Hệ mặt trời (hay còn gọi làthái dương hệ ) là một hệ hành tinh có mặt trời ở trung tâm và các hành tinh do lực hấp dẫn tạo thành. Hình ảnh của hệ mặt trời. 1. có bao nhiêu hành tinh quay quanh trung tâm? Có 8 hành tinh gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương 2. hành tinh lớn nhất? Sao mộc có kích thước lớn nhất hệ mặt trời ó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. 3. Vị trí của hệ mặt trời? Đám mây liên sao địa phương, Bong bóng địa phương, Nhánh Orion, Ngân Hà 4. Sao thủy có nhiệt độ thất thường? Do rất gần với mặt trời nên mặt ban ngày của sao Thủy bị hơ nóng bởi Mặt trời và có lên tới 450 độ C (840 độ F). Thế nhưng vào ban đêm, nhiệt độ lại hạ xuống cực thấp, có khi âm đến hàng trăm độ và dưới mức đóng băng. Sao Thủy hầu như không có không khí để có thể hấp thụ các tác động của thiên thạch, do đó bề mặt của nó bị "rỗ" và có nhiều hố lớn, tương tự như mặt trăng. Sao Thủy cũng không có sự biến đổi thời tiết như những hành tinh khác. 5. hành tinh nóng nhất hệ mặt trời? Sao thủy là sao gần mặt trời nhất, tuy nhiên không phải là hành tinh nóng nhất, vị trí này thuộc về về Sao Kim. Với bầu không khí rất độc hại và áp suất ở trên bề mặt sao Kim có thể sẽ nghiền nát và giết chết bạn. Sao Kim có kích thước và cấu trúc tương tự với Trái đất, tuy nhiên bầu khí quyển rất dày đặc và độc hại giữ nhiệt trong "hiệu ứng nhà kính" mất kiểm soát. Sao Kim là hành tinh quay chậm và quay theo hướng ngược lại với hầu hết những hành tinh khác . 6. Cái danh 'hành tinh đỏ "thuộc về? Sao Hỏa, Hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời là sao Hỏa hay" Hành tinh đỏ "có tên gọi tiếng Anh là Mars. Sở dĩ nó có cái tên này dựa vào đặc điểm của sao Hỏa, đó là oxit sắt trong bụi bẩn có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh, từ đó làm cho bề mặt nó hiện lên màu đỏ đặc trưng. 7. Cơn bão vĩnh cửu thuộc về hành tinh? Sao mộc, với cơn bão có tên" Vết đỏ lớn", một cơn bão khổng lồ đã được biết đến và tồn tại ít nhất từ hàng trăm năm trước. Sao Mộc có từ trường rất mạnh, thu hút nhiều mặt trăng xung quanh, trông giống như hệ Mặt trời thu nhỏ vậy. 8. lịch sử hào hùng về Sao thổ? Vào đầu năm 1600, khi lần đầu tiên nghiên cứu về sao Galileo Galilei đã cho rằng sao Thổ gồm có ba phần, Galileo Galilei đã nhìn thấy một hành tinh có vành đai, hành tinh có một vệ tinh lớn và hai vệ tinh nhỏ. Thế nhưng đến hơn 40 năm sau, Christiaan Huygens đã phát hiện ra đây là vành đai chứ không phải vệ tinh như Galileo nghĩ. 9. hành tinh độc nhất? Sao Thiên Vương có tên tiếng Anh là Uranus, đây là hành tinh thứ 7 tính từ mặt trời. Sao Thiên Vương là một hành tinh độc nhất, nó là một hành tinh khí khổng lồ, có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của nó, Hành tinh này có vành đai nhưng rất mỏng. 10. hành tinh cuối trong hệ mặt trời? Sao Hải Vương (Neptune) Đây là hành tinh cuối cùng nằm trong hệ mặt trời, nó được biết đến với những cơn gió mạnh, nhanh hơn cả tốc độ âm thanh, nó nằm ở rất xa và lạnh. Sao Hải Vương nằm cách xa gấp 30 lần tính từ khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời.