt đầu trong quy tắc tiếp theo mà tôi đã phát hiện ra khi tìm đến một nguồn thông tin ít ai nghĩ tới: Một nhóm nhạc sĩ nhạc đồng quê đang luyện tập tại vùng ngoại ô Boston.
     
  7. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    QUY TẮC #2: HÃY TRỞ NÊN GIỎI ĐẾN MỨC HỌ KHÔNG THỂ PHỚT LỜ BẠN

    Chương 4: Sự Rõ Ràng Của Một Người Thợ

    Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu hai cách tiếp cận khác nhau đối với công việc: Tư duy thợ lành nghề, là tư duy tập trung vào giá trị mà bạn tạo ra trong công việc này đem lại cho bạn. Hầu hết mọi người tiếp nhận và làm theo tư duy niềm đam mê, nhưng trong chương này, tôi muốn đưa ra lập luận rằng tư duy thợ lành nghề mới là nền tảng để tạo ra công việc bạn yêu thích.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TRÊN CĂN GÁC CỦA NHỮNG NGƯỜI CHƠI NHẠC ĐỒNG QUÊ BLUEGRASS

    Lần đầu tiên khi tôi vòng qua góc phố Mapleton, ngôi nhà ấy, một ngôi nhà kiến trúc cầu kỳ nhưng tồi tàn, đứng hòa lẫn với khung cảnh nhếch nhác của khu dân cư ngoại ô. Và chỉ khi tiến lại gần hơn tôi mới nhận ra sự kỳ dị của nó. Sơn tường tróc từng mảng. Ngoài cổng có hai chiếc ghế dựa bằng da thuộc. Những vỏ chai Empty Bud Light nằm ngổn ngang trên sàn.

    Jordan Tice, một nghệ sĩ ghi-ta chuyên nghiệp theo phong cách New Acoustic, đang đứng trước cổng hút thuốc. Anh vẫy tay ra hiệu kêu tôi vào trong. Trong lúc bước theo anh vào trong, tôi để ý thấy một phòng nghỉ chân nhỏ ở lối ra vào đã được chuyển thành phòng ngủ. Jordan nói, "Tay chơi banjo ngủ ở đây có bằng Tiến sĩ MIT đấy. Anh sẽ thích anh ta cho mà xem."

    Jordan là một trong rất nhiều nghệ sĩ ở thuê rày đây mai đó, những người cố gắng nhét mình vào bất kỳ không gian nào phù hợp với định nghĩa "có thể sống được." Khi chúng tôi bước lên lầu 2 nơi anh ở, Jordan nói, "Chào mừng anh đến với ngôi nhà của những kẻ chơi nhạc Bluegrass." Phòng của Jordan như một tu viện. Căn phòng ấy nhỏ hơn bất kỳ căn phòng ở ký túc xá nào tôi từng ở, chỉ vừa đủ để nhét một cái giường đôi và một cái bàn kê sát tường. Trong góc phòng dựng một cái amply và một hành lý kéo đặt ở một góc khác. Khi chỉ nhìn thấy một cây ghi-ta Martin đã cũ, tôi đoán rằng hầu hết ghi-ta của Jordan được cất dưới lầu trong chỗ tập chung. Chúng tôi phải mượn ghế từ phòng khác để ngồi.

    Jordan năm nay 24 tuổi. Trong mấy ngành nghề thông thường thì anh có thể được đánh giá là còn trẻ, nhưng nếu bạn biết rằng lần đầu tiên Jordan ký hợp đồng thu âm là khi còn học trung học, thì rõ ràng ta có thể thấy trong giới nhạc acoustic, Jordan không phải là tân binh. Anh ấy cũng cực kỳ khiêm tốn. Một bài đánh giá về album thứ ba Long Story (Câu Chuyện Dài) của anh bắt đầu như thế này, "Âm nhạc luôn luôn có những thần đồng, từ Mozart cho đến thời đại ngày nay." Đây chính là kiểu khen ngợi mà Jordan rất ghét. Khi tôi hỏi anh tại sao Gary Ferguson, một nghệ sĩ Bluegrass nổi tiếng, lại chọn Jordan cùng lưu diễn với ông khi anh mới 16 tuổi, Jordan chỉ lắp bắp rồi chìm vào im lặng.

    Tôi lấn tới, "Chuyện này không nhỏ đâu. Ông ấy chọn cậu làm tay chơi ghi-ta bên cạnh mình. Ông ấy có rất nhiều lựa chọn, và ông ấy chọn một người 16 tuổi."

    Jordan cuối cùng cũng trả lời, "Tôi không lấy đó làm kiêu ngạo."

    Tuy nhiên, có một thứ làm Jordan vô cùng hào hứng: Âm nhạc của anh ấy. Khi tôi hỏi Jordan, "Hôm nay cậu tập gì vậy?", mắt anh ta sáng rực lên trong lúc chộp lấy một quyển sổ sáng tác nhạc trên bàn. Trong sổ là 5 dòng kẻ nhạc được tô mờ - trên đó dày đặc những nốt đen lên xuống quãng tám, đôi chỗ được viết chú thích bằng tay. Anh giải thích, "Tôi đang sáng tác một giai điệu mới. Nhịp điệu cực nhanh."

    Jordan cầm cây Martin lên để đàn bản nhạc mới cho tôi nghe. Bản nhạc này có nhịp điệu dồn dập của Bluegrass, nhưng âm điệu của nó được truyền cảm hứng bởi một sáng tác của Debussy lại không giống với thể loại Bluegrass. Khi Jordan chơi nhạc, anh nhìn chằm chằm vào cần đàn, thở nhanh và rời rạc. Có một lúc, anh đánh hụt một nốt, và nó khiến anh khó chịu. Anh chơi lại từ đầu, khăng khăng rằng sẽ chơi cho đến khi nào hoàn tất một đoạn nhạc trọn vẹn mà không phạm một lỗi nào mới thôi.

    Tôi nói rằng tôi cảm thấy rất ấn tượng trước tốc độ của những bản nhạc. Anh trả lời, "Không, nó vẫn còn chậm." Sau đó anh biểu diễn cho tôi xem tốc độ mà anh đang tập: Nó phải nhanh ít nhất là gấp đôi. "Tôi vẫn chưa chơi được đoạn này," anh xin lỗi sau khi đánh trượt tay. "Tôi nghĩ là mình có thể làm được, nhưng tôi vẫn chưa làm cho nốt nhạc bật ra được như cách tôi muốn." Anh chỉ cho tôi thấy cách mà những nốt liên tiếp trong đoạn nhạc bắc qua nhiều dây khác nhau, khiến cho việc gảy đàn nhanh trở nên phức tạp. "Khoảng cách thật sự rất rộng."

    Jordan cho tôi xem cách thức tập bài nhạc này theo yêu cầu của tôi. Anh bắt đầu bằng cách chơi chậm vừa đủ để có được hiệu ứng mong muốn. Anh muốn những nốt chủ đạo của âm điệu ngân lên trong khi anh lấp đầy khoảng trống ở giữa bằng cách chạy tay lên xuống cần đàn. Sau đó anh đưa thêm tốc độ vào - chỉ vừa đủ để anh phạm lỗi. Anh lặp đi lặp lại hoạt động này Jordan giải thích, "Đây là một bài tập về thể chất và tinh thần. Anh phải cố gắng theo kịp âm điệu và những thứ khác nữa. Trên đàn piano, các phím được trải ra rõ ràng trước mặt anh; 10 ngón tay anh không bao giờ cản nhau. Trên đàn ghi-ta, anh cần phải tính toán trước ngón tay của mình."

    Anh gọi bài tập này là "kỹ thuật tập trung". Một ngày bình thường nếu không phải chuẩn bị cho sô diễn nào thì Jordan sẽ tập với cường độ như vậy; luôn luôn chơi nhanh hơn một chút so với tốc độ thoải mái của mình trong khoảng hai hay ba giờ liên tục. Tôi hỏi anh khoảng bao lâu thì sẽ thành thạo kỹ năng mới này. Anh đoán chừng, "Có lẽ khoảng một tháng." Sau đó anh lại chơi đoạn nhạc thêm một lần nữa.



    TƯ DUY CỦA THỢ LÀNH NGHỀ

    Cho phép tôi nói rõ điều này: Tôi thật sự không quan tâm liệu Jordan Tice có yêu thích công việc mình làm hay không. Tôi cũng không quan tâm tại sao anh ấy lại quyết định trở thành một nhạc sĩ hay liệu anh ấy có xem việc chơi ghi-ta là "đam mê" của mình hay không. Con đường sự nghiệp của các nhạc sĩ khá đặc biệt, thường khởi nguồn từ những hoàn cảnh khác thường và những cơ hội may mắn đến sớm trong cuộc đời họ. (Lấy ví dụ là việc cả cha lẫn mẹ của Jordan đều là nhạc sĩ Bluegrass rõ ràng đóng một vai trò lớn đối với niềm đam mê ghi-ta từ sớm của anh). Chính vì điều này mà tôi chưa bao giờ nhận thấy câu chuyện khởi nguồn của các nghệ sĩ biểu diễn có liên quan gì đến chúng ta cả. Tuy nhiên, có một thứ khiến tôi thật sự hứng thú về Jordan: Đó là cách anh ấy tiếp cận công việc của mình hằng ngày. Ở đây tôi phát hiện ra một thông tin rất có giá trị đối với hành trình tìm kiếm công việc mà tôi yêu thích.

    Con đường đưa tôi đến với Jordan và những gì mà anh thể hiện bắt đầu một đợt phát sóng của chương trình truyền hình Charlie Rose vào năm 2007. Lúc ấy Rose đang phỏng vấn diễn viên và nghệ sĩ hài Steve Martin về quyển hồi ký Born Standing Up . Họ thảo luận về con đường thăng tiến của Martin. "Tôi hay đọc tự truyện," Martin kể lại. "[Và tôi thường cảm thấy thất vọng].. và tự nói, 'Anh đã bỏ mất một phần rồi, làm thế nào mà anh có thể vượt qua buổi thi tuyển và đột nhiên làm cho Copa?'Điều đó xảy ra như thế nào?" Martin viết quyển sách của mình để trả lời cho câu hỏi "làm thế nào" đó, ít nhất là với sự tôn trọng dành cho thành công của chính mình trong sự nghiệp hài độc thoại trên sân khấu. Trong quyển sách về cách "làm thế nào" này, Martin đưa ra một ý tưởng đơn giản nhưng lại khiến tôi ngạc nhiên trong lần đầu tiên nghe thấy nó. Đoạn trích dẫn này nằm ở 5 phút cuối cùng của bài phỏng vấn, khi Rose yêu cầu Martin cho lời khuyên với các nghệ sĩ biểu diễn khao khát thành công.

    "Chưa bao giờ có ai ghi lại lời khuyên của tôi, bởi vì đó không phải là câu trả lời mà họ muốn nghe." Martin nói. "Cái mà họ muốn nghe là 'Đây là cách giúp bạn tìm được người đại diện, đây là cách giúp bạn viết kịch bản, '.. nhưng tôi luôn đáp rằng, 'Hãy trở nên giỏi đến mức họ không thể phớt lờ bạn.'"

    Đáp lại vẻ mặt khó hiểu của Rose, Martin giải thích lời khuyên của ông như sau, "Nếu một người suy nghĩ rằng, 'Làm thế nào để mình thật sự trở nên tài giỏi?', sẽ có rất nhiều người muốn tìm đến người đó."

    Đây chính xác là triết lý đã giúp Martin gia nhập hàng ngũ của những ngôi sao. Ông đã quyết định đổi mới phong cách diễn của mình thành một phong cách tốt đến mức mọi người không thể phớt lờ khi ông chỉ mới 20 tuổi. Martin chia sẻ với Rose, "Hài kịch vào thời điểm đó chỉ toàn là dàn dựng và sử dụng các câu gây cười.. diễn hài rập khuôn trong các câu lạc bộ đêm." Ông nghĩ rằng hài kịch có thể trở nên phức tạp hơn. Sau đây là bài viết của Martin trong khoảng thời gian phỏng vấn với Charlie Rose về quá trình tiến hóa của mình: "Giả sử như không có những câu gây cười thì sao? Giả sử như không có những dấu hiệu gì thì sao? Giả sử như tôi tạo ra bầu không khí căng thẳng và không giải tỏa được nó thì sao? Giả sử như tôi đang tiến đến đoạn cao trào nhưng cuối cùng lại làm hỏng nó thì sao?" Trong một đoạn diễn nổi tiếng, Martin nói với khán thính giả rằng đã đến lúc biểu diễn tiết mục trứ danh mũi-đặt-trên-micro của ông. Sau đó, ông cúi người tới trước và đặt mũi của mình lên micro trong vài giây, rồi ông bước lùi lại, cúi đầu chào, và trang trọng cảm ơn khán giả. Ông giải thích, "Tiếng cười không đến ngay sau đó, mà chỉ đến sau khi họ nhận ra rằng tôi đã chuyển sang màn biểu diễn khác."

    Theo ước đoán của Martin, phải mất 10 năm thì phong cách mới của ông mới ăn khớp với nhau. Nhưng khi đạt được điều này, ông trở nên cực kỳ nổi tiếng. Rõ ràng trong câu chuyện của ông không có con đường tắt dẫn đến thành công. Martin giải thích, "Cuối cùng bạn sẽ thấy mình đã kinh nghiệm đến mức có một sự tự tin tỏa ra bên ngoài. Tôi nghĩ rằng đây là cái mà khán giả có thể cảm nhận được."

    Hãy trở nên giỏi đến mức họ không thể phớt lờ bạn. Lần đầu tiên tôi nghe lời khuyên này là khi tôi xem đoạn phỏng vấn Martin trực tuyến. Đó là vào mùa đông năm 2008, và tôi đang bước vào năm cuối cao học. Tại thời điểm đó, tôi vừa mới tạo một trang blog tên là Study Hacks tập trung chủ yếu vào các mẹo dành cho các sinh viên. Trang blog này được truyền cảm hứng bởi bộ sách hướng dẫn dành cho sinh viên mà tôi xuất bản trước đó. Ngay sau khi nghe phương châm của Martin, tôi lập tức viết một bài blog giới thiệu quan điểm này của ông với độc giả. Tôi kết luận rằng, "Nghe thì đáng sợ thật, chắc chắn rồi. Nhưng trên hết, tôi nhận thấy nó mang đến cảm giác tự do."

    Trong lúc sự nghiệp nghiên cứu sinh của tôi đang dần đi đến hồi kết, tôi bị ám ảnh với chiến lược nghiên cứu của bản thân - một nỗi ám ảnh được sinh ra từ quá trình liên tục miêu tả đi miêu tả lại công việc của mình. Đây là một quá trình vô cùng chán nản: Tôi cảm thấy như mình đang cố căng người ra để thuyết phục thế giới rằng công việc của tôi rất thú vị, nhưng chẳng ai quan tâm đến nó cả. Phương châm của Martin giúp tôi tách ra khỏi quá trình tự quảng bá này. Tôi tự nói với mình, "Hãy thôi tập trung vào những tiểu tiết đi, thay vào đó, hãy tập trung vào việc trở nên giỏi hơn." Được truyền cảm hứng, tôi chuyển sự tập trung từ trang web sang một thói quen vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay: Theo dõi số giờ đồng hồ mình dành ra mỗi tháng cho việc suy nghĩ thật nghiêm túc về những vấn đề nghiên cứu (Lấy ví dụ, trong tháng mà tôi viết chương này, tôi dành 42 tiếng cho những công đoạn chủ chốt).

    Chiến thuật theo dõi số giờ này giúp tôi hướng sự tập trung vào chất lượng của sản phẩm do tôi tạo ra. Đồng thời tôi cũng cảm thấy việc này nhỏ nhặt, như thể tôi chưa thật sự nắm bắt được hết ngụ ý trong tư tưởng cấp tiến của Martin. Sau này, khi thực hiện cuộc hành trình khám phá cách mà mọi người yêu thích công việc của mình, chẳng mất bao nhiêu thời gian để tôi quay trở lại với lời khuyên của Martin. Trực giác mách bảo tôi rằng lời khuyên này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sự nghiệp tuyệt vời. Đây cũng là thứ dẫn tôi đến với Jordan Tice: Tôi nhận ra rằng nếu tôi thật sự muốn hiểu thấu phương châm này tôi cần phải hiểu những người sống theo nó.

    Khi lắng nghe Tice kể về công đoạn luyện tập của mình, tôi bất ngờ trước sự tập trung của anh vào những gì anh tạo ra. Như bạn thấy đấy, anh hạnh phúc khi bỏ ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày, hết tuần này sang tuần khác, trong một căn phòng như tu viện chẳng có nhiều đồ đạc, để luyện tập đến kiệt sức một kỹ thuật gảy đàn mới, tất cả chỉ vì anh nghĩ rằng nó sẽ đóng vai trò quan trọng đối với giai điệu mà anh đang sáng tác. Tôi nhận thấy sự tận tâm vào thành quả này cũng giải thích cho sự khiêm tốn của anh. Đối với Jordan, kiêu ngạo là điều vô lý. Anh giải thích, "Đây là những gì tôi tôn trọng: Tạo ra một thứ gì đó có ý nghĩa và sau đó giới thiệu nó với cả thế giới."

    Được truyền cảm hứng sau lần gặp mặt Jordan, tôi liên lạc với Mark Casstevens để có thêm góc nhìn khác từ một cựu chiến binh về tư duy của nghệ sĩ biểu diễn. Là một nhạc sĩ phòng thu của Nashville, ông thật sự xứng đáng với danh tiếng của mình: Ông đã từng chơi cho 99 đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng Billboard. Khi tôi nói với Mark về Jordan, ông đồng ý rằng quá trình tập trung đến ám ảnh về chất lượng của cái bạn tạo ra chính là nguyên tắc trong âm nhạc chuyên nghiệp. Ông giải thích, "Nó vượt lên trên ngoại hình, thiết bị, tính cách và những mối quan hệ của bạn. Các nhạc sĩ phòng thu có phương châm sau: 'Băng ghi âm không biết nói dối.'Ngay khi thu âm xong băng sẽ được chơi lại; lúc đó khả năng của bạn không trốn được đi đâu hết."

    Tôi thích cụm từ ấy - băng ghi âm không biết nói dối - bởi vì nó tóm gọn lại điều đã truyền động lực cho những nghệ sĩ biểu diễn như Jordan, Mark và Steve Martin. Nếu bạn không tập trung vào việc trở nên giỏi đến mức người khác không thể phớt lờ bạn, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.

