Hạnh Tác giả: Trần Thị Hậu. Hạnh đang cho đàn gà mới nở của mẹ ăn thóc, sáng nay mẹ Hạnh đi qua chợ sớm hy vọng bán được nốt mấy bánh củi kiếm được từ hôm trước tới giờ. Cô đang chăm chú nhìn đàn gà giành nhau ăn thóc, nhìn thấy gà mẹ cứ khơi thóc cho gà đàn con của mình, cô lại nghĩ về người anh trai ruột của mình đang ở với bà nội. Chợt phía trong chuồng ràn mấy chú heo kêu lên inh ỏi, chiếc chuồng của nó lúc sáng cho ăn Hạnh chưa kịp đóng lại nữa, nay nó chạy ra ngoài, lỡ không bắt lại được đến lúc mẹ về Hạnh lại bị ăn đòn. Hạnh – cô bé 11 tuổi, được sinh ra trong gia đình không được khá giả, anh trai Hạnh là Đức, hơn cô 5 tuổi, nhưng may mắm hơn cô. Vì là cháu đích tôn nên được bà nội đưa về nuôi nấng. Cha mẹ cô ngay từ ngày cưới nhau về đã không có tình cảm với nhau, chắc có lẽ với sự đào hoa của ông nên đã một bước đem mẹ Hạnh về lấy làm vợ, phần vì thương cho số phận của cô Hà –cô không được bình thường như người khác, phần vì đến tuổi lấy vợ do gia dình thúc dục nên cuối cùng cũng quyết định chung nhà và được hai đứa con. Thế nhưng, đàn ông mà, ở với nhau được thời gian khá ổn thì ông Đậu – cha của Hạnh, khăn gói ra đi, bảo là đi làm kiếm tiền, để lại gia đình nhỏ và rồi tháng qua tháng, năm qua năm, ông không còn muốn dính dáng gì đến mẹ của Hạnh nữa, với lại càng đi ra bên ngoài, ông càng khám phá được nhiều người phụ nữ xinh đẹp, giỏi dang hơn bà Hà. Thử hỏi khi bước chân ra xã hội và nhúng mình vào thú vui bên những cô gái trẻ, liệu đến khi về nhà ông có còn muốn chấp nhận một người vợ ăn mặc xộc xệch, luộn thuộm, vụng về lại còn thiếu học như bà Hà, nên cuối cùng ông Đậu đã đưa gia đình đến một bờ vực của sự đổ vỡ, ông ly dị vợ và đưa Đức về cho bà nội nuôi, còn Hạnh ở lại với mẹ. Bà Hà chẳng một câu níu kéo, mặc nhiên để chồng mình đi tìm hạnh phúc mới, mặc dù biết đó là sự thất thoát lớn đối với hai đứa con mình, nhưng dù cho thiếu học nhưng bà vẫn hiểu được rằng người đàn ông của mình đang cần gì hơn là cái gia đình này. Sau ly dị, bà Hà nhận được một mảnh đất sau nhà mình, và ngôi nhà bằng đất được bên nội nhà chồng bố thí cho hai mẹ con ở. Sống ở dưới chân núi hố lụi, may ra được cái giếng nước nuôi sống được hai mẹ con qua ngày, dù không giàu nhưng bà Hà vẫn cố cho con gái mình được đi học như mấy đứa bạn cũng trang lứa với Hạnh trong xóm, ngày qua ngày bà đi kiếm củi trên núi ở sau nhà, được bao nhiêu đồng thì cũng chỉ đủ lo cho bữa ăn của hai mẹ con mỗi ngày, chẳng đủ dư nên đối với cô bé lứa tuổi dó thì thật là một sự thiệt thòi. Nhà nghèo nhưng hạnh học khá ổn, học lực của cô luôn đứng nhất nhì lớp, vì