Khẳng Định Chính Mình - Lưu Dung

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi fseatdn, 28 Tháng mười 2018.

  1. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Tên sách: Khẳng định chính mình

    Tác giả: Lưu Dung

    Người dịch : Thu Hiền

    Nhà xuất bản Thanh Niên (tháng 9/2002)

    Cuốn sách Khẳng Định Chính Mình này có thể nói đó là những bức thư của tác giả (Lưu Dung - Trung Quốc) gửi cho cậu con trai của mình, hoặc cũng có thể nói đây là quyển sách tác giả viết tặng các bạn trẻ trong và ngoài nước. "Mỗi chúng ta nên biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ! Trước khi được người khác khẳng định, ta phải tự khẳng định mình trước đã!" - Đó là thông điệp mà cuốn sách này muốn gửi đến bạn.

    Nguồn: Thư viện Khoa học VLOS

    a.jpg

    Lời nói đầu

    Kể từ khi tốt nghiệp tiểu học cho đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, các bài giảng đều đã "chữ thầy trả thầy", nhưng riêng có một bài mà tôi không bao giờ quên, thậm chí có thể nói bài học đó đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời tôi, cho đến tận bây giờ nó vẫn hiện rõ trong trí óc:

    "Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!"

    Điều đó không có nghĩa là ngay từ nhỏ, ta đã muốn làm một vĩ nhân, nhưng qua đó tôi đã rút ra được một điều:

    "Nếu bản thân chúng ta không biết coi trọng chính mình, khẳng định sự tồn tại của mình, thì làm sao ta có thể yêu cầu người khác khẳng định ta?"

    Hồi học cấp hai, sau khi nghe giảng xong chương "Sinh lý", thầy giáo nói: "Hãy thử nghĩ xem, chúng ta mới hạnh phúc làm sao! Chúng ta đã cạnh tranh cùng với bao nhiêu kẻ khác để được bố mẹ sinh ra và tại sao không phải là người khác mà lại chính là chúng ta? Trước khi chào đời, chúng ta đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh lớn và giành thắng lợi! Vì vậy dù chúng ta có đẹp, hay xấu, có thông minh, hay đần độn, thậm chí có bị tàn phế, thì đó vẫn là một niềm hạnh phúc".

    "Sự tồn tại của chúng ta là duy nhất, trên thế giới này không thể tìm ra một người thứ hai giống hệt ta!"

    Lên cấp ba, tôi có đọc cuốn sách "Ni Thái Ngữ lục", nội dung đa phần rất khó chấp nhận, nhưng có một vài câu khiến tôi rất cảm động:

    "Đời người là một dòng chảy ô hợp, muốn làm lắng đọng dòng chảy này mà không làm mất đi sự thuần khiết trong sạch, con người tất phải trở thành biển lớn!"

    Cuốn sách đó cũng nêu: "Con người là cái mà ta cần phải vượt lên. Bạn đã làm gì để vượt lên con người đó chưa?". Tác giả đã dùng giọng điệu rất mạnh mẽ khi khẳng định: "Nếu không phải là dân du mục, thì chính là bầy cừu!"

    Từ đó trong tôi bắt đầu hình thành nên ý tưởng "Khẳng định chính mình", thử vượt lên trên rất nhiều nhược điểm từ trước tới nay của mình, và hy vọng mình sẽ vượt lên "mình của ngày hôm qua". Tôi rất thích một câu trong "Lễ ký" :

    "Nếu như mỗi ngày đều có cái mới, thì mỗi ngày đều sẽ mới, và ngày mai cũng sẽ mới".

    Vĩ nhân biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ - Đó chẳng phải là triết lý của Mạnh Tử sao?

    Học đại học năm thứ nhất, tôi được đọc quyển "Từ thoại dân gian" của Vương Quốc Duy, trong đó có đoạn: "Phàm là những người làm việc lớn, đều phải trải qua ba giai đoạn: Gió tây buốt giá thổi rụng lá cây, một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời..".

    Tôi ngẫm suy về ba giai đoạn đó, đọc nghiền ngẫm từng từ và cảm nhận sâu sắc cảm giác cô độc quạnh hiu khi đối diện với con đường heo hút "một mình cô độc bước lên lầu cao, trông về hướng xa xa nơi chân trời" và một tấm lòng "quên mình vì người khác"; khi xác định giai đoạn khởi phát của cuộc đời, trước tiên phải biết "khẳng định chính mình"!

    Sau này ra nước ngoài, tình cờ tôi đọc được một bài báo, trong đó có viết: "Người thành công chưa chắc đã có tài năng vượt trội, mà thường là có một khí chất đặc biệt hơn người – Đó chính là anh ta không tin mình không thể không thành công, và biết hận bản thân khi mình không thành công. Chính sự phẫn nộ đó đã hóa thành sức mạnh, giúp anh ta thành công!"

    Câu nói có sức mạnh nhất trong bài báo đó là: "Cái khí chất phải có của một vĩ nhân, chính là tự nhận thấy mình trở nên vĩ đại!"

    Một hôm, tôi đến thăm quan một nhà thờ Hồi giáo, khi mọi người làm lễ, một vị đứng ở trên cao hô lớn. Tôi hỏi phiên dịch, ông ta đang hô to câu gì vậy, cậu phiên dịch nói:

    "Thành công hãy đến mau! Thành công hãy đến mau!"

    Tôi bỗng thấy vô cùng xúc động: Thành công không phải là cứ chờ đợi là sẽ có, thành công cũng không dựa vào cơ duyên, thành công chính là cái đích mà ta cần đi tới.

    Đã đi đến hơn nửa cuộc đời, tôi không nghĩ rằng mình đã thành công, nhưng tôi luôn đi tìm kiếm một cái Tôi thành công hơn ngày hôm qua. Tôi cũng không cho rằng mình có tài năng hơn người, nhưng tôi không tin thành quả của nỗ lực lại thua kém người khác. Tôi luôn luôn tâm niệm câu nói:

    "Mỗi chúng ta nên biết coi trọng chính mình ngay từ nhỏ!

    Trước khi được người khác khẳng định, ta phải tự khẳng định mình trước đã!"
     
    kwondami.cb, PhoenixfireMinh Nguyệt thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng mười 2018
  2. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 1: Dấu chân trên tuyết

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ăn cơm xong, con liền gọi điện thoại liên tục, gọi một tiếng không thưa, gọi hai tiếng cũng không thưa, gọi đến ba lần cũng vẫn không thưa, cho đến khi ba phải quát lên: "Nếu con muốn gọi điện thoại, thì hãy ra ngoài mà gọi!". Con đã ra khỏi nhà sau tiếng kéo cửa rầm một cái.

    Ngoài trời tuyết rời thật nhiều, bà nội con vội chạy ra xem mắc áo ngoài cửa, và hốt hoảng khi con không mặc áo khoác ngoài. Mẹ con đứng bên cửa sổ, dõi theo xem con đi về hướng nào. Còn ba ngồi lặng người trong phòng khách, nhớ lại một cảnh trong một bộ phim mà ba đã xem:

    Thầy giáo quát cậu học trò cưng của mình: "Mày cút đi cho khuất mắt tao!". Cậu học trò theo thầy dã mười mấy năm nay, giờ quay đầu bỏ đi thật.

    Đến tận bây giờ, ba vẫn nhớ như in giọng nói run rẩy của diễn viên Vương Dẫn: "Nuôi nó mười mấy năm trời, chỉ một câu thôi, mà nó bỏ đi thật!"

    Vương Diễn diễn xuất thật xuất sắc! Sự phẫn nộ, tê tái và hụt hẫng trong con mắt ông chẳng phải là tâm trạng của ba lúc này hay sao?

    Con ơi, hai ba con mình đã to tiếng bao nhiêu lần chỉ vì việc gọi điện thoại của con! Lẽ nào điện thoại lại đáng để con làm tổn thương tình cảm giữa con và ba mẹ hay sao?

    Có thể là do giận dỗi, con nói rồi quên, nhưng con có biết điều đó đã khiến ba mẹ đau lòng lắm không?

    Ba còn nhớ hai hôm trước, ba mẹ trách con đã tiêu tốn quá nhiều tiền điện thoại, vậy mà con nỡ nói: "Gọi hết bao nhiêu tiền, con sẽ tự trả, được chưa?"

    Con có nhớ mẹ con nhờ con đánh giúp một bức thư, con đã phàn nàn như thế nào không? Con nói: "Trời ạ, của con, con phải tự đánh, của ba mẹ, con cũng lại phải đánh nữa!"

    Ba nghĩ, có thể một ngày nào đó khi con kiếm được nhiều tiền rồi, trong lúc bực bội với ba mẹ, chắc con sẽ nói:

    "Như thế này vậy! Ông bà thử tính xem từ nhỏ cho đến lớn, tôi tiêu mất bao nhiêu tiền của ông bà? Uống bao nhiêu sữa, mặc bao nhiêu bộ quần áo, tôi sẽ viết phiếu chi, trả một lần cho xong, không có nợ nần gì nữa!"

    Và sau đó có thể con cũng giống như cậu học trò đó – rũ bỏ tất cả mà ra đi, thực sự được độc lập tự do! Chẳng phải vậy sao?

    Trước đây, ba đã từng đọc cuốn sách nói về sự trưởng thành của con cái, rằng con cái khi trưởng thành rồi chỉ muốn xa rời cha mẹ, và khi xa cha mẹ rồi, lại muốn hòa hợp cùng với một cá thể khác, trở thành một gia đình mới. Khi đó, đọc những dòng trên, ba chẳng có cảm xúc gì, nhưng hôm nay trông thấy con từng bước rời xa ba mẹ, ba mới tự an ủi mình bằng lý luận của cuốn sách đó: "Đó là lẽ thường tình mà, con cái lớn rồi, nó có chủ kiến và tính phản kháng của bản thân, để thoát khỏi cha mẹ, trở thành kẻ độc lập!"

    Vấn đề là ở chỗ, thoát ly ba mẹ là có thể phủ nhận tình yêu của ba mẹ sao? Tình yêu ba mẹ dành cho con suốt mười mấy năm qua, lẽ nào lại có thể đo được bằng giá trị của sữa và quần áo? Sao con không cộng thêm cả cuộc sống của con nữa?

    Khi ba bằng tuổi con, ba cũng có tính ngang ngạnh, thường tự đem so sánh mình với người khác, than vãn gia cảnh nhà mình không tốt, trách cha mẹ quá nghiêm khắc, nhưng có một hôm ba đọc được vở kịch "Kết cục" của Samuel Beckett, trong đó có đoạn:

    Cậu con trai hét lên với cha mình : "Thật đốn mạt! Tại sao ông lại sinh ra tôi?"

    Cha: "Ta không biết"

    Con: "Sao? Ông không biết cái gì?"

    Cha: "Ta không biết được kẻ được sinh ra lại chính là mày!"


    Ba bắt đầu hiểu ý nghĩa sâu sa trong đó, hiểu được quan hệ giữa cha mẹ và con cái không thể lựa chọn được. Điều quan trọng nhất là tầng quan hệ này vĩnh viễn không thể tách rời được.

    Vì vậy con có thể oán trách ba mẹ đã quản lý giáo dục con bằng quan niệm của người Trung Quốc, trách ba mẹ không phải là nhà triệu phú, thậm chí con có thể trách ba mẹ không quan tâm.

    Nhưng, con không thể trách chúng ta là cha mẹ của con.

    Và cũng như vậy, chúng ta không thể ân hận vì đã sinh ra con.

    Có được con, ba mẹ chỉ có thể nói lời cảm ơn. Ba nhớ khi con còn bé, ba mẹ thường nói lứa tuổi đi nhà trẻ là đáng yêu nhất, lúc ấy con hoàn toàn thuộc về ba mẹ, và con đi học rồi sẽ không được như thế nữa.

    Thế nhưng khi con học tiểu học, ba mẹ lại nói: Trước khi vào trung học thì con cái vẫn còn ngây thơ vô tư.

    Và đến khi con học trung học, ba mẹ lại nói: Con cái lớn rồi, có thể nói chuyện với con như một người bạn, thật thú vị biết bao!

    Và sau này khi con xa nhà, vào đại học, ba mẹ đã để con tuột khỏi tay mình!

    Thế nhưng ba tin rằng, cho đến tận khi con xây dựng gia đình riêng, thì ba mẹ sẽ vẫn nói: "Mặc dù nó hiếm khi về thăm nhà một lần, nhưng nghĩ đến nó, mình cảm thấy rất ấm lòng!"

    Đó chính là tình yêu da diết, tự thân, tự nhiên, không bao giờ khiến người ta phải hối hận!

    Chỉ có điều, ba không biết rằng, khi con lớn dần lên, con có cảm nhận thấy ở mỗi giai đoạn thì tình yêu của ba mẹ đều có những điểm khác nhau? Hay con sẽ nói càng ngày càng đáng ghét và phiền phức, con chỉ muốn trả ba mẹ hết nợ nần, để không còn bị quản thúc nữa?

    Con hãy cứ yên tâm! Dù con có lớn, có vĩ đại, có thành công, có thất bại thế nào đi chăng nữa, thì ba mẹ vẫn chăm lo cho con, yêu con nhường ấy!

    Khi con gọi điện thoại công cộng xong và trở về nhà, nếu tinh ý, con sẽ nhận ra mặc dù ba mẹ dường như đang ngủ say, không để ý đến con, nhưng đám tuyết trước cửa nhà vẫn còn mờ mờ dấu chân của ba và mẹ con..
     
  3. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 2: Cẩn thận, đừng tranh chỗ sáng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mấy người bạn Trung Quốc mời con đến dạy đàn cho con cái họ. Và dường như là một thói quen, con đột nhiên đưa ra một ý tưởng, dự định in các tờ rơi, đem dán vào các tấm kính chắn gió ở các nhà ga, bãi đỗ xe.

    "Chưa biết chừng sẽ có bao nhiêu người đến xếp hàng xin học ấy chứ!" – Con hào hứng nói.

    "Ba phản đối!"

    "Tại sao ạ?" – Con đầy vẻ ngạc nhiên – "Chẳng phải từ lâu ba đã muốn con đi làm kiếm thêm tiền sao?"

    Ba không trực tiếp trả lời câu hỏi của con, ba chỉ đưa ra một ví dụ:

    Học trò của ba là Vương Hy, vừa mới thôi việc đưa cơm cho một hàng ăn. Đó vốn là một công việc cũng kiếm khá nhiều tiền, chỉ cần đạp xe qua mấy phố, đưa cơm cho khách hàng, thế là cũng kiếm được vài đồng tiền khách thưởng. Cứ như vậy, số tiền kiếm được cao gấp mấy lần tiền học bổng trong trường.

    Vậy tại sao anh ta lại không làm?

    Vì anh ta nhận thấy việc này rất dễ gặp nguy hiểm. Đã có nhiều người bạn cũng làm công việc đưa cơm như vậy. Khi đến nơi, họ chỉ thấy một căn phòng thật lạnh lẽo, rồi bỗng nhiên một con dao dí sát vào cổ, không những bị cướp mất cơm, vơ vét sạch tiền của, mà còn suýt nữa thì mất mạng.

    "Chúng ta ở chỗ sáng, còn đối phương ở chỗ tối, tất nhiên là mình không thể phòng vệ được rồi" – Vương Hy nói.

    "Con ở chỗ sáng, còn người ta nấp trong bóng tối" – đó chính là nguyên nhân khiến ba phản đối việc con phát các tờ rơi. Trên tờ rơi đó, người khác biết được con là học sinh của Viện âm nhạc Joliet, họ sẽ đoán được tuổi tác, trình độ, kiến thức của con, và số điện thoại sẽ giúp họ biết được địa chỉ của con, thông tin về con cơ bản đều lộ rõ.

    Còn đối phương thì sao?

    Con chẳng biết một chút gì về họ cả!

    Và khi con nhận lời đến chỗ hẹn, liệu có thể xảy ra trường hợp tương tự như việc đưa cơm hộp không?

    Cũng có thể sự việc diễn ra còn nghiêm trọng hơn!

    Ba còn nhớ có lần tuyết rơi rất nhiều, anh bưu tá đưa thư bảo đảm đến, ba mời anh ta vào nhà để ký, anh ta hơi do dự rồi đi vào. Anh ta vừa cười vừa nói, may là người quen, chứ không thì anh ta tuyệt đối không dám vào. Vì trước đây có một cậu bưu tá trẻ được một phụ nữ mời vào nhà, người phụ nữ đó tự lột hết quần áo của mình ra, và nói: "Anh hãy ngoan ngoãn nghe lời tôi, hay là để tôi hô hoán lên là tôi bị cưỡng hiếp?"

    Trước khi ra về, anh bưu tá chau mày nói: "Trên thế gian này việc gì cũng có thể xảy ra, mình cẩn thận một chút vẫn hơn!", và nói thêm: "Khi kẻ lạ ra về, tốt nhất là mình hãy đóng cửa lại, vì có một số kẻ xấu thường đến thám thính trước, khi ra đến cửa liền bí mật nhét mẩu giấy vo tròn vào lỗ khóa, trông có vẻ như cửa đã được khóa kỹ càng rồi, nhưng thực ra vẫn chưa khóa. Hơn nữa, kẻ xấu đó đã nắm chắc tình hình trong nhà rồi, đến khi chúng quay lại cướp, mình khó mà có thể phòng bị được!"

    Còn một điều nữa con cũng nên biết, đó là phòng vệ với những kẻ đồng tính luyến ái.

    Trong thời đại ngày nay, tuy chúng ta không thể nói đồng tính luyến ái là phạm pháp, nhưng chí ít chúng ta cũng phải tự phòng vệ, tránh bị lôi kéo rủ rê.

    Khi học cấp hai, ba đã từng làm quen với một người. Người này giảng giải cho ba về nội dung sách vở như một người thầy mẫu mực, rồi còn mời ba ăn, nhưng dần dần khi thân quen rồi, hắn lại có những hành động kì quái.

    Một đồng nghiệp của ba cũng có nhắc đến trường hợp hồi học trung học của mình. Có lần anh ta đang đứng đọc báo tại quầy công cộng bên ngoài công viên, một cậu thanh niên khoảng hơn hai mươi tuổi vừa đi vừa quay dây chìa khóa, tiến sát gần anh ta, cố ý lấy chìa khóa để va chạm và trêu chọc anh ta.

    Sau này khi đọc bài nghiên cứu về đồng tính luyến ái, ba mới biết được: Đồng tính luyến ái thường có mắc do bị xui khiến, có nghĩa là do dụ dỗ mà trở thành kẻ đồng tính. Dễ bị sa ngã nhất chính là những thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong tình yêu nam nữ.

    Một cậu con trai ngờ nghệch ngây thơ như con chính là mục tiêu lý tưởng của chúng!

    Thời đại khác, hoàn cảnh cũng khác. Trước đây khi lái xe trên đường, trông thấy bên đường có người vẫy xe đi nhờ, họ liền dừng xe lại chờ người ta lên, và đó là điều đương nhiên. Còn ngày nay, ở một số bang đã ra lệnh cấm, vì có quá nhiều đạo tặc. Thậm chí chúng nấp ở một bên, rồi cho một cô gái trẻ đẹp ra vẫy xe, chỉ cần mình mới mở cửa xe thì chúng đã dí súng ngay sau gáy mình rồi.

    Trước đây con có thể gọi taxi ở một góc phố vắng vẻ cũng được, nhưng bây giờ dù con có gọi xe đến nhà đi chăng nữa thì đối phương vẫn yêu cầu con phải để lại số điện thoại để họ gọi lại kiểm tra rồi mới cho xe đến.

    Một anh lái xe nói rất hay:

    "Khách đi xe luôn luôn đề phòng cảnh giác chúng ta, nhưng họ đâu biết rằng chúng tôi cũng đang cảnh giác họ. Đêm hôm khuya khoắt, nếu có mấy người đàn ông vẫy xe thì chúng tôi không dám dừng lại. Chẳng có cách nào khác, vì hai bên đều không biết chút gì về nhau mà!"

    "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". "Binh pháp Tôn Tử" hơn hai nghìn năm trước chẳng phải đã dạy chúng ta rồi sao?

    Vì thế con muốn kiếm tiền, được thôi! Nhưng con tuyệt đối phải biết rõ đối phương trước, không được sơ suất đứng tranh chỗ sáng!
     
  4. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 3: Tình sâu nặng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Đã mấy hôm rồi điện thoại nhà mình sao yên ắng thế, không thấy nó gọi điện cho thằng Thomas, mà cũng chẳng thấy thằng Thomas gọi điện đến!" - Mẹ con rỉ tai ba.

    Thực ra không cần mẹ con nói, ba cũng đã nhận thấy điều đó. Nhất là khi về đến cửa, con đi thẳng vào phòng mình ngay, nằm bất động trên giường, chắc chắn con đang có chuyện buồn trong lòng.

    "Để anh đi hỏi nó!" – Ba nói với mẹ - "Hy vọng không có chuyện gì phiền phức ở trường!"

    Mặc dù mẹ con ngăn không cho ba đi hỏi, mẹ nói như vậy mỗi ngày sẽ bớt được mấy tiếng cước phí điện thoại, nhưng ba vẫn cứ đến gõ cửa phòng con.

    Ban đầu, con cố tỏ ra không có chuyện gì, nhưng cuối cùng con đã kể cho ba nghe. Hóa ra là vì lúc các con đang nói chuyện gẫu với nhau, Thomas đã nói một câu kì thị sắc tộc, con đã tức giận và yêu cầu Thomas phải xin lỗi ngay cô bạn Nina có dòng máu da đen, Thomas không chịu, thế là cãi nhau. Con buông một câu: "Nếu Thomas không xin lỗi Nina, tôi sẽ không chơi với cậu nữa." Thomas cũng buông một câu: "Xin lỗi? Đừng có hòng, không chơi thì thôi, xem ai sợ nào!"

    Thế là các con từ chỗ thân nhau như hình với bóng, trở nên kẻ thù của nhau.

    "Tức nhất là các bạn học xung quanh không những không khuyên giải, mà còn như đang cười chế giễu chúng con vậy. Chúng hết nhìn con lại nhìn Thomas, rồi thầm thầm thì thì với nhau, hoặc là phá lên cười!" – Con đập tường giận dữ.

    Ba rất hiểu tâm trạng con lúc này! Vì cãi nhau với người bạn thân nhất của mình quả là điều tồi tệ.

    Xung khắc với bạn thân thường nóng giận hơn là xung khắc với người yêu.

    Người yêu không vui, có cảm giác như trái tim mình vỡ vụn. Bạn thân mình buồn, lại có cảm giác như "trái tim mình muốn nổ tung". Bạn bè với nhau rất cần chữ "nghĩa", và khi bạn mình "bất nghĩa", thì con sẽ cảm thấy tức giận vì "nghĩa phẫn" (Sự phẫn nộ trước những việc làm trái đạo nghĩa), tức tới mức muốn phát điên!

    Vấn đề là, nếu không có tình cảm, không có tình yêu, thì sẽ không cảm thấy trái tim tê tái và giận dữ, và xét theo một góc độ nào đó thì sự tức giận, đau đớn đó lại không thể chứng minh cho tình cảm của hai người hay sao?

    Cổ nhân thường dùng từ "chia chiếu" để hình dung sự tuyệt giao của tình bạn. Truyện kể rằng Quản ninh và Hoa Hâm vốn là bạn thân của nhau, một hôm hai người cùng ngồi học chung một chiếc chiếu. Nghe thấy bên ngoài huyên náo, Hoa Hâm vội vàng chạy ra xem, đến khi quay lại, thấy Quản Ninh đã cắt chiếc chiếu đó ra làm đôi, và nói với Hoa Hâm: "Cậu không còn là bạn của tôi nữa!"

    Ba hỏi con, Quản Ninh va Hoa Hâm có thực sự là bạn thân của nhau không?

    "Không phải!"

    Con nói đúng! Chỉ vì một sự việc cỏn con mà cắt đứt tình bạn, thì làm sao có thể gọi là bạn được? Bạn bè mà không chân thành, không những không giúp bạn thay đổi mà lại bỏ bạn, thì quả thực không xứng đáng!

    Nói đến đây, chúng ta không thể không khâm phục Bào Thúc Nha! Khi đánh giặc, Quản Trọng nấp phía sau, Bào Thúc Nha biện minh hộ là do nhà Quản Trọng còn có mẹ già, nên không thể không sợ chết. Khi làm ăn buôn bán, Quản Trọng giành tiền nhiều hơn, Bào Thúc Nha cũng rộng lòng không chấp trách, nói do nhà nghèo. Và khi Tề Hoàn Công muốn giết Quản Trọng, thì Bào Thúc Nha càng ra sức bênh vực cho Quản Trọng.

    Quản Trọng trở thành một vĩ nhân trong lịch sử, vậy ai đã giúp Quản Trọng thành công?

    Chính là Bào Thúc Nha!

