Kho thuốc nam tổng hợp: Những cây thuốc quý xung quanh ta

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thu Hương Nguyễn Thị, 28 Tháng ba 2020.

  1. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    KHO LIỆU THUỐC NAM

    Tổng hợp những cây thuốc quý xung quanh chúng ta

    Cây Mã Đề

    1. Cây Mã đề là gì?

    Mã đề hay còn gọi cách khác là "mã tiền xá", xa tiền thảo có tên khoa học là Plantago asiatica. Là loài là cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm. Đây là một loại cây có chức năng tái sinh, tái sinh bằng rất nhiều cách đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt, và đặc biệt thân cây có độ cao tầm 10 – 15 cm.

    [​IMG]

    Hình ảnh cây Mã Đề quen thuộc

    Là loại cây có thể dễ biết bởi phiến lá có hình dạng "thìa", có khi lại có hình giống như hình quả trứng, lá có gân lại hình cung dọc theo đường sống lá và tất cả đồng quy ở ngọn và gốc lá.

    2. Các đặc tính của cây Mã đề:

    Mã đề có vị ngọt, tính lạnh: Tác dụng chính của loại cây này là chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt. Hoặc có triệu chứng đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm.. Bộ phận dùng làm thuốc: Hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; lá cây để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

    3. Thành phần hóa học có trong cây Mã đề:

    Trong lá cây mã đề rất giàu canxi và có chứa rất nhiều khoáng chất chứa thành phần khác. Với 100g lá thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với chất này trong củ cà rốt.

    Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng hay các loại vitamin C, K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic.


    4. Tác dụng của cây mã đề và các bài thuốc từ cây mã đề cho 15 chứng bệnh thường gặp:

    4.1. Viêm cầu thận cấp tính

    Để có tác dụng này, ta sử dụng bằng cách sử dụng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo có thêm quế chi và cam thảo 6g. Mỗi ngày phải sắc uống 1 thang thuốc.

    4.2. Viêm cầu thận mạn tính

    Kết hợp mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh phải có đủ 1 lượng 12g, hoàng liên cần 12g, mộc thông cần 8g, trư linh 8g. Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang.

    [​IMG]

    4.3. Viêm bàng quang cấp tính

    Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh cần 12g, hoàng bá đo một lượng 12g, trư linh sẽ có 8g, rễ cỏ tranh, mộc thông cần 8g, bán hạ chế và hoạt thạch. Mỗi ngày sắc uống thành 1 thang thuốc

    4.4.
    Viêm đường tiết niệu cấp

    Gồm 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g lá chi tử, các loại khác như: kim tiền thảo , cỏ nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và một vài gram cam thảo. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc nên cần sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày.

    4.5. Viêm bể thận cấp tính

    50g mã đề tươi, 50g loại rễ cỏ tranh tươi, nửa kí cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày chỉ cần sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Khoảng 5 – 7 ngày là được.

    4.6. Sỏi bàng quang

    30 gram mã đề, 30g loại rau ngư có tinh thảo (là một cái tên khác của rau diếp cá), kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần. Uống liên tục trong 5 ngày.

    4.7.
    Sỏi đường tiết niệu

    Mã đề 20g và rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc dừng uống, uống giống trà nghĩa là uống nhiều lần trong một ngày. Tham khảo thêm cách chữa bằng Kim tiền thảo.

    4.8.
    Chứng bí tiểu tiện

    Hạt mã đề 12g sắc uống được chia thành nhiều lần trong ngày, ta nên hoặc có thể kết hợp thêm khi uống là lá mã đề.[/BOOK]

    4.9. Đi tiểu ra máu

    Lá mã đề 12g và lá ích mẫu 12g. Mang lấy giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

    Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề đem ra giã nát vụn cho đến khi thành bột, dùng khăn vải sạch thật sạch rồi bao vào, cho vào đấy 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ đi bã, cho vào thành phẩm ấy 3 cốc hạt kê rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói. Uống loại thuốc này nhiều có tác dụng làm mát người, hay có khi giúp mắt sáng hơn.


    4.10. Làm lợi tiểu

    Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước, sau đó sắc lấy 200 milit chia thành các phần làm 3 lần uống trong ngày.

    4.11. Đẩy lùi ho, tiêu đờm

    Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một tháng.

    [​IMG]

    4.12. Chứng phổi nóng và ho dai dẳng

    Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ.

    4.13. Viêm gan siêu vi trùng

    20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ cây thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.

