Hồng cầu là gì?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 4 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Hồng cầu là gì?

    Máu trong cơ thể chúng ta gồm có hai phần: Tế bào và huyết tương. Trong đó, tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Còn huyết tương chính là các yếu tố đông máu, kháng thể, protein, nội tiết tố, muối khoáng và nước.


    Khi soi dưới kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hồng cầu tồn tại ở dạng hình đĩa lõm hai mặt, và kích thước hồng cầu khá nhỏ, không thể nào quan sát bằng mắt thường. Thành phần chủ yếu trong hồng cầu là hemoglobin (HB), một hợp chất bổ trợ cho hồng cầu hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, trên chặn đường vận chuyển hồng cầu tiếp thu các chất thải, khí cacbonic từ các mô, sau đó đem trở về phổi để đào thải ra bên ngoài.

    Đặc điểm của Hồng cầu

    Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương với nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, trải qua các quá trình mới trở thành hồng cầu trưởng thành.

    Hồng cầu thường có tuổi đời từ 90 đến 120 ngày,
    sau đó nó sẽ bị tiêu hủy bởi sự tác động của gan và lá lách. Trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 200 - 400 tỷ hồng cầu chết đi v à tất nhiên, sự mất đi của tế bào già sẽ được sản sinh thêm hàng loạt hồng cầu mới thay thế nhiệm vụ của tế bào đã chết.

    [​IMG]

    Chức năng chính của Hồng cầu

    Chức năng của hồng cầu chính là vận chuyển khí oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và đồng thời nhận lại khí cacbonic từ các mô lên đào thải ở phổi. Ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng đến những hoạt động khác của cơ thể như:

    Giúp vận chuyển các axit béo, axit amin và glucose từ các vi nhung mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể. Sau đó mang cặn bã của quá trình chuyển hóa này đến các cơ quan bài tiết.

    Đủ lượng hồng cầu cần thiết thì da và niêm mạc sẽ có màu hồng khỏe mạnh, rất đặc trưng. Nhưng trong trường hợp thiếu hồng cầu, mà chúng ta vẫn gọi nôm na là thiếu máu hoặc mất máu thì sẽ có hiện tượng là da, niêm mạc nhợt nhạt, người uể oải, mệt mỏi, lao động kém tập trung..

    Nếu số lượng hồng cầu bất thường thì có thể là tình trạng thiếu máu, xuất huyết hoặc những rối loạn hồng cầu khác.


    Một số hình thái bất thường của hồng cầu bao gồm:

    - Hồng cầu hình bia: Hồng cầu có hình bia bắn, vùng trung tâm đậm màu được bao quanh bởi vùng nhạt màu. Thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia, thiếu máu thiếu sắt.

    - Hồng cầu hình giọt nước: Hồng cầu có hình dạng như giọt nước hay quả lê. Thường thấy ở những người bị bệnh Thalassemia.

    - Hồng cầu hình răng cưa: Phía ngoài hồng cầu có các răng cưa ngắn, đều nhau và nhạt màu hơn phía trong. Gặp trong trường hợp tăng ure máu, thiếu máu tan máu.

    - Hồng cầu hình cầu: Hình tròn, không có khoảng trắng ở trung tâm, đậm màu hơn so với các hồng cầu bình thường. Gặp trong truyền máu hay bệnh hồng cầu hình cầu.

    - Ngoài ra có thể gặp các hồng cầu to nhỏ kích thước khác nhau, các mảnh vỡ hồng cầu khi cơ thể có thiếu máu.


    Lượng Hồng cầu trong máu

    Ở cơ thể của một người bình thường, số lượng hồng cầu ngoại vị có sự khác nhau ở giới tính cụ thể như sau: Sẽ dao động theo từng giới như sau:

    Ở nam giới: 5.400.000 ± 300.000 /mm3.

    Ở nữ giới: 4.700.000 ± 300.000/mm3.

    Theo báo cáo từ chuyên gia huyết học, số lượng hồng cầu của trẻ sơ sinh trong hai tuần đầu tiên sau khi chào đời sẽ cao hơn người bình thường. Và sau đó, hồng cầu trong cơ thể trẻ tự động vỡ ra gây ra hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ. Hơn thế nữa, những người lao động nặng số lượng hồng cầu ngoại vi sẽ cao hơn người bình thường.


    Hậu quả của việc Hồng cầu thay đổi


    [​IMG]

    Hồng cầu tăng

    Tình trạng này thường rất hiếm gặp, nên đa số chúng ta thường khá chủ quan và không để ý đến sức khỏe của mình. Hồng cầu tăng vượt quá mức cho phép dẫn đến nhiều biến chứng như:

    - Rối loạn tuần hoàn tim.

    - Các biến chứng ở phổi.

    - Hẹp động mạch phổi.

    - Tim bẩm sinh.

    - Bệnh tủy xương.

    Hồng cầu giảm

    Khi hồng cầu quá thấp vượt khỏi ngưỡng an toàn sẽ gây ra các các rối loạn trong cơ thể như sau:

    - Suy dinh dưỡng.

    - Suy tủy xương.

    - Chảy máu hoặc xuất huyết.

    - Bệnh thận.

    - Gây trình trạng mất nước trong cơ thể.

    - Thiếu oxy.


    Cách duy trì lượng Hồng cầu ổn định

    - Bổ sung những thực phẩm có chứa Axit folic: Rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, đậu đỏ v. V..

    - Thực phẩm chứa nhiều chất sắt: Thịt đỏ, tàu hủ, đậu phộng, củ cải đường, thịt gà, cá biển, sữa, trứng v. V..

    - Thực phẩm giàu vitamin A: Khoai lang, bí đỏ, cà rốt, dưa hấu, dưa vàng, ớt chuông, ớt ngọt, cà chua, cá trích v. V..

    - Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc tối thiểu 6 tiếng/ngày, ăn đúng giờ, bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ thể.


    [​IMG]

    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn, có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh ThưSâuxanh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...