    Trong tình bạn, cái quan trọng nhất là lượng thứ cho nhau, là đáp lại nhau bằng tấm lòng, chứ không phải yêu cầu bạn bè phải đáp trả lại những gì mình đã bỏ ra.

    Một cô gái khi buộc lòng phải chia tay người bạn trai của mình, cô nói với bạn trong nước mắt: "Cầu xin anh hãy quên em đi, đừng nhớ đến em làm gì. Nếu biết anh vẫn luôn nhớ tới em, trái tim em sẽ tan nát mất!"

    Khi cô bạn gái giận dữ bỏ đi, mặc dù chàng trai biết rõ là cô gái đó sai, nhưng vẫn đi tìm khắp nơi: "Sau khi nguôi giận, cũng có thể cô ấy sẽ hối hận, nhưng vì giữ thể diện trước mặt các chị em khác, nên ngại không quay lại, vì vậy tôi đã tìm cô ấy để xin lỗi trước!"

    Nghe xong những câu chuyện này, con có suy nghĩ gì? Tình bạn giữa con và Thomas là tình bạn "Quản – Bào" hay chỉ là tình bạn "Quản – Hoa?"

    Con hãy nhớ, trên thế giới này không thể có tình bạn nào không xảy ra tranh cãi. Nếu tranh cãi với tinh thần xây dựng thì hai bên sẽ càng hiểu nhau và tình bạn càng thêm trong sáng. Những người bạn thực sự thì không nhất thiết cứ phải là người có lỗi phải bắt tay dàn hòa trước.

    Khi người bạn không có lỗi bắt tay dàn hòa với người mắc lỗi, thì người bạn mắc lỗi đó nắm tay càng chặt hơn. Có sự quý trọng thì càng có sự cảm kích!
     
  5. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 4: Yêu con, chứ không phải muốn làm khổ con

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi mới sang nước Mỹ, ba có gặp một bác đầu bếp người Hoa tại Virginia. Bác vừa mới được bệnh viện cho ra nghỉ ngơi ít ngày, tay trái vẫn còn băng bó rất cầu kì, bác nói với ba bằng giọng rất khách khí:

    "Nghe nói anh đại diện cho nước mình sang đây làm công tác văn hóa, lẽ ra tôi phải làm mấy món ngon để thiết đãi anh, nhưng tay tôi chẳng may lại bị thương, bác sĩ nói sau này tôi khó cầm được các đồ vật nặng!"

    Ba hỏi nguyên nhân bị thương, bác nói đều là do mình không chú ý nên mới bị thế, trước đây bác thường chỉ dùng một tay để bắc cái chảo rất nặng, lâu dần các khớp tay bị biến dạng. Khi ba cảm thấy thương xót cho bác, bác chỉ cười một cách đau khổ và nói rằng bản thân vẫn còn khả dĩ hơn một cậu lưu học sinh người Trung Quốc. Cậu lưu học sinh đó đến làm công ở nhà hàng chỗ bác. Một hôm bác bảo cậu học sinh đó bê cái chảo trên bếp xuống. Chưa dứt lời, cậu ta đã vội vàng nhấc cái chảo đó lên, lúc này cậu mới phát hiện ra đó là cả một chảo dầu đang sôi. Cậu ta buông tay ra, cả chảo dầu đổ lên người, cậu nghiến răng gạt chảo ra, nhưng đôi tay đã bị bỏng nặng, bỏng vào tận xương, trở thành tàn phế.

    "Sao ngay cả một chảo mỡ nóng, khói nghi ngút như vậy mà cũng không biết?" – Bác đầu bếp thở dài: "Ở nhà được nuông chiều quen rồi! Giống như con chim bị nhốt trong lồng, khi được thả ra không thể tìm cách để sống được. Đã sang Mỹ du học thì có ai là không đi làm thêm đâu? Kết quả là chẳng biết cái gì cả, xảy ra chuyện thì không thể trách một mình nó được! Cha mẹ ở nhà không dạy con cái làm, chẳng phải là làm hại con mình hay sao?"

    Cách đây không lâu, ông chủ trang trí nội thất bên chỗ ba cũng kể: Có một lưu học sinh đến chỗ ông làm thêm, ông ta bảo cậu đó bê mấy tấm thạch cao, cậu học sinh nghiêng người bê một lúc hai tấm lớn, nhưng do dùng sức không đúng phương pháp, nên xương sống chịu một áp lực quá lớn, một thời gian sau bị gai đôi, không làm việc nặng nhọc được nữa. Cậu ta chuyển sang bê gạch, nhưng bê một thời gian, vết thương cũ tái phát, đến đứng cũng không đứng được. Ông chủ đành phải cho cậu ta nghỉ việc.

    "Nghe nói căn bệnh đó sẽ theo cậu ta suốt đời!" – Ông chủ đó nói – "Trách ai được đây? Người ta một lúc bê bốn tấm cũng chẳng sao, cái quan trọng là phương pháp dùng sức phải đúng, chỉ trách trước đây cậu ta chưa làm việc nặng bao giờ, vì thế ngay cả việc dùng cơ bắp như thế nào cũng không biết cách, chắc chắn ở nhà được nuông chiều quen rồi!"

    "Cha mẹ ở nhà không dạy con cái làm!". "Nhất định là do gia đình nuông chiều quen rồi!". Họ trách là trách cha mẹ của cậu lưu học sinh đó. Điều ấy khiến ba không thể không kiểm điểm lại phương pháp giáo dục con cái của bản thân, và ba nhớ lại một chuyện rất thú vị cách đây hai mươi năm về trước:

    Khi đó chúng ta vẫn còn sống trong một cái sân lớn, hàng xóm chỉ cách nhau một bức vách, có hôm vợ chồng nhà hàng xóm cãi nhau, ông chồng quát: "Đây là món gì vậy! Tại sao ngay cả đến muối cũng không biết cho vào? Nếu không thay đổi tôi sẽ ly dị cô!"

    Cùng lúc đó, ba bỗng nghe thấy một người hàng xóm khác nhẹ nhàng nói với cô con gái đang học cấp III của mình: "Con hãy chịu khó học hỏi! Nếu không, sau này sẽ không lấy được chồng đâu!"

    Tâm trạng của người cha lúc đó phải chăng chính là cảm giác của ba lúc này?

    Nếu ba mẹ nói với con rằng: "Con hãy chịu khó học hành, việc nhà con không phải bận tâm!" thì có thể ba mẹ lại lơ là một việc - sẽ có một ngày con phải tự chăm lo cho mình, có thể nó sẽ xảy ra bất ngờ khi con vào đại học ở trọ trong ký túc xá. Và ngày hôm trước, con vẫn còn chưa biết mở lọ nước rửa bát là như thế nào, thì ngay ngày hôm sau đã phải tự mình giặt chăn màn, đó không phải là con bị rơi vào một thế giới hoàn toàn khác, rất khó thích nghi sao?

    Nghiêm trọng hơn là con cũng sẽ phải đi làm thêm! Nếu như ở nhà tất cả các công việc nặng nhọc, con chưa từng làm qua; ngay cả việc quét nhà rửa bát, con cũng chưa động vào, thì liệu có xảy ra bi kịch như ba vừa kể không? "

    Vì vậy ba không thể không nhắc nhở con:" Yêu con, há chẳng phải là làm hại con hay sao "?

    Ba nhớ một người bạn học cùng cấp III đã kể với ba câu chuyện hồi cậu ấy nhập ngũ:

    " Trời ạ! Tớ đã từng ăn phải nước giải! Mà là nước giải đã kết lại thành màu vàng, cậu có thể tin nổi không? Một hôm, thủ trưởng bắt tớ đi dọn nhà vệ sinh, việc này từ trước tới nay chưa bao giờ tớ phải làm cả, nhưng tớ vẫn cố gắng vừa bịt mũi vừa cọ rửa. Không ngờ, thủ trưởng bất ngờ đi kiểm tra, ông không nói không rằng, dùng ngón tay cái, quết một vòng khắp bệt xí, từ trên xuống dưới, được một mảng, rồi bôi lên miệng tớ, eo ôi! Cứ nghĩ đến là tớ lại buồn nôn!"

    Nhưng cậu bạn đó cũng chỉ dám trách mình không biết cọ rửa nhà vệ sinh, nếu biết thì sẽ không phải chịu sự nhục nhã kia!

    Vì thế nếu như ba yêu cầu con, bắt đầu từ bây giờ toàn bộ phòng tắm, thùng rác.. sẽ do con cọ rửa hàng ngày, thì yêu cầu đó có thể coi là quá đáng không?

    Vì tương lai của con, vì sự an toàn của con, ba mẹ không thể cứ bón cơm đưa lên tận mồm con được, trừ khi ba mẹ vĩnh viễn nhốt con trong lồng giống như những con chim cảnh.

    Tất nhiên con không muốn bị nhốt, con muốn được bay nhảy!

    Vậy thì con hãy học bay, học cách kiếm mồi, học làm việc, học trải qua những tháng ngày gian nan vất vả!
     
  6. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 5: Hãy chiến thắng mỗi ngày

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Do hôm qua ngủ ít, nên hôm nay vừa mới ăn tối xong, con nói muốn đi ngủ trước, sau đó con sẽ thức dậy ôn bài để chuẩn bị cho kì thi ngày kia. Thế nhưng đến 21h khi ba gọi con dậy, con lại lấy khăn che kín đầu, phụng phà phụng phịu và nói:

    "Chắc chắn sáng mai con sẽ dậy sớm học bài, dù sao mai cũng được nghỉ để ôn bài mà!"

    Bà nội con cảm thấy hợp lý, liền tán thành, nhưng ba lại hỏi: "Sáng mai con định mấy giờ dậy?"

    "Sáu giờ!"

    "Vậy con thử tính xem, con ngủ tất cả bao nhiêu tiếng đồng hồ? Những mười một tiếng cơ đấy! Ngày kia phải thi những 3 môn, con có thể ngủ như vậy được sao? Còn nữa, con định ngày mai mấy giờ đi ngủ? Nếu con lại như thường lệ thức đến tận 2h sáng, thì tổng cộng sẽ là 20 tiếng mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao hay sao? Đôi mắt phải đeo kính áp tròng liệu có chịu nổi không?"

    Con tung chăn nghĩ một lúc rồi bật dậy.

    Cái gì khiến con thay đổi suy nghĩ của mình? Chính là sự phân tích, phán đoán sau khi tỉnh táo!

    Khi đang trong trạng thái mơ màng thì con không thể có được phán đoán chính xác. Thậm chí con sẽ thấy sáng hôm sau khi tỉnh dậy, sự quyết tâm ban đầu biến mất, có thể con sẽ tự nói với mình rằng: "Ôi dào! Kế hoạch này thật phiền quá, việc gì phải thế? Thôi! Để hôm khác hẵng hay!"

    Rất nhiều dự định, kế hoạch đúng đắn đều bị hủy bỏ bằng cách đó! Rất nhiều cơ hội có thể làm thay đổi cả cuộc đời cũng bị bỏ qua như vậy!

    Mới đây ba có đọc một bản tin về lĩnh vực y học.

    Bản tin nói rằng, những người bị trầm cảm, nếu ngủ nhiều, bệnh sẽ càng nặng thêm. Nhưng ngược lại, nếu ngủ ít hoặc thậm chí cả đêm không ngủ thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.

    Bài viết đó không phân tích nguyên nhân, nhưng ba tin chắc rằng những người bị trầm cảm đó, nguyên nhân lớn nhất là họ không dám đối mặt với hiện thực, mà ngủ nhiều sẽ giúp họ rời xa hiện thực.

    Người miền bắc Trung Quốc có một câu tục ngữ: "Ngon không quá sủi cảo, thoải mái không quá giấc ngủ!". Ý câu tục ngữ đó là, của ngon vật lạ, không thứ gì vượt qua được bánh sủi cảo; điều thoải mái nhất cũng không thể hơn được giấc ngủ say nồng. Giấc mơ sẽ đưa chúng ta đến một thế giới khác, một thế giới mà hiện thực không thể đáp ứng được, không thể có được. Vì vậy giấc mơ có tác dụng làm giảm thần kinh căng thẳng.

    Vấn đề là khi chúng ta dạo chơi một cách quá hư ảo trong giấc mộng, thì cơ thể ta vẫn đang ở thế giới này, hư cấu quá càng không hiện thực. Cũng chính vì vậy, khi chúng ta tỉnh dậy sau một giấc mơ đẹp, đấy chính là lúc ta cảm thấy đau khổ nhất, nhiều khi nó giống như việc lấy rượu giải sầu, khi tỉnh lại rồi thì càng đau khổ hơn.

    Còn nhớ, ba đã từng dịch tác phẩm "Cuộc sống sau cái chết". Trong "Lời tựa" có một câu như thế này: "Thực ra cái chết và giấc ngủ có gì khác nhau? Đều cùng khiến con người mất đi cảm giác với thế giới hiện thực! Điều khác nhau duy nhất là giấc ngủ còn có lúc tỉnh lại được, sự tỉnh lại này mới đáng yêu làm sao!"

    Mỗi khi chợt tỉnh sau một giấc mơ đẹp, trở về với thế giới hiện thực gian khó, trong lòng vạn lần thống khổ, ba lại tự an ủi mình bằng câu nói trên.
     
  7. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 6: Báo thù

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiều qua, hai ba con mình cùng thi đấu bóng rổ trong sân nhà, ban đầu cả hai lúc thắng, lúc thua, nhưng khi ba áp đảo con với tỷ số 11:6 thì con bắt đầu cuống. Mỗi khi ném không trúng, con lại giậm chân trách mình; và khi ba phát bóng vào lưới, con lại thở ngắn than dài và hỏi có phải ba đã uống thuốc tăng lực không? Và như vậy, con càng phát bóng thì càng không chuẩn, thậm chí mấy lần phát bóng sang tận sân nhà hàng xóm.

    Cuối cùng, ba đã thắng với tỉ số 20:9. Lúc vào nhà, ba nghe thấy tiếng con nói lớn: "Tức cười thật! Hôm nay làm sao thế này? Mình không tin là mình phát bóng kém!"

    Ba ngồi trong nhà uống cà phê, nhìn con tập tiếp. Ban đầu con thay quần soóc, sau đó cởi cả áo khoác ngoài, ra sức tập, chạy đi chạy lại dưới ánh đèn mờ, lúc lúc lại lấy vòi nước phun lên khắp người. Ba hỏi con có cần bôi thuốc chống muỗi, kẻo muỗi đốt đầy người. Con lắc đầu cười gượng gạo: "Không ạ! Hôm nay con quyết phải phát trúng 10 quả, nếu không con dứt khoát không đi ngủ!"

    Không biết ông nội con không kiên nhẫn thêm nữa hay thực sự muốn ra sân, ông châm một điếu thuốc, vừa hút vừa đứng bên cạnh xem con tập, mẹ con cũng bế em đứng bên cửa sổ xem. Chỉ có điều bóng của con càng phát càng chệch, không những không trúng mà bóng còn liên tục bị bay vào cánh rừng sau mảnh vườn nhà, do con phát bóng quá mạnh tay. "Mất! Em con kêu lên khi con chui vào rừng nhặt bóng." Còn! "Khi con cầm bóng chui ra, em con lại sung sướng hò reo.

    Và cứ như vậy, điệp khúc" mất "," còn "," mất "," còn ", cứ lặp đi lặp lại cho đến khi em con đi ngủ mới thôi, còn con thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại, gò lưng ra chạy..

    Nói thật lòng, ba rất xót xa, sợ con mệt quá.

    Thế nhưng ba cũng cảm thấy vui thầm, ba nhận thấy chính sự cay cú" không tin mình không thể thắng "sẽ là động lực giúp con thành công trong tương lai. Trên thế giới có rất nhiều thành tựu vĩ đại đều bắt nguồn từ suy nghĩ" không chịu thua "đó.

    Đương nhiên, cũng có rất nhiều người chỉ vì không chịu thua nên đã không bình tĩnh tự kiểm điểm lại mình. Kết quả là càng cố càng cuống, đến mức" binh bại như sơn đảo ", không những bị thua thực sự mà thậm chí còn không gượng dậy được nữa.

    Rất nhiều kẻ biết được đối phương có cá tính" Không chịu thua ", bèn sử dụng phương pháp khích tướng, khiến đối phương mất hết lí trí, rơi vào vũng bùn ngày một trầm trọng!

    Khi Hạng Vũ thất bại, phải rút binh về Ô Giang, tại sao các binh sỹ của Lưu Bang lại hát Bài ca nước Sở? Vì đó là bài hát cố hương của Hạng Vũ và binh lính đi cùng!