thế nên cô giáo chủ nhiệm luôn cân nhắc để giúp đỡ Hạnh, luôn được nhận học bổng từ hội khuyến học trong mấy năm liền, bù đắp được phần nài cho sự thiếu thốn của bản thân. Bà Hà ngày nào cung leo núi, đêm về mệt mỏi nên cũng chằng có sức để nói chuyện cũng con gái nữa, nhiều khi mệt quá sinh ra cáu gắt, khiến Hạnh ngày càng sợ sự nổi giận của mẹ mình. Hoàn cảnh khó khăn, mẹ Hạnh muốn nuôi thêm mấy con vật để phần nào kiếm thêm để có tiền sửa lại căn nhà, mấy lần bà đi ra đến nhà mẹ chồng đế xin được cho mượn ít tiền làm vốn nuôi mấy con dê, nhưng đều bị bà Hoan khước từ, trong suy nghĩ của người mẹ chồng bây giờ, bà Hà chính là cái gai trong mắt của cả họ nhà mình, vì không lâu nữa, con trai mình –chồng cũ của bà Hà, sẽ lấy vợ mới. Bên đó gia đình nhà người ta có gia giáo, khá giả nên nhận được sự tôn trọng của bà Hoan. Mẹ Hạnh lại thui thủi về, Đức đứng sau nhà nhìn mẹ ra về trong chiều muộn, biết mẹ cả ngày chắc đi kiếm củi mệt rồi, nhưng cậu chẳng dám bước ra đề nói với mẹ, mặc dù ở thời điềm đó, cậu đủ lớn, đủ suy nghĩ chín chắn rồi. Bà Hà trở về mặt buồn rượi rượi, lại bếp lấy chén cơm ăn tạm với cá khô kho cho qua bữa. Hạnh thấy nét mặt mẹ hơi sầu, nhưng cũng đánh liều lại nói chuyện với mẹ : - Mai lớp phải đóng quỹ lớp, mẹ cho con mười lăm ngàn nha mẹ. Bà Hà nhìn hạnh, đũa cơm chưa kịp và vào miệng nữa, bà bỏ chén cơm cho con chó mực nằm gần đó, rồi lên giường đi ngủ. Hạnh thấy mẹ không trả lời lại càng thêm lo nữa, cũng chẳng giám nói lại lần hai. Cô rửa chén cho mẹ rồi lên bàn học bài, ngồi học mà trong lòng nghĩ đến việc mai không biết mẹ còn nhớ mình xin tiền không nữa. Đêm muộn, hai mẹ con lúc này đã tắt đèn đi ngủ, bà Hà ngồi dậy nhìn Hạnh, nước mắt đầm đìa. Nay đến cả tiền mẹ cũng chẳng còn đồng nào cho con, gánh gủi chiều nay đi chợ mẹ chẳng bán được, đang gửi nhờ ở nhà người ta – bà vừa khóc vừa nghĩ. Sáng đến, mẹ Hạnh dậy muộn hơn thường ngày nên vội vàng nắm hai nắm cơm bỏ vào lá chuối, kèm theo bịch đậu phộng đâm nhỏ với muối làm gia vị, Hạnh cũng quên béng đi là nói chuyện với mẹ để đóng quỹ cho lớp. Đến tới lớp cô mới nhớ ra, nhưng cũng chẳng còn cách nào, khi được nhắc tên lên lớp, Hạnh cúi thẹn mặt xuống bàn, vì cả lớp giờ chỉ còn em trễ hẹn đóng quỹ cả tuần nay, bắt gặp được ánh mắt đó, cô giáo hiểu ý liền đánh lảng sang chuyện học hành của lớp, ra về, cô Nga gặp riêng hạnh và nói chuyện - Cô biết hoàn cảnh gia đình em như vậy, lần sao còn cần giúp gì em cứ gặp trực tiếp cô nhé. Hạnh nhìn cô rồi mỉm cười cảm ơn, hứa lần sau có sẽ đem gửi lại cho cô. May mắn cho hạnh là, nhà nghèo nhưng cô bé vẫn ngoan