Review Phim Hậu Cung Chân Hoàn Truyện

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Vô Ảnh, 18 Tháng sáu 2018.

  1. Vô Ảnh

    Bài viết:
    10
    Bài hát Bồ Tát Man



    Hậu cung Chân Hoàn truyện (tiếng Trung: 后宫甄嬛传, tiếng Anh: Empresses in the Palace), thường gọi tắt là Chân Hoàn Truyện (甄嬛传), là một bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc.

    Đây là bộ phim cung đình ăn khách nhất trên màn ảnh Đại lục năm 2012 và được đánh giá là tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây. Bộ phim tạo nên cơn sốt tương tự như Tây du ký (1986) hay Hoàn Châu cách cách (1997), bộ phim là phần trước của Hậu cung Như Ý truyện. Chân Hoàn truyện có mặt trong danh sách những bộ phim được khán giả đón xem lại hàng năm.

    Phim được chuyển thể từ tiểu thuyếtngôn tìnhcùng tên của nhà văn trẻ Lưu Liễm Tử (流瀲紫). Về tên gọi, hiện có bản dịch là Hậu cung Chân Huyên truyện, vì chữ 嬛 có hai âm Hán-Việt là Huyên và Hoàn. Bộ phim mua bản quyền tiểu thuyết khi tác giả mới chỉ hoàn thành một phần ba tác phẩm, lên kế hoạch sản xuất và công chiếu lần đầu vào cuối năm 2011. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Trịnh Hiểu Long - đạo diễn của phim - thử sức với dòng phim cổ trang.

    Tóm tắt cốt truyện

    Nội dung phim xoay quanh những cuộc tranh đấu quyền lực và tình yêu của những nữ nhân trong chốn thâm cung vào triều đại Hoàng đế Ung Chính nhà Thanh. Các phi tần lập mưu, tranh đấu nhau để có được quyền lực cũng như sự sủng ái của Hoàng đế.

    Chân Hoàn là một thiếu nữ hiền lành, không màng danh lợi, thế sự, thế nhưng luôn bị hãm hại bởi những thế lực trong hậu cung. Hoàn cảnh buộc cô phải cứu lấy bản thân mình để rồi sau này cô trở thành phi tần quyền lực bậc nhất trong chốn hậu cung, nhưng điều gì cũng có cái giá của nó, để bước lên bảo tọa Hoàng thái hậu, Chân Hoàn vì mất dần những người thân yêu bên cạnh mình nên trở thành người phụ nữ tự cường, quyền lực, ra tay phòng thủ trước những âm mưu của người khá

    Đánh giá

    Tuy không quy tụ dàn diễn viên ngôi sao danh giá, Chân Hoàn truyện gặt hái thành công nhờ sở hữu dàn diễn viên thực lực và có phong cách riêng. Nhân vật chính Chân Hoàn được Tôn Lệ biến hóa rất linh hoạt, nhất là Tôn Lệ đã đánh dấu rất ấn tượng từng chặng đường tính cách, nhận thức và quá trình thay đổi của nhân vật Chân Hoàn, Tôn Lệ đã để lại vai diễn mang đậm dấu ấn trong sự nghiệp của bản thân. Nhân vật Ung Chính được Trần Kiến Bân thể hiện bằng sự lạnh lùng tàn nhẫn, tuy được so sánh với rất nhiều Ung Chính do các diễn viên khác thủ vai nhưng Trần Kiến Bân vẫ để lại hình ảnh một Hoàng đế lạnh lùng và tàn nhất rất riêng biệt. Nói về Hoàng hậu của Thái Thiếu Phân, Thái Thiếu Phân là một "đàn chị" trong việc thể hiện phong cách mẫu nghi thiên hạ của Hoàng hậu Nghi Tu, tuy nhiên, lời thoại đôi khi không khớp với khẩu hình nhân vật vì Thái Thiếu Phân vốn là diễn viên Hồng Kông nổi tiếng và vì bộ phim sử dụng Tiếng Trung Quốc phổ thông. Những vai diễn khác cũng rất ấn tượng, tuy chỉ là vai phụ nhưng các nhân vật đều được thể hiện với tính cách riêng, dấu ấn riêng đặc trưng cho từng nhân vật, trong đó không thể không nhắc đến diễn viên gạo cội Lưu Tuyết Hoa.

    Bên cạnh đó, bộ phim được quay chủ yếu tại Phim trường Hoành Điếm. Phục trang và dựng cảnh cũng là một trong những thế mạnh đáng chú ý của bộ phim, trang phục dành cho các vị Phi tần, Hoàng hậu rất tinh xảo và sinh động, đẹp mắt, các trang sức, mũ cát phục, Hoàng phục và Cát phục hoàng gia đến Hộ giáp, giày đều được đầu tư rất kĩ từng chi tiết. Đạo diễn, các diễn viên cùng ê kíp đoàn phim đã tham khảo và học hỏi các nhà sử gia rất kĩ lưỡng để bộ phim trông thực và hợp lý, từ văn nghệ, tuồng kịch, trang sức, cống phẩm.. Bộ phim thắng lợi ở Nhật và sắp được biên tập rút ngắn và lồng tiếng Anh để phát sóng tại Mỹ.