    Hát bài hát cố hương của kẻ địch, mục đích không phải để cho kẻ địch thấy thương cảm, nhớ quê, mà là có ý đả kích mỉa mai. Chính vì họ hiểu rất rõ cá tính của Hạng Vũ nên mới dùng chiêu đó để đánh vào tim đối phương. Quả nhiên khi mọi người khuyên Hạng Vũ nên sang sông, chờ cơ hội làm lại từ đầu thì Hạng Vũ đã cảm thấy xấu hổ khi trở về gặp lại các bô lão Giang Đông nên đã rút gươm tự vẫn!

    Rất nhiều người khi đọc đến đoạn này đều nói, nếu đổi Lưu Bang ở vào vị trí của Hạng Vũ thì chắc chắn Lưu Bang sẽ sang sông và có khi sẽ chuyển bại thành thắng!

    Nói như vậy có nghĩa là sự thất bại của Hạng Vũ là do cá tính cố chấp, không chịu thừa nhận thực tế thất bại đó sao?

    Trên thế gian cũng có những người càng gặp khó khăn trắc trở thì càng trở nên kiên định; càng bị quở trách giày vò, càng trở nên thanh thản nhẹ nhõm, vì họ vốn thường bị áp lực về tâm lý. Như trường hợp của Trương Đức Bồi, khi Pháp công bố giải quán quân, anh lâm vào tình trạng suy sụp, lúc đó có người nói nguyên nhân là do sức khỏe không được tốt, nhưng thực ra là do áp lực tâm lý quá lớn.

    Thế nhưng khi tham gia thi đấu ở giải thế giới diễn ra tại Mỹ, mặc dù chân bị chuột rút, nhưng càng đau anh càng cố gắng, cuối cùng đã xoay ngược tình thế, đánh bại đối thủ giành giải quán quân. Con còn nhớ lúc đó anh ta nói như thế nào không?

    Anh ta đã nói:" Chính vì tôi bị chuột rút, khiến tôi ở trong tình trạng phó mặc, nhưng lúc đó tâm trạng tôi lại hoàn toàn thoải mái, và càng đánh càng thuận tay.. ". Ngược lại, đối thủ của anh thấy anh bị chuột rút, đã chủ quan không đề phòng, đến khi kinh ngạc nhận ra áp lực của mình quá lớn thì đã quá muộn để cứu vãn tình thế rồi.

    Cũng là chữ" thả lỏng ", nhưng một bên là thả lỏng về tâm lý, một bên là thả lỏng việc đề phòng, người biết thả lỏng về tâm lý đã có cơ hội chuyển bại thành thắng.

    Vấn đề là, hôm nay khi con thất bại, con có biết tạo tâm lý thỏa mái cho mình không?

    Con đã quá tốn sức, một sự tốn sức lãng phí không cần thiết, vì vậy con đã không những không làm xoay chuyển được tình hình, mà thậm chí lại càng thất bại thê thảm hơn. Mà khi đã thất bại, tự trách mình một cách dỗi hờn ấy, liệu có ích gì cho con? Mồ hôi mồ kê nhễ nhại như vậy, ba lo rằng con sẽ bị cảm lạnh, hoặc do cố sức quá, mấy hôm sau con sẽ không thể tiếp tục được!

    Như vậy, liệu con có thể đạt được mục đích" báo thù"không?

    Mỗi cá nhân phải học cách chấp nhận thất bại. Hãy biết tận dụng thời gian thất bại đó hít thở thật sâu, và tìm cách làm lại từ đầu. Hy vọng con sẽ lấy trận đấu tối qua làm bài học kinh nghiệm cho mình!

    À phải rồi, ba muốn hỏi con rằng: Con thực sự muốn phát vào mười quả liên tiếp sao?
     
  8. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 7: "Ngũ độc tụ công tán"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hồi nhỏ, ba rất thích xem tiểu thuyết kiếm hiệp, đặc biệt thích cảnh nhân vật chính bị kẻ thù đánh trọng thương rơi xuống vách núi, nhưng không chết, sau đó họ tình cờ tìm được một loại cỏ tiên Linh chi.

    Tại sao ba lại thích "cỏ tiên Linh chi"? Vì nó không những có thể chữa trị được vết thương của nhân vật chính, mà nó còn có thể trong nháy mắt làm tăng công lực một cách nhanh chóng.

    Ba nhớ rất rõ có một quyển sách có nhắc đến "Ngũ độc tụ công tán". Loại thuốc này giúp cơ thể tập trung toàn bộ tinh lực, phát huy tác dụng một lần. Vì vậy, người bình thường uống vào cũng có thể ra một đòn mạnh tương đương các cao thủ võ lâm. Con hãy chú ý, chỉ cần một đòn thôi! Còn sau đó tinh lực sẽ cạn kiệt, người đó đổ gục rồi chết! Rất nhiều kẻ võ lâm đã lừa gạt nhiều thuộc hạ ngốc nghếch của mình, cho họ uống "Ngũ độc tụ công tán", rồi cử đi làm đội quân cảm tử!

    Một loại thuốc quả là thần diệu! Những kẻ võ lâm đó quả là dã man! Nhưng con có biết không? Ba cứ tưởng thứ thần dược đó chỉ có trong tiểu thuyết, ai ngờ nó đã xuất hiện thực sự, mà lại rất dễ tìm thấy, đó chính là: "Ma túy"!

    Con đã chẳng nói đó sao? Một số bạn học của con mỗi ngày chỉ cần ngủ có hai, ba tiếng, nhưng học bài xong vẫn còn sung sức đi khiêu vũ vì họ đã uống "tiên đan".

    Ở Đài Loan, ba nghe nói có một trung tâm giải trí vì muốn các nhân viên trẻ tuổi của mình đủ sức làm thêm, người ta đã dụ dỗ họ uống Amphitamin, quả nhiên sinh lực đã tăng lên bội phần. Cái đó là "tiên đan" và Amphitamin đó ấy là gì vậy?

    Đó chính là "Ngũ độc tụ công tán" hiện đại!

    Còn những kẻ lừa thanh niên hút hít thuốc phiện là ai?

    Đó chính là những kẻ "võ lâm đốn mạt" trước đây!

    Con chẳng đã tận mắt chứng kiến một cậu bạn nghiện hút từ nhà vệ sinh bước ra tràn đầy hưng phấn, đánh gục cả một đám người, rồi điên cuồng chạy đi đó sao?

    Con cũng đã trông thấy lúc chúng lên cơn nghiện, trông chúng thật đáng thương như những kẻ ăn mày vậy.

    Một ngày nào đó, con gặp lại họ trên đường phố, con không còn nhận ra họ nữa, và có lẽ họ cũng không dám nhận con.

    Chiều qua, chú Henry nói với ba, nhà chú phải chuyển ra ngoại ô, bản thân chú đã chủ động xin công ty cho chuyển.

    - Chắc anh được thăng chức?

    - Không! Tôi bị hạ chức!

    - Vậy thì nhà mới chắc hẳn phải đẹp lắm?

    - Không! Xấu hơn nhà cũ!

    - Vậy, tại sao anh lại phải xin chuyển? – Ba hỏi đầy vẻ khó hiểu.

    - Vì cậu con trai! Tôi muốn kéo nó ra khỏi đám bạn hư hỏng của nó!

    Khi ba thông báo tin này cho con; con cười và nói bản thân con đã biết từ lâu rồi! Con còn kể rằng, cậu con trai của chú Henry rất đắc ý mời con dùng thử hêrôin. Nhưng điều khiến con không hiểu được, đó là khi cậu em trai của cậu ta chạy đến, định đưa tay ra lấy thì cậu ta đã vung tay đánh em trai mình một cái tát thật đau và nói: "Nếu mày còn dám đụng vào thứ này nữa, tao sẽ cho mày nhừ đòn!".

    Bản thân cậu ta thì dương dương tự đắc, lại còn mời con dùng thử, nhưng tại sao cậu ta lại không cho phép cậu em trai kém một tuổi của mình đụng đến?

    Những kẻ nghiện hút thường hay mâu thuẫn như vậy. Một mặt họ hy vọng người khác cũng hút, để họ không bị cô độc; mặt khác họ biết được tác hại của ma túy, vì vậy họ quyết không để người thân của mình dùng thử. Nói rõ hơn là: Họ kéo người khác xuống nước, để mọi người đều ướt, điều đó chứng tỏ không phải chỉ có họ mới ướt, thế nhưng họ tuyệt đối không để người thân mình xuống nước, vì họ nghĩ: "Dù sao mình cũng không thể thoát khỏi được nữa! Người thân của mình quyết không thể bị sa lầy được!".