ngoãn, học giỏi là nhận được sự tin tưởng của cô giáo, nên em đỡ phải lo đi phần nào. Hai ngày nữa là đến đám cưới của chồng cũ rồi, bà Hà đang suy nghĩ không biết có nên xuất hiện trong đám cưới không, vì mặc dù đã ly dị nhưng ông Đậu vẫn cho phép bà Hà qua lại với bên nội mình. Chiều nay làm lễ ăn hỏi, bà Hà ra nhà mẹ chồng để phụ nấu nướng, hết tình thì còn nghĩa, còn nghĩa là còn trách nhiệm, nên đưa cả Hạnh ra, với hy vọng cho con mình được bữa ăn no hơn những ngày thường, Đức gặp em gái mình trong đám cưới của cha nhưng không có gì gọi là anh em hỏi han nhau, trước đó Hạnh có ra vườn cùng anh hát những lá chè tươi để vào làm nước đãi khách, nhưng cũng chả nói lời nào. Đức được ăn ngon mỗi ngày, được ở trong nhà lớn nên chả có sự thiếu thốn nào cả, với lại ngày ngày cậu đều được bà nội nhắc nhở nên tránh xa và không được nói chuyện với bà Hà và Hạnh, nên cậu dường như làm ngơ khi gặp họ. Thoáng chốc hai năm trôi qua, vẫn ngày qua ngày mẹ Hạnh vẫn làm nghề cũ, vì trong làng chẳng có ai thuê mướn gì để bà Hà làm cả, cả làng bấy giờ họ làm cũng đủ chắt góp, nguời này hơn người kia là bao đâu, nên cũng bà Hà cũng chả dám đi mượn đi vay ai tiền cả. Đám cưới cô Nhàn hàng xóm, cô Nhàn thuộc lứa thanh niên đi làm ở miền nam về gặp anh Bình hiền lành nên cả hai phải lòng nhau rồi quyết định về chung nhà. Hôm đêm đám cưới cô Nhàn, ông Lan – nguời cùng làng, nổi tiếng có máu dê, biết bà Hà và chồng đã ly dị nên có ý định với bà Hà, do bị bà Hà từ chối nên ông đã lén đốt nhà bà trong đêm, rồi bỏi trốn về nhà ngủ như không có chuyện gì, may sao hôm đám cưới dân làng thay nhau trực ở đám cưới làm đồ ăn chuẩn bị cho ngày mai, phát hiện lửa bốc lên từ nhà bà Hà, liền hỗ trợ nhau kêu cứu cả làng đến dập lửa, cứu được mẹ con bà Hà, đồ đạc trong nhà hầu như bị cháy, sách vở của Hạnh tiêu tan vào tro bụi, vì sách vở là vật ăn lửa nhất trong nhà của Hạnh lúc đó. Nay sách cháy hết, nhà cũng tan hoang, mẹ Hạnh buồn rượi rượi, căn nhà đã hư hỏng nay còn như thế này nữa thì biết làm sao, đêm đến hai mẹ con trải tạm tấm nilon trên sàn nhà đất ngủ qua đêm, hy vọng nhận được sự ủng hộ từ phía nhà chỗng cũ với hàng xóm, nhưng nhận lại chỉ được là sự hắt hủi đến khinh bỉ của bà Hoan, với hàng xóm họ chỉ chắt chiu gom góp lại được để dựng lại cho hai mẹ con nhà Hạnh mái nhà bằng tre với mấy tấm nilon lợp lên. Sự nghèo khó chưa dừng lại với mẹ con bà Hà, nay ở trên núi bà Hà thường kiếm củi cây tràm nhỏ của họ bị phá, cây còn nhỏ nhưn bị chặt ngang nên không phát triển về chiều cao được, nên ông Lộc cấm không cho ai kiếm củi ở khu vực trên này