    4.14. Chảy máu cam

    Dùng rau mã đề tươi thật tươi để phát huy tác dụng sau đó mang đi rửa sạch và giã nát thật nát. Cho vào đấy ít nước cho thật ẩm, rồi sau đó vắt thật kỹ rồi lấy nước cốt uống.

    Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã của cây mã đề thì đem đắp lên trán để chữa bệnh, nếu máu cam chảy ra quá nhiều ta cần dùng bông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy, uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thuyên giảm.


    4.15. Chứng chốc lở ở trẻ nhỏ

    Dùng một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ cuối cùng là nấu và ăn cùng 100gam -150g giò để còn sống, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.

    5. Những lưu ý gì khi sử dụng cây mã đề:

    Tuy nhiên, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Loại cây này có một tác dụng đặc biệt đó là nó rất lợi tiểu. Tuy nhiên điều đó cũng mang lại tác dụng có khi không đáp ứng được cho người sử dụng.

    Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống vì điều này có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu hay có thể là suy thận mạn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì. Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì điều này sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng ba 2020
  2. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    CÂY CÀ GAI LEO

    Theo kinh nghiệm dân gian, ông cha ta đã sử dụng nhiều loại thảo dược để giải rượu, tiêu độc, mát gan. Những kinh nghiệm ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là việc sử dụng cây Cà gai leo chữa bệnh gan.

    1. Cây Cà gai leo là gì?

    Cà gai leo có tên khoa học là: Solanum procumbens Lour. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Cà gai leo là cây nhỏ. Cành cây non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun. Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên của lá có gai.

    Hoa Cà gai leo màu trắng, nhụy vàng. Mỗi bông hoa có từ 4 đến 6 cánh. Quả mọng bóng căng, hình tròn màu xanh, khi chín màu đỏ, cuống quả dài tầm 2cm. Hạt quả Cà gai leo màu vàng, hình thận dẹt. Cà gai leo ra hoa khoảng từ tháng 4 tới tháng 5. Quả mọc từ tháng 7 tới tháng 9.

    Cà gai leo mọc hoang khắp nơi từ vùng núi thấp cho đến trung du hay đồng bằng ven biển. Cà gai leo chữa bệnh gan phổ biến nhất ở Miền Bắc nước ta. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình.

    [​IMG]


    2. Cà gai leo đã được sử dụng lâu đời trong dân gian

    Người xưa đã dùng rễ và thân Cà gai leo chữa bệnh gan, gan yếu, mẩn ngứa. Không chỉ có vậy cà gai leo còn được dùng để thanh lọc, giải độc cơ thể.

    Đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng Cà gai leo là dược liệu đầu vị chữa bệnh gan. Cà gai leo đặc biệt phát huy tác dụng trong các trường hợp vàng da, chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu.


    3. Hiệu quả của dược liệu Cà gai leo chữa bệnh gan dưới góc nhìn khoa học hiện đại

    Cây cà gai leo có tác dụng gì là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Cây Cà gai leo bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ những năm 1980. Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây Cà gai leo trong đó phải kể đến 2 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, 4 luận án tiến sĩ và nhiều đề tài cấp cơ sở khác. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu Cà gai leo với bệnh gan.

    3.1. Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan virút B

    Có một số bài thuốc chữa viêm gan B bằng Cà gai leo rất hiệu quả. Hoạt chất trong Cà gai leo, tiêu biểu là dược chất glycoalcaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virút, đặc biệt là viêm gan B, tăng cường miễn dịch và cải thiện các triệu chứng của bệnh:

    Năm 1999, đề tài luận án tiến sĩ y học:
    " Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virut B mạn hoạt động bằng thuốc Cà gai leo " của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa Cà gai leo tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy bệnh nhân sau khi sử dụng sản phẩm chứa Cà gai leo đã cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, hầu hết các bệnh nhân đều giảm nồng độ vi rút trong máu rõ rệt, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.

    3.2. Tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan

    Các hoạt chất trong Cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.

    Hai công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương là "
    Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm " và " Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo ", đã công bố Cà gai leo là dược liệu tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt.

    Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác đã chứng minh điều này.


    [​IMG]

    3.3. Tác dụng của cà gai leo chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan

    Các hoạt chất trong dịch chiết Cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh.

    Năm 1998, trong luận án tiến sĩ y học của Nguyễn Phúc Thái do PGS. PTS. Nguyễn Khắc Hải và GS. TS Nguyễn Phúc Hưng cho thấy: Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.


