Kinh nghiệm sống chung với rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi An Tâm, 7 Tháng mười một 2018.

  1. An Tâm

    Bài viết:
    4
    Kinh nghiệm sống chung với rối loạn cảm xúc lưỡng cực

    1. Tổng quan về rối loạn cảm xúc lưỡng cực

    "Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorders – RLLC), hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm, là một loại bệnh lý tâm thần khá thường gặp trong xã hội hiện đại. Biểu hiện đặc trưng thường thấy của bệnh là sự thay đổi rõ rệt tâm trạng, cảm xúc, hành vi cũng như năng lực cá nhân. Những thay đổi này diễn tiến theo từng giai đoạn. Khi người mắc RLLC trong trạng thái hưng cảm (mania) biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng. Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm (depression) sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ. Đôi khi, một giai đoạn bao gồm biểu hiện của cả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm (trạng thái hỗn hợp – mixed state).

    Chứng RLLC thường được bắt đầu bằng một giai đoạn trầm cảm. Giai đoạn hưng cảm kế tiếp đó thường chỉ đến sau vài tháng, thậm chí vài năm sau. Nhiều trường hợp xuất hiện cùng lúc với trầm cảm trong trạng thái hỗn hợp hoặc sau giai đoạn bình thường không có triệu chứng"

    ( nguồn beautifulmindvn. Com/2015/05/02/246/).

    * Khi hưng cảm

    - Thay đổi cảm xúc:

    +Thường xuyên cảm thấy bay bổng, lạc quan, hoạt bát.

    +Dễ khích thích trước các tác nhân bên ngoài, gia tăng ham muốn

    - Thay đổi hành vi

    + Nói nhanh, nói nhiều

    + Nảy sinh nhiều ý tưởng, suy nghĩ dồn dập, không kiểm soát.

    + Thường xuyên mất tập trung.

    + Gia tăng hành động, tham gia vào nhiều công việc một lúc.

    + Giảm nhu cầu ngủ

    + Ảo tưởng thiếu thực tế về khả năng của bản thân.

    + Hành động thiếu cân nhắc

    + Thực hiện những việc mạo hiểm mà khi bình thường không dám làm.

    * Khi trầm cảm

    - Thay đổi cảm xúc:

    + Cảm giác buồn bã, bi quan, chán ghét cuộc sống.

    + Cảm giác vô tri, trơ lì với mọi thứ.

    - Thay đổi hành vi

    + Uể oải, chậm chạp, làm việc kém năng suất.

    + Tự cô lập bản thân, tách biệt với cộng đồng, xã hội.

    + Tránh giao tiếp bằng mắt với người nói chuyện

    + Không thể tập trung; khả năng ghi nhớ kém

    + Khả năng ra quyết định giảm sút, khó phán xét tình hình

    + Thay đổi nếp sinh hoạt, mất cảm giác ăn, uống.

    + Suy nghĩ về tự tử và có ý định tự sát.

    - Nguyên nhân mắc: Theo nghiên cứu nguyên nhân mắc RLLC không đến từ một yếu tố đơn lẻ mà đó là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có 03 yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát bệnh đó là:

    • "Yếu tố di truyền: Nghiên cứu trên những cặp sinh đôi chỉ ra rằng có 1 sự" đóng góp đáng kể về mặt di truyền "của gen đối với chứng RLLC. Những người có quan hệ huyết thống với người mắc RLLC thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Một nghiên cứu bởi nhóm các nhà khoa học trên toàn thế giới được đăng trên tạp chí Neuron chỉ ra rằng một số sao chép biến thể hiếm và sự dị thường trong trình tự sắp xếp cấu trúc của DNA đóng vai trò quan trọng dẫn đến chứng RLLC.
    • Đặc điểm sinh học: Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh nhân mắc chứng hưng- trầm cảm có những điểm khác biệt đáng kể trong cấu trúc não bộ. Đây là nhận định ban đầu cần có thời gian kiểm chứng và tìm ra lí do giải thích xác đáng.

    Ngoài ra, sự mất cân bằng hóa chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) ảnh hưởng trực tiếp đến những loại rối loạn cảm xúc mà RLLC là một trong số đó. Chất dẫn truyền thần kinh bao gồm serotonin, norepinephrine và dopamine.

    • Yếu tố môi trường: Tình trạng bị lạm dụng, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng như những cú shock tâm lí có thể dẫn đến chứng RLLC. Những tổn thương tâm lí lớn như mất người thân, mất công việc, li dị, biến cố trong gia đình ảnh hưởng lớn đến các rối loạn cảm xúc.

