Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ I. Tìm Hiểu Chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ (? -) - Quê: Hải Dương. - Ông sống vào khoảng TK XVI, là thời kì nhà Lê khủng hoảng. - Là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Sự nghiệp sáng tác: Truyền kì mạn lục - áng thiên cổ kì bút. 2. Tác phẩm: - Ý nghĩa: Ghi lại tản mạn những chuyện kì lạ lưu truyền. - Nguồn gốc: + Từ truyện cổ dân gian. + Từ truyền thuyết lịch sử, dã sự của Việt Nam. - Hình thức: + Viết bằng chữ Hán. + Sáng tạo trên truyện dân gian. - Nhân vật chính: + Những người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nhưng bất hạnh. + Những người tri thức có tâm huyết, bất hạnh, nghèo. 3. Tác phẩm: "Chuyện người con gái Nam Xương" : - Xuất xứ: 1 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (Thứ 16). - Thể loại: Truyền kì. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm. - Bố cục :3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình" : Vũ Nương lấy chống, Trương Sinh đi lính, cuộc sống của Vũ Nương sau khi lấy Trương Sinh. + Phần 2: Tiếp đến "trót đã qua rồi" : Trương Sinh đi lính về vu oan cho Vũ Nương. + Phần 3: Còn lại: Vũ Nương giải oan. II. Đọc - Hiểu Văn Bản: 1. Nhân vật Vũ Nương. a) Giới thiệu: - Quê: Nam Xương. - Tính tình: Thùy mị, nết na. - Nhan sắc: Xinh đẹp. - > Đẹp người đẹp nết. b) Khi mới lấy chồng: - Gìn giữ khuôn phép, chưa từng để vợ chồng bất hòa. - Nàng cư xử đúng mực. - > Khéo léo, dịu dàng. c) Khi tiễn chồng đi lính: - Lời dặn dò mang đậm tình nghĩa vợ chồng. - Không mong danh vọng tiền tài, chỉ mong chồng trở về bình an. - Cảm thông với khó khăn mà chồng sắp vượt qua. - Khắc khoải nhớ nhung. - > Là người vợ yêu thương, thấu hiểu chồng và có khát khao bình dị, yên ổn. - Nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng, câu văn biền ngẫu. d) Cuộc sống khi xa chồng: - Với mẹ chồng là người con dấu hiếu thảo. - Với con: Yêu thương, chăm sóc con. - Với chồng là người vợ thủy chung. - > Là người phụ nữ biết lo toan chu toàn. e) Khi chồng trở về: - Vũ Nương bị Trương Sinh nghi oan. - Nguyên nhân: + Trương sinh tin lời nói ngây thơ của bé Đản. + Do tính tình đa nghi, gia trưởng, hay ghen tuông, ích kỉ. + Chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng xa cách. - > Nỗi oan khuất do người thân gia đình gây ra. - Lời thanh minh của Vũ Nương: + Lần 1: Trình bày hoàn cảnh để Trương Sinh hiểu rõ tấm lòng. + Lần 2: Cam chịu số phận. + Lần 3: Tìm đến cái chết để minh oan. => Cái chết vô lý, nực cười, bi thảm. => Đây là hành động quyết liệt của người Phụ nữ. f) Cuộc sống của Vũ Nương ở thủy cung: - Gặp lại Phan Lang ở buổi tiệc, đưa trâm vàng cho Phan Lang nhờ báo lại cho Trương Sinh. - Nàng xuất hiện trên kiệu hoa ở bến Hoàng Giang, nói lời từ biệt rồi từ từ biến mất. => Là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nhưng có số phận bi thảm, éo le và là nạn nhân của chế độ nam quyền. 2. Nhân vật Trương Sinh. - Tính hay ghen tuông mờ mắt, vô lý, gia trưởng, coi thường người phụ nữ. - Ích kỉ, bảo thủ, nông nổi, hồ đồ, nóng nảy, không biết suy nghĩ. - > Đại diện cho bọn gia trưởng, có tiền vô học trong xã hội nam quyền. 3. Hình ảnh Cái bóng. - Với Vũ Nương: Để dỗ con, làm nguôi ngoai nỗi nhớ chồng, là nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương. - Với bé Đản là "người cha" khi Trương Sinh đi lính. - Với Trương Sinh: + Lần 1: Bằng chứng kết tội vợ. + Lần 2: Bằng chứng để minh oan cho vợ. => Thắt nút và mở nút cho toàn bộ câu chuyện. III. Tổng Kết: 1. Nghệ thuật. - Kết hợp hiện thực và kì ảo. - Khắc họa, miêu tả nhân vật rõ ràng, kết hợp tự sự và trữ tình. - Cách dựng truyện linh hoạt. 2. Nội dung. Ghi nhớ sgk trang 51. IV. Một Số Câu Hỏi Liên Quan: Mong những câu hỏi này có thể giúp cho cậu hiểu thêm về bài Chuyện người con gái Nam xương - Nguyễn Dữ. 1. Nêu những phẩm chất của Vũ Nương. Bạn cần ủng hộ tác giả 20 xu để đọc nội dung 2. Giá trị của yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương. Bạn cần ủng hộ tác giả 60 xu để đọc nội dung 3. Hãy phân tích ý nghĩa hình tượng của cái bóng. Bạn cần ủng hộ tác giả 6 xu để đọc nội dung Tạm biệt, hẹn gặp lại! Tôn Nữ
Mình bận nhiều việc á cậu, nếu cậu có em sắp lên lớp 9 thì có thể giới thiệu cho em ấy nha. Cảm ơn cậu đã xem nhé^^