    Vì vậy con hãy thử nghĩ xem, khi có người giới thiệu "tiên đan" cho con, thậm chí đem đến tặng con, mời con dùng thử, thì người đó có thực sự là bạn con không?

    Không! Nếu người đó thực sự quý con, thì cũng phải cho con một cái bạt tai giống như cậu con trai chú Henry đã làm với em mình!

    Có thể con sẽ nói: "Thử một chút thôi mà! Mới có một lần, chắc sẽ không đến nỗi nghiện, đó chỉ là sự thể nghiệm cuộc sống!".

    Nghe qua xem ra có lý, nhưng con nên biết rằng, nếu đứng trên góc độ khác, con sẽ nhìn thấy rõ hơn nhiều khi con đang ở trong cuộc.

    Ở Đài Loan có một nữ nhà văn, vì muốn viết được một tác phẩm về đời vũ nữ đã đích thân đi làm vũ nữ. Ba chỉ biết rằng, nữ nhà văn đó đã có rất nhiều khách nhảy, nhưng tuyệt nhiên không thấy một tác phẩm nào xuất hiện, thậm chí có thể nói: Nữ nhà văn đó đã biến mất!

    Ngược lại, ở Hồng Kông có một diễn viên nam tên là Châu Nhuận Phát đã đóng rất thành công vai "Đại ca Tiểu Mã" xã hội đen, thậm chí những kẻ trong xã hội đen khi gặp cũng gọi anh là "đại ca".

    Châu Nhuận Phát chưa từng tham gia vào nhóm xã hội đen!

    Cũng như vậy, khi con muốn biết cảm giác đó như thế nào, chẳng lẽ con nhất thiết phải dùng cả tính mạng để đi "thực tế" sao?

    Rất nhiều người bạn khi nghe nói ba không uống rượu đã cười và hỏi: "Họa sỹ, nhà thơ, nếu không uống rượu thì làm sao có cảm xúc được?".

    Ba đã hỏi ngược lại: "Một số người nếu không uống rượu thì không vẽ, không viết được; còn tôi, không cần uống rượu cũng vẽ vô tận, viết không hết, xin hỏi công lực của ai cao hơn?".

    Vì vậy nếu người khác mời mọc, xúi giục con dùng thử, nói với con rằng nó tuyệt diệu như "tiên đan" thì con cũng có thể trả lời như thế.

    Người minh bạch sáng suốt, đâu dễ bị kẻ xấu lừa gạt!
     
  9. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 8: Tôm hùm và cái vòi nước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cả đêm mưa như trút nước, khiến máng nước nhà mình vốn bị tắc đã lâu, nay không cách gì chống đỡ nổi, nước mưa chảy xối xả, theo mái hiên chảy ngược vào ô cửa kính, khiến cả đêm ba không ngủ được.

    Buổi chiều, thấy mưa đã ngớt, ba bắc thang ra, lấy đôi găng tay cao su, rồi gọi con xuống lầu.

    "Xuống dọn máng nước đi con! Công việc này coi như ba giao cho con! Con làm bên ngoài, ba làm phía trong nhé!".

    "Trong máng có ong vò vẽ!" – Con đáp một cách miễn cưỡng. Mới leo lên thang, nhìn vào trong máng, con đã kêu lên: "Làm gì có lá cây? Tất cả đã thành bùn hết rồi! Vừa bẩn lại vừa hôi!".

    Ba làm như không nghe thấy, đưa cho con một túi ni lông rồi nói: "Cho hết rác vào trong túi này rồi vứt đi". Nhưng ba lại không yên tâm, sợ con để thang không chắc chắn, hoặc do mưa liền mấy ngày làm đất dưới thang bị lún, khiến thang bị lệch. Tuy muốn để con tự hoàn thành công việc đó, nhưng lại không yên tâm, nên ba đành giúp con một tay.

    Ba ở dưới giữ thang, nhìn con lôi rác từ trong máng ra, rồi lấy vòi nước xối mạnh vào bên trong. Bùn đen hôi hám bắn khắp người hai ba con, bức tường ngoài mới sơn cũng bị làm bẩn lem luốc, nên cuối cùng hai cha con lại phải cọ rửa tường. Thật không may, trời lại đổ mưa khiến hai cha con ướt như chuột lột.

    Chỉ đến khi trông thấy dòng nước mưa xối xả chảy vào máng, rồi chảy xuống ống nước, không còn hiện tượng tràn ra ngoài nữa, bất giác hai ba con bỗng bật cười.

    "Lạ thật! Con chưa bao giờ cảm thấy tiếng nước chảy lại hay đến vậy!" – Con nói.

    "Vì nó không còn là cái máng nước vô tri vô giác nữa, mà đã trở thành cái máng nước" của con "rồi! Sự thông suốt của máng đó được đổi bằng sự lấm lem bùn đất, ướt như chuột lột của con!"

    Nhớ lại một lần ba trồng rau rút, gọi con ra phụ một tay, lúc đó con không dám nhúng tay xuống bùn, chỉ làm bằng mấy đầu ngón tay. Ba giận quá, vun thành một đống bùn, bắt con nhúng cả hai tay xuống, chắc con vẫn còn nhớ chứ?

    Khi đó ba hỏi con: "Cơm, bánh mỳ, mọi thứ mà con ăn uống hàng ngày, có cái nào là không sinh ra từ bùn đất? Sau này chết đi, chúng ta cũng biến thành bùn! Chỗ chúng ta ở, đứng hay nằm cũng đều là đất. Con phải biết yêu quí, trân trọng". Nói một cách nghiêm khắc hơn là: "Mỗi người chỉ có một phúc phận nhất định, từ nhỏ được nuông chiều quá, ngay bùn đất cũng không dám nhúng tay vào, không vận động rèn luyện, không lao động thì đó không phải là việc tốt!".

    Nói thực tế hơn, ngày nay có mấy ai "Đến ngũ cốc cũng không phân biệt nổi" đâu! Ba nói vậy là muốn nói với con rằng không nên suy nghĩ được nuông chiều mà dựa dẫm, ỷ lại. Con người ta chẳng ai là gặp may cả đời. Lúc nhỏ được nuông chiều quá, sau này sẽ không chịu nổi khó khăn, cũng không dễ dàng hiểu được nỗi khổ của người khác, và sẽ trở nên cô độc.

    Gần đây, chính vì suy nghĩ như vậy mà ba thường đòi hỏi con làm những việc nặng nhọc. Ba bảo con đứng bên vườn hoa, xem họ làm việc, và nói: "Sau này, con đi cắt cỏ tỉa hoa, bớt đi các khoản chi tiêu, dành tiền để chi phí khi lên đại học!".

    Sau khi sửa xong nhà tắm, ba cũng để lại phần việc dọn dẹp cho con, bảo con lấy bọt biển lau chùi hết đám thạch cao còn rớt lại.

    Thậm chí khi gọi thợ đến sửa sang trần dưới tầng hầm, ba cũng bắt con đi xem đường ống như thế nào, khiến con bụi bám đầy đầu!

    Ba cũng không cho con ngồi xe đến ga, mà bắt con đi bộ một đoạn khá dài.

    Ba là một ông bố thật nhẫn tâm!

    Nhưng con cũng cần biết rằng, đến một ngày nào đó khi ra ngoài xã hội, con gặp phải vấn đề về đường ống nước, vòi nước, gạch ngói, máng nước, chuông báo động, cửa sổ, máy xén cỏ.. v. V.. trong khi đám thanh niên khác vốn được nuông chiều đành khoanh tay chịu trận thì con lại có thể giải quyết một cách hết sức nhẹ nhàng!

    Có thể con sẽ nói, việc gì phải động chân động tay vào, gọi thợ đến là được! Nhưng ba hỏi con, với cái máng nước như ngày hôm nay, con gọi thợ đến, họ có đến ngay được không? Quan trọng hơn, con cần hiểu rằng, tuy thời đại bây giờ là thời đại chuyên môn hóa, nhưng cũng là thời đại mà mỗi người phải tự tay làm.

    Những người thợ xây cùng nhau xây dựng, nhưng khi về đến nhà, các công nhân vỗi vữa đó lại tự mình sửa điện nước, còn thợ điện thợ nước có khi lại tự sửa nhà mình.

    Tại sao họ không gọi người khác đến sửa?