    Những nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra một số nguy cơ mắc RLLC cho trẻ nếu thai phụ bị cảm cúm trong quá trình thai kì. (Parboosing et al. , 2013)" ( ( nguồn beautifulmindvn. Com/2015/05/02/246/). )

    - Ảnh hưởng của RLLC đến cuộc sống

    Người bị RLLC dễ lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, ma túy) và thường xuyên gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ

    Do sự rối loạn cảm xúc nên người mắc RLLC thường khó duy trì các mối quan hệ xã hội.

    Khi rơi vào giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường xuyên cảm thấy lạc quan thái quá dẫn đến việc phung phí, tiêu pha, mua sắm vô độ. Họ cũng rất dễ bị kích động.

    Ngược lại, khi giai đoạn trầm cảm bắt đầu, năng suất làm việc, học tập sa sút, kém tập trung. Họ dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn và thường nảy sinh ý định tự sát, hủy hoại bản thân mình.

    2. Kinh nghiệm sống chung với RLLC

    Tôi bị mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực khi 17 tuổi – vừa tốt nghiệp THPT, thời điểm đó tôi hầu như không có một chút kiến thức nào về sức khỏe tâm thần.

    Là một người quá cầu toàn, luôn muốn là người đứng đầu trong học tập cũng như cuộc sống, tôi luôn tự đặt ra cho mình những "cái đích đến" quá cao siêu, ngoài tầm với. Có lẽ vì vậy khi gặp phải thất bại đầu tiên mà tôi luôn nghĩ mình có thể dễ dàng vượt qua (trượt đại học) đã khiến tôi tổn thương sâu sắc. Tôi bị mất ngủ trong một thời gian khá dài (chắc phải tầm 2 tháng), lúc nào cũng thấy mệt mỏi, chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì, thậm chí đến cả vệ sinh cá nhân cũng thấy vô cùng khó khăn. Thời điểm đó tôi đã mắc hội chứng trầm cảm.

    Nhận thấy sự bất thường của tôi, bạn bè đã thông báo cho bố mẹ để đưa tôi đi chữa bệnh (lúc đó tôi đang học dự bị đại học ở xa nhà).

    Trải qua 3 tháng điều trị tại bệnh viện tâm thần, tình trạng của tôi đã khá hơn. Nhưng để thực sự hòa nhập trở lại với cuộc sống thì phải mất một thời gian khá dài. Tôi phải uống thuốc liên tục trong khoảng thời gian gần 10 năm mới thấy mình có thể tự điều chỉnh cảm xúc của mình.

    Bây giờ sau 15 năm, tôi đã có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc với hai cô công chúa nhỏ, tôi đã chấp nhận sống chung với rối loạn cảm xúc lưỡng cực, biết cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình, không để rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được hành vi của mình.

    Dưới đây là một số kinh nghiệm sống chung với hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực mà tôi chia sẻ với những ai quan tâm:

    Thứ nhất: Người bệnh cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh của mình. Tôi coi đó là điều hết sức quan trọng. Trang bị kiến thức để hiểu về bệnh lý, hiểu về chính mình để có có sự điều chỉnh kịp thời.

    Thứ hai: Cần xây dựng một lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe; tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe.. hạn chế để mình rơi vào street; đặc biệt tránh rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. (tôi thường không bao giờ để mình mất ngủ quá 3 ngày).

    Thứ ba: Khi có các dấu hiệu bất thường (thường biểu hiện ở giấc ngủ, ví dụ như đột nhiên khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm rồi không thể ngủ tiếp, ngủ ít hơn hẳn mọi khi, ngủ dậy rồi mà thấy như chưa được ngủ.) cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay lập tức để được điều trị; kiên trì điều trị với bác sĩ chuyên khoa

    Thứ tư: Gia đình, người thân cần thường xuyên quan tâm, sát sao với người bệnh; cần tạo một môi trường hài hòa, tránh tạo ra áp lực tâm lý đối với người bệnh.

    Trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, mệt mỏi vì rối loạn cảm xúc, bây giờ tôi không còn chối bỏ nó, sợ hãi nó như trước kia, tôi coi chứng bệnh đó như một phần trong cuộc sống của tôi và học cách chung sống với nó; nỗ lực từng ngày xây dựng một lối sống lành mạnh, tôi tin đó là điều quan trọng nhất để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...