Hỏi đáp Khi rất muốn học nhưng lại mê chơi game thì phải thế nào?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Kirara0227, 19 Tháng ba 2021.

  1. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Học mà chơi, chơi mà học có thể không?

    Chương trình học tập hiện nay được đánh giá là khá nặng nề đặc biệt giáo trình Toán - Lý - Hóa khi những nước như Mỹ và Tây Âu áp dụng cho cho chương trình đại học thì tại nước ta đang được áp dụng giảng dạy cho các em học sinh phổ thông. Có em sẽ bỏ sức ngày đêm cày cuốc để cố gắng nắm vững chương trình (chưa kể đến việc đạt được sự xuất sắc) các môn học trên trường, nhưng cũng phần đa những em học sinh lại rơi vào tình trạng chỉ nắm sơ thậm chí là khó mà theo kịp bài. Chính điều này đã tạo nên áp lực học tập ngày càng tăng đè lên thế hệ trẻ nước ta và để giải tỏa những áp lực này thì chơi game chính là cách phổ biến và được nhiều em sử dụng nhất.

    Game là gì? Có thể hiểu nó là một khái niệm để chỉ trò chơi điện tử (yêu cầu phần cứng là các thiết bị điện tử) nhằm mục đích chơi đùa, giải trí và có thể là một công cụ cho việc học tập.

    Tuy vậy, không phải bậc phụ huynh nào cũng cảm thấy chơi game là một hoạt động giải trí bình thường vì đơn thuần họ nghĩ game là một thứ độc hại ảnh hưởng tinh thần con trẻ và sợ con họ trở thành "nghiện game". Vì thế việc hạn chế thậm chí là ngăn cấm con trẻ được tiếp xúc với các hình thức, thể loại game. Song việc người trẻ tò mò, thích thú với công nghệ là điều không thể tránh khỏi và game là một hình thức của nó, bằng cách này hoặc cách khác các em sẽ tìm cách để được thỏa mãn trí óc ham muốn khám phá của mình. Như một cán cân, bạn bỏ chút thời gian chơi game thì sẽ mất từng đó thời gian để học tập và ngược lại. Để cân bằng giữa học và chơi vẫn là câu hỏi còn bỏ dở.

    Vậy việc đưa game áp dụng vào học tập có khả thi không? Có thể nào học mà chơi, chơi mà học không?
     
    Aishaphuong, Claire2611Hoa Hầu Ngọc thích bài này.
  2. Hoa Hầu Ngọc

    Bài viết:
    15
    Một vấn đề rất hay.

    Theo như mình thấy thì việc đưa game vào trong chương trình giáo dục không phải là một điều khó có thể thực hiện. Trên thực tế, có rất nhiều phần mềm như Mario Teacher Typing (game luyện gõ bàn phím) hay Skillz (game rèn luyện trí não) giúp cho các em học sinh hay thậm chí là các bậc phụ huynh nâng cao kĩ năng của bản thân. Đồng thời, chơi game nước ngoài còn có thể giúp cho các em học sinh quen dần với Tiếng Anh, ngôn ngữ giúp chúng ta giao lưu và phát triển ra toàn thế giới.

    Đối với một người hay chơi game như mình, điều mà mình cảm thấy thích thú khi chơi game đó là sức hấp dẫn từ phần thưởng hay vật phẩm mình được nhận sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Phần thưởng trong game vô cùng đa dạng, nó có thể là điểm số, kĩ năng, thẻ bài hay là một hiệu ứng mới trong game. Vì hầu hết game online lúc mới tải đều miễn phí nên việc thu hút được nhiều game thủ tới chơi cũng là một điều hiển nhiên. Càng chơi, người chơi sẽ càng bị đắm chìm trong cái thế giới lên cấp và thăng hạng không có hồi kết ấy. Nhiều người nói chơi game là để trốn tránh thực tại, mình phải công nhận điều đó là đúng. Dù không phải ai cũng muốn mượn game để bỏ qua thực tại, nhưng chính sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự thiếu thốn trong giao tiếp cũng như sự căng thẳng đến đỉnh điểm trong học tập lẫn thi cử đã khiến các em học sinh phải tìm cách đến với game như một sự giải tỏa. Và rồi cứ thế, nó trở thành một cơn nghiện.

    Nói về game thì có rất nhiều, nội dung cũng vô cùng đa dạng. Có những tựa game giúp ta hiểu biết thêm về những trang lịch sử hào hùng, cũng có những tựa game giúp cho chúng ta cảm thấy biết ơn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống qua những bài học nhân văn. Nhưng rồi, có khen thì cũng phải có chê, chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác với những thể loại game máu me, bạo lực và mang yếu tố nhạy cảm. Nếu các em học sinh mà lỡ tiếp xúc với những thể loại như thế này thì dù ít hay nhiều, cách suy nghĩ và lối sống của các em sẽ không còn được như trước nữa. Trưởng thành là một việc tốt, nhưng trưởng thành quá sớm thì tuổi thơ của các em sẽ còn lại được bao nhiêu?