    Để đơn giản hóa cho các chương sau, tôi sẽ gọi hướng tiếp cận tập trung vào sản phẩm này là tư duy thợ lành nghề . Mục tiêu của tôi trong Quy tắc #2 này là thuyết phục bạn về một ý tưởng đã ngày càng trở nên rõ ràng với tôi hơn khi tôi dành thời gian nghiên cứu những nghệ sĩ biểu diễn như Tice: Bất kể loại công việc bạn làm, tư duy thợ lành nghề là rất quan trọng trong việc xây dựng một sự nghiệp mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi quá nhanh, tôi muốn dành chút thời gian để đối chiếu tư duy này với cách suy nghĩ quen thuộc cua hầu hết chúng ta về nghề nghiệp.


    TƯ DUY NIỀM ĐAM MÊ

    "Con người" phát triển bằng cách tập trung vào câu hỏi rằng họ thật sự là ai - và sau đó kết nối nó với công việc mà họ thật sự yêu thích. "Đây là những gì mà Po Bronson viết trong bản tuyên ngôn năm 2002 được đăng trên Fast Company. Nghe quen thuộc phải không? Bởi vì nó chính xác là kiểu lời khuyên bạn sẽ cho người khác nếu nghiêng về thuyết đam mê mà tôi đã vạch trần ở Quy tắc #1. Cùng với quan điểm này, hãy gọi hướng tiếp cận công việc mà Bronson tán thành là tư duy niềm đam mê. Trong khi tư duy thợ lành nghề tập trung vào điều mà bạn có thể trao cho thế giới này, thì thay vào đó, tư duy niềm lam mê tập trung vào điều mà thế giới này có thể trao cho bạn. Tư duy này chính là cách mà phần lớn mọi người tiếp cận đời sống công việc của mình.

    Có hai lý do tôi không thích tư duy niềm đam mê (tức là hai lý do ngoài cái sự thật mà tôi đã đề cập ở Quy tắc #1 là tư duy này dựa trên một tiên đề sai lệch). Lý do đầu tiên, khi bạn chỉ tập trung vào cái mà công việc trao cho bạn, nó khiến bạn cực kỳ để tâm đến cái mà bạn không thích về công việc, điều này dẫn đến cảm giác không hạnh phúc kéo dài. Điều này đặc biệt đúng với các vị trí ở cấp độ mới vào, mà theo định nghĩa, thì sẽ không tràn ngập những dự án thử thách hay sự tự chủ - những thứ như vậy sẽ đến sau này. Khi bạn bước vào giới công sở với tư duy niềm đam mê, những nhiệm vụ khó chịu mà bạn được giao hay chế độ quan liêu trong tổ chức có thể khiến bạn không thể chịu đựng nổi.

    Lý do thứ hai, và nghiêm trọng hơn, câu hỏi thôi thúc tư duy niềm đam mê -" Tôi là ai? "Và" Tôi thật sự yêu thích điều gì? "- gần như là điều không thể xác nhận được. Câu hỏi" Đây có phải là con người thật của tôi? "Và" Tôi có yêu thích điều này không? "Rất khó để mà có câu trả lời có-hay-không rõ ràng. Hay nói cách khác, tư duy niềm đam mê chắc chắn sẽ khiến cho bạn luôn không hạnh phúc và băn khoăn, mà điều này có lẽ giải thích lý do vì sao mà Bronson thừa nhận trong quyển sách tìm kiếm nghề nghiệp của mình What Should I Do With My Life? (Tôi Nên Làm Gì Với Cuộc Đời Mình) rằng" có một cảm giác mà mỗi người trong quyển sách này đã trải qua, đó chính là cảm giác bỏ lỡ cuộc sống. "


    TIẾP NHẬN TƯ DUY THỢ LÀNH NGHỀ

    Tóm lại, tôi đã trình bày hai cách khác nhau mà mọi người suy nghĩ về đời sống công việc của họ. Đầu tiên là tư duy thợ lành nghề, tư duy này tập trung vào cái mà bạn có thể trao cho thế giới. Thứ hai là tư duy niềm đam mê, hướng tiếp cận này tập trung vào cái mà thế giới có thể trao cho bạn. Tư duy thợ lành nghề mang tính rõ ràng, trong khi tư duy niềm đam mê đưa ra cho bạn hàng loạt câu hỏi nhập nhằng và không giải đáp được. Như tôi đã kết luận sau khi gặp gỡ Jordan Tice, tư duy thợ lành nghề mang đến cảm giác tự do: Nó yêu cầu bạn hãy bỏ qua những mối bận tâm của cái tôi về việc liệu công việc của bạn có" phù hợp "hay không, và thay vào đó hãy làm việc thật chăm chỉ và quyết tâm trở nên thật sự tài giỏi. Chẳng ai nợ bạn một sự nghiệp tuyệt vời cả; bạn cần phải giành lấy nó - và quá trình đó không dễ dàng chút nào.

    Với quan điểm này, việc ganh tỵ với sự thông suốt của những nghệ sĩ biểu diễn như Jordan Tice là điều tự nhiên. Nhưng lập luận cốt lõi của Quy tắc #2 là: Bạn không chỉ nên ganh tỵ với tư duy thợ lành nghề, bạn nên mô phỏng nó. Hay nói cách khác, tôi đang khuyên bạn hãy bỏ câu hỏi liệu công việc của mình có phải là niềm đam mê thật sự hay không sang một bên, và thay vào đó hãy hướng sự tập trung vào việc trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn. Bất kể bạn làm gì để kiếm sống, hãy tiếp cận công việc của mình như một nghệ sĩ biểu diễn thực thụ.

    Sự chuyển đổi tư duy này cho thấy sự tiến triển thú vị trong hành trình của tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng không phải ai cũng dễ dàng đón nhận nó. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu về tư duy thợ lành nghề trên trang blog của mình, một vài độc giả trở nên khó chịu. Họ đưa ra lời phản biện phổ biến mà tôi cần phải nêu ra ở đây trước khi chúng ta đi tiếp. Sau đây là các bình luận của một độc giả:

    Tice sẵn sàng dành ra hàng giờ mà không cần sự công nhận, nhưng đó là do nó phục vụ cho một thứ mà anh ta rõ ràng đã đam mê từ rất lâu rồi. Anh ấy đã tìm được công việc phù hợp với mình.

    Tôi đã nghe phản ứng này nhiều đến nỗi tôi đặt cho nó một cái tên:" Lập luận theo quan điểm niềm đam mê tồn tại sẵn từ trước. "Về cơ bản thì lập luận này cho rằng tư duy thợ lành nghề chỉ đúng với những ai đã cảm thấy đam mê công việc của mình rồi, và chính vì thế nó không thể sự thay thế cho tư duy niềm đam mê được.

    Tôi không đồng ý với lập luận này.

    Đầu tiên, chúng ta hãy bỏ qua quan điểm rằng những nghệ sĩ biểu diễn như Jordan Tice hay Steve Martin hoàn toàn cảm thấy an tâm khi biết rằng họ đã tìm thấy tiếng gọi thật sự của đời mình. Nếu bạn dành thời gian nói chuyện với bất kỳ một nghệ sĩ chuyên nghiệp nào trong làng giải trí, đặc biệt là những người vừa mới khởi nghiệp, thì một trong những điều đầu tiên bạn sẽ nhận thấy là cảm giác không an toàn của họ về vấn đề cơm áo gạo tiền. Jordan có một cái tên cho những nổi lo về những gì mà bạn bè anh đang làm với cuộc đời họ và liệu những thành công của anh có xứng đáng hay không: Đó là" đám mây của sự phân tâm bên ngoài ".

    Chiến đấu với đám mây này là một cuộc chiến bất tận. Tương tự như vậy Steve Martin đã từng cảm thấy rất không an toàn trong những năm tháng mà ông cống hiến nhằm cải thiện khả năng biểu diễn của mình đến nỗi ông thường xuyên bị khủng hoảng tinh thần. Nguồn gốc tư duy thợ lành nghề của những nghệ sĩ biểu diễn này không phải xuất phát từ một niềm đam mê nội tại không thể chối cãi, mà thay vào đó là một thứ thực tế hơn nhiều: Đó chính là tính hiệu quả trong ngành kinh doanh giải trí. Như Mark Casstevens đã nói," băng ghi âm không biết nói dối ": Nếu bạn là một tay chơi ghi-ta hay nghệ sĩ hài, thì sản phẩm bạn tạo ra mới là thứ quan trọng. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian tập trung vào câu hỏi liệu mình đã tìm thấy sứ mệnh thật sự của mình hay chưa, câu hỏi này sẽ vô hiệu lực khi bạn rơi vào tình trạng thất nghiệp.

    Thứ hai, và về cơ bản, tôi thực sự không quan tâm đến lý do tại sao các nghệ sĩ biểu diễn lại mang tư duy thợ lành nghề. Như tôi đã nói trước đây, thế giới của họ rất đặc biệt, và phần lớn những điều truyền cảm hứng cho họ không có điểm chung. Lý do mà tôi đưa ra câu chuyện của Jordan đó là tôi muốn cho bạn thấy tư duy thợ lành nghề thực tế trông như thế nào. Hay nói cách khác, hãy quên lý do tại saoJordan mang tư duy này mà thay vào đó hãy để ý đến cách mà anh triển khai nó. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ lập luận rằng bất kể bây giờ bạn đang cảm thấy như thế nào về công việc của bạn, thì việc tiếp nhận tư duy thợ lành nghề sẽ là nền tảng để bạn xây dựng một sự nghiệp hấp dẫn. Đây là lý do vì sao tôi không đồng ý với" lập luận theo quan điểm niềm đam mê tồn tại sẵn từ trước,"bởi vì nó đẩy lùi mọi thứ. Trên thực tế, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy, chúng ta tiếp nhận tư duy thợ lành nghề trước, sau đó niềm đam mê sẽ đến.
     
  8. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Chương 5: Sức Mạnh Của Vốn Liếng Sự Nghiệp

    Trong chương này, tôi sẽ chứng minh tư duy thợ lành nghề bằng cách lập luận rằng đặc điểm của một công việc tuyệt đối là rất hiếm có và quý giá, chính vì thế nếu bạn muốn có một công việc tuyệt vời, bạn cần phải xây dựng những kỹ năng hiếm có và quý giá – tôi gọi là vốn liếng sự nghiệp.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    KINH TẾ HỌC VỀ NHỮNG CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

    Ở chương trước, tôi đã đưa ra một đề xuất táo bạo: Nếu bạn muốn yêu công việc mình làm, hãy từ bỏ tư duy niềm đam mê đi ( "thế giới này có thể cho tôi cái gì?"). Thay vào đó hãy tiếp nhận tư duy thợ lành nghề ( "tôi có thể cho thế giới này cái gì?").

    Lập luận của tôi về đề xuất này bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản: Điều gì tạo nên một công việc tuyệt vời? Để tìm hiểu câu hỏi này, chúng ta cần đi vào chi tiết hơn. Trong Quy tắc #1, tôi đã cung cấp rất nhiều ví dụ về những người làm những công việc tuyệt vời và yêu thích công việc họ làm - vậy nên chúng ta có thể bắt đầu từ đó. Trong số đó, tôi đã giới thiệu Steve Jobs - nhà sáng lập của Apple, người dẫn chương trình ra-đi-ô Ira Glass, và bậc thầy sản xuất ván lướt Al Merrick. Với ba ví dụ này, bây giờ tôi có thể tìm hiểu cụ thể điều gì khiến cho sự nghiệp của họ trở nên hấp dẫn đến vậy? Sau đây là câu trả lời mà tôi có được:


    NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÁC ĐỊNH MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

    Sự sáng tạo: Ví dụ đối với Ira Glass, đó là vượt qua những giới hạn của phát thanh vô tuyến (ra-đi-ô), và mang về hàng loạt giải thưởng trong quá trình đó.  

    Sức ảnh hưởng: Từ Apple II cho đến iPhone, Steve Jobs đã thay đổi cách chúng ta sống trong thời đại kỹ thuật số này.

    Sự kiểm soát: Không một ai bảo Al Merrick khi nào thì thức dậy hay mặc đồ gì. Anh ấy không cần phải có mặt trong văn phòng 8 tiếng một ngày. Thay vào đó, nhà máy Channel Island Surfboards của anh tọa lạc gần bãi biển Santa Barbara, nơi Merrick vẫn thường xuyên dành thời gian lướt sóng. (Jake Burton Carpenter, nhà sáng lập Burton Snowboards, nhớ lại những cuộc thương thảo sáp nhập hai công ty được diễn ra khi ông và Merrick chờ đợi đợt sóng tiếp theo dâng lên)

    Danh sách này dĩ nhiên là không đủ, nhưng nếu bạn nghĩ về công việc mơ ước của mình, bạn sẽ nhận ra một vài sự kết hợp của các đặc điểm trên. Bây giờ, chúng ta có thể tiến tới câu hỏi thực sự quan trọng: Làm thế nào để đời sống công việc của ta có được những đặc điểm này? Một trong những điều đầu tiên mà tôi nhận thấy khi bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này chính là những yếu tố này rất hiếm. Hầu hết các công việc không cho nhân viên quyền sáng tạo, sức ảnh hưởng, hay quyền kiểm soát đối với điều họ làm hay cách họ làm. Lấy ví dụ, nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp và làm một công việc đơn giản, bạn thường sẽ nghe thấy câu "đi thay bình nước đi" hơn là "đi thay đổi thế giới đi."

    Theo định nghĩa, chúng ta cũng biết rằng những đặc điểm này là vô cùng quý giá - bởi nó là chìa khóa tạo nên một công-việc tuyệt vời. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu một lĩnh vực đã được nghiên cứu rất nhiều rồi. Thuyết kinh tế học cơ bản nói rằng nếu muốn một thứ gì đó cũng vừa hiếm vừa quý giá, bạn cần phải trao đổi bằng một thứ cũng vừa hiếm vừa quý giá - đây là nguyên lý Cung cầu cơ bản. Như vậy nghĩa là nếu bạn muốn có một công việc tuyệt vời, bạn cần phải có một thứ gì đó có giá trị để trao đổi. Và dĩ nhiên nếu điều này đúng, chúng ta sẽ nhìn thấy nó trong câu chuyện của ba ví dụ tôi nêu ra - và chắc chắn bạn sẽ thấy. Khi đã biết cần phải tìm kiếm điều gì, quá trình để có được một sự nghiệp hấp dẫn đột nhiên trở nên thật rõ ràng.

    Chúng ta hãy xem xét trường hợp của Steve Jobs. Khi Jobs bước vào cửa hàng Byte Shop của Paul Terrell, ông đang cầm trên tay một thứ vừa hiếm vừa có giá trị lớn theo đúng nghĩa đen: Bảng mạch điện tử cho chiếc máy tính Apple I, một trong những chiếc máy tính cá nhân tiên tiến trên thị trường vào thời đó. Số tiền kiếm được từ việc bán 100 sản phẩm mang lại cho Jobs nhiều quyền kiểm soát hơn trong sự nghiệp của mình, nhưng theo thuật ngữ kinh tế học truyền thống, để đạt được nhiều hơn nữa những đặc điểm có giá trị trong đời sống công việc, ông cần phải gia tăng giá trị mà ông mang lại. Chính tại thời điểm này mà con đường sự nghiệp của Jobs bắt đầu thăng tiến. Ông nhận 250.000 đô tài trợ từ Mark Markkula và làm việc với Steve Wozniak để sản xuất ra một thiết kế máy tính mới tốt đến nỗi không ai có thể bỏ qua. Những kỹ sư khác trong Câu lạc bộ Máy tính Bay Area's Homebrew cũng có thể sở hữu kỹ năng chuyên môn ngang ngửa với Jobs và Wozniak, nhưng Jobs lại là người nhận thức được quá trình đầu tư này và tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. Kết quả là chiếc máy tính Apple II ra đời, một chiếc máy vượt lên trên các đối thủ của nó: Nó có đồ họa màu; màn hình và bàn phím được tích hợp vào trong thùng máy; kiến trúc mở cho phép mở rộng bộ nhớ và thiết bị ngoại vi (ví dụ như ổ đĩa mềm, mà Apple II là chiếc máy đầu tiên giúp phổ biến nó rộng khắp). Đây là sản phẩm khiến công ty được nhiều người biết đến và biến Jobs từ một doanh nhân nhỏ thành đầu tàu của một công ty có tầm nhìn. Ông tạo ra một thứ có giá trị và đổi lại, sự nghiệp của ông có được sự sáng tạo, tầm ảnh hưởng, và quyền kiểm soát.

    Ira Glass chỉ được trao cơ hội tạo ra một chương trình theo cách ông ấy muốn - This American Life (Cuộc sống Người Mỹ) - sau khi đã chứng tỏ bản thân là một trong số những biên tập viên và người dẫn chương trình ra-đi-ô xuất sắc nhất. Glass khởi nghiệp là một nhân viên thực tập, sau đó ông chuyển sang làm biên tập video cho All Things Considered (Tất Cả Đã Được Xem Xét). Có rất nhiều người trẻ khởi đầu cùng một con đường như Glass: Xin được một chân thực tập ở phát thanh trong vùng, sau đó chuyển lên làm một công việc cấp thấp nào đó. Nhưng Glass đã tách mình ra khỏi những người như vậy, ông tập trung mài giũa kỹ năng để nó trở nên ngày càng hiếm có và quý giá. Mặc dù Glass có một giọng nói chẳng hay ho gì so với giọng mà một phát thanh viên cần có, nhưng ông bắt đầu giành nhiều giải thưởng cho chương trình của mình. Đây có thể là một tài năng thiên bẩm, nhưng ở Quy tắc #1, Glass đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực rèn luyện các kỹ năng. "Tất cả chúng ta, những người làm công việc sáng tạo.. bạn bắt tay vào làm, và dường như có một 'khoảng cách". Những gì bạn làm không được tốt? Bạn cố gắng làm tốt.. nhưng không được như ý, "ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn về sự nghiệp của mình." Bí quyết ở đây là phải buộc bản thân nỗ lực trong công việc, buộc các kỹ năng thể hiện, đây chính là giai đoạn khó khăn nhất, "Glass chia sẻ trong phần Roadtrip Nation của mình. Nói cách khác, đây không phải là một câu chuyện về một thiên tài thản nhiên bước vào đài phát thanh sau khi tốt nghiệp đại học và bước ra với một chương trình trong tay. Càng tìm hiểu về Glass, bạn càng bắt gặp một thanh niên đã nỗ lực phát triển kỹ năng của mình cho đến khi nó giá trị đến nỗi không ai có thể bỏ qua.

