Kinh nghiệm bé bị táo bón

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 27 Tháng năm 2018.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665

    Kinh Nghiệm Các Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón


    Chào các mẹ, mình viết bài này để mẹ nào có con bị táo bón cùng vào đọc và chia sẻ với nhau kinh nghiệm. Công nhận nuôi con mới thấy nhọc, lo "đầu vào" rồi lại lo "đầu ra". Mà bé táo bón thì lại kéo theo lười ăn, mẹ lại càng thêm vất vả. Mình theo cuộc chiến này sắp dc 2 năm rồi, giờ viết ra đây chia sẻ với các mẹ.

    [​IMG]

    Con gái mình hơn 2 tuổi, lúc mới sinh cháu phát triển bình thường, đến tầm 3 tháng tuổi mình thấy cháu bị táo bón (bé nhà mình Sữa mẹ hoàn toàn từ lúc sinh đến 8 tháng tuổi). Nhớ lại hồi đó cả nhà đi làm về ngoài câu hỏi "hôm nay con ị chưa?" thì chẳng còn câu gì khác? Mình cũng đọc đủ cách, ăn rau lang, nước cam, đồ nhuận tràng.. tóm lại đủ thứ rồi cho bé bú nhưng không ăn thua. Đỉnh điểm có lần 5 ngày cháu không đi được mình đã phải đưa cháu đến viện Nhi TW để khám, đến đây mới biết bé nhà mình bị hẹp hậu môn, bác sĩ hướng dẫn mình cách nong cho bé rồi cho về nhà. Về đến nhà, việc đầu tiên của mình là tìm hiểu trên mạng về bệnh này, may sao mình tìm được bài viết của một mẹ trên Vnexpress về hành trình chữa bệnh hẹp hậu môn cho con. Từ đó cứ sáng bé ngủ dậy là mình nong hậu môn cho bé (nhà mình bà nội và chồng không ai dám làm). Nong hàng ngày như vậy kèm chế độ ăn cải thiện, sau đúng 1 tháng thì bé nhà mình tự "đi" bình thường được (trước đó phải nong hậu môn bé mới đi được). Đặc biệt là khỏi hẳn luôn, không có hiện tượng bị táo bón nữa.

    Hết táo bón được khoảng hơn 1 năm, lúc bé 18 tháng mình cho bé ăn cơm (mình cho bé ăn dặm kiểu nhật nên cháu ăn thô tốt). Chuyển sang giai đoạn ăn cơm cháu ăn được rất ít rau, hậu quả là mình thấy cháu bị táo bón trở lại. Do đã lâu cháu không bị nên mình chủ quan dẫn đến cháu bị táo bón nặng. Hôm đó mình thấy cháu rặn mãi không được, phân nhìn thấy rồi mà không ra được, cháu đau quá khóc ghê lắm, mình phải thụt mật ong bé mới ị được. Sau đó tận mấy ngày sau cháu vẫn còn sợ không dám ngồi bô. Thế là mẹ lại phải bước vào cuộc chiến táo bón. Trộm vía giờ cháu ổn rồi, cứ đợt nào ăn ít rau cháu lại táo bón (vì cháu cũng cơ địa nóng trong giống mẹ nữa), nhưng vì mẹ đã "găm" đầy mình kinh nghiệm chống táo bón nên mọi chuyện vẫn ổn được.

    Chia sẻ ra đây với các mẹ nhé:

    1. Thanh long


    Không rõ bé nhà mình hợp hay thế nào nhưng mình thấy thanh long nhuận tràng tốt lắm, cứ hôm nào bé không đi thì hôm sau mình cho bé ăn thanh long là bé đi luôn (ăn đến nửa quả luôn). Đến nỗi cháu sợ thanh long luôn rồi, nhưng nếu táo vẫn phải cho bé ăn, mình gửi các cô cho dễ vì bé ăn ở lớp ngoan hơn.