    3.4. Tác dụng chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư

    Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Nó còn chống viêm làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, bảo vệ gan.

    Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47, 5% và 38, 1%.

    Dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh tác dụng ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virut như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung.. Ngoài ra, nó còn ức chế được gen gây ung thư do vi rút.

    Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh Cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả. Cà gai leo giúp kích thích quá trình tái sinh tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.

    Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng Cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản với những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
  3. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    Cây Mật gấu

    Tên gốc: Cây mật gấu

    Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ, cây lá đắng


    Tên tiếng Anh: Bitter Leaf

    [​IMG]

    1. Cây mật gấu có tác dụng gì?

    Cây mật gấu là một loại thảo mộc thuốc nam và phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, giàu protein, vitamin và các khoáng chất cùng beta-carotene. Lưu ý là không nên dùng cây, lá cây như một loại rau, chỉ dùng dưới dạng nước sắc hoặc nấu sôi.

    Có thể sử dụng lá để sắc thuốc uống hoặc hỗ trợ cho các thuốc khác trong việc điều trị các bệnh như xương khớp, đái tháo đường, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột..

    Bên cạnh đó, tác dụng của cây mật gấu là giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc gan, điều hòa huyết áp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

    Ngoài ra, dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong nền y học dân gian, một số nước còn dùng cây lá đắng để chữa các bệnh như:

    Ấn Độ: Dùng lá chữa đái tháo đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

    Congo: Dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

    Nam Phi: Dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

    Khu vực Tây Phi: Dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái tháo đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan..

    2. Đối tượng nào nên sử dụng cây mật gấu?

    Cây mật gấu nên được sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, các vấn đề về dạ dày, gan, người thường xuyên uống bia rượu, người có bệnh sỏi mật, đau lưng do thoái hóa, sưng đau khớp, béo phì, tiêu hóa kém, viêm đại tràng, ho lao, khạc ra máu, mất ngủ, viêm da, mụn nhọt, mụn trứng cá.


    3. Cách dùng

    Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi quyết định dùng thuốc.

    4. Cách sử dụng cây mật gấu trong đời sống hằng ngày

    Bạn có thể sắc nước rễ cây, thân cây và lá cây mật gấu uống hằng ngày. Sau khi rửa sạch, hãy đun sôi với tỷ lệ 20g lá tươi/1 lít nước trong vòng 15 phút. Nước này có thể thay thế nước uống hằng ngày giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là dùng giải rượu rất tốt.

    Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Bạn có thể dùng cây mật gấu để ngâm rượu thuốc. Sau khi rửa sạch, bạn hãy thái nhỏ, phơi khô và ngâm với rượu. Sau 15 ngày, rượu sẽ chuyển màu và màu sẽ đậm dần theo thời gian. Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng điều trị các chứng như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, tê thấp.


    5. Cây mật gấu có thể dùng được ở những dạng nào?

    Bạn có thể sử dụng cây mật gấu ở những dạng như:

    Dùng lá tươi hoặc khô sắc nước uống

    Ngâm rượu.

    6. Cây mật gấu trị bệnh gì? Công dụng chữa bệnh của cây lá mật gấu

    [​IMG]

    Theo báo cáo của trường Đại học Texas, Mỹ, sử dụng lá đắng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư vú và bệnh đái tháo đường típ 2.

    Ngoài ra, lá đắng còn có một số tác dụng quan trọng sau:


    6.1. Giảm cholesterol xấu

    Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, đặc biệt là các cholesterol xấu, là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo ấn bản tháng 2/2008 của "Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro", lá mật gấu có thể làm giảm cholesterol xấu. Trong một nghiên cứu tiến hành trên động vật, những con vật được bổ sung chiết xuất từ lá giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể xuống 50%.

    6.2. Chất chống oxy hóa

    Các tế bào trong cơ thể chúng ta bị quá trình oxy hóa tấn công gần như liên tục. Nếu quá trình này không được kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ hình thành các tế bào tiền ung thư. Trong báo cáo tháng 12/2006 về "Hóa học và thực phẩm", lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, bạn nên thường xuyên uống nước từ lá của loại thảo dược này để tận dụng nguồn chống oxy hóa tuyệt vời.

    6.3. Ung thư vú

    Bạn có biết việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn cùng một chế độ ăn ít chất béo và duy trì cân nặng lý tưởng có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Trong một nghiên về các tế bào ung thư vú ở người, các nhà khoa học từ Đại học bang Jackson, Mỹ, đã phát hiện ra rằng lá có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư vú.