nữa. Đối với mẹ con bà Hà bây giờ khác gì triệt đường sống mẹ con họ. Cả tuần nay Hạnh không đến trường, cô Nga biết được nên tìm đến ngôi nhà nhỏ gồng mình dưới chân núi của mẹ con Hạnh - Bây giờ sách vở em không còn nữa, nhà em như này em chẳng thiết tha đến trường nữa cô ơi. - Thật sự đối với hai mẹ con bây giờ là cả sự khó khăn về nhiều thứ thật sự, Tôi làm giáo viên, lương bà cọc ba đồng nên cũng không có đủ điều kiện giúp đỡ nhiều được cho hai mẹ con. Tôi chỉ biết đến động viên chị và cháu cố gắng, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả. Bà hà nói trong nước mắt : - Cảm ơn cô giáo nhiều, trước giờ cô giúp cháu Hạnh nhà tôi quá nhiều rồi, nay mẹ con tôi không muốn làm phiền cô nữa. Nay tôi để cháu nó ở nhà thời gian, nào củng cố được ổn định thì tính tiếp cô ạ, chứ giờ chẳng biết làm gì nữa cả. Hai mẹ con bà Hà mời cô Nga ở lại ăn cơm tối nhưng cô Nga từ chối vì ở nhà còn con nhỏ. Sáng hôm sau, mẹ Hạnh đi sang bên làng kia để kiếm công việc làm đỡ, Hạnh ở nhà một mình, nay cái Hoa với cái Mai đi học sáng rồi, không có bạn chơi, Hạnh đứng một mình nhìn lên bầu trời vào sáng mai, màu trời buổi sách xanh ngắt, trong veo, không một đám mây. Nhà Hạnh nhỏ, cộng lại với cây cối xung quanh lớn nên nhà mát từ sáng tới chiều. Trưa đó mẹ Hạnh chưa về, bà Hoan lên gặp Hạnh: - Nay không đi học mày tính ở nhà vậy mẹ con chết đói cả đời chắc, đáng ra là mẹ mày đi nhưng mà mày thấy đó, ai dám nhận đâu. Hai ngày nữa cô Bắc vào Sài Gòn đi làm thuê, mày có muốn đi làm kiếm tiền thì đi chung. Với lại con gái học đến lớp 7 là mừng lắm rồi, trước bà nội mà cũng lớp 7 rồi nghỉ thôi, con gái học nhiều chả để làm gì cả. Nói rồi bà Hoan ra về liền, không buồn ngồi nói chuyện hay hỏi ham gì về hai mẹ con nhà Hạnh sau ngày nhà cháy như thế nào cả. Hạnh buồn tủi, khi lũ bạn vẫn cắp sách đến trường thì mình phải đi làm công xa xứ như vậy chăng, điều bà nội nói làm ám ảnh cô suốt cả buổi chiều. Nay chị Nhàn hàng xóm ở nhà chồn mới nhà mẹ đẻ có ghé cho hai mẹ con nhà Hạnh hai củ khoai với quả ổi - Bà nội bảo bây giờ em nghỉ học rồi thì đi làm thuê kiếm tiền, mà em thấy tiếc nuối quá chị, nhưng ở nhà em cũng chẳng biết làm gì –Hạnh tâm sự. Nhìn giàn nước mắt còn đọng ở lung tròng Hạnh, chị Nhàn động viên: - Bây giờ ra xã hội ho cạnh tranh gắt lắm em, em tuổi còn nhỏ, nên đợi hai mẹ con ổn định thêm thời gian nữa rồi đi học lại, lúc nào tầm nhìn đủ rộng, hiếu biết hơn xíu thì em đi ra chưa muộn mà. - Dạ, em biết vậy chứ, em muốn đi học nhiều hơn thế nữa là đàng khác chứ chị, nhưng mà bây giờ nhà em thật sự rất thiếu thốn, nghèo chồng nghèo, may