    Phương pháp này rất hiệu quả. Sau thành công ở các phân đoạn ngắn trong All Things Considered, Glass tiếp tục giữ vai trò người đồng dẫn chương trình cho loạt chương trình địa phương do đài truyền hình Chicago's WBEZ sản xuất, việc này càng làm cho những kỹ năng của anh tăng thêm phần giá trị. Năm 1995, khi giám đốc truyền hình tại WBEZ quyết định thành lập một chương trình truyền thanh quốc gia- được gọi là This American Life - thì Glass dẫn đầu trong danh sách ứng viên. Ngày nay, Glass có một sự nghiệp giàu tính sáng tạo, có sức ảnh hưởng và sự kiểm soát; nhưng khi bạn biết về câu chuyện đời của anh, bạn sẽ thấy nó có màu sắc của thuyết kinh tế học ở đây. Glass đã đổi những kỹ năng giá trị, hiếm có của mình để có được một công việc tuyệt vời.

    Cũng không có gì ngạc nhiên khi ta thấy trường hợp của Ai Merrick cũng là một cầu chuyện tương tự. Những kỹ năng hiếm có và quý giá giúp Merrick tiến đến sự nghiệp của một chuyên gia thiết kế ván lướt chuyên nghiệp là rất rõ ràng: Những chiếc ván của ông giành chiến thắng trong các cuộc thi. Điều quan trọng cần phải để ý ở đây là không phải lúc nào cũng vậy. Merrick học cách thiết kế ván lướt sợi thủy tinh từ những năm tháng làm thợ đóng thuyền, và anh cũng chơi môn thể thao lướt sóng tùy hứng. Anh đã phải nỗ lực rất nhiều để biến kỹ năng đóng ván của anh trở nên có giá trị. Anh hồi tưởng lại trong một buổi phỏng vấn trên Roadtrip Nation," Khi mới bắt đầu, có rất nhiều lần tôi sợ rằng mình sẽ thất bại, rằng cái người mà tôi đang thiết kế ván lướt cho này là một nhà vô địch thế giới và những chiếc ván của anh ta không hoạt động tốt. Nó khiến tôi làm việc cật lực hơn, cố gắng hơn để đạt được cái tôi đang muốn đạt được với chiếc ván lướt sóng. "Sở hữu một văn phòng ngay gần bãi biển và được tự do nghỉ giải lao để lướt ván tùy thích nghe thì rất tuyệt vời, nhưng đó không phải là loại công việc dễ dàng có được. Để có được nó, Merrick biết mình cần phải có một kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Một khi những tay lướt sóng chuyên nghiệp như Kelly Slater sử dụng ván lướt của anh và giành chiến thắng, anh được tự do định nghĩa đời sống công việc của mình.

    Và sau đây là những ý chính trong lập luận của tôi:

    THUYẾT VỐN LIẾNG SỰ NGHIỆP CỦA MỘT CÔNG VIỆC TUYỆT VỜI

    • Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời là rất hiếm có và quý giá.

    • Quy luật Cung cầu nói rằng nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này, bạn cần phải có những kỹ năng hiếm có và quý giá để trao đổi. Hãy xem những kỹ năng hiếm có và quý giá này như là vốn liếng sự nghiệp của bạn.

    • Tư duy thợ lành nghề, với quan niệm rằng bạn cần phải tập trung không ngưng nghỉ vào việc" trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn, "là một chiến lược rất tốt để kiếm được vốn liếng sự nghiệp. Đây là lý do vì sao nó đánh bại tư duy niềm đam mê nếu mục tiêu của bạn là tạo nên công việc mà bạn yêu thích.

    Jobs, Glass và Merrick đều đi theo tư duy thợ lành nghề. (Một số người thậm chí còn sử dụng đúng những từ này để miêu tả họ." Tôi là một người thợ lành nghề, "Merrick chia sẻ trong một buổi phỏng vấn vào những ngày đầu làm thợ thiết kế ván lướt) Thuyết vốn liếng sự nghiệp nói rằng không có gì là ngẫu nhiên cả. Những đặc điểm xác định một công việc tuyệt vời đòi hỏi bạn phải có một thứ gì đó hiếm có và quý giá để trao đổi - đó chính là những kỹ năng. Tư duy thợ lành nghề, với sự tập trung không ngưng nghỉ vào thành phẩm, chính là tư tưởng mà bạn cần phải quán triệt nếu như mục tiêu của bạn là kiếm được càng nhiều vốn liếng sự nghiệp càng tốt. Chính vì thế đây là lý do vì sao tôi lại tích cực ủng hộ tư duy thợ lành nghề hơn là tư duy niềm đam mê. Đây không phải là một tranh luận triết lý về sự tồn tại của đam mê hay giá trị của làm việc chăm chỉ - Tôi đang rất thực tế ở đây: Bạn cần phải trở nên tài giỏi để đạt được những thứ tốt đẹp trong cuộc đời sự nghiệp của mình, và tư duy thợ lành nghề tập trung vào việc đạt được chính xác mục tiêu đó.

    Tư duy niềm đam mê không chỉ thiếu hiệu quả trong việc tạo nên công việc bạn yêu thích; trong nhiều trường hợp nó còn chủ động đi ngược lại mục tiêu này, đôi lúc với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

    TỪ SỰ CAN ĐẢM CHO ĐẾN TEM PHIẾU LƯƠNG THỰC

    Hai bài viết được đăng cách nhau hai ngày trên tờ New York Times vào mùa hè năm 2009 nhấn mạnh sự tương phản giữa tư duy niềm đam mê và tư duy thợ lành nghề. Bài báo đầu tiên nói về Lisa Feuer. Thời điểm Lisa 38 tuổi, cô từ bỏ sự nghiệp trong ngành quảng cáo tiếp thị. Mệt mỏi với những áp lực nơi công sở, cô bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải là sứ mệnh của mình hay không. Cô nói," Tôi thấy chồng mình tự ra kinh doanh, và tôi cảm thấy mình cũng có thể làm như vậy "Vì thế cô quyết định thử.

    Tờ Times thuật lại rằng Feuer đăng ký tham dự một lớp đào tạo yoga 200 giờ. Cô dùng khoản tiền vay nhờ thế chấp căn nhà để trả khoản học phí 4.000 đô. Khi đã đạt được bằng chứng nhận, cô mở Karma Kids Yoga, một dạng yoga tập trung vào trẻ em và phụ nữ mang thai." Tôi yêu công việc mình làm, "cô nói với phóng viên khi lý giải cho những khó khăn đi kèm với việc khởi đầu công việc kinh doanh tự do.

    Tư duy niềm đam mê chống lưng cho quyết định của Feuer. Đối với những người chết mê chết mệt câu chuyện hoang đường về tiếng gọi con tim, thì không gì dũng cảm hơn việc đánh đổi sự thoải mái để đi theo đam mê của mình. Ví dụ như Pamela Slim, một người tin vào tư duy niềm đam mê, tác giả quyển sách nổi tiếng Escape from Cubicle Nation (Thoát Khỏi Thế Giới Văn Phòng). Slim mô tả trên trang web của cô đoạn hội thoại mẫu sau, mà cô khẳng định đã gặp rất nhiều lần:

    Tôi: Vậy bạn đã sẵn sàng hành động để tiến về mục tiêu của mình chưa?

    Họ: Tôi biết tôi phải làm những gì, nhưng tôi không biết liệu tôi có thể làm được không! Tôi là ai mà có thể giả vờ như một (nghệ sĩ) (huấn luyện viên) (chuyên gia tư vấn) (chuyên viên mát-xa) thành công chứ? Lỡ như mọi người nhìn vào trang web của tôi và cười không ngớt khi thấy tôi dám giới thiệu dịch vụ của mình thì sao? Có lý do gì khiến cho mọi người muốn kết nối với tôi chứ?

    Tôi: Có lẽ đã đến lúc xem xét nghị lực của anh rồi đây.

    Được truyền động lực từ những cuộc đối thoại này, Slim ra mắt một sản phẩm hội-thảo-qua-điện-thoại có tên gọi Rebuild Your Backbone (Tạo Dựng Lại Nghị Lực của Bạn). Mục tiêu của nó là thuyết phục mọi người hãy trở nên giống như Lisa Feuer bằng cách tìm thấy sự can đảm để theo đuổi ước mơ của mình. Mô tả về khóa học, Slim sẽ trả lời các cảu hỏi như" Sao chúng ta lại mắc kẹt trong việc sống theo quan điểm thành công của người khác? "Và" Làm thế nào có được lòng dũng cảm để thực hiện những điều to lớn trong cuộc đời này? "Phí tham gia hội thảo là 47 đô-la.

    Rebuild Your Backbone là một ví dụ của nền văn hóa dũng cảm, hiện tại có một cộng đồng những tác giả và các nhà bình luận trên mạng ủng hộ ý tưởng sau: Trở ngại lớn nhất giữa bạn và công việc bạn yêu thích chính là thiếu lòng dũng cảm - sự can đảm cần thiết để bước ra khỏi" định nghĩa thành công của người khác "và theo đuổi ước mơ của riêng mình. Đó là một ý kiến hoàn toàn có lý khi được chống lưng bởi tư duy niềm đam mê: Nếu có một công việc hoàn hảo nào đó đang đợi chúng ta ở ngoài kia, cứ mỗi ngày chúng ta không theo đuổi niềm đam mê này là một ngày trôi qua phí phạm. Khi nhìn từ góc độ này, hành động của Feuer có vẻ là can đảm và đáng lẽ phải làm từ lâu rồi; cô ấy có thể trở thành giảng viên khách mời cho buổi hội thảo qua điện thoại của Pamela Slim. Nhưng ý tưởng này lại vỡ vụn khi nhìn dưới góc độ của thuyết vốn liếng sự nghiệp - một góc nhìn khiến cho Karma Kids Yoga đột nhiên trở thành một ván cược tồi.

    Nhược điểm của tư duy niềm đam mê nằm ở chỗ nó loại bỏ hết mọi thành quả. Đối với những người ủng hộ niềm đam mê như Slim, việc dấn thân vào một sự nghiệp tự do vốn mang đến quyền kiểm soát, sự sáng tạo, và tầm ảnh hưởng là rất dễ dàng - điểm khởi đầu mới là nơi khiến ta vấp ngã. Thuyết vốn liếng sự nghiệp không đồng ý với quan điểm đó. Nó nói rằng công việc tuyệt vời không chỉ đòi hỏi sự can đảm mãnh liệt, mà còn những kỹ năng có giá trị tuyệt vời (và thực tế) nữa. Khi Feuer rời bỏ sự nghiệp quảng cáo để mở lớp dạy yoga, cô không chỉ vứt bỏ đi hết số vốn liếng sự nghiệp tích cóp bao nhiêu năm qua trong ngành tiếp thị, mà cô còn chuyển sang một ngành không liên quan nơi cô gần như không hề có một số vốn nào. Xét đến tính phổ biến của yoga, thì chương trình đào tạo một tháng đặt Feuer vào vị trí gần cuối trong hệ thống thứ bậc kỹ năng của những người thực hành yoga, khiến cô phải đi một quãng đường dài để trở nên giỏi đến mức không ai phớt lờ cô. Chính vì thế, theo như thuyết vốn liếng sự nghiệp, cô có rất ít ưu thế trong công việc hướng dẫn yoga. Vậy nên mọi thứ khó mà suôn sẻ với Feuer - và, thật không may, đó chính xác là những gì đã diễn ra.

    Khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008, công việc kinh doanh của Feuer gặp khó khăn. Một trong những phòng tập thể dục nơi cô mở lớp dạy yoga đã đóng cửa. Sau đó, hai lớp yoga của cô ở một trường trung học phổ thông bị hủy, và với tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu thuê giáo viên yoga dạy riêng cũng giảm bớt. Vào năm 2009, khi được đăng trên tờ Times, cô cho biết chỉ kiếm được 15.000 đô một năm. Ở phần kết luận của bài báo, Feuer gửi cho phóng viên tin nhắn sau:" Tôi đang ngồi chờ ở phòng tem phiếu lương thực. "Ở dưới ký tên:" Gửi từ iPhone của tôi. "

    Hai ngày sau bài báo nói về Lisa Feuer được đăng, tờ Times giới thiệu tới độc giả một chuyên viên marketing khác, Joe Duffy. Cũng như Feuer, Duffy làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với những áp lực nơi công sở. Anh nhớ lại," Tôi đã mệt mỏi với ngành quảng cáo lắm rồi. Tôi muốn đơn giản hóa cuộc sống và tập trung vào khía cạnh sáng tạo một lần nữa. "Trước đây Duffy được đào tạo làm nghệ sĩ - anh bước vào ngành quảng cáo với vai trò đồ họa kỹ thuật chỉ sau khi công việc vẽ tranh của anh khiến anh rơi vào cảnh khốn khó - những người ủng hộ tư duy niềm đam mê có lẽ sẽ khuyến khích một người trong tình huống của Duffy nên rời bỏ ngành quảng cáo và quay lại với đam mê nghệ thuật sáng tạo của mình.

    Nhưng hóa ra Duffy lại là người theo trường phái tư duy thợ lành nghề. Thay vì trốn chạy khỏi áp lực trong công việc hiện tại, anh bắt đầu tích góp vốn liếng sự nghiệp cần thiết để tự đưa mình thoát khỏi nó. Chuyên môn của anh chuyển thành thiết kế logo quốc tế và các biểu tượng nhãn hiệu. Khi khả năng của anh lớn dần lên, những lựa chọn của anh cũng nhiều hơn. Cuối cùng, anh được công ty quảng cáo Fallon McElligott tọa lạc ở Minneapolis nhận vào. Nơi đây anh được phép điều hành chi nhánh riêng của mình trong công ty, và anh đặt tên nó la Duffy Designs. Nói cách khác, số vốn của anh đã mang lại cho anh nhiều sự tự chủ hơn.

    Sau 20 năm làm tại Fallon McElligott, thiết kế logo cho các công ty lớn như Sony và Coca-Cola, Duffy một lần nữa lại đầu tư vào số vốn của mình để đổi lại nhiều sự tự chủ hơn, lần này là bằng việc tự mở cửa hàng gồm 15 nhân viên: Duffy & Partners. Hành động này trái ngược hoàn toàn với Feuer. Duffy mở công ty riêng với đủ vốn liếng sự nghiệp để ngay lập tức phát triển lớn mạnh - anh là một trong những chuyên gia giỏi nhất thế giới về logo và có sẵn danh sách khách hàng xếp hàng chờ. Feuer mở công ty với chỉ vỏn vẹn 200 giờ đào tạo và lòng dũng cảm cao ngút.

    Chẳng có gì là quá lố khi dự đoán rằng trước thời điểm Duffy nghỉ hưu gần đây, anh yêu công việc mình làm. Công việc cho anh rất nhiều quyền kiểm soát, sự tôn trọng, và tùy thuộc vào cách nhìn của bạn về tầm quan trọng của quảng cáo, nó cũng tạo ra tác động lớn lên thế giới. Tuy nhiên, đối với tôi, sự tương phản rõ rệt nhất với câu chuyện của Feuer nằm ở việc Duffy mua Duffy Trails, một khu nghỉ mát rộng 100 héc-ta trên bờ sông Totagatic của Wisconsin. Duffy là người đam mê trượt tuyết xuyên quốc gia, và với tám ki-lô-mét đường trượt trong rừng, có thể trượt được trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, nơi nghỉ mát này trở nên hấp dẫn khó cưỡng. Tờ New York Times cho biết, khu nghỉ mát có thể phục vụ chỗ ở thoải mái cho ít nhất 20 khách, trải dài ra ba khu vực nhà ở khác nhau, nhưng vào những đêm hè nóng bức, chính những nhà chòi giữa mặt hồ rộng 160 ngàn mét vuông, có cá vược bơi xung quanh, mới chính là thứ hấp dẫn du khách. Duffy mua khối tài sản này lúc anh 45 tuổi: Nói cách khác, không cách biệt lắm với số tuổi của Feuer khi cô rời bỏ ngành quảng cáo để theo đuổi công việc yoga." Hai con đường rẽ nhánh trong một khu rừng vàng, "và một người lữ hành chọn con đường tiến đến sự tinh thông trong khi người còn lại bị thu hút bởi ánh hào quang của đam mê. Người đầu tiên cuối cùng được tung hô và ngưỡng mộ trong ngành nghề của mình, được quyền kiểm soát cuộc sống bản thân, và dành những ngày nghỉ cuối tuần với gia đình trong một khu nghỉ dưỡng. Kẻ còn lại đi đến kết cục tại quầy tem phiếu lương thực.

    So sánh này chưa hẳn là công bằng. Chúng ta không biết liệu Feuer có thể mô phỏng được thành công của Duffy nếu cô vẫn còn ở lại ngành quảng cáo tiếp thị và dồn hết sức lực vào việc trở nên xuất chúng hay không. Nhưng nếu được dùng như một phép ẩn dụ, câu chuyện này rất hợp. Hình ảnh Feuer đứng xếp hàng để nhận tem phiếu lương thực, trong khi Duffy, ở độ tuổi tương đương, trở về từ một chuyến đi nước ngoài thành công để dành thời gian nghỉ dưỡng và trượt tuyết tại Duffy Trails, quả là một sự tương phản nổi bật. Nó làm bật lên cả yếu tố rủi ro và bất hợp lý của việc bắt đầu lại từ đầu, so với việc tận dụng ưu thế bằng cách tích lũy nhiều vốn liếng sự nghiệp hơn. Cả Feuer và Duffy đều gặp phải cùng một vấn đề trong công việc; những vấn đề này xuất phát gần như cùng một thời điểm; và cả hai đều có cùng mong muốn yêu thích công việc mình làm. Nhưng họ có hai hướng tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, tư duy thợ lành nghề của Duffy rõ ràng đã thắng cuộc.

