Hướng dẫn phân tích, bình luận tác phẩm Cô bé bán diêm của an - Đéc - Xen

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Kim Huệ, 26 Tháng một 2019.

  1. Kim Huệ

    Bài viết:
    5
    I) Hướng dẫn phân tích:

    Chia làm 3 phần:

    *Phần 1 (từ đầu.. cứng đờ ra)

    - Xây dựng thành công nghệ thuật tương phản đối lập.

    - Mọi thứ đối lập qua 1 bức tường:

    + "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay".

    + "Em ngồi nép trong 1 góc tường, giữa 2 ngôi nhà, 1 cái xây lùi vào 1 chút..".

    + Bên kia bức tường là niềm vui chuẩn bị đón năm mới, nhà nhà quay quần bên nhau, có đồ ăn, có lò sưởi. Còn ở đây em bé Bán Diêm lại cô đơn lạnh lẻo, bụng đói cồn cào.

    - Bức tường là rào cản xã hội mà con người ta không thể nào phá vỡ:

    + Tương phản về không gian: Nơi cô bé ngồi với ngôi nhà xinh đẹp

    + Tương phản về thời gian: Quá khứ và hiện tại của cô bé

    => Nghĩ về quá khứ tươi đẹp cho thấy em đang tuổi thân với hiện tại của mình.

    * Phần 2 (tiếp.. chầu Thượng đế)

    - Nếu que diêm không sáng thì em bé sẽ không được mơ, chiềm đắm vào thế giới mộng tưởng của trẻ thơ.

    - Ngọn lữa là nguyên liệu của những mộng tưởng.

    - Ngọn lữa sưởi ấm cả thể xác lẫn tâm hồn em.

    - Ngọn lữa là vì sao bay lên trời như 1 điềm báo.

    - > Chính ngọn lữa đã thể hiện khác khao hạnh phúc của em, làm cho nơi em sống trở nên huyền ảo

    => Thông điệp của tác giả: Hãy biến những ước mơ của em thành sự thật để ngọn lữa không bị vùi dập (thắp sáng ước mơ).

    - Chi tiết em níu giữ bà cho thấy em ý thức được mình đang mộng tưởng.

    - Mỗi lần quẹt diêm là những mộng tưởng hiện ra, khi diêm tắc thì thở lại hiện thực.

    - Mộng tưởng đẹp đẽ, hiện thực lạnh lẽo.

    - Từ những bất hạnh ở hiện thực mới có mộng tưởng.

    => Thấy được màu sắc cổ tích của tác phẩm.

    - > Màu sắc cổ tích: Mô típ cốt truyện kiểu nhân vật mồ côi và những yếu tố kỳ ảo trong mộng tưởng của em bé. Tuy nhiên đây không phải là một kết thúc có hậu như truyện cổ tích mà em phải chết trong những mộng tưởng của mình và tìm kiếm hạnh phúc ở 1 thế giới khác.

    - Vẽ rõ sự hiện đại, tiến bộ trong thế giới "nhân sinh quang" của tác giả.

    * Phần 3 (còn lại)

    - "Người ta thấy.. đang mỉm cười" => Tác giả thi vị hóa cái chết cho em.

    - Thể hiện tình cảm, sự cảm thương của An- đéc- xen với chính nhân vật của ông.

    - Nguyên nhân sâu xa cái chết: Chết vì xã hồi thiếu tình người, thờ ơ trước sự khổ sai của đồng loại.

    - Cơ duyên trược tiếp: Vì rét, vì đói.

    II) Dàn bài:

    1. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả: An-đéc-xen

    - Giới thiệu tác phẩm: Cô bé bán diêm

    2. Thân bài:

    * Tổng: Nhận định chung về nghệ thuật nội dung:

    - Giới thiệu nhân vật+ phân tích

    - Cách kể truyện của tác giả như hóa thân vào nhân vật để dẫn dắt người đọc vào sâu trong tâm lý của cô bé.

    * Phân: Khung cảnh đêm giao thừa:

    - Không gian, trung gian, thời gian, gia cảnh.

    - Nghệ thuật đối lập qua bức tường.

    - Đối lập giữa quá khứ và hiện tại.

    * Hiện tượng và thế giới mộng tưởng của cô bé:

    - 5 lần quẹt diêm.

    - Hành động quẹt diêm khác nhau giữa lần đầu và lần cuối.

    - Nghệ thuật kể truyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.

    - Trình tự của mộng tưởng.

    - Khác vọng hạnh phúc của cô bé.

    - Khác vọng vật chất và tinh thần.

    - Hình ảnh ngọn lữa mang tính chất biểu tượng

    * Cái chết trong buổi sáng đầu năm mới:

    - Không gian, con người vô tâm, tình cảm của tác giả.

    * Hợp: Đánh giá lại nghệ thuật kể truyện:

    - Trong đó có cách kết thúc (không có hậu)

    - Đánh giá ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thông điệp được gửi.

    - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.

    3. Kết bài:

    - Cảm nghĩ về cái đẹp tâm hồn và suy nghĩ của em bé.

    - Liên hệ thực tế để rút ra bài học.

    III) Bài viết tham khảo:

    Đan Mạch là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới được Liên Hợp Quốc bình chọn và đã xuất sắc giữ vững vị trí này trong ba năm qua. Đó là một qua trình thay đổi lâu dài. Trước đó là Đan Mạch là một đất nước vô tình, ai cũng chỉ biết lợi ích của riêng mình. Và một trong nhiều người đã có công thay đổi xã hội đó là những nhà văn, nhà thơ. Bằng tài năng của mình, họ đã truyền tải những thông điệp với ý muốn tạo dựng một xã hội tốt hơn vào các tác phẩm. Trong đó có sự góp sức của An-đéc-xen với tác phẩm "Cô bế bán diêm" đã rất thân thuộc với bạn bè năm châu, cũng thể hiện thông điệp như trên.

    Nhìn chung tác phẩm "Cô bé bán diêm" được An-đéc-xen trau chuốt tỉ mỉ bằng nghệ thuật tương phản dối lập. Bên cạnh đó ông xây dựng hình tượng nhân vật cũng rất thành công. Tác phẩm đã phản ánh mạnh mẽ sự lạnh lùng vô tâm của xã hội, khiến các em bé nghèo khổ trở nên bất hạnh hơn. Em bé trong câu truyện "Cô bé bán diêm" là một ví dụ điển hình. Lúc trước, gia đình em sống trong một ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Mẹ mất, rồi thần chết cững cướp bà đi, gia sản tiêu tan. Em và bố phải rời khỏi ngôi nhà đó để chui rúc ở một só tối tăm, lạnh lẽo. Em luôn phải sống trong sự cô đơn, thiếu tình thương lại phải nghe những lời mắng nhiết chửi rủa của người bố. Hoàng cảnh vô cùng đáng thương. Khi kể về cô bé tội nghiệp này, An-đéc-xen như hóa thân vào cô bé làm cho câu truyện càng thực tiển và gần gũi với người đọc hơn. Ông dẫn dắt người đọc đi sâu vào tâm lý, suy nghĩ của nhân vật em bé để người đọc có thể cảm nhận được những điều tồi tệ mà em trả qua và dễ dàng nhận biết ông đã gửi gắm thông điệp qua tác phẩm.

    Hiện thực của em vô cùng khốn khổ. Em ngồi nép trong một góc tường. Đầu trần, chân đất, bụng đói giữa khu phố nhộn nhịp đng chuẩn bị đón năm mới. Trong khi mọi người đang nôn nao trong đêm giao thừa thì em lại một mình lủi thủi ở bên góc tường giữa thời tiết lạnh lẽo. Cả khu phố thơm mùi ngỗng quay, sau lưng em sau bức tường ấy là một gia đình sung họp quay quần bên nhau với lò sưởi, thức ăn, cây thông. Dù chỉ cách nhau qua một bức tường nhưng lại hoàn toàn khác biệt. Em bé thì phải chịu gió rét, bụng đói cồn cào, bóng tối dày đặc. Còn những con người trong phố đó lại ấm cúng bên lò sưởi, có ngỗng quay, ánh đèn sáng rực. Ở phần này tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản không gian nhằm phản ánh sự lạnh lùng, vô tâm của con người trong xã hội Đan Mạch xưa. Hình ảnh bức tường hiện lên như vách ngăn giữa sự giàu nghèo, giữa sự cực khổ và hạnh phúc. Bức tường là rào cản xã hội mà con người ta không thể nào phá vở, là một cái bóng quá lớn mà em bé không thể nào thoát khỏi. Đêm giao thừa lạnh lẽo này làm em nhớ về quá khứ của mình. Được người bà yêu thương, được sưởi ấm bên lò sưởi đỏ rực, được ăn no. Còn hiện tại của em lại khổ cực vô cùng. Đây là nghệ thuật tương phản thời gian. Sự tương phản về hiện tại và quá khứ. Em bé nhớ về quá khứ là em đang tủi thân với hiện tại của mình.