ra chưa mắc nợ ai là đủ rồi chị ơi. Nhìn khuôn mặt cô bé bây giờ chẳng còn con đường nào khác, Hạnh khóc trong buồn tủi, chị Nhàn an ủi : - Nếu em suy nghĩ thế thì chị cũng mừng, không được cái này mình chọn cái khác, cuộc sống mà em. Nhàn về nhưng lòng vẫn thương cô bé cạnh nhà mình, hoàn cảnh khắt khao với em quá, phải chăng số phận em được khả giả hơn thì chắc chắn con đường của em dễ dàng hơn rồi. Đêm đó bà hà về muộn, Hạnh đưa củ khoai chị Nhàn cho hổi chiều ra hai mẹ con ăn, Hạnh thưa chuyện với mẹ về việc lúc trưa bà nội đến nhà. Bà Hà đứng phắt người dậy, nói lớn : - Không, không có làm thuê cho ai hết, ngày mai con đi học cho mẹ. Hạnh nói trong nước mắt : - Con biết mẹ muốn con đi, nhưng mẹ à, hoàn cảnh gia đình mình như này con không nỡ để mẹ chịu khổ một mình, con lớn rồi mà mẹ, mẹ cho con phụ mẹ được không. Bà Hà lại góc, nằm trên chiếc nilon ngoảng mặt vào tường nói: - Con đi ngủ sớm, ngày mai hai mẹ con nói chuyện. - Nhưng mai sớm bà nội lên sớm, còn xem có được không để hẹn với cô Bắc để đi Sài Gòn đó mẹ. Mẹ Hạnh chẳng nói gì, bà giả vờ đi ngủ, nhưng thương tâm cho con gái mình, trong khi bạn bè cũng trang lứa đang được đến trường, con mình phải lăn lộn xứ người, thương con ngay từ ngày sinh ra đã không được sung sướng rồi, lớn lên cũng chẳng nhận được tình thương của phía bên nội. Suốt đêm bà hà chẳng ngủ được, ngồi dựa tường thổn thức 'giá như mình có hiểu biết hơn chút, giá như mình làm nên viêc thì con mình đâu có khổ sở thiếu thốn như bây giờ' Trời sáng lúc nào không hay, tỉnh dậy thấy mẹ ngồi dựa vào tường, mắt nhắm, Hạnh đỡ mẹ, hỏi han: - Mẹ làm sao vậy, mẹ không khỏe ở chỗ nào hả mẹ. Bà Hà bất chợt tỉnh rồi mặc đồ đi làm sớm. Vừa bước ra khỏi cách cửa tre đã thấy mẹ chồng đứng ở ngoài cổng. - Con mời mẹ vào nhà, ngồi uống nước đi mẹ. Mặt bà Hoan ngoảnh đi chỗ khác, bĩu môi : - Thôi, không dám, hai mẹ con mày quyết định sao rồi đặng tao còn nói chuyện với người ta. Mẹ Hạnh ấp úng : - Dạ, dạ mẹ.. thì tại.. - Tại tại cái gì, nhà mày như này chưa đủ khổ hay sao còn làm giá. Con gái học nhiều rồi cũng đi lấy chồng như mày đó thôi –bà Hoan ngoảnh vào quát lớn. Thật sự đối với Hạnh bây giờ, chỉ muốn đi làm để giúp đỡ mẹ thôi, Hạnh chẳng ngần ngại, chạy ra cổng với mẹ. - Con chào nội ạ. Mẹ không phải lo lắng cho con đâu mẹ. Con cảm ơn nội kiếm việc cho con khi khó khăn, lát về nội nói với người ta dùm cho con đi làm chung với nha nội. Bà Hoan nghe được vậy quay người đi về. Mẹ Hạnh chạy vào nhà, bật khóc, thương con mình còn nhỏ. Hạnh kìm nén nước mắt, chạy vào nhà lấy cái áo khoác, vớ lấy cái rổ góc bếp đi