    KHI SỰ LÀNH NGHỀ THẤT BẠI

    Không lâu sau khi bắt tay vào viết chương này, tôi nhận được một e-mail từ John, một sinh viên mới tốt nghiệp và là một độc giả lâu năm trên trang blog của tôi. Cậu ấy băn khoăn về công việc tư vấn thuế của mình. Mặc dù cậu nhận thấy công việc" đôi lúc thú vị, "nhưng thời gian làm việc quá dài và yêu cầu công việc được mô tả dữ dội quá, khiến cho cậu khó mà trở nên vượt trội. John phàn nàn," Bên cạnh việc không thích kiểu làm việc này, tôi còn bận tâm rằng công việc của mình không có ý nghĩa gì lớn lao, và trên thực tế, nó còn làm tổn hại những người dễ bị tổn thương nhất. "

    Chương này đưa ra lập luận với góc nhìn thiên về tư duy thợ lành nghề thay vì tư duy lấy đam mê làm trọng. Một trong những yếu tố khiến tư duy thợ lành nghề trở nên ly kỳ là vì những điều không thể biết trước đối với loại công việc bạn làm. Thuyết này nói rằng những đặc điểm định nghĩa một công việc tuyệt vời được mua bằng vốn liếng sự nghiệp; chúng không đến từ việc tìm thấy một công việc phù hợp với niềm đam mê nội tại. Chính vì thế, bạn không cần phải lo lắng liệu mình đã tìm thấy sứ mệnh thật sự của mình hay chưa - hầu hết các công việc đều có thể trở thành nền tảng cho một sự nghiệp hấp dẫn. John đã nghe nói đến lập luận này và gửi e-mail cho tôi bởi vì cậu đang gặp khó khăn trong việc áp dụng nó vào cuộc sống với vai trò chuyên viên tư vấn thuế. Cậu ấy không thích công việc của mình và muốn tìm hiểu liệu, giống như một người thợ giỏi, cậu có nên tiếp tục chịu đựng và tập trung vào việc trở nên giỏi hơn hay không. Đây là một câu hỏi quan trọng, và dưới đây là những gì tôi nói với John:

    Có lẽ là cậu nên từ bỏ công việc của mình." Ngẫm lại, tôi thấy một điều rằng có một số công việc thích hợp cho việc áp dụng thuyết vốn liếng sự nghiệp hơn là một số công việc khác. Để giúp đỡ John, cuối cùng tôi đã lập ra một danh sách ba đặc điểm nhằm loại bỏ một công việc không giúp ta yêu thích những gì ta làm:


    BA YẾU TỐ KHÔNG THỂ ÁP DỤNG TƯ DUY THỢ LÀNH NGHỀ

    1. Công việc đó có rất ít cơ hội giúp bạn nổi bật giữa đám đông thông qua việc phát triển những kỹ năng liên quan hiếm có và quý giá.

    2. Công việc đó tập trung vào thứ mà bạn cho rằng là vô dụng hay có thể gây hại cho thế giới.

    3. Công việc đó buộc bạn phải làm việc với những người bạn không ưa.

    Một công việc hội tụ bất kỳ sự kết hợp nào trong ba yếu tố trên đều có thể cản trở những nỗ lực xây dựng và đầu tư vốn liếng sự nghiệp của bạn. Nếu công việc thỏa mãn yếu tố đầu tiên, việc phát triển kỹ năng là không thể xảy ra. Nếu nó thỏa mãn yếu tố thứ hai, thì mặc dù bạn có thể xây dựng vốn liếng sự nghiệp, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc trụ lại đủ lâu để đạt được mục tiêu này. Công việc của John đáp ứng cả hai yếu tố đầu, chính vì thế anh cần phải rời bỏ nó.

    Lấy một ví dụ khác: Vào thời điểm viết quyển sách này, tôi đang là một nhà khoa học máy tính tại MIT, và tôi nhận được rất nhiều e-mail từ những tay "săn đầu người" ở phố Wall. Họ đang tuyển người cho những công việc mang đến rất nhiều cơ hội phát triển kỹ năng và họ không ngại chuyện trả lương cho bạn bao nhiêu. Một tay "săn đầu người" viết cho tôi như sau: "Có rất ít công ty tại phố Wall trả lương tốt hơn những công ty khác, chỉ khoảng ba hay bốn công ty mà thôi. Và công ty này chính là một trong số đó." (Sau này tôi nghe các bạn tôi bảo rằng lương khởi điểm của những công ty trên trong khoảng từ hai ngàn đến ba ngàn đô) Nhưng đối với tôi, những công ty này thỏa mãn điều kiện thứ hai trong danh sách nêu trên. Chính nhận thức này giúp tôi tự tin xóa đi những lời đề nghị khi chúng được gửi đến hòm thư của tôi.

    Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý ở đây là những yếu tố này không liên quan gì đến việc liệu một công việc có phù hợp với niềm đam mê nội tại nào không. Chúng mang tính tổng quát hơn nhiều. Chính vì thế, làm việc đúng cách vẫn đánh bại việc tìm ra công việc phù hợp.

    Và bây giờ khi đã trình bày xong về tư duy thợ lành nghề, và bổ sung danh sách ngoại lệ kể trên, đã đến lúc chúng ta tìm hiểu cách áp dụng tư duy này.
     
  9. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Chương 6: Những Nhà Tư Bản Sự Nghiệp

    Trong chương này, tôi sẽ chứng minh sức mạnh của vốn liếng sự nghiệp trong thực tế bằng ví dụ về hai con người đã tận dụng tư duy thợ lành nghề để tạo nên sự nghiệp mà họ yêu thích.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    HAI NHÀ TƯ BẢN SỰ NGHIỆP

    Alex Berger, 31 tuổi: Anh là nhà viết kịch bản phim truyền hình thành công, và anh yêu công việc của mình. Mike Jackson, 29 tuổi: Anh là nhà đầu tư mạo hiểm cho các công ty công nghệ sạch và anh cũng yêu công việc mình làm. Chương này là nơi kể lại câu chuyện của họ, bởi vì hai câu chuyện này đều nhấn mạnh một thực tế có thể nói là khá hỗn độn của việc sử dụng tư duy thợ lành nghề để tạo nên một công việc kiếm sống tuyệt vời. Alex và Mike đều tập trung vào việc trở nên giỏi hơn - chứ không phải tìm kiếm đam mê - và sau đó sử dụng vốn liếng sự nghiệp được tạo ra từ hành động này để đạt được những đặc điểm của một sự nghiệp hấp dẫn.

    NHỮNG THỨ BÊN TRONG CỦA NHỮNG NHÀ TỶ PHÚ TRUYỀN HÌNH

    Giả sử bạn đang muốn được một đài truyền hình thuê làm người viết kịch bản phim truyền hình. Bước đầu tiên của bạn là phải vượt qua một người như Jamie.

    Jamie đã gần 30 tuổi, vừa mới tham gia vào quy trình tuyển dụng nhân viên viết kịch bản cho một chương trình truyền hình. Anh đồng ý cho phép tôi được tìm hiểu thế giới của anh với điều kiện là tôi giữ bí mật danh tính và chương trình truyền hình của anh. Sau đây là những gì tôi tìm hiểu được: Viết kịch bản truyền hình không phải là công việc dễ dàng. Theo lời Jamie, quy trình đó diễn ra như sau. Đầu tiên, nhà sản xuất gọi điện cho các đại lý nhân sự, yêu cầu họ gửi các kịch bản mẫu từ các tác giả. Riêng với chương trình truyền hình của Jamie, anh nhận được khoảng 100 bưu kiện, mỗi bưu kiện chứa một kịch bản mẫu, sau đó Jamie sẽ đọc, đánh giá và chấm điểm. Chỉ có khoảng 20 mẫu tốt nhất được đưa qua nhà sản xuất để cân nhắc thêm. Hãy lưu ý một điểm là các nhà sản xuất đã thuê những người viết kịch bản dày dặn mà họ ưa thích rồi, vì thế chỉ còn lại một vài chỗ trống quý giá để lấp vào nữa thôi.

    Để tôi hiểu rõ hơn sự cạnh tranh của quy trình này, Jamie gửi cho tôi một bản sao đánh giá kịch bản của anh. Trong 100 kịch bản được các tác giả gửi đến, tất thảy, ngoại trừ 14 người, gửi một kịch bản vốn đã được sản xuất và chiếu trên truyền hình. Trong 14 người chưa đặt chân vào ngành, số điểm cao nhất Jamie chấm trên thang điểm 10 là 6, 5. Hầu hết số người trong nhóm này còn tệ hơn. "Cốt truyện ngang phè, không cuốn hút, thiếu những hành động lôi cuốn và những đoạn hội thoại thông minh," anh nhận xét về một kịch bản như thế (số điểm: 4/10). Anh nói về một kịch bản khác, "Tôi chỉ đọc khoảng một phần tư kịch bản này nhưng rõ ràng là nó dưới mức trung bình."

    Nói cách khác, vào được bên trong thế giới viết kịch bản truyền hình không phải con đường trải hoa hồng. Nhưng cùng lúc đó, tôi lại hiểu được lý do vì sao có hàng ngàn người khát khao đạt được mục tiêu này: Đây là một công việc tuyệt vời. Một trong những lý do chính là số tiền nhận được. Tiền lương khởi điểm của bạn sẽ khá khiêm tốn. Hiệp hội Biên kịch Hoa Kỳ đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm ít nhất 2.500 đô một tuần, mà với một mùa phim thông thường kéo dài 26 tuần, thì đây là một khoản tiền không nhỏ cho nửa năm làm việc. Sau đó, tùy vào thành công của bộ phim, sau một hoặc hai năm, bạn sẽ tiến lên cương vị biên tập video, và như một nhà viết kịch bản truyền hình lâu năm nhận định trong một bài báo trên trang Salon.com thì "tiền kiếm được cũng chẳng là bao" (tuy nhiên, một nhà viết kịch bản khác thừa nhận, "chẳng là bao" tại thời điểm này là hơn 10.000 đô cho một phần). Mọi việc trở nên hấp dẫn hơn khi bạn leo lên cấp độ kế tiếp: Nhà sản xuất. Một khi đã tới được đó thì "tiền vô như nước." Một người viết kịch bản hàng đầu có thể kiếm được thù lao bảy con số. Trong bài báo trên tờ Salon.com nói trên, thuật ngữ "đại tỷ phú" được rất nhiều người sử dụng để miêu tả mức lương của những nhà sản xuất cho các chương trình truyền hình nhiều tập.

    Dĩ nhiên bạn cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền ở các công việc khác. Một người thăng tiến nhanh tại Goldman Sachs có thể đạt được mốc bảy con số (bao gồm cả tiền thưởng) vào năm 34 hoặc 35 tuổi, và một cộng sự của một công ty luật danh tiếng cũng có thể đạt được con số tương tự sau độ vài năm. Nhưng sự khác biệt trong phong cách làm việc của phố Wall và Hollyvvood thật đáng kinh ngạc. Hãy tưởng tượng: Không e-mail, không có thương thảo hợp đồng đêm khuya, không cần phải tinh thông thị trường trái phiếu phức tạp hay những tiền lệ hợp pháp. Là một nhà viết kịch bản, bạn chỉ tập trung vào một thứ duy nhất: Kể những câu chuyện hấp dẫn. Công việc có thể rất căng thẳng, bởi vì bạn sẽ luôn phải đáp ứng thời hạn nộp kịch bản cho tập tiếp theo, nhưng nó chỉ kéo dài nửa năm mà thôi. Công việc này cực kỳ sáng tạo, bạn có thể mặc quần ngắn, và đồ ăn thức uống có sẵn, theo như tôi được nghe đi nghe lại nhiều lần, là tuyệt vời. (Một nguồn tin cho biết, "Những tay viết kịch bản phát cuồng với đồ ăn.") Nói theo thuật ngữ mà tôi đã giới thiệu ở chương trước, thì nghề viết kịch bản truyền hình rất hấp dẫn vì nó có ba đặc điểm khiến một người yêu thích công việc của mình: Tầm ảnh hưởng, sự sáng tạo và quyền kiểm soát.

    Tại thời điểm tôi gặp Alex Berger, anh đã gia nhập thế giới xuất chúng này. Anh vừa mới bán một kịch bản thử nghiệm cho USA Network. Bán một kịch bản thử nghiệm nghĩa là bán một ý tưởng: Bạn ngồi trong một căn phòng cùng với ba hoặc bốn chuyên viên từ phía nhà đài và trình bày tầm nhìn của mình trong 5 phút. Với một đài truyền hình cáp như USA, những chuyên viên này sẽ phải nghe khoảng 15 đến 20 bài trình bày như vậy một tuần. Sau đó họ sẽ quay về họp với đội ngũ và chọn ra ba hoặc bốn kịch bản để mua. Ý tưởng của Alex là một trong bốn ý tưởng mà họ mua vào tuần đó.

    Alex còn phải gặp vài trở ngại nữa trước khi chương trình của anh được chiếu trên USA, nhưng bán được một kịch bản thử nghiệm, tự nó đã được xem là ấn tượng trong ngành - một dấu hiệu cho thấy bạn biết mình đang làm gì. Và như thể để nhấn mạnh thêm ấn tượng này, một trong những chuyên viên tại USA, người rất thích ý tưởng của Alex, đã bố trí cho anh một chân trong một chương trình truyền hình đang chiếu về điệp viên - Covert Affairs để anh có gì đó để làm trong khi chờ đợi quyết định về kịch bản thử nghiệm được đưa ra. Không phải Alex cần tăng danh tiếng của mình: Trước thời điểm này, anh đã viết kịch bản cho ba chương trình truyền hình khác nhau. Gần đây nhất là chương trình hài kịch sử dụng kỹ thuật stop-motion Glenn Martin, DDS, mà anh đồng sáng tạo với Michael Eisner và đã chiếu được hai mùa phim. Nói cách khác, Alex rõ ràng là một nhà viết kịch bản thành công trong một ngành chỉ cho phép rất ít người bước vào.

    Câu hỏi đặt ra ở đây là, anh ấy đã làm điều đó như thế nào?


    ALEX BERGER ĐÃ BƯỚC VÀO HOLLYWWOOD NHƯ THẾ NÀO?

    Yếu tố khiến cho lĩnh vực truyền hình là một ngành công nghiệp khó gia nhập là vì nó là một thị trường mà kẻ thắng sẽ được tất cả. Chỉ có một loại vốn liếng sự nghiệp ở đây mà thôi, đó là chất lượng kịch bản của bạn, và có hàng ngàn người ấp ủ hy vọng đạt được đủ số vốn này để gây ấn tượng với một nhóm nhỏ những người mua kịch bản.

    Tuy nhiên, về phương diện này thì Alex lại có một lợi thế. Ở trường Đại học Dartmouth, Alex là một người hùng biện cực kỳ xuất sắc. Năm 2002, đội hùng biện hai người của anh tham gia Giải đấu Hùng biện Quốc gia đạt thứ hạng cao nhất; sau đó Alex giành được giải thưởng Người Hùng Biện Xuất sắc Nhất tại giải đấu. Trong tranh biện, cũng như trong việc viết kịch bản phim truyền hình, chẳng có gì bí ẩn giữa cái hay và cái dở cả: Hệ thống chấm điểm rất cụ thể và rõ ràng. Chính vì thế, để trở thành nhà hùng biện giỏi nhất quốc gia, Alex phải nắm vững nghệ thuật không ngừng cải tiến. Lắng nghe câu chuyện về cách anh thành công ở Hollywood càng thuyết phục tôi rằng chính kỹ năng này đã tiếp thêm nhiên liệu cho sự thăng tiến thần tốc của anh.

    Khi Alex quyết định chuyển đến Hollywood, lập luận của anh ấy, theo đúng phong cách tranh luận điển hình, cực kỳ chặt chẽ. Anh nhớ lại suy nghĩ của mình lúc ấy, "Tôi biết rằng mình luôn có thể nộp đơn vào trường luật, nhưng trên thực tế, đây chính là cơ hội duy nhất để tôi thử nghiệp viết lách." Alex thừa nhận rằng ban đầu khi chuyển đến miền tây, anh cũng không thật sự rõ mục tiêu của mình là gì: "Có một vài việc tôi muốn làm, nhưng tôi không biết chúng có ý nghĩa gì. Lấy một ví dụ là tôi muốn trở thành nhà điều hành mạng, nhưng lại hoàn toàn không biết công việc đó gồm những gì. Tôi nghĩ mình cũng có thể viết kịch bản phim truyền hình, nhưng cũng không biết điều đó có nghĩa là gì." Đây rõ ràng không phải là trường hợp điển hình của một người trẻ đang xây dựng lòng dũng cảm để theo đuổi đam mê cháy bỏng của mình.

    Lần đầu tiên đặt chân đến Los Angeles, Alex nhận công việc biên tập trang web cho tờ National Lampoon. Khi làm việc ở đó, anh phát hiện rằng Lampoon cũng quan tâm đến việc sản xuất phim truyền hình. Đúc kết từ châm ngôn "viết những gì bạn biết," Alex trình bày ý tưởng Master Debaters (Những Bậc Thầy Hùng Biện) với họ, một chương trình truyền hình yêu cầu các diễn viên hài tranh biện về các chủ đề hài hước trước một dàn giám khảo. Anh được cấp một khoản kinh phí khiêm tốn để quay thí điểm trong một cửa hàng sách Border tại Westwood. Nhưng để làm một chương trình truyền hình không phải là chuyện dễ dàng, và nỗ lực nửa vời của tờ National Lampoon chẳng đi được đến đâu.

    Điều khiến tôi cảm thấy hứng thú trong câu chuyện của Alex là những gì anh làm kế tiếp: Anh nghỉ việc tại National Lampoon và nhận vị trí trợ lý cho một giám đốc phát triển tại NBC. Chính tại đây mà tôi nhận thấy trực giác của người hùng biện trong Alex trỗi dậy National Lampoon không phải là một nơi phù hợp trong ngành để dạy cho anh thứ anh cần có để thành công. Bằng cách chấp nhận vị trí trợ lý, anh tự đưa mình vào trung tâm hành động, nơi anh có thể tìm ra cách mà mọi thứ thực sự vận hành.

