Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Ngô Thị Hóa, 21 Tháng hai 2021.

  1. Ngô Thị Hóa

    Bài viết:
    0
    Tư vấn pháp luật về khai sinh là chủ đề mà Ngô Thị Hóa với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch muốn tư vấn cho các bạn những thủ tục theo quy định của pháp luật về khai sinh để các bạn đăng ký khai sinh cho con thuận lợi, tránh đi lại phiền phức, những lưu ý bạn cần phải biết khi đi đăng ký khai sinh cho con để tránh cho việc sử dụng tên của con sau này gặp rắc rối.



    1. Đăng ký khai sinh là gì:

    Đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch và giấy khai sinh sự kiện khai sinh của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

    Trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ, người thân thích, cở sở nuôi dưỡng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ


    [​IMG]

    2. Đăng ký khai sinh ở đâu:

    Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở trong nước không có yếu tố nước ngoài thuộc UBND xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ trẻ.

    Nơi cư trú theo Luật cư trú năm 2015 là nơi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Nếu không xác định được nơi thường trú thì nơi cư trú là nơi thường xuyên sinh sống và có xác nhận của công an.

    Như vậy, cha, mẹ trẻ có quyền lựa cho nơi đăng ký khai sinh tại nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc của mẹ, không nhất thiết phải đăng ký tại nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú như trước đây theo Nghị định 158 về đăng ký và quản lý hộ tịch.


    [​IMG]



    3. Đăng ký khai sinh gồm những giấy tờ gì:

    • Giấy tờ phải nộp:
    • Tờ khai theo mẫu

    1. Giấy chứng sinh, nếu không có giấy chứng sinh nộp văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh, không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh, khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi: Có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập, khai sinh do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ.

    • Giấy tờ phải xuất trình:
    • Người đi đăng ký khai sinh:
    • Xuât trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước, hoặc giấy tờ có dán ảnh nếu không có chứng minh nhân dân (giấy tờ tùy thân) giá trị sử dụng để chứng minh nhân thân

    1. Sổ hộ khẩu để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh
    2. Giấy chứng nhận kết hôn nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn
    3. Trường hợp nếu cha, me không đi đăng ký khai sinh được thì ủy quyền cho ông, bà, người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng đi đăng ký khai sinh.

    [​IMG]

    4. Đăng ký khai sinh mất bao nhiêu lâu:

    Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 thì thời hạn đăng ký khai sinh là 60 ngày kể từ ngày trẻ em được sinh ra, cha, mẹ, người thân thích, người nuôi dưỡng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ, quá thời hạn này mới đi đăng ký khai sinh sẽ chuyển sang thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn (đăng ký khai sinh muộn).

    Pháp luật quy định cụ thể như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ khi sinh ra phải được đăng ký khai sinh ngay để được pháp luật bảo vệ tốt nhất. Vì thế các bậc cha mẹ lưu ý nên đăng ký khai sinh trong thời hạn quy định

    [​IMG]

    5. Những lưu ý khi đi đăng ký khai sinh cần phải biết:

      • Đọc lại giấy khai sinh

      • Có nhiều trường hợp khi đăng ký xong không đọc lại, về sai sót như têm đệm bố, mẹ, dân tộc, ngày sinh của bố mẹ bj sai, sau này sửa hoặc cải chính rất phức tạp

      • Cất giữ giấy khai sinh cẩn thận, tránh mối mọt ẩm ướt gây nhòe chữ, nhiều trường hợp bị gíán nhấm, giấy tờ ố vàng, nhàu nát, thất lạc. Giấy khai sinh bản chính chỉ được cấp một lần, không có thủ tục cấp lại bản chính nên các bậc cha mẹ cất giữ cẩn thận cho con.

      • Đặt tên khai sinh không đặt quá dài, tên đặt phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam, không đặt tên chứa ký tự số, đặt tên giống tên người nước ngoài, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng tên của con sau này.

    Trước khi đặt tên cho con, các bạn cần lưu ý xem nếu tên đó là tên của mình thì các bạn có thích sử dụng cái tên đó hay không. Hãy vì quyền và lợi ích của trẻ, đặt tên cho con ý nghĩa nhưng phải xem xét nghĩ việc sử dụng tên đó có gây rắc rối cho con không. Thực tế có nhiều trường hợp sau này con lớn lên, không thích tên bố mẹ đặt cho vì nó độc, lạ.. đã phải làm thủ tục thay đổi tên khai sinh rất vất vả, thậm trí có trường hợp không thay đổi được tên trong giấy khai sinh​


    [​IMG]

     
    Mạnh Thăng thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng hai 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...