    Phụ huynh sẽ khó có thể ngăn cấm các em không được chơi game, cũng như không thể quản chế hết được nhưng nội dung mà các em đang chơi. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đối với cuộc sống của các em vẫn là môi trường xung quanh và cách giáo dục của mỗi gia đình.

    Đấy là ý kiến của riêng của một người thích chơi game như mình thôi, và tất nhiên sẽ có những người sở hữu những điểm nhìn khác hẳn so với mình.
     
    Claire2611, Pickle không chuaKirara0227 thích bài này.
  3. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Cảm ơn ý kiến của bạn nhiều lắm. Hiện tại mình làm đề tài về mặt này để phát triển thành luận án tốt nghiệp của mình và mong muốn sẽ tạo nên một sự thay đổi trong tư duy mà cũng như cách mà các game thông thường đang vận hành. Hy vọng một ngày không xa cả học lẫn chơi sẽ trở thành mới quan hệ tương hỗ chứ không tách biệt như hiện tại nữa.
     
    Claire2611Hoa Hầu Ngọc thích bài này.
  4. Hoa Hầu Ngọc

    Bài viết:
    15
    Chúc bạn hoàn thành tốt bài luận án tốt nghiệp nha! ^^

    Hy vọng trong tương lai các nhà làm game sẽ phát hành thêm nhiều tựa game hỗ trợ cho nền giáo dục.
     
    Kirara0227 thích bài này.
  5. Pickle không chua I am a simp because of your eye and smile.

    Bài viết:
    66
    Một câu hỏi nhưng khơi dậy nên rất nhiều vấn đề, muốn thay đổi thì không thể chỉ đề cập tới bề nổi, mà hơn hết là cái gốc cái ngọn, thứ mà ai cũng nghĩ nhưng ít ai đề cập hoặc vốn là quá phức tạp để sửa chữa.

    Thứ nhất là ở hệ thống giáo dục: Số nhiều học sinh học xong đều ngẩng ngơ hỏi rốt cục mình học gì, mình thích gì, giỏi về cái gì bởi căn bản môn nào cũng phải ở mức chấp nhận được cho nên xoay một vòng vẫn không rõ, tôi cũng là một trong số đó. Từ mục đích không rõ ràng, tầm nhìn xa không chắc chắn nhưng tầm nhìn gần là đua điểm số (trường hợp này VN hay phương Tây đều có nhưng nhìn chung Phương Tây chương trình cơ bản là có ở cấp độ trung học, nhưng nó cũng đi đôi với nhiều lớp mở rộng hướng thẳng đến ngành nghề nên học sinh có nhiều lựa chọn để thử sức. Nhưng vẫn vướn phải mấy bài kiểm tra căn bản theo lối mòn mà giáo viên phải đi theo). VN nói chung cũng như cá nhân gia đình nói chung liệu có thể đưa vào đa dạng môn như phương tây không? Nếu có thể, mất bao lâu, nhân lực cần bao nhiêu, trình độ giáo dục ở mức nào, môn nào thích hợp để thử và bao nhiêu học sinh sẽ đăng kí.

    Nếu chương trình học hấp dẫn, học sinh tìm được cách học hợp lý, khiến cho chúng hứng thú, không cần bạn phải đẩy thuyền, thuyền cũng tự xuôi nước.

    Em tôi lúc còn ở VN thì nó sao cũng được, giờ thì ngồi mò điện thoại học tiếng Tây ban nha với bên hình sự

    Thứ hai là ở nhà phát hành game: Bất kể điều gì cũng có hai mặt của nó, người làm game vì mục đích tốt, cũng có người vì muốn kiếm lợi nhuận, nhìn chung nó vẫn là sản phẩm của trí tuệ, không ít thì nhiều. Trí tuệ sáng tạo là đáng giá, cũng không nên bị kiềm chế mà cũng chẳng kiềm chế được. Game theo chương trình giáo dục thì chỉ có thể ở một cấp độ nhất định. Trẻ con càng lớn thì mọi thứ cũng phát triển, game theo chương trình cũng phải thay đổi theo, nếu có game ở toán cao cấp, hay lịch sử, địa lý.. sẽ có bao nhiêu người tình nguyện chơi đây? (không vơ đũa cả nắm nhé)

    Mà cần người có kiến thức cỡ nào và còn phải có thỏa thuận với nhà làm game, hoặc họ phải biết về lập trình để tạo game. Nếu là thỏa thuận, liệu đó có là thỏa thuận công bằng không khi game về giáo dục nếu không được nhà trường muốn và áp dụng vào giảng dạy thì vốn đâu, lời đâu, người góp ý tưởng sẽ hưởng số lương xứng đáng?

