Kiều ở lầu ngưng bích - Nguyễn du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huongthu2401, 15 Tháng mười một 2021.

  1. Huongthu2401

    Bài viết:
    483
    [​IMG]

    ĐỪNG VIẾT - NÊN VIẾT CHO KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH- NGUYỄN DU

    1. Đừng viết: Qua Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng đau buồn, tủi cực và nhung nhớ của nàng Kiều trong tình cảnh giam hãm ở lầu Ngưng Bích.

    Nên viết: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã từng phát biểu như một sẻ chia: "Tôi nghĩ nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang theo đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt". Có lẽ, người nghệ sĩ là những tuýp người mau nước mắt nhất trong đời, giọt nước mắt thương cho chính đời họ, nhưng cũng có khi, đó lại là giọt lệ, chảy trôi dùm kẻ khác. Trên ý nghĩ ấy, tôi nhớ ngay đến những trang thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Ta nghe một tiếng kêu âm thầm, một tiếng khóc đầy uẫn ức trong đêm khuya của Nguyễn Du đã thay nàng Kiều mà cất lên. Khóc vì thương cho phận nàng Kiều bị giam hãm thể xác lẫn tâm hồn nơi lầu xanh thấp hèn, khóc vì nỗi nhớ người thương, nỗi xót mẹ cho đến khắc khoải u hoài của nàng Kiều. Có chăng, tiếng khóc đã ép chặt, bật nên thành tiếng thơ?

    2. Đừng viết: Cảnh ngộ nàng Kiều lúc bấy giờ vô cùng cô độc, cuộc đời đầy bế tắc, vô định, không biết đi đâu về đâu.

    Nên viết: Những tiếng thơ của Nguyễn Du cất lên như tiếng sáo lòng da diết đến não nùng giữa cảnh khuya thanh vắng. Nơi đó, ta bắt gặp cảnh ngộ nàng Kiều như cánh hồng chao nghiêng trước bão dông, muốn bứt đi cho xong nhưng lại bị gốc rễ ghì xuống đất, như chim trong lồng muốn sải cánh tung bay nhưng lòng trời cứ hạn hẹp.. Nỗi nhớ người tình, niềm xót mẹ cha già yếu nơi quê nhà cứ nhưng những con sóng thi nhau vỗ lòng Kiều. Rối bời, chua xót đến vô cùng vô tận..

    3. Đừng viết: "Khóa xuân" tức là giam hãm tuổi thanh xuân, giam hãm khát vọng của Thúy Kiều..

    Nên viết: Hai tiếng "khóa xuân" vang lên nhẹ bang quơ nhưng xót xa đến não lòng. Còn đâu những tháng, những ngày đêm đềm trướng rũ màn che ", cùng người mình thương" đinh ninh hai mặt, một lời song song ". Khóa" xuân "- một nỗi đau đã vượt cả những biên giới thầm thường xác thịt, chạm đến những đắng cay đến xé lòng. Xuân là còn những khát khao thầm kín, những mong ước nhỏ bé của người con gái nhỏ bé này. Đó là được cùng người mình thương, thực hiện lời hẹn ước năm xưa. Làm sao sống mà không yêu, không khát khao một thuở nào? Kiều đang sống mà ngỡ lòng đã chết tự bao giờ..

    4. Đừng viết:" Ánh trăng gần ở chung "đã khắc họa, làm rõ nét nỗi cô độc của Thúy Kiều. Bốn bề mênh mang sóng nước, chỉ có trăng soi tỏ lòng nàng..

    Nên viết: Ánh trăng trên trời cao, chiếu xuyên từng giọt trăng, rọi soi gian lầu Ngưng Bích mênh mang sóng nước. Ánh trăng như soi tỏ lòng nàng, cùng nàng chộn rộn những bâng quơ. Đây không phải là lần duy nhất và đầu tiên ánh trăng trong xuất hiện trong cuộc đời nàng. Ta bắt gặp" Một mình lặng ngắm bóng nga/ Rộn đường gần với nỗi xa bời bời "trong đêm Thanh Minh hai chị em vui xuân đi về, một đêm trăng vàng nặng nghĩa, đầy tình, đôi trẻ lập lời thề nguyền, hẹn ước" Nhặt thưa gương giọi đầu cành/ Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu "; hay ánh trăng mang bộn bề nỗi lo toan ngày nàng theo Mã Giám Sinh lên đường đến Lâm Trung Dặm khuya ngất tạnh mà khơi/ Thấy trắng mà thẹn những lời non sông." Trăng rải rác phiêu bạc theo Kiều đến chống phong trần, mỗi một dấu mốc, trăng đều soi tỏ, là trăng của trời mây hay là lòng nàng tự dè dặt mà ước nên trăng?

    5. Đừng viết: Nguyễn Du là người giàu lòng nhân ái, ông đã viết Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng tất thảy tình cảm của chính mình.

    Nên viết: Đọc Kiều, đặc biệt Kiều ở lầu Ngưng Bích, ta như ngỡ Nguyễn Du đã lấy từng khúc ruột quặn đau của mình làm bút, trích từng giọt lệ rớm máu làm mực, mà cất lên những tiếng kêu âm thầm nhưng xé lòng cho tình cảnh nàng Kiều chốn Ngưng Bích quạnh hiu. Trái tim Nguyễn Du- trái tim không bao giờ lạnh. Có thế, Tổ hữu mới cảm động mà cất lời: "Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều!".
     
    Diều Nhỏ thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...