    2. Rau khoai lang


    Rau khoai lang cũng rất tốt, nếu cháu bị táo thì mình lại cho bé ăn rau. Nhưng có lần đọc được thông tin là ăn nhiều rau khoai lang không tốt. Mình cũng chẳng rõ thế nào.

    3. Vừng đen


    Vì có lần mình đọc được bài chia sẻ chữa táo bón cho con bằng vừng đen thế là mình cũng làm cho bé 1 lọ vừng. Cứ bữa cơm thì mình cho 1 thìa vừng đen vào. Vừng này thơm dễ ăn lắm. Bé nhà mình còn toàn đòi mẹ cho. Cũng không rõ công dụng chữa táo bón có tốt không vì mẹ kết hợp nhiều phương pháp quá, hihi) nhưng trước mắt là cháu tóc mượt và đẹp lắm. Chắc do mẹ cho ăn vừng đen nhiều quá.

    Về cơ bản trên đây là 3 "vũ khí" mạnh nhất của mình để trị táo bón cho bé. Nhưng các mẹ đừng chỉ áp dụng duy nhất 1 phương pháp nào nhé, chắc sẽ không hiệu quả mấy đâu. Quan trọng mẹ phải theo dõi bé sát sao, nếu thấy bé có dấu hiệu táo là phải xử lý ngay. Tránh để bé 2-3 ngày không ị được nhé vì lúc đó phân rắn, bé phải rặn vừa đau vừa có hại mà lần sau bé sợ không dám "đi" nữa. Rút cục thành cái vòng luẩn quẩn đó. Kinh nghiệm của mình là nếu 1 ngày không thấy bé ị là hôm sau mình cho bé ăn đồ nhuận tràng ngay, hoạc tăng cường rau lên làm sao để hôm sau hoạc hôm sau nữa bé đi được. Tránh để lâu ngày phân đóng khối to và rắn. Ngoài ra mình khuyến khích bé chạy nhảy (trộm vía bé nhà mình con gái nhưng cũng nghịch lắm), ăn cơm lúc nào cũng 1 bát cơm, 1 bát canh, 1 bát rau. Chế độ vậy nên giờ cháu ổn rồi, có hôm nào không đi được thì mẹ lại áp dụng kinh nghiệm trên là xong ngay.

    Chia sẻ với các mẹ vài kinh nghiệm vậy, có mẹ nào có kinh nghiệm hay hơn thì comment thêm nhé. Lần sau mình định viết kinh nghiệm rửa mũi với xử lý khi bé ho hoạc sổ mũi nhé. Kinh nghiệm cá nhân thôi nhưng mình thấy cũng hiệu quả nên chia sẻ với các mẹ.

    Thế nào gọi là táo bón ở Trẻ sơ sinh?


    Táo bón ở Trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên số ngày đi đại tiện chỉ là một tiêu chí để nhận biết trẻ bị táo bón. Có trẻ 3 ngày đi một lần nhưng phân mềm xốp, trẻ đi dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn trẻ 1 đến 2 ngày đi một lần nhưng phân keo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì vẫn là táo bón.

    Biểu hiện táo bón ở trẻ là đại tiện khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi. Trẻ tự đại tiện được, hoặc cha mẹ phải thụt thì thấy phân keo như đất sét, dây, dính và bết. Bụng hơi phình, trẻ khó chịu, ậm ạch, hay quấy khóc, ăn ít hơn, tăng cân chậm, ngủ không ngon giấc hay bị giật mình.

    Hậu quả có thể gây ra do táo bón ở Trẻ sơ sinh


    Trước hết, Trẻ sơ sinh bị táo bón khiến bụng đầy chướng, hậu môn đỏ, trẻ khó chịu hay ậm ạch quấy khóc, ngủ không ngon hay bị tỉnh giấc. Táo bón cũng làm trẻ ăn ít hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể kém, trẻ chậm tăng cân hơn so với thời điểm không táo bón.

    Táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại và gây hại cho trẻ hoặc dẫn đến phình đại tràng thứ phát, bệnh trĩ.

    Nguyên nhân và giải pháp chữa táo bón cho trẻ


    Theo các chuyên gia tiêu hóa, táo bón ở trẻ sẽ được cải thiện đang kể nếu cha mẹ biết nguyên nhân gây táo bón và điều chỉnh kịp thời. Sau đây là những nguyên nhân và giải pháp đúng để chữa táo bón cho Trẻ sơ sinh theo từng trường hợp, đơn giản để thực hiện, táo bón ở trẻ sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

    1. Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn:

    Mẹ bị táo bón, trẻ bú mẹ cũng có thể bị táo bón theo mẹ. Mẹ ăn nhiều gừng, nghệ, uống thuốc bắc, trà vằng, thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi. Trẻ bú Sữa mẹ bị nóng và gây táo bón. Táo bón ở trẻ còn do bé bị ốm, bị sốt nên ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước, do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, giảm ho chứa codein, uống bổ sung canxi.

    Đặc biệt cha mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng, bơm thụt hoặc ngoáy hậu môn làm cho trẻ thụ động khi đại tiện, nhu động giảm, phân chậm di chuyển, táo bón xảy ra nhiều hơn.

    Giải pháp:

    Chữa táo bón cho mẹ, mẹ cần ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi, uống thêm nước, vận động nhẹ nhàng, hoặc đơn giản là uống chất xơ Natufib chuyên dùng cho táo bón sau sinh. Tạm dừng đồ cay nóng, canxi, sắt, hàng ngày xi và xoa bụng cho trẻ 2 lần đúng giờ, mỗi lần 10 phút hoặc di chuyển hai chân bé như kiểu đạp xe.

    2. Trẻ uống thêm sữa công thức

    Trẻ bú sữa ngoài hay bị bón hơn Sữa mẹ, vì sữa ngoài khó tiêu và dễ gây nóng. Mẹ pha sữa cho trẻ chưa đúng, pha quá đặc hoặc quá loãng, pha sữa với nước trái cây, nước cơm. Đặc biệt mỗi trẻ phù hợp với một loại sữa bột nhất định, có thể sữa bé đang dùng chưa hợp nên bị bón, hoặc sữa bột bé uống không có chất xơ Fructooligosaccharid (FOS) cũng dễ bị táo bón hơn.

    Giải pháp:

    Cha mẹ có thể đổi cho trẻ sang loại sữa khác, đầy đủ chất dinh dưỡng, chọn loại có chất xơ FOS. Pha sữa đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, nên pha sữa với nước ấm, không pha với nước cơn, nước cháo, nước trái cây. Hàng ngày cần tập cho trẻ đại tiện đúng giờ bằng xi và xoa bụng.

    3. Trẻ ăn dặm

    Đây là giải đoạn trẻ hay gặp táo bón nhất. Nguyên nhân do trẻ không kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn quá nhanh, quá đặc, đồ ăn dặm quá giàu chất đạm, thiếu chất xơ từ rau. Ngoài ra trẻ uống ít nước, bổ sung thêm canxi cũng gây táo bón.

    Giải pháp:

    Cần cho trẻ chuyển sang ăn dặm từ từ, bé cần có giai đoạn làm quen với thức ăn dặm, ăn từ loãng đến đặc dần. Cho trẻ uống thêm nước, nước lọc, nước trái cây như lê, mận, táo.. sinh tố hoa quả. Một điều luôn cần nhắc nhở cha mẹ là phải tập cho bé đại tiện hàng ngày, phải xi và xoa bụng để trẻ quen với việc đại tiện.

    Với bột hoặc cháo tự nấu cần cho thêm rau, củ quả xay nhuyễn như khoai lang, cà rốt, rau cải, mồng tơi..
     
    chobanchotoi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng tám 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...