Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Trang NEU, 15 Tháng sáu 2021.

  1. Thùy Trang NEU Maris

    Bài viết:
    4
    1. Khái niệm Cơ sở hạ tầng & Kiến trúc thượng tầng của XH.



    1. Kn CSHT.

    • Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
    • Ví dụ cơ sở hạ tầng theo nghĩa thường dùng: Nhà cửa, cầu cống, bệnh viện, đường xá, đường sắt, sân bay, cảng biển v. V
    • Khác với triết học: Vd: Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tư bản.) trong đó thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    • Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể thường bao gồm: Kiểu quan hệ sản xuất thống trị trong nền kinh tế. Đồng thời trong mỗi cơ sở hạ tầng xã hội còn có những quan hệ sản xuất khác như: Dấu vết, tàn trữ quan hệ sản xuất cũ và mầm mống, tiền đề của quan hệ sản xuất mới.

    [​IMG]

    Ví dụ:

    Trong xã hội phong kiến.


    • Phong kiến là quan hệ sản xuất thống trị.
    • chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất tàn dư.
    • Tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất mầm mống.

    • CSHT của mỗi 1 xh nhất định được hình thành khách quan
    • các quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế, xã hội
    • CSHT của 1 xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị của xã hội đó.
    • trong xã hội có đối kháng thì xã hội mang tính giai cấp

    1. Kn KTTT.

    • <Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. >

    Vd: Chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v. V

    • Kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm: Chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật.. với những thể chế tương ứng: Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể.. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

    [​IMG]

    • trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nó tiêu biểu cho 1 xã hội nhất định
    • các yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, quy luật vận động và phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, đều hình thành từ cơ sở hạ tầng.
    • trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp

      Chúc các bạn học tốt!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...