    Không lâu để Alex nhận ra yếu tố giúp cho những nhà viết kịch bản hành công trong việc nắm bắt được sự chú ý của một mạng lưới truyền hình, trong khi số khác thì lại thất bại đó là: Họ viết những kịch bản hay - một công việc khó hơn tưởng tượng rất nhiều. Nhận thức được điều này, Alex chuyển hướng tập trung của mình sang viết. Anh viết rất nhiều. Trong vòng tám tháng làm trợ lý, anh dành những buổi tối của mình để làm ba dự án khác nhau. Thứ nhất, trước khi rời khỏi National Lampoon, họ đã bán ý tưởng Master Debaters của anh cho VH1 - trong thời gian làm trợ lý, Alex vẫn tiếp tục chỉnh sửa kịch bản cho phiên bản thử nghiệm của VH1. (Cuối cùng, như hầu hết mọi kịch bản thử nghiệm khác, chẳng có lựa chọn nào từ VH1 là thành công cả) Cùng lúc đó, anh viết kịch bản thử nghiệm cho một chương trình không liên quan với một nhà sản xuất mà anh gặp ở Lampoon. Về phần mình, anh viết một kịch bản phim kể về cuộc sống sinh ra và lớn lên tại Washington, D. C. Của mình. Alex nhớ lại, "Thường thì tôi dừng công việc vào lúc hai, ba giờ sáng, và sau đó tám giờ sáng tôi lại phải ra khỏi nhà để đến NBC làm việc đúng giờ." Đó là một khoảng thời gian bận rộn.

    Sau tám tháng làm trợ lý, Alex nghe nói đến vị trí trợ lý kịch bản của bộ phim Commander in Chief (Tổng Tư Lệnh) mới mở. Bộ phim này là bản sao của phim West Wing (Cánh Tây) do Geena Davis thủ vai chính. Ngay lập tức anh nắm lấy cơ hội quan sát các nhà viết kịch bản truyền hình chuyên nghiệp ở cự ly gần hơn, mặc dù đây vẫn là một vị trí cấp thấp. Bên cạnh đó, anh cũng đưa thêm vào hồ sơ của mình một kịch bản đang trong quá trình hoàn tất dành cho chương trình truyền hình Curb Your Enthusiam (Kìm Nén Hào Hứng) của HBO. Anh liên tục hỏi xin thông tin phản hồi cho các bản nháp sơ khởi của mình. Alex nhớ lại, "Tôi nghĩ là tôi cần nhiều kịch bản mẫu hơn để nhận việc."

    Trong thời gian làm trợ lý kịch bản cho Commander in Chief, Alex bắt đầu trình bày ý tưởng về các chương trình với cả ê-kíp: Một trong những đặc quyền của trợ lý kịch bản là bạn luôn luôn có thể nhận được sự cân nhắc (nhanh chóng) về ý tưởng của mình. Không lâu trước khi bộ phim bị hủy, cuối cùng anh cũng làm cho cả ê-kíp chú ý đến nhờ ý tưởng về những chiếc tên lửa bị mất tích trong một vụ rơi máy bay tại Pakistan và hệ quả chính trị của một nghi lễ của những người đồng tính. Cùng với Cynthia Cohen, một trong những người viết kịch bản cho chương trình, anh lên bản nháp cho tập chiếu.

    Trong khoảng thời gian này, Alex viết cho bạn bè một e-mail như sau: "Hãy dành lời khen ngợi cho chương trình đột phá Commander in Chief vào thứ Năm này, lúc 10 giờ. Tại sao lại đột phá ư? Bởi vì trong vòng mười phút bắt đầu, lần đầu tiên trong lịch sử phim truyền hình, hai từ 'Alex' và 'Berger' sẽ xuất hiện - dĩ nhiên là nối tiếp nhau - ngay dưới dòng chữ 'kịch bản được viết bởi.'"

    Sau khi kịch bản truyền hình đầu tiên được sản xuất, mọi thứ bắt đầu tiến triển nhanh với Alex. Sau khi Commander in Chief bị hủy, anh nhận một công việc cấp thấp khác, lần này là làm việc với nhà sản xuất Jonathan Lisco trong khâu chuẩn bị cho chương trình mới của ông K-Ville, nói về New Orleans sau cơn bão Katrina. Tuy nhiên, với uy tín về viết lách của mình, cộng với một bộ sưu tập các kịch bản được trau chuốt, công việc này trở thành một cuộc thử nghiệm không chính thức cho Alex: Anh được trao cơ hội gây ấn tượng với Lisco - và anh đã làm đúng như thế. Khi đội ngũ viết kịch bản cho có một vị trí trống cần tuyển, Alex được trao ngay vị trí này: Đây là vị trí chính thức đầu tiên của anh với vai trò nhân viên viết kịch bản. Anh tiếp tục viết và lên sóng hai tập trước khi chương trình bị hủy.

    Sau K-Ville, một người bạn của anh sắp xếp một cuộc hẹn giữa Alex và Michael Eisner, người vừa mới rời khỏi Disney đồng thời đang mong chờ tạo nên dự án truyền hình hài kịch đầu tay với cương vị nhà sản xuất độc lập. Alex nhận được cuộc hẹn bởi anh từng là người viết kịch bản truyền hình, nhưng chính kịch bản Curb Your Enthusiam của anh mới thuyết phục được Eisner mời anh viết kịch bản thử nghiệm cho ý tưởng mới của mình. Eisner thích bản nháp thử nghiệm, và thế là Alex tiếp tục giúp đỡ ông tạo ra chương trình Glenn Martin, DDS. Chương trình được lên sóng hai mùa với vai trò chủ chốt của khung giờ "Nick at Night" của Nickelodeon.

    Trong khoảng thời gian Glenn Martin chậm lại, Alex gửi kịch bản thử nghiệm đến USA và được nhận vào làm cho một chương trình ăn khách, Covert Affairs - nơi mà tôi giới thiệu anh ấy với bạn lần đầu tiên.


    SỐ VỐN CỦA ALEX

    Để hiểu về các bước ngoặt của Alex Berger, chúng ta cần phải hiểu về số vốn sự nghiệp đã giúp chúng trở thành hiện thực. Lấy ví dụ, rõ ràng việc Michael Eisner mời Alex giúp ông tạo ra chương trình là một thành tựu đáng kể, nhưng bạn hãy nghĩ về những yếu tố cần thiết dẫn đến bước đột phá này: Tại thời điểm đó, Alex từng là người viết kịch bản cho một chương trình truyền hình và sở hữu một kịch bản hài có chất lượng - được trau chuốt với rất nhiều phản hồi thẳng thắn - trong hồ sơ lý lịch của mình. Đó là một số vốn liếng quan trọng.

    Nếu quay ngược thời gian thêm nữa và hỏi Alex xem anh đã làm thế nào để có được vị trí ở K-Ville, bạn sẽ một lần nữa khám phá ra một sự giao dịch vốn liếng: Anh đã viết và trình chiếu một tập của chương trình Commander I in Cheif. Thêm một số vốn liếng quan trọng.

    Tiếp tục quay ngược đồng hồ thêm nữa và hỏi Alex làm thế nào mà với vai trò một trợ lý cấp thấp, anh lại được viết kịch bản cho chương trình Commander in Chief, bạn sẽ phát hiện chính kỹ năng viết lách mà anh đã trau dồi cật lực trong những năm trước đây - khoảng thời gian mà anh thường viết ba, bốn kịch bản cùng lúc, và luôn luôn hỏi xin ý kiến đóng góp để cải thiện kịch bản. Chàng thanh niên Alex Berger khi mới bước chân đến Los Angeles, vừa mới tốt nghiệp đại học, không thể nào có số vốn về kỹ năng viết này được. Tuy nhiên, tại thời điểm làm Commander in Chief anh đã sẵn sàng cho thương vụ giao dịch lớn đầu tiên của mình.

    Câu chuyện về sự thăng tiến nhanh chóng của Alex không phải là câu chuyện về niềm đam mê chiến thắng những trở ngại: Nó ít kịch tích hơn nhiều. Alex, một nhà vô địch hùng biện, bình tĩnh đánh giá xem số vốn sự nghiệp nào là có giá trị trong thị trường này. Và sau đó anh khởi đầu với cùng một cường độ mãnh liệt mà anh từng sử dụng cho việc soạn bài hùng biện để đạt được số vốn này nhanh nhất có thể. Cái mà câu chuyện này thiếu chính là những yếu tố hấp dẫn, nhưng bù lại nó có sự kiên trì lặp đi lặp lại: Không có gì bí ẩn trong cách mà Alex Berger gia nhập Hollywood cả - anh chỉ đơn giản hiểu được giá trị và khó khăn của việc trở nên tài giỏi.


    CÔNG VIỆC ĐÁNG MƠ ƯỚC NHẤT TẠI THUNG LŨNG SILICION

    Mike Jackson là giám đốc tại Westly Group, một công ty đầu tư mạo hiểm vào công nghệ sạch nằm trên đường Sand Hill nổi tiếng của thung lũng Silicon. Nói rằng Mike có một công việc đáng mơ ước là đã nói giảm nói tránh rồi. Anh nói, "Tôi có một người bạn gần đây có hẹn ăn tối cùng trưởng khoa của một trường quản trị hàng đầu. Trong bữa tối, ông trưởng khoa nói rằng tất cả mọi người trong khóa tốt nghiệp của họ lúc này mong muốn làm việc cho một công ty đầu tư mạo hiểm vào công nghệ sạch." Chính Mike cũng đã trải nghiệm việc này: Anh nhận được hàng chục e-mail từ các sinh viên trong trường quản trị hỏi về con đường sự nghiệp của anh. Anh đã từng cố gắng trả lời họ, nhưng hiện nay do quỹ thời gian eo hẹp, anh gần như bỏ qua hết. Anh nói thêm, "Ai cũng muốn công việc của tôi cả."

    Việc mọi người thèm thuồng vị trí của anh không có gì là lạ. Năng lượng sạch là một ngành "hot". Đó là một cách để cứu lấy thế giới và đồng thời, như Mike thừa nhận, "bạn kiếm được rất nhiều tiền." Ở vị trí của mình, Mike đã đi khắp thế giới, gặp gỡ các nghị sĩ, và nói chuyện với thị trưởng của cả Sacramento và Los Angeles. Trong một cuộc nói chuyện của chúng tôi, anh nhắc đến David Plouffe, người quản lý chiến dịch cho Barack Obama, cũng đã từng "đến văn phòng chúng tôi chơi."

    Điều làm tôi hứng thú về Mike là tương tự như Alex Berger, anh không đi đến công việc tuyệt vời này bằng cách theo đuổi một niềm đam mê nào rõ ràng. Thay vì thế, anh cẩn thận và kiên trì tích lũy vốn liếng sự nghiệp, tự tin rằng những kỹ năng quý giá sẽ chuyển đổi thành các cơ hội quý giá. Tuy nhiên, không như Alex, Mike bắt đầu tích lũy vốn trước khi anh biết rằng mình định làm gì với nó. Trên thực tế, anh chưa tưng suy nghĩ về đầu tư mạo hiểm vào công nghệ sạch cho đến một vài tuần trước buổi phỏng vấn đầu tiên.


    MIKE JACKSON ĐÃ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

    Mike học chuyên ngành sinh học và hệ thống trái đất tại Stanford. Sau khi lấy bằng cử nhân, anh quyết định ở lại năm thứ 5 để lấy bằng thạc sĩ. Giáo sư hướng dẫn thạc sĩ cho Mike lúc ấy đang xem xét liệu có nên tiến hành một dự án nghiên cứu về khu vực khí thiên nhiên ở Ấn Độ hay không, vì thế ông sắp xếp để Mike làm luận án về tính khả thi của dự án này. Mùa thu năm 2005, sau khi Mike hoàn thành chương trình thạc sĩ, giáo sư hướng dẫn của anh quyết định rằng ông rất hài lòng với những gì mình thấy và triển khai dự án nghiên cứu lớn này. Không có gì ngạc nhiên khi ông mời Mike giúp ông dẫn dắt dự án - tại thời điểm này, Mike mới dành một năm để bắt kịp thông tin chi tiết của dự án.

    Về bản chất thì Mike là một người có tính cạnh tranh cao, nên anh tham gia dự án với một cường độ mãnh liệt. Anh có niềm tin mạnh mẽ rằng anh càng làm tốt ở hiện tại như thế nào, thì những lựa chọn tương lai cũng sẽ tốt như vậy. Anh hồi tưởng lại, "Trong khoảng thời gian này, tôi đến Ấn Độ mười lần và Trung Quốc từ bốn đến năm lần, ngoài ra tôi cũng đến một vài nước ở châu Âu. Tôi được gặp lãnh đạo của những tổ chức dịch vụ công cộng then chốt, và tôi học được cách mà thị trường năng lượng toàn cầu thực sự vận hành." Khi dự án kết thúc vào mùa thu năm 2007, Mike và giáo sư của anh tổ chức một hội nghị quốc tế lớn để công bố và thảo luận kết quả thu được. Các học giả và quan chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã tụ về tham dự hội nghị này.

    Bây giờ khi dự án đã hoàn thành, Mike phải quyết định làm gì tiếp theo. Trong rất nhiều kỹ năng quý giá mà anh học được từ dự án, có một kỹ năng cụ thể là "hiểu biết sâu sắc" về cách mà thị trường các-bon quốc tế vận hành. Trong quá trình tìm hiểu lĩnh vực này, anh cũng nhận thấy nước Mỹ có một thị trường trao đổi ít ai biết đến - thị trường năng lượng tái tạo. Anh nhớ lại, "Gần như không ai hiểu về những thứ này; đó thật sự là một thị trường phân mảnh với một lượng lớn thông tin không đối xứng." Là một trong số ít người thực sự hiểu được cách thức vận hành của thị trường này, Mike quyết định thành lập công ty. Anh đặt tên nó là Village Green. Ý tưởng kinh doanh rất đơn giản: Bạn đưa tiền cho Mike, anh thực hiện các giao dịch phức tạp mà chỉ có anh và một số chuyên gia điều chỉnh năng lượng thực sự hiểu rõ, và sau đó anh sẽ trao cho bạn chứng nhận rằng công ty bạn đã mua đủ lượng các-bon để được đánh giá là doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

    Mike điều hành công việc kinh doanh trong hai năm cùng với một người bạn học ở Stanford và một loạt các đối tác luân chuyển khác. Trụ sở của anh đặt tại một căn nhà thuê cách không xa nơi anh ở tại San Francisco. Công ty anh chưa bao giờ gặp khó khăn trong việc chi trả chi phí, nhưng nó cũng không thực sự có triển vọng phát triển mạnh. Vì thế khi kinh tế đi xuống vào năm 2009, Mike và cộng sự quyết định đóng cửa doanh nghiệp thay vì thu nhỏ hoạt động và cố gắng vượt qua cơn suy thoái.

    Chúng tôi quyết định tìm kiếm những công việc thực thụ, "là lời Mike mô tả về điều kế tiếp anh sẽ làm. Quy trình đó diễn ra như sau: Một diễn viên hài độc thoại là bạn của Mike có một cô bạn gái đang phỏng vấn vào một công ty đầu tư mạo hiểm. Cô quyết định không nhận công việc này, nhưng giới thiệu Mike cho công ty. Anh nói," Cô ấy nghĩ tôi có thể là một ứng viên đầu tư mạo hiểm phù hợp với những kinh nghiệm mà tôi có được từ công ty trước đây của mình. "Mike biết mình không phải là lựa chọn phù hợp cho quỹ tập trung vào công nghệ này. Anh nói," Tôi chẳng biết cách tìm Facebook của một người, nhưng tôi có thể nói cho anh biết liệu một công ty năng lượng mặt trời có khả năng làm ra tiền hay không. "Tuy nhiên, anh nhận thấy do trước giờ mình chưa bao giờ thực sự trải qua một cuộc phỏng vấn xin việc nào, nên có lẽ trải nghiệm này sẽ giúp anh có cơ hội thực hành.

    Anh nhớ lại," Buổi phỏng vấn không lấy gì sôi nổi cho lắm, bởi vì ngay từ đầu cả hai bên đều nhận ra tôi sẽ không nhận công việc này, tuy nhiên về mặt cá nhân chúng tôi lại rất ăn ý với nhau. "Trong quá trình trao đổi, nhà đầu tư mạo hiểm nêu ra ý tưởng," Tôi nghĩ anh sẽ rất thích hợp với một công ty khởi nghiệp về công nghệ sạch này. Để tôi giới thiệu anh cho bạn của tôi ở đó nhé? "

    Mùa hè năm 2009, Mike bắt đầu giai đoạn thử việc tại Westly Group. Vào tháng 11, họ nhận anh vào làm toàn thời gian trong vai trò chuyên gia phân tích, và không lâu sau đó, anh được đề bạt lên chức phó. Hai năm sau, anh trở thành giám đốc. Bây giờ anh vẫn hay đùa," Khi mọi người hỏi làm thế nào mà tôi có được công việc này, tôi bảo họ rằng hãy làm bạn với một diễn viên hài. "


    SỐ VỐN CỦA MIKE

    Mike Jackson tận dụng tư duy thợ lành nghề để làm thật tốt bất kỳ việc gì anh làm, từ đó đảm bảo rằng sau mỗi trải nghiệm anh đều có được số vốn sự nghiệp nhiều nhất có thể. Anh chưa bao giờ có một kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp của mình. Thay vào đó, sau mỗi kinh nghiệm làm việc, anh sẽ tìm hiểu thử xem có người nào hứng thú với ngân hàng vốn mới được mở rộng thêm của mình hay không, và bắt lấy ngay cơ hội có vẻ hứa hẹn nhất.

    Sẽ có người tranh luận rằng may mắn đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện của Mike. Lấy ví dụ, anh ấy may mắn khi được kết nối với một nhà đầu tư mạo hiểm và khi gặp mặt thì họ rất hợp ý nhau. Tuy nhiên, những kiểu may mắn nhỏ này là rất bình thường. Điều cốt lõi trong câu chuyện của Mike là một khi anh bước qua một cánh cửa, chính nguồn vốn sự nghiệp mới là yếu tố giúp anh có được công việc tuyệt vời.

    Nếu dành thời gian quan sát Mike, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra anh nghiêm túc đến mức nào trong việc làm tốt những gì mình làm. Đúng là bây giờ anh rất yêu công việc của mình, nhưng anh vẫn nhanh chóng chuyển hướng cuộc hội thoại quay về cách mà anh tiếp cận nó. Và như bạn sẽ biết được chương sau, Mike đã theo dõi, theo đúng nghĩa đen, từng giờ trong ngày của mình, từng 15 phút một. Anh muốn đảm bảo rằng sự tập trung của mình luôn hướng về những hoạt động quan trọng. Anh cảnh báo," Bước vào công ty và dành cả ngày để đọc e-mail thì thật đơn giản."Trong danh sách mẫu gửi cho tôi, anh chỉ cho phép bản thân 90 phút mỗi ngày để kiểm tra e-mail. Ngay hôm trước khi chúng tôi nói chuyện lần cuối, anh chỉ dành ra có 45 phút. Đây là một con người cực kỳ nghiêm túc trong việc làm tốt những gì mình làm.

