Hiện tượng ký sinh là gì? Dấu hiệu nhiễm kí sinh trùng?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Khoai lang sùng, 12 Tháng tám 2021.

  1. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    Trong tự nhiên có rất nhiều loài sinh vật tự kiếm thức ăn cho mình hoặc nhiều loài kết hợp với nhau để sống như hiện tượng cộng sinh hay lợi dụng sinh vật khác để kiếm ăn và di chuyển nhưng không làm hại sinh vật đó được gọi là hội sinh. Tuy nhiên một số loài lại phát triển theo một hướng hoàn toàn khác đó là những sinh vật ký sinh chuyên "ăn bám" vật chủ. Hiện tượng ký sinh có thể hiểu nôm na là một sinh vật sống nhờ vào sinh khác và gây tổn hại cho sinh vật đó. Khi một sinh vật sống kí sinh lên vật chủ sẽ chiếm dinh dưỡng của vật chủ, gây nhiễm độc hoặc thậm chí là tạo cơ hội cho những vi sinh vật gây bệnh tạo nên tình trạng viêm nhiễm. Sau đây mình sẽ nói sơ qua một số khái niệm về kí sinh.

    - Vật chủ (ký chủ) : là những sinh vật bị ký sinh, trong mối quan hệ này thì đây chính là bên chịu thiệt.

    - Ký sinh bắt buộc: bắt buộc phải sống bám vào cơ thể Ký chủ.

    - Ký sinh tuỳ nghi: có thể sống ký sinh, hoặc cũng có thể sống tự do ở môi trường bên ngoài, khi tìm được vật chủ thích hợp sẽ tiếp tục bám và ký sinh.

    - Nội ký sinh trùng: sống bên trong cơ thể ký chủ (ở những sinh vật ký sinh sống trong mô hay máu còn được chia ra ký sinh nội bào và ký sinh giữa các tế bào)

    - Ngoại ký sinh trùng: sống ở ngoài cơ thể ký chủ hoặc sống ở bề mặt cơ thể ký chủ.

    -Ký sinh bậc cao: sinh vật ký sinh này sống ký sinh lên một sinh vật ký sinh khác, kiểu kí sinh này thường gặp ở côn trùng ví dụ như trùng sốt rét kí sinh trên muỗi Anopenles và chính muỗi Anopenles lại là một sinh vật ký sinh tùy nghi đồng thời cũng là vật trung gian truyền bệnh sốt rét.

    -Ký chủ chính: ở đó ký sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu tính, hoặc ký sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành.

    -Ký chủ phụ: ở đó ký sinh trùng sinh sản theo phương thức vô tính hoặc đang ở dạng ấu trùng.

    -Trung gian truyền bệnh (vector) : côn trùng hoặc động vật thân mềm mang ký sinh trùng và truyền từ người này sang người khác.

    -Người lành mang ký sinh trùng (porter) : người có ký sinh trùng trong cơ thể, nhưng không có biểu hiện bệnh lý.

    - Ký sinh trùng lạc chỗ: Một sinh vật ký sinh ở một cơ quan nào đó trên cơ thể nhưng lại 'lầm đường lạc lối' sang cơ quan khác.

    -Ký sinh trùng lạc chủ: Sinh vật ký sinh bình thường ký sinh trên một vật chủ nhất định nhưng có thể nhiễm sang vật chủ khác do tiếp xúc giữ vật chủ này với vật chủ khác.

    Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng:

    [​IMG]

    - Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa: Khi ký sinh trùng trú ngụ trong đường ruột, chúng sẽ phá hủy niêm mạc đường ruột gây viêm, dẫn đến tiêu chảy mãn tính. Hơn nữa, các ký sinh trùng có thể gây ra khí độc dẫn đến đầy bụng, buồn nôn, táo bón và nhiều vấn đề khác.

    - Ngứa hậu môn: Hiện tượng này thường xuất hiện khi giun kim đẻ trứng quanh vùng hậu môn và gây kích thích.

    - Mệt mỏi: Khi ký sinh trùng bám vào đường ruột, chúng sẽ "ăn chặn" một số dưỡng chất quan trọng khiến cho cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất nuôi cơ thể.

    - Bỗng nhiên thèm ăn nhiều hơn: Nếu bạn bỗng nhiên cảm thấy thèm ăn nhiều hơn nhưng trọng lượng không tăng, đó là dấu hiệu cho thấy ký sinh trùng đang ăn nhờ ở đậu trong cơ thể.

    - Nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ, đặc biệt là ở trẻ em có thể do độc tố của ký sinh trùng tiết ra ảnh hưởng đến thần kinh..

    - Xuất hiện các vấn đề về da: Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra các vấn đề về da như viêm da, phát ban, nổi mề đay, chàm, sưng tấy và các loại dị ứng bất thường, xảy ra thường xuyên, dai dẳng không rõ lý do.

    - Đau cơ và khớp: Một số ký sinh trùng xâm nhập vào các cơ bắp, các khớp xương và mô mềm, là nguyên nhân gây ra đau cơ bắp và mô mềm.

    - Thiếu máu: Một số loại ký sinh trùng sử dụng máu làm thức ăn gây nên tình trạng thiếu máu.

    Tổng hợp từ nhiều nguồn

    Đăng Ký để đọc nhiều bài viết khác nha!
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...