Khởi ngữ với việc giảng dạy trong chương trình phổ thông (phân biệt với chương trình đại học)

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi crush, 6 Tháng mười một 2021.

  1. crush

    Bài viết:
    2
    HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ THU HÀ

    NGÔN NGỮ HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


    TIỂU LUẬN VIỆT NGỮ HỌC VÀ VIỆC GIẢNG DẠY TRONG NHÀ TRƯỜNG

    A. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, dạy Tiếng Việt ở bậc phổ thông (bao gồm cả chương trình SGK mới) được phân biệt với dạy Tiếng Việt ở bậc đại học (gồm sách dạy Tiếng Việt thực hành và sách dạy dẫn luận ngôn ngữ). Trong đó, thành phần câu là nội dung cốt lõi, với khởi ngữ là một trong những thành phần phụ "rất riêng biệt" bên cạnh các thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ.). Liên quan mật thiết với thành phần chính, khởi ngữ được định nghĩa là thành phần câu đứng trước chủ ngữ, và nêu lên đề tài được nói đến.

    2. Lịch sử vấn đề

    Ở kết quả nhóm, chúng tôi đã trình bày được thực trạng của khởi ngữ trong chương trình phổ thông (từ Tiếng Việt lớp 2 đến Ngữ Văn 9). Trong bài tiểu luận của mình, tôi sẽ tiếp tục mở rộng, nhận xét về thực trạng trong phạm vi chương trình SGK phổ thông (đến Ngữ Văn 12) và đối chiếu với chương trình ở bậc Đại học (cụ thể môn Tiếng Việt thực hành) (nếu có).

    3. Phạm vi nghiên cứu

    SGK phổ thông (đến hết Ngữ Văn lớp 12) và Bậc đại học (Tiếng Việt thực hành).

    4. Mục đích nghiên cứu

    Khái quát kiến thức về Khởi ngữ được cung cấp trong SGK phổ thông hiện nay: Gồm cả SGK mới và SGK trước đây. So sánh, đối chiếu với kiến thức đó ở bậc đại học hiện nay.

    B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    Khởi ngữ là gì? Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ, để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8). Qua khái niệm, ta thấy được: Vai trò của khởi ngữ (là thành phần câu) ; Vị trí (đứng trước chủ ngữ) ; và Ý nghĩa (nêu lên chủ đề của câu). Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

    Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ:

    [​IMG] Có quan hệ từ phía trước khởi ngữ trong câu. Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ đặc trưng như về, với, còn, đối với..

    [​IMG] Có thể thêm trợ từ "thì" vào phía sau khởi ngữ

    [​IMG] Cần lưu ý sự có mặt của dấu câu, "14/35 trường hợp khởi ngữ được ngăn cách với phần đi sau bởi dấu phảy." [1]

    C. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

    1. Khởi ngữ trong chương trình SGK phổ thông hiện nay.

    Nhận xét về nội dung chương trình học Tiếng Việt trong SGK phổ thông – NXB Giáo Dục và sự xuất hiện của khởi ngữ trong chương trình ấy:

    • với chương trình SGK lớp 1 thì phần lớn tiết học là Vần (từ vần đơn đến vần đôi). Đến nửa sau học kì II là các đoạn văn với chủ đề quen thuộc, với cấu trúc câu đơn giản để học sinh tập đọc, điều đó phù hợp đối với nhận thức của học sinh Tiểu học.

    • Ở chương trình SGK bậc Tiểu học, Khởi ngữ xuất hiện không liên tục (lớp 3 và 4 gần như là không xuất hiện), và chủ yếu làm tư liệu cho bài Tập đọc (thường là 1 câu).

    • Ở chương trình SGK THCS (từ lớp 6 đến lớp 9), Khởi ngữ xuất hiện ở hầu hết các học kì của những lớp khác nhau, được trình bày cả trong văn bản Đọc – hiểu, trong Ghi nhớ, trong Luyện tập Làm văn. Đặc biệt, có đến 3 tiết học về Khởi ngữ (gồm trang 7, trang 109, trang 155) ở SGK lớp 9 tập 2 lần lượt đưa ra Khái niệm, bài tập Luyện tập, Ôn tập, và Kiểm tra.
    • Ở chương trình SGK THPT (từ lớp 10 đến lớp 12), Khởi ngữ là thành phần của câu nằm trong ngữ liệu trích dẫn ở các bài, phần lớn là ở các bài Làm Văn, và ở mức độ nâng cao hơn.

    Đối với nội dung kiến thức của Khởi ngữ ở chương trình phổ thông, ta thấy:

    Khái niệm Khởi ngữ (trang 7, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2) được khai thác đi theo trình tự 2 bài tập khởi động, rút ra ghi nhớ và cuối cùng là 2 bài tập luyện tập.

    [​IMG] Bài tập khởi động: 1. Phân biệt vị trí và mối quan hệ với các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ.). 2. Nhận biết

    [​IMG] Ghi nhớ: Đưa ra hệ thống lý luận về khởi ngữ (định nghĩa và nhận diện)

    [​IMG] Bài tập luyện tập: Vận dụng để nhận diện và tạo lập khởi ngữ trong câu.

