Kiến thức cơ bản vợ chồng a phủ – tô hoài

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 29 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    I. KHÁI QUÁT CHUNG

    1. Tác giả:

    Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Tiêu biểu là truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" tác giả ns lên cuộc sống, con người vùng Tây Bắc.. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo.

    1. Tác phẩm:

    Truyện "Vợ chồng A Phủ" được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập "Truyện Tây Bắc". Tác phẩm gồm hai phần: Phần đầu kể về cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, là nô lệ nhà thống lí Pá Tra; phần sau kể về Mị và A Phủ ở Phiềng Sa, họ thành vợ chồng, được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng Mi ̣đánh Pháp bảo vệ dân làng. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.

    II. NỘI DUNG TÁC PHẨM

    1. Nhân vâṭ Mi –̣ người nô lê ̣có sức sống tiềm tàng mãnh liêṭ.

    • Mị là người phụ nữ có tài năng, có nhân phẩm cao đep̣ nhưng laị có cuộc sống khốn khổ, là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc cá nhân.
    • Mị là người phụ nữ có tài năng, có nhân phẩm cao đep̣: Mi ̣thổi sáo giỏi "thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê.."; Mi ̣hiếu thảo với cha già, Mi ̣yêu lao động.
    • Mi ̣có cuộc sống khốn khổ, là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc cá nhân: Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu nhân vật Mị một cách ấn tượng: "Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa". Lúc nào cô ấy cũng "cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Dáng vẻ ấy của Mị gợi ra hình ảnh một con người có số phận đau khổ.
    • Tìm hiểu vào truyện, ta thấy Mị là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc cá nhân, sống tủi nhục hơn trâu ngựa: "Bây giờ thi ̀ Mi ̣cũng tưởng mình là con trâu, mình cũng là con ngưạ.. Mỗi ngày Mi ̣càng không nói, cứ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
    • Dù cuộc sống thống khổ, Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do, hạnh phúc. Khát vọng ấy đã bùng cháy lên khi mùa xuân đến trên đất Hồng Ngài.
    • Khi nghe tiếng sáo gọi bạn "lấp ló ngoài đầu núi" vọng lại "thiết tha, bổi hổi", Mị ngồi "nhẩm thầm" bài hát.
    • Sau khi nghe tiếng sáo, "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát". Mị say, lòng nhớ về thời con gái của mình "ngày trước Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, có biết bao người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị"
    • Khát vọng tư ̣ do, hạnh phúc còn được thể hiện qua tâm trạng của Mị khi ở trong buồng. Mị nhận ra "Mị trẻ lắm, Mị vâñ còn trẻ, Mị muốn đi chơi". Rồi lại tủi thân khi nghĩ về A Sử "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mi ̣sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ laị nữa".
    • Khát vọng tự do không chỉ tồn tại trong suy nghĩ mà còn thể hiện trong hành động: "Mi ̣đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn môṭ miếng bỏ thêm vào diã đèn cho sáng.. Mi ̣muốn đi chơi, Mi ̣ cũng sắp đi chơi.. Mi ̣ cuốn laị tóc, Mi ̣ với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.. Mi ̣rút thêm cái áo". Đây chiń h là sư ̣ "nổi loaṇ" trong Mi ̣với khát vọng tự do trào dâng mãnh liệt.
    • Dù bị dập vùi phũ phàng, khát vọng tự do trong Mị không hề mất đi: A Sử trói đứng Mị bằng một thúng dây đay. Mị không biết mình đang bị trói vẫn "vùng bước đi". Chứng tỏ trong Mị sức sống rất mãnh liệt.

    Như vậy, cuộc trỗi dậy thứ nhất của Mị không thành, Mị không thoát khỏi cảnh ngục tù trần gian nhưng ít ra Mị cũng đã sống lại những thời khắc tươi đẹp của tuổi trẻ. Sức sống của Mị, sự hồi sinh của Mị được đặt trong một thử thách khắc nghiệt, một hiện thực phũ phàng nhưng qua đó lại càng khẳng định một chân lí rằng: Sức sống của con người dù bị dẫm đạp, bị trói chặt nhưng nó không chết mà luôn âm ỉ cháy, chỉ gặp dịp là bùng lên mạnh mẽ.