    Cả ngày em bán chẳng được bao diêm nào, bây giờ có về "nhà" thì cũng bị bố đánh đập, vã lại ở đấy cũng lạnh như ở đây thôi. "Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?". Và em đã đánh liều quẹt diêm. Em quẹt tổng cộng năm lần. Khi em quẹt que diêm đầu tiên thì sợ sêt, chần chừ rồi em làm liều một lần mà quẹt cho diêm sáng. Nhưng lần thứ năm là lần cuối em quẹt diêm thì em quẹt hết diêm trong bao, mạnh mẽ và dứt khoác, em muốn níu giữ hình ảnh của bà. Ở phần này ngọn lữa là hình ảnh biểu tượng. Ngọn lữa là nguyên liệu của những mộng tưởng. Nó sưởi ấm cả thân thể và tâm hồn em bé. "Tất cả ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biên thành những vì sao trên trời". Tác giả đã thể hiện thông điệp đẹp đẽ qua câu văn này. Ông đã gửi gắm vào đây ý muốn: "Hãy thắp sáng ước mơ cho trẻ em, hãy biến những ước mơ của em bé bán diêm thành hiện thực, để những ngọn lữa ấy không bị vùi dập dưới làn tuyết trắng lạnh lẽo". Nghệ thuật kể truyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng làm cho tác phẩm trở nên mới lạ và thu hut người đọc hơn. Nếu diêm không sáng thì em bé sẽ không được mơ, em sẽ không thể chìm đắm vào thế giới mộng tưởng của trẻ thơ. Chính ngọn lữa đã đưa em đến với khác khao hạnh phúc, làm cho nơi em sống dậy những ước mơ huyền ảo. Thời tiết khắc nghiệt làm em rét muốt nên thứ đầu tiên em mư ước là lò sưởi, em muốn được sưởi ấm. Tiếp theo, em đã đói bụng từ rất lâu nên em muốn được ăn "Trước mắt em là bàn ăn có bát đĩa bằng sứa quý gia và có cả một cn ngỗng quay". Khi que diêm thứ ba sáng lên là hình ảnh cây thông nô-en hiện ra đó là hình ảnh tươi dẹp ở quá khứ.

    Mỗi lần quẹt diêm là mộng tưởng bắt đầu hiện ra. Thể hiện khát vọng của em bé. Em khát khao có vật chất là cái ăn no, cái sưởi ấm. Khát khao có được đời sống tinh thần như lúc trước qua cây thông nô-en. Em còn ước muốn được hạnh phúc. Quẹt que diêm thứ tư thì bà hiện ra sau đó em nhận thức được mình đang mộng tưởng nên "em đã quẹt hết số diêm còn lại!". Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Thể hiện được tình yêu thương bà dành cho em và em dành cho bà là vô bờ bến. Vật chất có thể biến mất nhưng tình cảm của hai bà cháu thì mãi mãi ở đấy mãi trường tồn!

    Mộng tưởng của em cũng biến mất khi diêm vụt tắt, tất cả chỉ lóe sáng rồi chợt tắt. Khi diêm tắt thì trở lại hiện thực lạnh lẽo, đau khổ. Mộng tưởng thì tươi đẹp, hiện thực lại thương tâm. Từ những bất hạnh ở hiện thực mới có mộng tưởng xinh đẹp huyền ảo. Dù vậy nhưng hiện thực và mộng tưởng lại đối lập nhau. Thể hiện hình ảnh ngọn lữa mang tính chất hiểu tượng. Sau bao nhiêu cực khổ, em đã cùng bà bay lên trời. Bỏ lại những nổi đau, bỏ lại sự đói rét để thoát khỏi cái xã hội vô tâm ấy. Sáng hôm sau, khi bầu trời xanh nhợt, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Thì em đã chết. Bọn họ vô tình đến độ chỉ phán đoán rằng: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm" chẳng ai thèm quan tâm tại sao em lại chết. Về mặt hình thức em đx chết vì rét, nhưng có ai hay em chết vì xã hội thiếu tình người. Tác giả đã thể hiện thình cảm của mình bằng cách thi vị háo cái chết của em "Người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười".

    Tác phẩm mang một chút màu sắc cổ tích. Ở mô típ cốt truyện kiểu nhân vật mồ côi và những yếu tố kì ảo trong mộng tưởng của cô bé. Tuy nhiên đây không phải một cái kết có hậu như truyện cổ tích. Mà người phải chết trong những mộng tưởng của mình và tìm kiếm hạnh phúc ở một thế giới khác. Qua tác phẩm tác giả muốn truyền tải một thông điệp với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. "Hãy sống chậm lại, cho đi là hạnh phúc, hãy giúp đỡ những con người khổ cực kia vì nhờ có họ ta mới cảm thấy cuộc sống này còn có thứ gọi là tình đồng loại".

    Dù thế nào em bé trong truyện cũng chỉ là một be con, em chỉ ước mơ những thứ thật giản dị nhưng đối với em nó quá đổi xa vời. Nhìn lại cuộc sống của chúng ta bây giời, thì nhận thấy ta thật may mắn khi được sống trong một xã hội nhân văn. Nhưng đâu đó ngoài kia vắn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, họ cũng có ước mơ như em bé bán diêm. Hãy giúp các em ấy, vì chính các em là mầm non, là tương lai của mỗi đất nước.

    END
     
    Ột ÉcYuukirito Trịnh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 12 Tháng hai 2019
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...