    Ôn tập khởi ngữ được phân bố trong Ôn tập phần Tiếng Việt (trang 109, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2), với nhiệm vụ: Tiếp tục củng cố nhận dạng, và phân biệt với các thành phần biệt lập của câu (tình thái từ, cảm thán, phụ chú.)

    Luyện tập được phân bố trong Kiểm tra phần Tiếng Việt tập (trang 155, SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2), củng cố nhận diện, khả năng sử dụng chúng, và nhóm các thành phần câu.

    2. Khởi ngữ trong chương trình đại học.

    Giáo trình Tiếng Việt thực hành, khởi ngữ được dùng để:

    Trước hết là nhấn mạnh khía cạnh được xét, chẳng hạn như:

    "Về vị trí, (.). "

    "Về mặt nội dung, (.). "

    Trích Tiếng Việt thực hành, trang 15 .

    "Về mặt cấu tạo (.). ",

    "Về mặt nội dung (.). "

    Trích Tiếng Việt thực hành, trang 22 & 23.

    "Với một dàn ý tốt, chúng ta (.). "

    Trích Tiếng Việt thực hành, trang 35.

    "Về đại thể, đoạn văn (.)"

    Trích Tiếng Việt thực hành, trang 68.

    "Về mặt vị trí, câu chủ đề (.)"

    Trích Tiếng Việt thực hành, trang 76.

    Thứ hai là sử dụng làm ngữ liệu trong bài tập, minh chứng như:

    "Đối với (.)"

    Trích Tiếng Việt thực hành, Bài tập 3, trang 30.

    "Còn một vấn đề nảy sinh là, nhiều người (.)"

    Trích Tiếng Việt thực hành, Bài tập 4, trang 44.

    các công trình nghiên cứu về ngữ pháp:

    [​IMG] Nguyễn Kim Thản[2] đã sớm sử dụng thuật ngữ "Khởi ngữ" (Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt; tr. 561 - 564).

    [​IMG] Diệp Quang Ban[3] (Ngữ pháp tiếng Việt, tập II - tr. 169-171) và các tác giả sách giáo khoa tiếng Việt 7 (tập I, tr. 59-61) sử dụng thuật ngữ "Đề ngữ".

    [​IMG] Hoàng Trọng Phiến[4] (Ngữ pháp tiếng Việt - Câu - tr. 151-152) sử dụng thuật ngữ "Thành phần khởi ý".

    [​IMG] Trong khi Nguyễn Hữu Quỳnh (Ngữ pháp tiếng Việt - tr. 225) thu gọn lại thành thuật ngữ "Khởi ý".

    [​IMG] Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam - tr. 530) sử dụng thuật ngữ "Chủ đề".

    [​IMG] Còn Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt - tr. 180) và các cộng sự của ông chấp nhận một thuật ngữ ghép "Từ - Chủ đề".

    [​IMG] Xét khởi ngữ trong hệ thống nên Nguyễn Lân Trung[5] sử dụng các thuật ngữ "Khởi ngữ" và "Đề ngữ" cho đề tài của mình.

    D. KẾT LUẬN

    Mặc dù, là thành phần câu xuất hiện muộn hơn (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.), lượng cơ sở lý thuyết không nhiều nhưng là thành phần được tiếp cận từ khá sớm và mức độ được tăng dần.

    Với khối lượng kiến thức được cung cấp trong sách giáo khoa phổ thông từ cơ bản đến phức tạp, sẽ giúp học sinh nắm bắt và vận dụng khởi ngữ ở bậc học cao hơn. Phần lớn sự xuất hiện của Khởi ngữ được trải dài trong chương trình học, nhưng tập trung ở lớp 9 với số lượng tiết học lớn và lượng kiến thức sâu.

    Nhìn chung Khởi ngữ ở chương trình phổ thông có những điểm giống và khác với chương trình đại học.

    • Phạm vi:

    [​IMG] Được coi là thành phần đảm nhiệm chức năng cú pháp "đề ngữ", "khởi ngữ"

    [​IMG] Có những cách gọi khác nhau

    [​IMG] Được xét ở nhiều khía cạnh, chức năng

    [​IMG] Có những công trình nghiên cứu rộng.

    • Chương trình học

    [​IMG] TH, THCS, THPT

    [​IMG] 3 tiết tập trung về khởi ngữ.

    [​IMG] 7 tuần học (với môn Tiếng Việt thực hành)

    [​IMG] Không có tiết học về Khởi ngữ.

    • Cách thức trình bày

    [​IMG] Hai chiều

    [​IMG] Một chiều (chỉ có lí luận)

    • Hướng tiếp cận

    [​IMG] Từ góc độ chức năng "là thành phần câu"

    [​IMG] Từ nhiều góc độ khác nhau (cả trong hệ thống)

    Khởi ngữ ở chương trình đại học được nghiên cứu rộng hơn, đa khía cạnh. Và ngược lại, ở phổ thông, tuy chương trình học được trải dài, phạm vi tiếp nhận khởi ngữ lại hạn chế và không mở rộng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] Nguyễn Lân Trung (2009) ; Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống; Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 199-208.

    [2] Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

    [3] Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Việt Nam - phần Câu, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004.

    [4] Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, NXB ĐHTHCN, Hà Nội, 1980.

    [5] Nguyễn Lân Trung (2009) ; Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống; Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 199-208.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...