    2. Mị còn là người phụ nữ có sức phản kháng mạnh mẽ. Sức phản kháng của Mị thể hiện rõ nhất trong đêm cởi trói cho A Phủ.

    • Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: "Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". Đó là dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.
    • Khi nhìn thấy "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.." của A Phủ, Mị thức tỉnh dần. Thương người, thương mình rồi lại thương người.
    • Mị nhớ tới cảnh người đàn bà đời trước cũng bi ṭ rói đến chết. Mị nhận thức được tội ác của nhà thống lí: "Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác..". – Và Mị thương cảm cho A Phủ: "Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét". Từ lạnh lùng, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình, của người khác và liều lĩnh hành động: "Mị rón rén bước lại.. lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây trên người A Phủ". Hành động cởi trói cho A Phủ là hành động phản kháng của Mị trước cái ác.
    • Khi A Phủ chaỵ đi rồi, "Mị đứng lặng trong bóng tối". Trong giây phút "đứng lặng" ngắn ngủi ấy, Mị đã có một quyết định táo bạo "Mị cũng vụt chạy ra", đuổi kịp A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra, trốn khỏi Hồng Ngài. Bước chân vụt chạy của Mị là bước chân đạp đổ mọi áp chế của phong kiến miền núi để đến với ánh sáng tự do. Câu nói "A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất" thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do mãnh liệt của Mị.

    Tóm lại, hành động cởi trói chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị. Từ thân phận nô lệ, Mị thành chủ nhân của cuộc đời mới. Từ sức sống tiềm tàng đã phát triển thành sức mạnh giải phóng để làm thay đổi cuộc sống.

    3. Vài nét nghệ thuật xây dựng nhân vật:

    Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ thể, hợp lí. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ. 2. Nhân vâṭ A Phủ – chàng trai của núi rừng tư ̣do.

    4. A Phủ có số phận éo le, là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi.

    • Lúc còn bé phải chịu cảnh Mồ côi
    • Lớn lên không thể lấy vợ vì không có bố mẹ, không có nhà cửa, không có ruộng.
    • Nạn nhân của cường quyền phong kiến. Bị bắt phạt vạ vì tội đánh con quan.
    • Cảnh xử kiện tàn bạo mà bất công, A Phủ phải trở thành nô lệ cho nhà thống lý.
    • Bị hổ bắt mất bò, A Phủ phải chịu trói vào cột chờ chết.
    • Dù cuộc đời nhiều đau khổ nhưng A Phủ có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

    - Yêu tự do, bị bắt xuống cánh đồng thấp nhưng trốn lên vùng núi cao.

    - Là thanh niên có sức khỏe, tháo vát, lao động giỏi.

    - Ghét bạo ngược cường quyền nên đánh A Sử.

    - Lúc bị đánh trong vụ xử kiện: Dũng cảm chịu đòn.

    - Có lòng yêu tự do và khát vọng sống mãnh liệt. Được cắt dây trói, A Phủ quật sức vùng lên chạy.

    5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

    A Phủ là con người hành động. Miêu tả nhân vật qua hành động với ngôn từ chọn lọc, câu văn biến hóa về nhịp điệu, là bút pháp nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài khi khắc họa nhân vật A Phủ. Bút pháp ấy phù hợp với tính cách của nhân vật.

    Tóm lại, nhân vật A Phủ là hiện thân của người lao động có số phận éo le, bất hạnh nhưng có phẩm chất cao đẹp. Xây dựng nhân vật A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi. Sự vùng lên của nhân vật để đi đến tự do, theo cách mạng giải phóng quê hương là cuộc đấu tranh đi từ tự phát đến tự giác.

    5. Giá tri hiện thực và nhân đaọ sâu sắc của tác phẩm:

    A. Giá trị hiện thực:

    Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân.

    Phơi bày bản chất tàn bạo, tội ác tày trời của giai cấp thống trị miền núi.

    B. Giá trị nhân đạo:

    Nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.

    Tác giả tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.

    Thể hiện thái độ trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc. Đây là một biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

    III. NGHỆ THUẬT:

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm tư)

    – Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

    – Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

    – Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ..

    Ý NGHĨA VĂN BẢN:

    – Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến.

    – Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi.

    – Phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...