    Cuối cùng, sự tập trung của Mike vào năng lực thay vì tiếng gọi con tim rõ ràng đã được đền đáp. Anh có một công việc tuyệt vời, nhưng công việc này đòi hỏi một lượng lớn nguồn vốn sự nghiệp để trao đổi.
     
  10. tiểu nữ xinh đẹp How many days a weeks you take to love yourself?

    Bài viết:
    68
    Chương 7: Trở Thành Một Người Thợ Lành Nghề

    Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách rèn luyện có cân nhắc, một chiến lược cốt lõi để đạt được vốn nghiệp, và tôi sẽ chỉ cho bạn cách tích hợp vào công việc của mình.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    TẠI SAO JORDAN TICE LẠI CHƠI ĐÀN GHI-TA GIỎI HƠN TÔI?

    Jordan Tice và tôi đều bắt đầu chơi đàn ghi-ta vào năm 12 tuổi. Sau khi nhận được cây đàn ghi-ta đầu tiên, tôi đã thành lập một ban nhạc và vài tháng sau đã trình diễn "buổi hòa nhạc" đầu tiên - một phiên bản giảm tốc độ của bài "All Apologies" của nhóm Nirvana, và nhận được tràng vỗ tay lịch sự tại chương trình tài năng cho khối lớp sáu của trường Tollgate Grammar. Sau buổi diễn này, tôi bắt đầu trở nên nghiêm túc: Tôi tham gia lớp học đàn suốt những năm trung học cơ sở và phổ thông. Tôi chơi đàn mỗi ngày - có lúc tôi chơi solo một số bản nhạc thể loại blue của Hendrix hàng giờ liền. Ban nhạc của tôi có một cái tên kỳ lạ là Rocking Chair, trình diễn khoảng chục chương trình một năm: Tại các lễ hội, tiệc tùng, các giải đấu - thực sự là bất cứ nơi đâu miễn là họ cho phép chúng tôi lắp đặt nhạc cụ. Đã có lần chúng tôi trình diễn tại một nghĩa trang đối diện bãi đỗ xe. Mẹ của tay trống trong ban nhạc ghi hình cho chúng tôi. Khi bà quét camera từ chỗ lắp đặt trước nghĩa trang ra bãi giữ xe, bạn sẽ thấy "đám đông" chỉ khoảng hơn chục người ngồi trên ghế xếp. Cho đến giờ bà vẫn thấy buồn cười khi xem lại băng ghi hình này.

    Trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi đã có thể chơi hàng trăm bản nhạc, từ Green Day cho đến Pink Floyd. Nói cách khác, tôi đã chạm đến mức độ thành thạo mà bạn trông đợi từ một người chơi một loại nhạc cụ một cách nghiêm túc trong vòng sáu năm liền. Nhưng đây là điều khiến tôi ngạc nhiên: So sánh với khả năng của Jordan Tice ở cùng độ tuổi này tôi chỉ ở mức trung bình.

    Jordan học chơi ghi-ta tại cùng thời điểm tôi bắt đầu học. Nhưng khi anh tốt nghiệp trung học phổ thông, anh ấy đã đi lưu diễn ở các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương với một nhóm nhạc sĩ Bluegrass chuyên nghiệp và đã ký hợp đồng thu âm đầu tiên. Khi tôi còn học trung học, mấy tay ra vẻ sành âm nhạc trong khối lớp tôi xem nhóm nhạc Nickel Creek giống như Dave Matthews chỉ dành cho giới sành điệu. Khi Jordan còn học trung học cơ sở, anh thường xuyên trình diễn với tay bass Mark Schatz. Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng tôi đều chơi đàn một cách nghiêm túc với cùng thời lượng, nhưng tại sao cuối cùng tôi lại chỉ là một tay gảy đàn trung bình trong khi Jordan trở thành một ngôi sao?

    Sau khi đến gặp Jordan để thì tôi sớm hiểu ra câu trả lời. Sự khác biệt về khả năng của chúng tôi trước độ tuổi 18 không liên quan gì nhiều đến số giờ chúng tôi luyện tập - mặc dù có thể Jordan có tổng số giờ luyện tập nhiều hơn tôi, nhưng cũng không hơn quá nhiều - mà nó liên quan đến những gì chúng tôi làm trong những giờ luyện tập đó. Ví dụ, một trong những ký ức rõ rệt của tôi về Rocking Chair là cảm giác không thoải mái khi tôi phải chơi những bài mà tôi không biết rõ. Khi một giai điệu chưa được in sâu vào trong cơ bắp trí nhớ thì tôi có cảm giác đầu mình như muốn căng ra, và tôi ghét cảm giác đó. Tôi tập các bài hát một cách miễn cưỡng, và sau khi nó trở nên dễ dàng thì tôi lại bám chặt lấy nó. Tôi thường cảm thấy khó chịu khi tay chơi ghi-ta nhịp trong nhóm gợi ý chúng tôi thử một cái gì đó mới trong quá trình luyện tập. Cậu ta thì rất vui sướng xem bản hợp âm và lao vào luyện tập. Tôi thì không. Ngay từ thuở nhỏ tôi đã nhận thấy cảm giác không thoải mái của tôi khi bị căng thẳng tinh thần chính là một trở ngại trong lĩnh vực biểu diễn.

    Hãy thử so sánh điều này với trải nghiệm đầu đời của Jordan trong việc chơi ghi-ta. Người thầy đầu tiên của anh là một người bạn sinh hoạt chung trong nhà thờ với cha mẹ anh. Jordan nhớ lại, những bài học của anh tập trung vào việc lấy ra những đoạn lead từ các bản ghi âm của Allman Brothers. Tôi hỏi, "Nghĩa là ông ấy sẽ viết ra các đoạn lead và các cậu chỉ cần học thuộc lòng?". Jordan trả lời, "Không, chúng tôi tự nghe ra bằng tai." Thời tôi còn học trung học phổ thông thì việc học những đoạn lead phức tạp bằng tai là vượt quá giới hạn tinh thần và kiên nhẫn của tôi. Nhưng Jordan lại yêu thích việc này. Một thập niên sau, trong buổi phỏng vấn của chúng tôi, có lúc Jordan cầm lấy cây đàn Martin cũ kỹ và chơi một đoạn solo chẳng hiểu sao anh vẫn còn nhớ được trong bài "Jessica". Anh nói, "Giai điệu này thật tuyệt vời."

    Những bài luyện tập đầu tiên của Jordan không chỉ đòi hỏi anh phải liên tục vượt qua giới hạn thoải mái của bản thân, mà còn đi kèm với việc góp ý tại chỗ. Thầy dạy của anh luôn có mặt ở đó để "can thiệp ngay và chỉ cho tôi thấy nếu tôi làm hỏng bản hòa âm," anh giải thích.

    Khi quan sát chế độ luyện tập của Jordan bây giờ, bạn vẫn có thể thấy những đặc điểm này - trạng thái căng thẳng và thông tin phản hồi - vẫn là trọng tâm. Để bắt kịp cách gảy đàn mở rộng mà anh cần cho giai điệu mới của mình, anh liên tục điều chỉnh tốc độ luyện tập cho đến một thời điểm mà nó vượt qua giới hạn thoải mái của bản thân. Khi đánh sai một nốt, anh ngay lập tức dừng lại và bắt đầu lại từ đầu. Đây chính là thông tin phản hồi ngay tức khắc cho anh. Chỉ đứng xem thôi mà bạn đã có thể cảm thấy không thoải mái trước nét mặt căng thẳng và những nhịp thở liên hồi của anh trong quá trình luyện tập - Tôi không thể tưởng tượng được cảm giác thực sự làm nó như thế nào. Nhưng Jordan lại rất vui vẻ luyện tập như vậy hàng giờ liền.

    Điều này lý giải tại sao Jordan lại bỏ tôi lại hít bụi đằng sau. Tôi chơi đàn. Còn anh thì luyện tập. Mark Casstevens, nhạc công của phòng thu The Nashville cũng tán thành với quyết tâm liên tục vượt qua giới hạn của bản thân này. Khi tôi nói chuyện với ông, ông đang trong quá trình từ từ bắt kịp tốc độ của một "giai điệu phức tạp mới ở tông Si thứ có rất nhiều hợp âm Barre và những đối âm khó chịu." Kể cả một người với trình độ đạt được các giải thưởng (theo nghĩa đen) như Casstevens (Viện Hàn Lâm Nhạc Đồng Quê vừa mới phong tặng ông danh hiệu Nhạc Sĩ Đặc Biệt của Năm) cũng không thể tránh được nhu cầu "vượt ra khỏi vòng an toàn của mình để luyện tập."

    Ông có chung ý tưởng về những buổi luyện tập kéo dài và nâng cao khả năng với Jordan, "Tôi tập trung phát triển cơ bắp trí nhớ, bằng cách lặp đi lặp lại. Càng luyện tập nhiều, tôi càng chơi đàn thoải mái hơn, và những âm điệu trở nên tuyệt vời hơn."

    Những quan sát này dĩ nhiên nói lên nhiều điều hơn là chỉ bàn về việc chơi ghi-ta. Ý tưởng chủ đạo của chương này là: sự khác biệt trong chiến thuật làm tách rời những tay chơi ghi-ta trung bình như tôi khỏi các siêu sao như Tice và Casstevens không chỉ giới hạn trong âm nhạc. Sự tập trung vào việc vượt qua giới hạn khả năng và nhận thông tin phản hồi ngay tức khắc này tạo nên yếu tố cốt lõi cho một nguyên tắc phổ quát - nguyên tắc mà tôi tin rằng sẽ cung cấp cho ta bí quyết thu thập thành công vốn liếng sự nghiệp trong gần như bất kỳ lĩnh vực nào.


    LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI KIỆN TƯỚNG QUỐC TẾ?

    Nếu bạn muốn tìm hiểu khía cạnh khoa học của việc làm thế nào mà một người trở nên giỏi giang trong một việc gì đó, thì cờ vua sẽ là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Lý do là cờ vua có một định nghĩa rõ ràng về năng lực: Đó chính là thứ bậc của bạn. Mặc dù rất nhiều hệ thống xếp hạng khác nhau đã được đề xuất với tính phổ biến khác nhau, chuẩn mực hiện tại là hệ thống Elo được sử dụng bởi Liên Đoàn Cờ Vua Thế Giới. Hệ thống này đánh giá người chơi từ điểm 0 và tăng dần lên khi họ tiến bộ hơn. Cách thức tính toán của nó khá phức tạp, nhưng nó phản ánh được năng lực của một người trong các giải đấu chính thức. Nếu bạn làm tốt hơn mong đợi, điểm số sẽ tăng, và nếu bạn chơi tệ đi, điểm số sẽ tụt xuống. Một tân binh mới bắt đầu chơi trong những giải đấu cuối tuần sẽ có điểm số ba đơn vị. Bobby Fischer đạt số điểm cao nhất là 2785. Năm 1990, Garry Kasparov trở thành kỳ thủ đầu tiên từng chạm đến ngưỡng 2800. Điểm số cao nhất từng đạt được là 2851, cũng bởi Kasparov.

    Một lý do nữa mà cờ vua là lĩnh vực hữu ích để đánh giá về năng lực chính là vì nó thật sự rất khó. Lấy ví dụ, để đánh bại Garry Kasparov, siêu máy tính Deep Blue của IBM phải phân tích 200 triệu nước cờ mỗi giây, và để đánh một trận mở màn, nó phải lấy dữ liệu từ hơn 700.000 đại kiện tướng. Chính vì độ khó của cờ vua, chúng ta có thể trông đợi rằng những chiến thuật cần thiết để trở nên tài giỏi sẽ dễ nhận biết hơn.

    Những đặc điểm này giải thích lý do tại sao các nhà khoa học đã nghiên cứu về các kỳ thủ rất sớm từ những năm 1920, khi bộ ba nhà tâm lý học người Đức quyết định tìm hiểu liệu các đại kiện tướng thật sự có trí nhớ lạ thường hay không. (Một điều thú vị là hóa ra họ chẳng có trí nhớ gì lạ thường: Mặc dù các đại kiện tướng có khả năng tuyệt diệu trong việc nhớ rõ các vị trí quân cờ, khả năng ghi nhớ tổng quát của họ chỉ ở mức trung bình) Gần đây có một nghiên cứu đặc biệt liên quan đến chủ đề này. Năm 2005, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Neil Charness, một nhà tâm lý học đến từ Đại học Bang Florida, đã công bố kết quả của một cuộc điều tra kéo dài một thập niên về thói quen luyện tập của các kỳ thủ. Suốt thập niên 90, nhóm của Charness đăng quảng cáo trên báo chí và dán các tờ bướm quảng cáo tại các giải đấu cờ vua nhằm tìm kiếm các kỳ thủ nằm trong bảng xếp hạng để tham gia vào dự án của họ. Cuối cùng họ khảo sát được 400 kỳ thủ trên khắp thế giới, nhằm tìm hiểu lý do tại sao một số người lại giỏi hơn những người khác. Mỗi kỳ thủ được đưa cho một mẫu đơn yêu cầu điền vào chi tiết lịch sử chơi cờ của họ. Về bản chất thì những người tham gia được yêu cầu tái tạo lại một cột mốc thời gian về quá trình phát triển thành một kỳ thủ của họ: Họ bắt đầu chơi cờ từ độ tuổi nào? Mỗi năm họ trải qua khóa đào tạo nào? Họ đã chơi bao nhiêu giải đấu? Họ có được huấn luyện không? Nhiều không? V. v.

    Các nghiên cứu trước đây cho thấy phải tốn tối thiểu 10 năm để trở thành một đại kiện tướng. (Như nhà tâm lý học K. Anders Ericsson chỉ ra, kể cả những thiên tài như Bobby Fisher cũng nằm trong giới hạn 10 năm chơi cờ trước khi họ được cả thế giới công nhận: Chỉ là ông ấy bắt đầu sớm hơn hầu hết mọi người) Đây chính là "quy luật 10 năm," hay có khi được gọi là "quy tắc 10.000 giờ," và đã được giới khoa học nhắc đến từ những năm 1970, và được quyển sách bán chạy năm trong thời gian gần đây. Sau đây là tóm tắt của ông về quy tắc này:




    QUY TẮC 10.000 GIỜ

    Ý niệm cho rằng sự xuất chúng trong việc thực thi một nhiệm vụ phức tạp nào đó đòi hỏi một mức độ luyện tập tối thiểu đã xuất hiện nhiều lần trong các nghiên cứu về sự tinh thông. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng con số ma thuật để đạt sự tinh thông thật sự đó là: mười ngàn giờ.

    Trong Outliers, Gladwell chỉ ra quy luật này chính là bằng chứng cho thấy những thành tựu xuất sắc không phải nhờ khả năng tự nhiên, mà thay vào đó là nhờ việc ở đúng chỗ, vào đúng thời điểm, để tích lũy một số lượng lớn giờ luyện tập. Lấy ví dụ Bill Gates. Ông tình cờ được học ở một trong những trường trung học đầu tiên trong nước có cài đặt một chiếc máy vi tính và cho phép học sinh của họ được truy cập mà không bị giám sát - điều này giúp ông trở thành một trong những người đầu tiên trong thế hệ của mình tích lũy hàng ngàn giờ luyện tập trong lĩnh vực công nghệ này. Còn Mozart thì sao? Cha của ông là một người cuồng luyện tập. Tại thời điểm Mozart đi lưu diễn châu Âu với danh xưng thần đồng, ông đã có số giờ luyện tập gấp đôi những nghệ sĩ cùng lứa tuổi lúc đó.

    Tuy nhiên, điều làm tôi hứng thú với nghiên cứu của Charness nằm ở chỗ nó không chỉ dừng lại ở quy luật 10 ngàn giờ bằng cách đặt ra câu hỏi mọi người luyện tập trong bao lâu, mà nó còn tìm hiểu kiểu luyện tập mà họ thực hiện. Chi tiết hơn, họ nghiên cứu những kỳ thủ có cùng khoảng thời gian luyện tập trong số 10.000 giờ. Một vài người trong số họ đã trở thành đại kiện tướng quốc tế, trong khi số còn lại chỉ ở cấp trung bình. Cả hai nhóm đều có cùng thời lượng luyện tập, vậy thì rõ ràng sự khác biệt về khả năng của họ phụ thuộc vào cách họ sử dụng số giờ đó như thế nào. Đó chính là sự khác biệt mà Charness đang nỗ lực đi tìm.

    Vào những năm 1990, đây là một câu hỏi xác đáng. Thời điểm này đã có những cuộc tranh luận trong giới cờ vua xung quanh các chiến lược cải thiện khả năng chơi cờ tốt nhất. Một trường phái thì cho rằngcác giải đấu đóng vai trò quan trọng, bởi nó tạo cơ hội cho người chơi luyện tập trong thời gian giới hạn và chống chọi các yếu tố gây xao nhãng. Tuy nhiên, trường phái còn lại lại nhấn mạnh việc học hỏi một cách nghiêm túc - đọc và nghiên cứu nhiều sách, nhờ sự trợ giúp của huấn luyện viên để xác định và loại bỏ các nhược điểm. Khi được khảo sát, những người tham gia vào nghiên cứu của Charness đều cho rằng các giải đấu có thể là câu trả lời chính xác. Thật ra thì họ đã sai. Thời gian dành cho việc học hỏi một cách nghiêm túc không những là yếu tố quan trọng nhất trong việc dự đoán kỹ năng chơi cờ, mà còn chỉ phối các yếu tố khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người trở thành đại kiện tướng đều dành gấp năm lần số giờ vào việc học hỏi nghiêm túc hơn là những người chỉ chạm đến cấp độ trung cấp. Trung bình các đại kiện tướng dành khoảng 5.000 giờ học hỏi nghiêm túc trong tổng số 10.000 giờ của họ. Trái lại, những kỳ thủ trung bình chỉ dành khoảng 1.000 giờ cho hoạt động này.

    Khi nghiên cứu kỹ hơn, tầm quan trọng của việc học hỏi nghiêm túc càng trở nên rõ ràng. Charness kết luận trong nghiên cứu của mình rằng, "tài liệu học hỏi có thể được chọn lọc sao cho độ khó của ván cờ rơi vào mức độ thử thách phù hợp." Điều này trái ngược với các giải thi đấu, nơi mà bạn có khả năng gặp một đối thủ giỏi hơn hoặc tệ hơn bạn: Trong cả hai trường hợp thì "việc cải thiện kỹ năng bị giảm đến mức tối thiểu." Ngoài ra, khi học hỏi nghiêm túc, bạn nhận được phản hồi ngay lập tức: Bất kể là tìm đáp án trong sách cho một ván cờ hay nhận được phản hồi ngay lập tức từ một chuyên gia huấn luyện (trường hợp này thường gặp hơn với các kỳ thủ nghiêm túc). Lấy ví dụ Magnus Carlsen, một hiện tượng cờ vua người Na Uy, đã trả hơn 700.000 đô mỗi năm để Kasparov giúp anh tăng khả năng đánh cờ thường là theo trực giác của anh.

    Bạn có để ý thấy việc chơi cờ rất giống với những gì chúng ta đã thảo luận về việc tập đàn ghi-ta không? Phương pháp "học hỏi nghiêm túc" được các kỳ thủ hàng đầu áp dụng tương tự với cách tiếp cận của Jordan Tice đối với âm nhạc: Cả hai bên đều tập trung vào bài tập luyện khó và được lựa chọn kỹ lưỡng để nâng cao khả năng của mình ở nơi cần được nâng cao nhất và có thể cho họ phản hồi ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn có nhận thấy giải thi đấu cờ vua rất giống với cách thức chơi ghi-ta của tôi không: Rất thú vị hấp dẫn, nhưng chưa hẳn là giúp bạn giỏi hơn. Tôi dành nhiều thời gian để chơi những bản nhạc mình đã biết, bao gồm hàng chục giờ biểu diễn trên sân khấu. Cũng như các kỳ thủ trung cấp trong nghiên cứu của Charnesss, tôi đã để cho sự thỏa mãn này tăng dần một cách kém hiệu quả trong khi Jordan, cũng trong cùng độ tuổi ấy, đang miệt mài đầu tư vào việc học hỏi nghiêm túc để giúp anh trở nên xuất sắc.

    Đầu những năm 1990, Anders Ericsson, một đồng nghiệp của Neil Charness tại Đại học bang Florida, đã tạo ra thuật ngữ "luyện tập có chủ đích" để miêu tả phong cách học hỏi nghiêm túc này. Theo định nghĩa chuyên môn của ông, đó là một "hoạt động được thiết kế, thường là bởi người thầy, với mục đích duy nhất là cải thiện một cách hiệu quả năng suất của một cá nhân ở một vài khía cạnh cụ thể." Hàng trăm nghiên cứu tiếp nối đã chỉ ra rằng, luyện tập có chủ đích chính là bí quyết đạt được sự xuất chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cờ vua, y học, kiểm toán, lập trình máy tính, đánh bài, vật lý, thể thao, đánh máy, tung hứng, nhảy múa và âm nhạc. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến tài năng của những vận động viên thể thao chuyên nghiệp, hãy nhìn vào thời gian biểu luyện tập của họ - hầu hết họ đều thách thức khả năng thể thao của mình với sự hướng dẫn của những huấn luyện viên lão luyện, từ khi họ còn là những đứa trẻ. Hoặc nếu bạn chuyển hướng sang thắc mắc về khả năng viết lách của Malcom Gladwell, thì ông ấy cũng sẽ hướng bạn đến việc luyện tập có chủ đích. Trong Outlier, ông có nói rằng mình đã dành 10 năm rèn giũa tay nghề tại tòa soạn Washington Post trước khi chuyển đến tờ New Yorker và bắt đầu viết quyển sách nổi tiếng, The Tipping Point (Điểm Bùng Phát).

    "Khi những chuyên gia thể hiện khả năng ưu việt của họ nơi công cộng, các hành động của họ trông thật tự nhiên và không có vẻ gì là cần đến sự nỗ lực, đến mức chúng ta gán cho chúng cái tên là những khả năng đặc biệt," Ericsson nhận định. "Tuy nhiên, khi các nhà khoa học bắt đầu đánh giá các năng lực được cho là đặc biệt của các chuyên gia.. thì họ không hề tìm thấy bất kỳ đặc điểm ưu việt nào." Nói cách khác, ngoại trừ một số ví dụ đặc biệt - như chiều cao của các vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp hay thân hình của các vận động viên bóng bầu dục - thì các nhà khoa học không tìm thấy nhiều chứng cứ về các năng lực tự nhiên lý giải cho thành công của các chuyên gia. Chính sự tích lũy số giờ luyện tập có chủ đích theo năm tháng mới có thể giải thích cho sự xuất chúng này.

    Đây là điều mà tôi nhận thấy quan trọng về việc luyện tập có chủ đích: Nó không hiển nhiên. Ngoài những lĩnh vực như cờ vua, âm nhạc và thể thao chuyên nghiệp - có cấu trúc cạnh tranh và chế độ luyện tập rõ ràng - rất ít người tham gia vào những lĩnh vực khác có sự tương đồng trong cách cải thiện kỹ năng này. Như Ericsson giải thích, "Hầu hết mọi người khi khởi đầu sự nghiệp của mình.. đều thay đổi hành vi của họ và cải thiện hiệu suất làm việc trong một khoảng thời gian giới hạn cho đến khi họ chạm đến ngưỡng chấp nhận được. Tuy nhiên, bắt đầu từ điểm này trở đi, thì sự phát triển gần như là không dự đoán được và số năm làm việc.. là một yếu tố dự đoán tồi tệ về hiệu suất đạt được." Nói cách khác, nếu bạn chỉ đến công ty và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ nhanh chóng chạm đến ngưỡng ổn định mà kể từ đó trở đi bạn không thể tốt hơn được . Đây là điều xảy đến với tôi trong việc chơi ghi-ta, với những kỳ thủ quanh quẩn trong các giải thi đấu, và với các nhân viên trí thức làm việc chăm chỉ nhiều giờ: Tất cả chúng tôi đều chạm ngưỡng ổn định.

    Lần đầu tiên khi tiếp xúc với công trình nghiên cứu của Ericsson và Charness, tôi đã giật mình khi nghe khám phá của họ. Nó cho tôi thấy rằng trong đa số các loại công việc - tức là những công việc không có một triết lý luyện tập cụ thể - hầu hết mọi người đều bị mắc kẹt. Điều này dẫn tới một chuyện thú vị. Giả sử bạn là một nhân viên trí thức, một lĩnh vực không có triết lý luyện tập cụ thể. Nếu bạn phát hiện ra cách đưa việc luyện tập có chủ đích vào cuộc sống, bạn có khả năng vượt qua các đồng nghiệp về mặt giá trị, vì lúc này gần như chỉ có bạn là đang cố gắng giỏi hơn một cách có hệ thống. Nghĩa là, luyện tập có chủ đích có thể là bí quyết để bạn nhanh chóng trở nên giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn.

    Vì thế, để áp dụng thành công tư duy thợ lành nghề, chúng ta cần tiếp cận công việc của mình theo cùng một cách mà Jordan tiếp cận việc chơi ghi-ta hay Garry Kasparov tiếp cận việc chơi cờ của mình - tận tâm luyện tập có chủ đích. Mục tiêu của phần còn lại trong chương này là chỉ cho bạn cách đạt được điều này. Trong phần tiếp theo, tôi muốn bắt đầu tranh luận bằng cách chỉ ra rằng tôi không phải là người đầu tiên có ý tưởng này. Khi chúng ta quay lại câu chuyện của Alex Berger và Mike Jackson, chúng ta thấy rằng luyện tập có chủ đích chính là yếu tố cốt lõi trong hành trình tìm kiếm công việc mà họ yêu thích.

    ALEX BERGER KHAO KHÁT NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH VÀ MAKE JACKSON KHÔNG KIỂM TRA EMAIL

    Hãy cùng xem xét trường hợp của Alex Berger - từ trợ lý trở thành đồng sáng lập một bộ phim truyền hình dài tập trong vòng hai năm. Alex chia sẻ rằng để đạt đến trình độ viết kịch bản đạt "chất lượng truyền hình" có thể mất tối thiểu từ vài năm cho đến tận 25 năm. Anh giải thích lý do mình thăng tiến nhanh như vậy là vì anh luôn bị ám ảnh bởi việc cải thiện bản thân theo kiểu nhà vô địch hùng biện. Anh nói, "Tôi luôn có khao khát trở nên giỏi hơn. Nó giống như một môn thể thao vậy bạn cần luyện tập và học hỏi." Alex thừa nhận rằng mặc dù bây giờ anh đã là một nhà viết kịch bản nổi tiếng, nhưng anh vẫn đọc các quyển sách hướng dẫn viết kịch bản và điều chỉnh những chỗ anh nghĩ mình có thể cải thiện được. Anh nói, "Đó là một quá trình học hỏi không ngừng nghỉ."

    Một điều nữa mà tôi nhận thấy ở Alex chính là cách học này không được thực hiện một cách đơn lẻ. Alex cho biết, "Bạn cần phải liên tục lắng nghe thông tin phản hồi từ đồng nghiệp và các chuyên gia." Trên chặng đường thăng tiến của mình, Alex luôn chọn những dự án mà anh bắt buộc phải trình bày sản phẩm của mình cho người khác, ví dụ như khi còn làm trợ lý tại NBC, anh đã viết hai kịch bản thử nghiệm: Một cho VH1 và một cùng với một nhà sản xuất mà anh gặp tại National Lampoon. Trong cả hai trường hợp, tất cả mọi người đều chờ đợi đọc kịch bản của anh - việc né tránh những lời phê bình là gần như không thể. Một ví dụ khác nữa là kịch bản Curb Your Enthusiam - đây là kịch bản đã giúp Alex được làm việc chung với Michaẹl Eisner - nhận được rất nhiều lời nhận xét từ đồng nghiệp của Alex và chính anh yêu cầu họ làm vậy. Alex nhớ lại, "Bây giờ khi nhìn lại, tôi thật sự thấy xấu hổ khi đã cho mọi người xem nó." Nhưng nếu anh ấy muốn trở nên tốt hơn thì đó là điều cần thiết. "Tôi mong rằng 10 năm sau tôi có thể nhìn lại và nói đúng những lời như vậy về những tác phẩm tôi đang viết lúc này."

    Chúng ta có thể nhìn thấy ở Alex những đặc điểm mà Anders Ericsson định nghĩa là then chốt đối với việc luyện tập có chủ đích. Alex cải thiện khả năng bằng cách nhận những dự án vượt ngoài vùng thoải mái hiện tại của mình; và không chỉ một dự án tại một thời điểm, mà thường là ba đến bốn kịch bản cùng lúc, trong khi vẫn hoàn thành trách nhiệm công việc chính của mình. Sau đó anh liên tục xin thông tin phản hồi về tất cả mọi thứ - dù cho bây giờ khi nhìn lại, anh cảm thấy xấu hổ về chất lượng của những kịch bản mà anh đã gửi đi. Đây chính là luyện tập có chủ đích: Và nó đã phát huy tác dụng. Nó giúp Alex thu thập vốn liếng sự nghiệp trong một thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả, một thị trường nổi tiếng với việc không thích trao vốn liếng sự nghiệp cho ai.

    Chúng ta cũng có thể thấy quyết tâm luyện tập có chủ đích tương tự trong câu chuyện của Mike Jackson. Tại mỗi giai đoạn trên con đường trở thành nhà đầu tư mạo hiểm, anh đều tiếp nhận các dự án vượt ngoài khả năng hiện tại của mình và nỗ lực thực hiện dự án thành công. Anh đảm nhận một luận án thạc sỹ đầy tham vọng mà sau đó chuyển nó thành một dự án nghiên cứu quốc tế thậm chí còn tham vọng hơn thế. Từ dự án ấy anh bước chân vào thế giới khắc nghiệt của những công ty khởi nghiệp, nơi mà nếu không có nguồn đầu tư từ bên ngoài, thì khả năng chi trả tiền thuê nhà của anh đều hoàn toàn dựa vào việc anh có nghĩ ra được cách xoay sở nhanh chóng hay không.

    Hơn thế nữa, tại bất kỳ giai đoạn nào trên con đường này, Mike không chỉ tự thử thách bản thân, anh còn nhận được thông tin phản hồi trực tiếp. Công trình nghiên cứu cho dự án quốc tế mà anh dẫn dắt sẽ được bình duyệt - nơi mà anh nhận được các phản hồi khắc nghiệt. Khi điều hành công ty khởi nghiệp của mình, những phản hồi này xuất hiện dưới hình thức số tiền thu vào. Nếu điều hành công ty một cách tệ hại, chắc chắn Mike sẽ không thoát khỏi sự thật này: Thông tin phản hồi sẽ ập đến dưới hình thức phá sản.

    Trong vai trò là một nhà đầu tư mạo hiểm, Mike luôn nỗ lực thử thách năng lực của mình, dựa trên các phản hồi. Công cụ mới mà anh sử dụng là một danh sách theo dõi cách anh sử dụng mỗi giờ của mình trong ngày. Anh giải thích, "Mỗi đầu tuần, tôi tính toán thời gian mà tôi muốn dành ra cho các hoạt động khác nhau. Sau đó tôi theo dõi xem mình thực hiện được đến đâu so với mục tiêu đặt ra." Trong danh sách mẫu gửi cho tôi, anh chia các hoạt động của mình thành hai mục: Khó thay đổi (nghĩa là, các công việc hàng tuần mà anh không thể tránh né) và rất có thể thay đổi được (các hoạt động mà anh có thể kiểm soát được). Dưới đây là thời lượng anh dành ra cho từng hoạt động:


    [​IMG]

    Mục tiêu của Mike khi sử dụng danh sách này là trở nên "có chủ đích" hơn với một ngày làm việc của mình. Anh nói, "Việc dễ nhất chính là có mặt tại công ty vào buổi sáng và trả lời e-mail suốt ngày hôm đó. Nhưng đó không phải là cách thức sử dụng thời gian hiệu quả." Mike thừa nhận rằng anh không còn "sử dụng e-mail nhiều." Kể cả trong khoảng thời gian chúng tôi làm việc với nhau để viết quyển sách này, thỉnh thoảng Mike mới trả lời các e-mail tôi gửi cho anh. Cuối cùng tôi nhận ra rằng tốt hơn hết là nên gọi cho anh ấy khi anh đang trên đường đến văn phòng ở Palo Alto. Dĩ nhiên khi suy nghĩ kỹ càng thì điều này hoàn toàn hợp lý từ góc nhìn của Mike. Việc dành cả tiếng đồng hồ ngập ngụa trong hàng đống e-mail không quan trọng từ những tác giả như tôi hay những sinh viên kinh tế mong muốn được nhận những lời chỉ dẫn, cùng với những thứ nhỏ nhặt khác, sẽ ảnh hưởng đến khả năng gọi vốn và tìm kiếm những công ty tốt của anh - đây mới là công việc chính mà mọi người đánh giá anh. Liệu anh ấy có khiến người khác khó chịu vì việc này không? Có thể. Nhưng lấy ví dụ như tôi cuối cùng cũng buộc phải gọi cho anh trong lúc anh đang di chuyển thì bạn sẽ thấy rằng: Những thứ quan trọng sẽ tìm đường đến với anh, nhưng vẫn nằm trong thời gian biểu của Mike.

    Khi nhìn vào danh sách của Mike, bạn sẽ nhận thấy anh hạn chế số giờ cho những công việc bắt buộc mà không giúp anh trở nên tốt hơn (18 tiếng). Thay vào đó, phần lớn một tuần của anh tập trung vào những gì quan trọng nhất: Gọi vốn, xem xét các nguồn tài trợ, và giúp đỡ các công ty tài trợ (27 tiếng). Nếu không có sự theo dõi cẩn thận này thì tỷ lệ trên có lẽ đã khác đi rất nhiều.

    Đây chính là một ví dụ tuyệt vời của việc luyện tập có chủ đích trong công việc. "Tôi muốn dành thời gian cho những gì quan trọng, thay vì cho những thứ cấp bách," Mike chia sẻ. Mỗi cuối tuần anh đều in số liệu ra để xem mình thực hiện mục tiêu tốt đến mức nào, và sử dụng những phản hồi này để dẫn dắt bản thân vào tuần kế tiếp. Việc anh được thăng chức ba lần trong vòng chưa đến ba năm đã nhấn mạnh tính hiệu quả của phương pháp luyện tập có chủ đích này.


    NĂM THÓI QUEN CỦA THỢ LÀNH NGHỀ

    Câu chuyện của Alex Berger và Mike Jackson đã cho ta những ví dụ tuyệt vời về việc luyện tập có chủ đích trong môi trường lao động trí óc. Tuy nhiên, bạn vẫn gặp khó khăn trong việc tìm ra cách áp dụng chiến thuật này vào công việc của bạn. Chính nhờ thực tế này mà tôi có động lực tìm hiểu các nghiên cứu về luyện tập có chủ đích, cũng như các câu chuyện về những người thợ lành nghề như Alex và Mike, từ đó xây dựng nên một hệ thống các bước để áp dụng thành công chiến thuật này. Ở phần này, tôi sẽ mô tả chi tiết các bước này. Không có công thức diệu kỳ gì cả, nhưng việc luyện tập có chủ đích là một quá trình thiên về kỹ thuật rất cao, vì vậy tôi hy vọng rằng việc mô tả cụ thể sẽ giúp bạn bắt đầu.

    Bước 1: quyết định thi trường vốn mà bạn tham gia

    Để mọi thứ được rõ ràng, tôi sẽ giới thiệu với bạn một vài thuật ngữ mới. Khi bạn thu thập vốn liếng sự nghiệp trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể tưởng tượng rằng mình đang thu thập vốn tại một loạithị trường vốn liếng sự nghiệp cụ thể. Có hai loại thị trường: Kẻ-thắng- được-tất-cả và bán đấu giá. Trong thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả, chỉ có một loại vốn liếng sự nghiệp và có rất nhiều người khác nhau cạnh tranh để có được nó. Viết kịch bản truyền hình là một thị trường kẻ- thắng-được-tất-cả bởi vì tất cả đều nhờ vào khả năng viết ra những kịch bản hay. Nói cách khác, loại vốn duy nhất chính là khả năng viết kịch bản của bạn.