    Các chất có trong lá mật gấu có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh gan và cũng có thể cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn các hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày, tế bào gây ung thư vú.

    Hãy kết hợp lá mật gấu với nghệ. Chất curcumin có trong nghệ và các chất của lá mật gấu có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một công thức đồng ức chế bệnh ung thư.


    6.4. Axít béo

    Lá mật gấu là nguồn giàu axit béo linoleic và linolenic. Đây là hai loại axit béo không bão hòa đa mà cơ thể con người không thể tạo ra, chỉ được cung cấp qua chế độ ăn uống hằng ngày.

    Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (ấn bản tháng 11/2001) cho thấy chế độ ăn giàu hai axit béo này giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, những người tiêu thụ một lượng lớn các axit béo linoleic và linolenic có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người ít khi tiêu thụ hai loại chất béo này.


    6.5. Giảm sốt

    Cây mật gấu trị bệnh gì? Các chất dinh dưỡng của lá mật gấu như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, có tác dụng giảm sốt.

    Cách dùng: Sắc 10g lá khô cùng với khoảng 25g nghệ củ trong 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Để còn hơi ấm, cho thêm mật ong vào tùy theo khẩu vị của từng người, chia uống 3 lần trong ngày.


    6.6. Điều trị sốt rét

    Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, do ký sinh trùng plasmodium gây ra. Bạn có thể dùng lá cây mật gấu để chữa bệnh sốt rét.

    Cách dùng: Dùng một nắm nhỏ lá mật gấu sắc cùng 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén, chia uống 3 lần/ngày.


    6.7. Hạ huyết áp

    Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là vấn đề rất nguy hiểm và không có triệu chứng báo hiệu nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng.

    Trong lá có chứa kali có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. Bạn có thể sử dụng cây, lá, rễ mật gấu để giúp hạ huyết áp.

    Cách dùng: Rửa và đun sôi khoảng 5 lá mật gấu tươi với 3 chén nước nấu cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén, để nguội, lọc bỏ bã, chia uống 2 lần/ngày.


    6.8. Điều trị viêm ruột thừa

    Bạn có thể dùng lá để điều trị viêm ruột thừa.

    Cách dùng: Lấy 30g lá mật gấu tươi, 400ml nước và 1 thìa súp mật ong. Đun sôi 30g lá trong 400ml nước, để nguội, lọc bỏ bã, pha cùng mật ong uống 3 lần/ngày, uống cho đến khi bệnh thuyên giảm.


    6.9. Điều trị bệnh đái tháo đường

    Trong lá có chứa chất andrographolide có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh lá có thể làm giảm lượng đường trong máu ở chuột đực. Vì vậy, lá mật gấu cũng có thể là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là để trị bệnh đái tháo đường.

    Cách dùng: Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.


    6.10. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp

    Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn có thể dùng lá để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

    Cách dùng: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.


    6.11. Điều trị bệnh lỵ Bacillary

    Bệnh lỵ Bacillary là một căn bệnh của đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra. Bạn có thể dùng lá để trị căn bệnh này.

    Cách dùng: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.


    7. Thận trọng khi dùng cây Mật gấu

    Trước khi dùng cây mật gấu, bạn nên lưu ý những gì?

    Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, không dùng quá liều và dùng kéo dài.

    Bạn chỉ nên sử dụng nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 – 4 tuần sau đó dùng tiếp.

    Khi mới sử dụng, bạn nên bắt đầu với liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đặc trị (thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết). Ngoài ra, bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể.

    Ngoài ra, nhiều người vẫn nhầm tưởng cây mật gấu và cây mật nhân là giống nhau. Thực tế, 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau về hình dạng, tên gọi cũng như công dụng. Muốn tìm hiểu về cây mật nhân, bạn có tham khảo thêm bài viết Mật nhân là thảo dược gì? Của Hello Bacsi nhé.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    Cây Chè

    1. Đặc điểm thực vật

    Chè là một cây gỗ, mọc hoang và không xén có thể cao tới 20m, cây có thân to tới một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Nhưng trong khi trồng người ta thường cắt xén cho tiện hái nên cây chỉ cao 1, 5 – 2m. Cây có nhiều cành ngay từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to và trắng, có mùi thơm, mọc ở kẽ lá, nhiều nhị. Quả là một nang, thường có 3 ngăn. Quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.


    [​IMG]

    Hình ảnh: Cây Chè

    2. Phân bố, thu hái và chế biến

    Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc đã biết dùng chè từ 2500 năm trước công nguyên, sau tới Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Hiện nay cây chè được trồng ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Xrilanca..

    Tại nước ta, chè được trồng ở nhiều tỉnh: Thái nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng..


    [​IMG]

    Hình ảnh: Cây Chè

    Chè dùng làm thuốc thường hái vào mùa xuân. Lấy búp lá non, vò rồi sao cho khô giống như cách chế chè hương pha nước uống của nhân dân, cho nên có thể dùng chè hương (hay chè xanh) làm thuốc.

    3. Bộ phận dùng

    Lá và nụ hoa

    [​IMG]

    Hình ảnh: Cây Chè

    4. Vi phẫu lá

    Biểu bì trên không mang lỗ khí và thường không có lông, tế bào nhỏ, nhiều cạnh không đều. Biểu bì dưới nang lông và lỗ khí. Lông đơn tế bào, dài, thành dày, đầu nhọn. Mô giậu có hai hàng tế bào. Tromg mô mềm có rất nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai, có thể cứng thành dầy. Gân giữa có những thể cứng, nhiều tình thể calci oxalat, bó libe gỗ có một vòng sợi trụ bì bao bọc.

    5. Thành phần hóa học

    Người ta thường dùng búp chè (tôm + 3 lá) để sản xuất chè xanh và chè đen. Thành phần hóa học của chè phụ thuộc vào giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác và thu hoạch.. Trong búp chè gồm:

    – Nước: 75 – 82%

    – Tanin: Là hỗn hợp catechin (30 – 35%). Theo kết quả nghiên cứu chè ở nước ta: Ở tôm có 36, 75%, lá thứ nhất có 37, 77%, lá thứ hai: 34, 74%, lá thứ ba: 30, 77%, cuộng: 25, 56% tanin.

    – Alcaloid: Cafein là alcaloid chính (2, 5 – 4, 5%. Trong lá thứ nhất: 3, 39% lá thứ hai: 4, 20%, lá thứ ba: 3, 40% lá thứ tư: 2, 10%, cuộng chè: 0, 36%. Ngoài ra còn có lượng rất nhỏ theophyllin (0, 02 – 0, 04%), theobromin (0, 05%) adenin và xanthin.

    – Protenin và acid amin: Protein thường kết hợp với tanin. Trong chè người ta đã tìm thấy có 17 acid amin. Các acid amin này kết hợp với đường và tanin tạo ra aldehyd có mùi thơm của chè đen và làm cho chè xanh có dư vị tốt.

    – Glucid và pectin.

    – Flavonoid: Camferol, quexitrin, mirxetin..

    – Dầu thơm: 0, 007% – 0, 009% trong lá tươi.

    – Vitamin A, B1, B2, PP và nhiều nhất là vitamin C.

    – Ngoài ra còn có men (amilase, glucoxidase, protease, perotease, peroxidase và poly-phenoloxidase) và các muối vô cơ.

    Trong nụ chè có cafein (2 – 2, 5%), nước (10%), muối vô cơ và các men..

    [​IMG]

    6.
    15 tác dụng của trà xanh

    1. Làm gỉảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc:

    Một số nghiên cứu gần đây, Trà Xanh có một tinh chất nổi tiếng là epigallocatechin hay EGCG. Chất này có khả năng chống viêm và phòng ngừa một số bệnh mãn tính. Đặc biệt, sự kết hợp của EGG và aztreonam đã làm giảm số lượng vi khuẩn kháng thuốc, chứng tỏ EGCG trong Trà Xanh có chức năng khôi phục lại tác dụng của thuốc kháng sinh, giúp kháng sinh đi vào trong và tiêu diệt vi khuẩn dễ dàng hơn.

    EGCG còn có trong một số loài thực vật khác nhưng khá ít, trà xanh là nguồn EGCG tốt nhất trên hành tinh. Đó là những lý do mà bạn nên sở hữu 1 sản phẩm trà xanh ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe.

    2. Giảm nguy cơ mắc ung thư

    [​IMG]

    Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây ung thư. Thành phần chống oxy hóa trong trà xanh hiệu lực hơn nhiều so với vitamin C và vitamin E, có thể giúp bảo vệ các tế bào không bị phá hủy bởi bệnh ung thư.

    3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Uống trà xanh giúp giảm lượng cholesterol và do đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Thậm chí nếu ai từng bị đau tim, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tế bào bị phá hủy và tăng tốc quá trình phục hồi tế bào tim mạch.

    4. Làm chậm quá trình lão hóa

    Trà xanh cũng giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Trong trà xanh có chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.

    5. Giúp giảm cân nặng

    Đây có lẽ là lợi ích hữu hiệu nhất của trà xanh. Trà xanh có thể giúp đốt cháy mỡ và tăng cường khả năng trao đổi chất một cách tự nhiên, đốt cháy gần 70 calo mỗi ngày. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ. Do đó, cùng một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, trà xanh có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả nếu bạn kết hợp uống trà xanh mỗi ngày.

    6. Giúp hệ xương khỏe mạnh

    Chứa florua cao, trà xanh còn giúp hệ xương của bạn khỏe mạnh. Do đó, để bảo vệ hệ xương cho mình, hãy uống trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, trà xanh còn có thể giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp.

    7. Giảm lượng Cholesterol

    Trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc giảm lượng cholesterol xấu, qua đó tăng lượng cholesterol tốt nhiều hơn so với cholesterol xấu.

    8. Tăng cường trí nhớ

    Không chỉ giúp thúc đẩy sức mạnh cho các bộ phận trên cơ thể, trà xanh còn giúp trí óc của bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn. Trà xanh giúp bảo vệ bộ não của bạn với sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin (có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính).

    Không những thế, trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

    9. Giúp gan khỏe mạnh

    Các vấn đề về gan đang là vấn đề phổ biến ở nhiều nam giới hiện nay. Trà xanh giàu cachein – cũng là một loại chất chống oxy hóa thực vật có thể cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan.

    10. Duy trì mức huyết áp

    Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.

    11. Giảm rủi ro bệnh tiểu đường

    Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, uống trà xanh tốt cho việc cải thiện sự nhạy cảm với insulin và giảm lượng đường trong máu. Nói chung, lượng đường trong máu có xu hướng tăng theo tuổi tác nhưng các chất polyphenols và polysaccharides có trong trà xanh giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp.

    Nếu khẳng định trà xanh chữa bệnh tiểu đường thì chưa có tài liệu y học nào khẳng định nhưng trà xanh giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại II là điều mà các bác sĩ thường chia sẻ với bệnh nhân

    12. Tăng cường hệ miễn dịch

    Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng.

    13. Ngăn ngừa bệnh cảm cúm

    Trà xanh cùng với vitamin C giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng với bệnh cúm và cảm lạnh. Và cũng với chất chống oxy hóa catechin có trong trà xanh có thể giúp điều trị chứng bệnh này.

    14. Giảm nguy cơ hen suyễn

    Các theophyline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.

    15. Ngăn chặn sâu răng

    Chắc hẳn bạn đã biết, trà xanh là thành phần được sử dụng phổ biến trong nhiều loại kem đánh răng, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. Hơn nữa, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
  5. Thu Hương Nguyễn Thị Thương Quê

    Bài viết:
    95
    Những cây thuốc thuốc quý trong đĩa rau sống nhà bạn

    1. Bạc hà

    [​IMG]

    Bạc hà là một vị thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ..

    Tinh dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Tinh dầu bạc hà tự nhiên giúp thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.

    Phụ nữ có thai thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

    2. Thì là


    [​IMG]

    Cây thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng.

    Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng, mụn nhọt sưng tấy, mất ngủ và đau răng.

    Các nhà khoa học Ấn Độ còn phát hiện ra rằng chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E. Coli..

    3. Sả


    [​IMG]

    Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

    4. Húng quế


    [​IMG]

    Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực.

    Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

    5. Gừng

    Gingerol và shogaol có trong gừng giảm co thắt đường tiêu hóa, từ đó làm giảm buồn nôn hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống say tàu xe.

    6. Rau mùi

    Các axit cacboxylic trong rau mùi sẽ bám vào các kim loại nặng như thủy ngân trong máu và mang chúng ra khỏi cơ thể. Loại bỏ chúng sẽ giúp giảm sự tích tụ độc tố gây mệt mỏi mãn tính, đau khớp và trầm cảm.

    7. Lá lốt


    [​IMG]

    Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

    Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau răng, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt..

    8. Tía tô


    [​IMG]

    Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốcđược dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.

    Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.

    Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P.. tía tô rất tốt cho phổi và phế quản.

    Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

    9. Diếp cá


    [​IMG]

    Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu.

    Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.

    Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược.

    Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

    (Nguồn tham khảo)
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...