    Vì công việc bận, giao thông tắc nghẽn, đường xa, họ không có thời gian chạy đi chạy lại. Cũng có thể nói, chính vì chuyên môn quá rạch ròi, mà những nhà chuyên môn tài giỏi đó chỉ có thể quản những công việc lớn mà thôi, chứ không thể quản những công việc nhỏ được!

    Vậy, việc nhỏ thì ai lo?

    Tự mình phải lo!

    Vì vậy, con đừng nghĩ là: "Dùng người tài không đúng chỗ". Một con người hiện đại thực sự trưởng thành phải biết tiến biết lui, phải hiểu để tự giúp mình!

    Ba hy vọng một ngày nào đó khi đến nhà bạn gái ăn cơm, mẹ của bạn gái gắp cả con tôm hùm vào bát cho con, con sẽ không chút do dự ngại ngùng ăn hết, ăn sạch sẽ, khiến nhà người ta đều biết được con là người "có kinh nghiệm".

    Và khi vòi nước nhà họ bị rỉ nước, con có thể cầm ngay cái mỏ lết, vặn ốc ra, thay ngay cái gioăng khác, khiến họ biết con không phải là đứa được nuông chiều thái quá, mà là một thanh niên rất có trách nhiệm, biết gách vác công việc gia đình!

    Một người vợ đảm, một người chồng tốt, hay một người của thời đại mới có năng lực tốt v. V.. đều phải bắt đầu học ngay từ nhỏ, bắt đầu ngay từ trong gia đình mình! Hãy biết tự giúp mình và giúp mọi người!
     
  10. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Chương 9: Hãy đến thăm cậu ấy một lần nữa

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Nửa người cậu ta bị băng bó kín mít, thật đáng thương! Trông giống như một xác ướp, có lẽ phải nằm viện tới ba tháng!" Một tháng trước, sau khi đến bệnh viện thăm cậu bạn bị bỏng nặng, khi trở về con đã nói với ba như vậy, giọng đầy xúc động cảm thông.

    Thế nhưng hôm nay khi ba hỏi: "Con đã tiếp tục đi thăm cậu bạn bị thương đó chưa?" thì con bỗng ngớ người ra, rồi nói bằng giọng thắc mắc: "Khi cậu ấy mới bị thương, chẳng phải con đã đến thăm rồi sao? Việc này ba biết rồi mà!"

    Vậy thì để ba kể cho con một câu chuyện này nhé!

    Khi ba còn làm phóng viên đài truyền hình, ba đã từng đến bệnh viện phỏng vấn một người bị bỏng nặng. Người đó nằm viện đã được nửa năm, và phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật cấy da. Mới bước vào phòng bệnh, ba chỉ nhìn thấy một nửa khuôn mặt bị bỏng nhẹ của anh ta, ba liền vui vẻ nói: "Tốt quá! Anh dường như đã gần bình phục hoàn toàn rồi!"

    Người đó không nói gì, chỉ từ từ ngoảnh mặt lại. Ba lặng người sững sờ! Cậu phóng viên quay phim cũng bất giác đặt máy quay xuống, vì cái mà ba và cậu ấy nhìn thấy là một cục thịt lồi lõm, và hõm mắt sâu trũng.

    Ngày hôm đó, ba đã không thực hiện cuộc phỏng vấn, nhưng mấy câu nói của người đó, ba vẫn ghi nhớ mãi:

    "Người bị hủy hoại dung mạo, thường đáng thương hơn người bệnh ung thư. Những người bị ung thư thì phải đối mặt với cái chết, còn những người bị hủy hoại về hình thể thì cái phải đối mặt với cuộc sống, với cộng đồng!" Người đó có ý nói những người bị hủy hoại về dung nhan cần sự dũng cảm lớn hơn thì mới có thể đối diện được với cuộc sống sau này, với những ánh mắt kinh hoàng, xa lánh của mọi người.

    Người đó nói với ba:

    "Tiền bạc đối với tôi không quan trọng, cái quan trọng là tình bạn. Hãy giúp đỡ tôi, hãy nói cho tôi biết: Các bạn sau này vẫn còn có thể tiếp nhận một người đáng sợ như tôi đây không?" Từ đôi mắt đen sâu hoắm đó, ba nhìn thấy những giọt nước mắt. Ba nhỏ giọng, hỏi: "Có nhiều người đến thăm anh không?"

    " Ban đầu thì có, bây giờ thì ít rồi! Bình thường bạn bè khi nghe tin đều đến thăm, thế nhưng chỉ có những người bạn thực sự mới đến thăm lại lần thứ hai. Lần thứ nhất là vì tình người, không thể không đến thăm. Lần thứ hai mới chính là tình bạn, mới chính là sự quan tâm thật lòng. Chỉ có điều tình bạn thì ít quá!"

    Nghe xong câu chuyện này, con sẽ hiểu vì sao ba biết rõ con đã đi thăm cậu bạn đó, nhưng ba vẫn muốn hỏi lại một lần nữa!

    Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Gió mạnh mới biết cỏ cứng! Trong hoạn nạn mới gặp được tri kỷ, mới biết trung trinh, mới thấy được sự chân tình! Càng lúc khó khăn, chúng ta mới càng cần đến bạn bè, và càng ghi nhớ sự giúp đỡ của bạn bè.

    Con có biết một trong những người mà đến hôm nay ba vẫn thầm cảm ơn sâu sắc nhất là dì Tư - người mà con vẫn thường gọi là bà Tư không? Vì hồi cấp III, khi ba mổ ruột thừa, bà nội con bị chặn lại ở bên ngoài, dì Tư là y tá, nên được phép đi vào. Lúc đó, lẽ ra ca phẫu thuật chỉ diễn ra trong nửa tiếng là xong, nhưng vì dính vào khoang, do đó phải kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ, thuốc mê thì đã hết. Trong lúc thập tử nhất sinh ấy, may mà có dì Tư luôn ở bên, nắm chặt tay ba, động viên an ủi ba: "Cháu xem! Sắp xong rồi đây này!"

    Vì vậy ngày hôm nay, nếu dì cần ba, ba cũng sẵn sàng nhảy vào nước sôi lửa bỏng, mà không chút do dự.

    Vì sao? Vì khi ba không có chỗ để bấu víu thì dì đã dang hai tay ra đón ba!

    Ba nhớ có một người bạn trong giới chính trị đã nói với ba rằng: "Cậu biết không? Nếu cậu mổ cắt bỏ abiđan, khách bên ngoài sẽ xếp hàng dài đến tận cầu thang. Còn nếu cậu mổ do ung thư phổi, thì bên ngoài cũng sẽ xếp hàng dài đến tận cầu thang, nhưng không phải khách đến thăm, mà là lẵng hoa!"

    Ngừng một lát, ông ta nói tiếp:"Thế nhưng tớ đã kiểm nghiệm được một điều rất thực tế trong cuộc sống! Tớ đã từng đến thăm những vị quan to thất thế hoặc lâm bệnh nặng. Và đến một ngày nào đó họ lại khôi phục vị trí của mình, họ đều nhìn tớ bằng ánh mắt khác trước rất nhiều! Vì vậy, bạn bè không nên để ý lúc bình thường thân thiết vui vẻ như thế nào, mà nên để ý xem lúc mình cần bạn bè nhất thì người đó có kịp thời xuất hiện hay không.

    Đúng là như vậy! Năm ngoái, một người bạn học làm ở đài truyền hình đột nhiên lâm bệnh nặng, mặc dù ba và cậu bạn đó phải mấy năm nay may ra mới gặp nhau được một lần, nhưng khi biết được tin, dù bận rộn phải trở về Mỹ, ba vẫn tranh thủ thời gian đến thăm cậu ta hai lần. Và khi về đến New York, ba lại gọi điện thoại mấy lần để hỏi thăm, rồi gửi những tài liệu về y học cho người bạn đó.

    Không lâu sau, ba nhận được thư của cậu ấy gửi tới, nói đã mổ xong rồi, tất cả đều thuận lợi..

    Hôm đó, cậu ta vừa mới trải qua một cuộc đại phẫu thuật não. Sau khi tỉnh dậy, cậu ấy nằm trên giường tự tay viết thư cho ba.

    Ba cảm động đến rơi nước mắt, vừa mừng vì người bạn học cũ đã chiến thắng bệnh tật, càng cảm động hơn bởi tình bạn chân thành.

    Bạn bè thực sự là con phải đi thăm người ta: Một lần! Hai lần! Ba lần! Khi bạn cần con, con liền xuất hiện!

    Bạn bè thực sự là người mà vừa từ cõi chết trở về đã nghĩ đến con ngay!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...