    Ngược lại, thị trường đấu giá không có cấu trúc cụ thể như vậy: Có rất nhiều loại vốn liếng sự nghiệp, và mỗi người có thể tạo ra một bộ sưu tập độc đáo của riêng mình. Công nghệ không gian sạch chính là một thị trường đấu giá. Lấy ví dụ như vốn liếng sự nghiệp của Mike Jackson bao gồm chuyên môn về thị trường năng lượng tái tạo được và khả năng kinh doanh, tuy nhiên có rất nhiều loại kỹ năng liên quan khác cũng có thể dẫn đến một công việc trong lĩnh vực này.

    Với thông tin tôi vừa cung cấp, thì nhiệm vụ đầu tiên để xây dựng một chiến thuật luyện tập có chủ đích chính là xác định loại thị trường vốn liếng sự nghiệp mà bạn đang cạnh tranh trong đó. Việc trả lời cho câu hỏi này có vẻ rất hiển nhiên, nhưng ngạc nhiên là chúng ta có thể dễ dàng xác định sai thị trường. Trên thực tế, đây là cách mà tôi đã diễn giải phần đầu tiên trong câu chuyện của Alex. Khi đặt chân đến Los Angeles, anh coi nền công nghiệp giải trí như một thị trường đấu giá. Bằng cách nhận công việc biên tập trang web tại National Lampoon, anh bắt đầu xây dựng một đội ngũ sinh viên viết các bài có nội dung hài hước. Anh cũng quay thử nghiệm một show truyền hình kinh phí thấp cho tổ chức. Những hành động này rất hợp lý trong một thị trường đấu giá, nơi mà những kỹ năng đa dạng là rất quan trọng. Nhưng ngành công nghiệp giải trí không phải là một thị trường đấu giá; nó là một thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả. Nếu bạn muốn có một sự nghiệp trong lĩnh vực viết kịch bản truyền hình, giống như Alex đã phát hiện ra, thì chỉ có duy nhất một thứ quan trọng mà thôi: Chất lượng kịch bản. Phải mất một năm anh mới nhận ra sai lầm của mình, nhưng một khi hiểu ra điều đó, anh đã rời Lampoon rồi trở thành trợ lý cho một nhà sản xuất truyền hình để có thể hiểu rõ hơn về loại vốn liếng sự nghiệp duy nhất có giá trị trong lĩnh vực này. Chỉ tới thời điểm này anh mới bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp.

    Nhầm lẫn giữa một thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả và một thị trường đấu giá là chuyện bình thường. Tôi thường chứng kiến điều này trong một lĩnh vực liên quan đến cuộc sống của tôi: Viết blog. Dưới đây là một e-mail điển hình trong rất nhiều e-mail mà tôi nhận được từ những người hỏi xin lời khuyên về việc thu hút người đọc blog của họ:

    "Tôi đã đăng bài được một tháng đầu tiên và hiện tại tôi có khoảng ba ngàn lượt xem. Mặc dù vậy, tỷ lệ người xem từ trang khác đến rồi thoát ra ngay lại cực kỳ cao, đặc biệt là thông qua trang Digg và Reddit, tỷ lệ những trang này có thể lên đến gần 90%. Tôi không biết bước tiếp theo tôi cần phải làm gì để giảm tỷ lệ này xuống?"

    Người này đang nhìn việc viết blog như một thị trường đấu giá. Trong nhận thức của anh, có rất nhiều loại vốn liên quan đến blog - từ định dạng, cho đến tần suất đăng bài, cho đến tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO), cho đến việc làm thế nào để dễ dàng tìm thấy blog của anh trên các mạng xã hội (blogger này đặc biệt đầu tư rất nhiều thời gian vào việc đăng các bài viết của mình trên nhiều mạng xã hội nhất có thể). Anh nhìn thế giới thông qua số liệu và hy vọng rằng với một tổ hợp đúng đắn các loại vốn, anh có thể kiếm được tiền từ blog của mình. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là viết blog không phải là thị trường đấu giá, nó là thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả. Loại vốn duy nhất quan trọng chính là việc các bài viết của bạn có hấp dẫn người đọc hay không.

    Một vài blog đỉnh trong lĩnh vực này có thiết kế rất thô kệch, nhưng các trang đó đều đạt được cùng một mục tiêu căn bản nhất: Truyền cảm hứng cho người đọc. Khi bạn hiểu đúng cách mà thị trường viết blog tồn tại, bạn sẽ không còn tính toán tỷ lệ người xem đến từ nơi khác nữa mà bắt đầu tập trung vào việc viết những gì mà mọi người thực sự quan tâm - đây là nơi mà năng lượng của bạn cần được sử dụng nếu bạn muốn thành công.

    Ngược lại, Mike Jackson đã xác định chính xác rằng anh đang ở trong một thị trường đấu giá. Tuy không thực sự hiểu rõ mình muốn làm gì, nhưng anh biết nó có liên quan đến môi trường, và nhờ vậy anh bắt đầu thu thập các nguồn vốn liên quan đến chủ đề rộng lớn này.


    Bước 2: Xác định vốn của bạn

    Sau khi đã xác định thị trường, bạn cần phải xác định cụ thể loại vốn sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Nếu bạn ở trong một thị trường kẻ-thắng-được-tất-cả thì chuyện này khá dễ dàng: Theo định nghĩa, thị trường này chỉ có một loại tiền vốn quan trọng. Nhưng đối với một thị trường đấu giá, bạn cần phải có sự linh hoạt. Một phương pháp hữu ích trong tình huống này chính là tìm kiếm những cánh cửa mở - những cơ hội giúp bạn thu thập tiền vốn đã mở rộng cửa sẵn cho bạn. Lấy ví dụ, bước đi kế tiếp của Mike Jackson sau khi anh nhận được bằng thạc sĩ là làm việc cùng với một giáo sư ở Stanford về nghiên cứu chính sách môi trường. Chính quyết định này đã giúp Mike đạt được loại tiền vốn sự nghiệp quan trọng - hiểu biết sâu sắc về thị trường năng lượng quốc tế. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây cũng là một cơ hội được mở ra cho Mike bởi vì anh đã là một sinh viên Stanford có bằng cấp trong lĩnh vực này. Điều này giúp Mike nhảy vào vai trò mới này khá dễ dàng. Nhưng ngược lại, với một người ngoài Stanford, họ khó mà đảm nhận được một dự án quan trọng như vậy.

    Lợi thế của những cánh cửa mở chính là nó giúp bạn tiến xa nhanh hơn - trong việc thu thập vốn liếng sự nghiệp - thay vì bắt đầu từ con số không. Để dễ hình dung thì ta có thể tưởng tượng việc thu thập kỹ năng giống như một chiếc tàu lửa chở hàng vậy: Để tàu lăn bánh đòi hỏi một nỗ lực lớn, nhưng một khi nó đã di chuyển rồi thì việc chuyển đường ray trở nên rất dễ dàng. Nói cách khác, bắt đầu từ con số không trong một lĩnh vực mới mẻ là rất khó khăn. Giả sử như Mike quyết định rời Stanford để làm việc cho một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, anh ấy phải bắt đầu từ nơi thấp nhất mà không có gì để chống đỡ. Thay vì thế, bằng cách tận dụng lợi thế học tại Stanford để có được cơ hội làm việc với vị giáo sư Stanford, anh ấy đạt được số vốn liếng sự nghiệp quý giá sớm hơn rất nhiều.


    Bước 3: Định nghĩa "tốt"

    Tại thời điểm này, khi đã xác định được chính xác loại kỹ năng mình cần phát triển, bạn đã có thể bắt đầu sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu về việc luyện tập có chủ đích. Điều đầu tiên mà các nghiên cứu này chỉ ra là bạn cần phải có những mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn không biết nơi bạn muốn đến thì sẽ rất khó mà hành động hiệu quả. Biên tập viên Geoff Colvin của tạp chí Fortune, tác giả một quyển sách về luyện tập có chủ đích, đã viết trong một bài báo đăng trên Fortune như sau: "[Luyện tập có chủ đích] đòi hỏi những mục tiêu tốt."

    Cũng như khi bạn hỏi một nghệ sĩ như Jordan Tice về định nghĩa "tốt" là gì với anh, gần như bạn sẽ không thấy có sự mơ hồ nào cả. Luôn luôn có những kỹ năng mới, phức tạp hơn cần phải thành thục. Đối với Alex Berger, định nghĩa "tốt" cũng rất rõ: Kịch bản của anh được mọi người đánh giá một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như một trong những dự án mà anh thực hiện khi còn làm trợ lý là viết một kịch bản để nộp cho các công ty tìm kiếm tài năng. Đối với anh, tại thời điểm mới bắt đầu thu thập vốn sự nghiệp, "tốt" nghĩa là viết được một kịch bản đủ hay để một người đại diện phải liên lạc với anh. Không hề có sự mơ hồ nào về định nghĩa thành công của mục tiêu này.


    Bước 4: Kéo giãn hay phá hủy

    Chúng ta hãy cùng trở lại bài báo của Geoff Colvin được nêu trên. Ông đã đưa ra lời cảnh báo về luyện tập có chủ đích:

    Thật thoải mái khi làm những việc mà chúng ta biết cách làm tốt, và đó chính xác là điều đối nghịch với những gì mà luyện tập có chủ đích đòi hỏi.. Luyện tập có chủ đích trên hết là nổ lực của sự tập trung. Đó là điểm khiến nó trở nên "có chủ đích", khác hẳn với việc chơi đàn hay đánh tennis một cách thờ ơ mà hầu hết mọi người thực hiện.

    Nếu bạn có mặt và làm những gì người khác yêu cầu, thì như Anders Ericsson đã nói ở phần đầu chương này, bạn sẽ đạt đến "mức độ chấp nhận được" trước khi bạn chạm mức ổn định. Tin tốt về việc luyện tập có chủ đích đó là nó sẽ đẩy bạn vượt qua khỏi mức ổn định và vào một nơi mà có rất ít sự cạnh tranh. Tin xấu là lý do rất ít người đạt được điều này nằm ở đặc điểm mà Colvin đã cảnh báo chúng ta: Luyện tập có chủ đích là sự đối nghịch với tình trạng thoải mái.

    Tôi rất thích thuật ngữ "kéo giãn" để mô tả cảm giác của việc luyện tập có chủ đích vì nó rất giống với trải nghiệm của chính tôi trong hoạt động này. Khi tôi học một phương pháp giải toán mới - một trường hợp điển hình của luyện tập có chủ đích - cảm giác không thoải mái trong đầu tôi cũng gần giống như sự căng thẳng về thể chất, như thể các nơ-ron trong não tôi đang biến đổi thành một hình thể khác. Bất kỳ một nhà toán học nào cũng sẽ thừa nhận rằng cảm giác kéo giãn này cực kỳ khác biệt so với cảm giác thoải mái khi áp dụng một phương pháp mà bạn đã thuần thục. Tuy nhiên sự kéo giãn này - như bất kỳ một nhà toán học nào cũng đều sẽ thừa nhận - chính là tiền đề để trở nên tốt hơn.

    Đây là điều mà bạn cần trải nghiệm trong quá trình theo đuổi cái "tốt". Nếu bạn đang thoải mái, điều đó có nghĩa là bạn đang bị mắc kẹt ở mức chấp nhận được. "

    Tuy nhiên, vượt ngưỡng thoải mái chỉ là một phần của luyện tập có chủ đích; phần còn lại chính là tiếp nhận những phản hồi chân thật - kể cả khi nó phá hủy cái mà bạn từng nghĩ là tốt. Như Colvin giải thích trong bài báo đăng trên Fortune:" Có thể bạn nghĩ rằng bài luyện tập cho buổi phỏng vấn của bạn đã hoàn hảo, nhưng ý kiến riêng của bạn không có giá trị. "Thật dễ để bạn cho rằng những gì bạn làm đã đủ tốt và gạch nó khỏi danh sách công việc của bạn, nhưng chỉ có những phản hồi chân thật, đôi khi khắc nghiệt, mới giúp bạn biết được đâu là điều bạn nên thay đổi hướng tập trung để tiếp tục tiến bộ.

    Trong trường hợp của Alex Berger, anh làm tất cả mọi thứ để giữ cho nguồn thông tin phản hồi liên tục đến với mình. Alex nhớ lại trong năm đầu tiên mà anh nghiêm túc theo đuổi vốn liếng sự nghiệp trong lĩnh vực viết kịch bản truyền hình, anh cùng lúc viết hai kịch bản thử nghiệm: Một cho VH1 và một với một nhà sản xuất mà anh gặp tại National Lampoon. Trong cả hai trường hợp, anh đều làm việc với những chuyên gia, những người không ngần ngại chỉ cho anh thấy trong kịch bản của anh chỗ nào tốt và chỗ nào không. Mặc dù bây giờ anh cảm thấy có phần nào đó" bẽ mặt "về chất lượng kịch bản mà anh đã gửi đi để nhận phản hồi tại thời điểm đó, nhưng anh cũng thừa nhận rằng chính những phản hồi thẳng thắn và liên tục mà anh nhận được đã khiến năng lực viết lách của anh tiến bộ rất nhanh.


    Bước 5: Kiên nhẫn

    Trong bài phỏng vấn năm 2007 với Charlie Rose, đây là cách Steve Martin phân tích chiến thuật học đàn banjo của ông:" [Tôi nghĩ rằng] nếu tôi kiên trì với nó, thì đến một ngày nào đó tôi sẽ chơi đàn được 40 năm, và bất kỳ ai dính với một thứ gì đó trong 40 năm hẳn nhiên sẽ rất giỏi làm việc đó. "

    Đối với tôi, đây là ví dụ của sự kiên nhẫn phi thường. Học chơi đàn banjo rất khó, vì thế mà Martin sẵn sàng nhìn xa hơn vào 40 năm trong tương lai để dự đoán kết quả cho những ngày tháng khổ luyện và khả năng chơi đàn ở cấp độ trung bình trước mắt. Trong tự truyện của mình, Martin trình bày chi tiết hơn về ý tưởng này khi ông bàn về tầm quan trọng của" sự kiên trì "đối với thành công của ông trong ngành giải trí. Điều thú vị nằm ở việc Martin định nghĩa lại khái niệm này như sau: Quan trọng không phải là bạn tập trung vào mục tiêu chính, mà là bạn có sẵn sàng bỏ qua những mối bận tâm khác khiến bạn xao nhãng hay không. Bước cuối cùng để áp dụng việc luyện tập có chủ đích vào công việc của bạn chính là đón nhận phong cách kiên trì này.

    Lập luận của nó như sau: Thu thập vốn liếng cần có thời gian. Với Alex, anh mất khoảng hai năm luyện tập có chủ đích trước khi kịch bản truyền hình của anh được sản xuất lần đầu tiên. Đối với Mike Jackson là 5 năm sau khi tốt nghiệp trước khi đổi số vốn để đạt được công việc mơ ước.

    Đó là lý do vì sao tính kiên trì của Martin là cực kỳ quan trọng: Không có sự kiên trì sẵn sàng từ chối những công việc mới đầy hào nhoáng, bạn sẽ phá bỏ hết những nỗ lực của mình trước khi đạt được lượng vốn cần thiết. Tôi nghĩ về hình ảnh Martin chơi đàn banjo, ngày này qua tháng nọ suốt 40 năm, quả thật rất thấm thía. Nó thể hiện đầy đủ cảm giác thu thập vốn liếng sẽ như thế nào: Bạn kéo giãn chính mình, ngày qua ngày, tháng qua tháng, trước khi bạn nhìn lên và nhận ra rằng:" Này, tôi đã trở nên khá giỏi rồi, và mọi người đã bắt đầu chú ý đến tôi. "


    TÓM TẮT QUY TẮC #2

    Quy tắc #1 bàn về quan niệm từ trước đến nay về cách mà mọi người tìm ra công việc mình yêu thích. Nó tranh luận rằng thuyết đam mê - một giả thuyết cho rằng bí quyết để yêu công việc của mình là tìm một công việc phù hợp với một đam mê có sẵn từ trước - là một lời khuyên tồi tệ. Có rất ít bằng chứng cho thấy hầu hết mọi người đều có những đam mê sẵn có đang chờ đợi được khám phá, và việc tin rằng có một công việc phù hợp đang đợi ta ở ngoài kia có thể dẫn đến trạng thái không hạnh phúc và mơ hồ kéo dài khi nhận ra thực tế không như ta mộng tưởng.

    Quy tắc #2 trả lời cho câu hỏi nối tiếp: Nếu" theo đuổi đam mê "là một lời khuyên tồi, vậy thì bạn phải làm gì? Quy tắc này cho rằng những đặc điểm tạo nên một công việc tuyệt vời rất hiếm hoi và quý giá. Nếu bạn muốn sở hữu công việc này, bạn cần phải có những kỹ năng hiếm hoi và quý giá để trao đổi. Tôi gọi những kỹ năng hiếm hoi và quý giá này là vốn liếng sự nghiệp, và tôi đã chỉ ra rằng nền tảng cho việc tạo nên công việc bạn yêu thích chính là thu thập một lượng lớn vốn liếng sự nghiệp .

    Với định nghĩa này, chúng ta chuyển sang quá trình thu thập vốn. Tôi cho rằng việc tiếp nhận tư duy thợ lành nghề là việc rất quan trọng. Tư duy này nói rằng bạn cần phải tập trung không ngừng nghỉ vào những giá trị mà bạn có thể trao cho thế giới này. Nó trái ngược hoàn toàn với một tư duy thường thấy đó là tư duy niềm đam mê. Tư duy này cho rằng bạn chỉ cần tập trung vào những giá trị mà thế giới này có thể trao cho bạn. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã có tư duy thợ lành nghề thì việc trở nên" giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn"thật không dễ chút nào. Để giúp bạn, tôi đã giới thiệu một khái niệm được nghiên cứu kỹ lưỡng là luyện tập có chủ đích. Đây là một cách tiếp cận công việc theo kiểu chủ đích kéo giãn khả năng của bạn ra khỏi vùng thoải mái và sau đó tiếp thu những phản hồi thẳng thắn về khả năng của bạn. Các nhạc sĩ, vận động viên và các kỳ thủ đều biết đến việc luyện tập có chủ đích. Tuy nhiên, những người lao động trí óc lại không biết về việc này. Đây chính là một tin tuyệt vời với những người lao động trí óc: Nếu bạn có thể áp dụng chiến lược này vào trong công việc, bạn có thể qua mặt bạn bè mình trong quá trình thu thập vốn liếng sự nghiệp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng ba 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...