    Tuy nhiên, phim cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các "tín đồ" ngôn tình. Vì chăng trong tiểu thuyết hình ảnh "Hoàng thượng" được miêu tả với vẻ ngoài khá trái ngược với Trần Kiến Bân. Theo đạo diễn thì đây là ý đồ riêng của ông: "Tôi muốn quay một bộ cổ trang mang ý phê phán. Bởi mấy bộ cổ trang gần đây của chúng ta quá nửa là ca tụng, phần lớn là tâng bốc. Bao gồm một số hoàng thượng vừa trẻ, vừa đẹp, vừa chung tình. [.. ] tôi thấy thực tế tạo vấn đề rất lớn. Có một số cô gái muốn theo tiểu thuyết đâm đầu xuống giếng để xuyên về (quá khứ - người viết chú thích). Kết cục là bị chết chìm." vì vậy ông muốn tạo ra một bộ phim trần chân thực nhất, trụi nhất, gần với thực tế lịch sử nhất.

    Khi công chiếu ở phương Tây, phim bị đánh giá là quá dài, quá nhiều tâm lý, lời thoại phức tạp, nội dung đơn điệu.. Nhìn chung đay là những đánh giá khi phim Trung Quốc được giới thiệu ở các nước châu Âu hay Mỹ - nơi có nền điện ảnh thiên về hành động, nhẹ về tâm lý, nội tâm

    Nhạc phim

    Phim có sử dụng các ca khúc:

    • Kiếp hồng nhan (紅顏劫) - Diêu Bối Na (姚貝娜) thể hiện.
    • Phượng hoàng vu phi (鳳凰于飛) - Lưu Hoan (劉歡) thể hiện.
    • Bồ tát man (菩薩蠻) - Diêu Bối na (姚貝娜), Lưu Hoan (劉歡) thể hiện.
    • Kinh hồng vũ (驚鴻舞) - Diêu Bối Na (姚貝娜) thể hiện.
    • Thái liên (採蓮) - Diêu Bối Na (姚貝娜) thể hiện.
    • Kim lâu y (金縷衣) - Diêu Bối Na (姚貝娜) thể hiện.

    (Trong đó, ca khúc chủ đề mở màn là "Kiếp hồng nhan" có chung giai điệu và khác lời với ca khác "Bồ tát man", ca khúc "Bồ tát man" được sử dụng làm nhạc nền của một số cảnh trong bộ phim và phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Ôn Đình Quân)

    Và nhiều bản nhạc không lời, đều do Lưu Hoan (劉歡) sáng tác:

    • Quân lâm thiên hạ (君臨天下)
    • Trường y cô chẩm (長夜孤枕)
    • Hà biên khuynh tố (河邊傾訴)
    • Thiếp tùy quân khứ (妾隨君去)
    • Tú nữ nhập cung (秀女入宮)
    • Phong tuyết sơn lâm (風雪山林)
    • Nữ nhi lụy liên (女兒淚漣)
    • Tâm tâm tương y (心心相依)

    "Tâm tâm tương y" chính là phần nhạc của bài "phượng hoàng vu phi". "Quân lâm thiên hạ" và "Tú nữ nhập cung" có giai điệu gần giống nhau.

    Công chiếu

    Bộ phim đã được phát lại nhiều lần ở nhiều đài truyền hình địa phương tại Trung Quốc Đại lục. Sau thành công ở nội địa, phim tiếp tục gây cơn sốt ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc tạo nên cơn sốt cắt mắt hai mí giống đôi mắt của diễn viên Tôn Lệ vai Chân Hoàn, số ca cắt mắt tăng 30% so với cùng kỳ. Ngoài ra, phim còn được biên tập từ 76 tập rút thành 6 tập, mỗi tập 90 phút và có thêm một số cảnh bổ sung để phát sóng ở Mỹ. Bộ phim cũng đã được trình chiếu lần đầu tiên tại Việt Nam trên kênh THVL1 từ 23 tháng 6 năm 2013 với nhan đề Sóng gió hậu cung. Năm 2015, Truyền hình Hà Nội chiếu lại bộ phim với tên Chuyện hậu cung.
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười hai 2018
  2. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Mình cũng rất thích bộ phim này. Với phim cung đấu, mình thích vừa xem chúng, vừa kết nối chúng với các bộ phim khác - giống như "Hậu cung Chân Hoàn truyện" và "Hậu cung Như Ý truyện" vậy. Xem "Hậu cung Chân Hoàn truyện" sau đó xem "Hậu cung Như Ý truyện" sẽ cảm thấy một sự tiếp nối thú vị. Và đặc biệt là các bộ phim cung đấu xem rất "đã", nhất là những đoạn các nhân vật nữ thông minh tài trí lật ngược được các tình thế tưởng như là thảm bại rồi lại thành thắng. Cảnh quay cổ trang thì hoành tráng, mãn nhãn!
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...