    Thứ ba là môi trường: Học đi đôi với hành, mà vừa học cũng có thể vừa chơi, nhưng chơi ở đây là chơi cái gì? Gia đình bận rộn, ít có thời gian với con trẻ, xã hội thì không đủ an toàn như xưa mà thả rông chơi cả buổi rồi về. Quanh quẩn trong nhà, môi trường sáng tạo không có, chỉ có mặc định làm theo những gì người khác cũng đang làm, cứ như vậy một lối mòn mà con người nếu không thể giao tiếp thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý cho nên không đi đường này, thì cũng đi đường khác

    Mặc khác, trí tò mò là không giới hạn. (cần nhấn mạnh)

    Em họ tôi hiện tại chỉ mới lớp một, trường cho máy tính (đã được cài đặt chương trình cụ thể cho ứng dụng học), vừa game vừa học, đồng thời cũng có môi trường mở để chơi ngoài trời hoặc là trong nhà. Kết quả là có, và kết quả tốt nhưng về sau ra sao thì chả biết được

    Thứ ba là tâm lý người dùng (từ phụ huynh cho đến học sinh theo từng độ tuổi cụ thể) : Ba mẹ hoặc là bỏ mặc con chơi thì chơi hoặc là sẽ la mắng không cho chơi nhiều, hoặc là cấm tuyệt không cho rồi sẽ tìm nguyên nhân để đổ lỗi, thêm một phần khác là không phải ai cũng rành về công nghệ trong khi con trẻ tay chân nhanh nhạy, nhiều trò nhiều mánh.

    Về phía trẻ, nếu cho chơi nhiều thì sẽ dễ hướng về game bởi đơn giản nó thu hút hơn khi có thử thách, tăng tương tác cũng như tò mò còn đối với việc học, phải ngồi hàng giờ, suy nghĩ cho một bài toán người dạy không giận thì con trẻ cũng thấy bất lực nếu không được khuyến khích hợp lý (tôi cho đến bây giờ nếu có người khen thì còn quay ra nghi người người ta là có thật lòng mà khen ngợi không)

    Thứ tư là sự dao động của mỗi điều kiện tác động lên từng cá thể: Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi đứa bé một tính cách, ba mẹ tác động, xã hội tác động, bạn bè tác động, có chung là cùng ngồi xuống với một tâm thế chấp nhận lắng nghe mà tìm ra giải pháp thích hợp cho con cái nhà mình thôi. Game không xấu, quan trọng là dùng như thế nào, mà dùng có đúng cách không hay thôi.

    P/S: Đoạn mình viết vẫn còn rất nhiều lỗi, nhìn chung đây là một vấn đề khó, nếu tách ra từng phần, nhìn nhận theo mỗi khía cạnh để phân tích thì mình nghĩ là khá ổn nếu bạn biết cách A tác động đến B mà B ảnh hưởng C cho nên A nhìn chung là nguyên nhân của C.

    Quá dài nên lười nghĩ, lười viết.

    Thân
     
    Kirara0227 thích bài này.
  6. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Cảm ơn ý kiến của bạn nhiều, đúng thật không phải dễ dàng để đi đến sự thấu hiểu và thay đổi cả một hệ thống to lớn.
     
    Pickle không chua thích bài này.
  7. Pickle không chua I am a simp because of your eye and smile.

    Bài viết:
    66
    Nếu bạn đọc tiếng anh tạm ổn, bạn có thể tìm gõ tên miền kèm.org. Gov. Edu hoặc là data base tìm mấy bài nghiên cứu về ảnh hưởng của game lên từng độ tuổi. (với mấy cái chốt cuối đó thì đều là nguồn đáng tin cậy để đọc) ví dụ như "Does aggressive behavior caused by video game.org"

    Nhìn chung, có người kết luận game ảnh hưởng đến hành vi nhưng khoa học thì chưa chắc cho ra kết luận như vậy nếu mình không lầm. Bởi nếu đào sâu thêm về vấn đề gia đình và tâm sinh lý của những người bị lên án là có hành động tiêu cực sẽ lộ ra, mà đó lại là một vấn đề khác.

    Với lại, mỗi người chơi cũng có một mục đích khác nhau mà.
     
    Claire2611Kirara0227 thích bài này.
  8. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Ôi trời, cảm ơn bạn yêu nhiều nhiều luôn á
     
    Pickle không chua thích bài này.
  9. Pickle không chua I am a simp because of your eye and smile.

    Bài viết:
    66
    Nếu bạn cần thì có thể gởi tin nhắn mình (mình định nhắn cho bạn nhưng page của bạn đóng nên chịu), dù sao cũng là cuối tuần, nếu giúp được thì mình sẽ giúp.

    P/S: Không biết có nhiệt tình quá thành ra phiền không, nếu có thì mong bỏ qua, cũng không cần nhắn làm gì.
     
    Kirara0227 thích bài này.
  10. Kirara0227 Yêu thịt nướng

    Bài viết:
    79
    Mình rất biết ơn sự nhiệt tình của bạn luôn ấy.

    Page mình hình như người khác vẫn đăng bình luận được, không biết có trục trặc gì không.

    Nhưng nếu bạn muốn góp ý thêm về chủ đề này có thể nhắn Zalo với mình qua số 0385272946 hoặc tìm kiếm Kiara0227 (Dung Nguyễn) trên facebook vẫn ra mình bạn nhé.
     
    Pickle không chua thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...