ra ngoài - Con ra sau vường kiếm ít rau trưa nấu nhé mẹ. Đi được đoạn xa Hạnh khóc nức nở, tự nhủ mẹ mình khổ nhiều rồi, cũng vì không có tiền mà mẹ bị người ta khinh thường như vậy, đến tuổi này rồi mình chẳng cần gì ngoài mẹ mà. Suốt cả ngày nay mẹ Hạnh chẳng buồn đi làm nữa, nghĩ ngày mai con mình đi làm xa rồi, ở nhà với con một ngày, để nhìn con, để nói chuyện với con, sau đỡ nhớ. Đêm đó, hai mẹ con dặn nhau không được buồn nữa, vì biết đâu Hạnh đi làm có tiền nhà mình lại được dựng lại, rồi sau này có tiền mẹ con lại ở cùng nhau nữa. Sáng sớm mới tờ mờ, hôm nay Hạnh đi, bà Hà dậy nấu một bữa cơm đầy đủ, lau lắm rồi con mình mới được ăn ngon, lỡ đi làm xa người ta đối xử không tốt vơi con mình nữa thì tội. Chị Nhàn biết nay Hạnh đi nên đã cất công đi lên sớm đế chở Hạnh ra bên xe khách ở thị trấn. Nhàn dúi cho em 50 ngàn bảo tiền uống nước đi đường, Hạnh xin từ chối không nhận, nhưng được chị nhàn thuyết phục : - Chị me mình lớn lên cùng nhau, trươc giờ chị chẳng giúp gì được em, nay em nhận di cho chị mừng. Hạnh khóc : - Cảm ơn chị nhiều nhé, sau này có gì chị qua nói chuyện với mẹ cho đỡ buồn nha chị, em sẽ tìm cách liên lạc về sớm. - Ừ, em đi mạnh khỏe nha –Nhàn đứng dưới vẫy tay lên xe. Xe chuyển bánh lúc nào, bà Hà ở nhà ôm lấy chiếc gối con gái từng nằm khóc nức nở, lo sợ không biết con mình ra đời có bị bắt nạt không, người ta có đánh đập hay hại nó không nữa. Nhàn về chạy qua nhà bà Hà : - Xe chạy rồi đó cô, em nó lớn rồi, ở nhà nó cũng ngoan với chăm chỉ, cô đừng lo nhiều quá nhé. Bà Hà nắm lấy tay Nhàn : - Cảm ơn cháu nhé, cô cũng hy vọng như vậy, thương nó quá mà cô thật sự vô dụng quá. - Dạ, cô gắng nghỉ ngơi xíu nhé cô, cháu về đây ạ. Hạnh vào đến sài gòn, được nhận vào công tay dày da, làm công nhân cùng cô Bắc, vì còn bỡ ngỡ, mấy cô lớn tuổi hơn hiểu được cảm giác của cô bé, lại biết được về hoàn cảnh ở nhà của Hạnh nên thương và luôn giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho cô. Vì bản tính thông minh, nhanh nhẹn nên Hạnh học việc rất nhanh, và được các cô trong công ty khen ngợi, Hạnh thầm mừng vì may sao cuộc sống trong này không khắc nghiệt như chị Nhàn kể với mình. Hai tháng rồi ba tháng, hạnh gửi về cho mẹ được số tiền, vay mượn anh em hàng xóm nữa nên bà hà cũng dựng lại được căn nhà không đủ lớn nhưng đủ chắc khi mưa lớn hay bão tới. Hạnh có viết thư gửi về cho mẹ kể về cuộc sống trong này, dặn dò bà Hà yên tâm Hạnh luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Xế chiều, bà Hà đang quét dọn góc sân nhỏ, mẹ chồng đến nhà, hai tay bắt sau lung, dạo quanh nhà : - Con gái mới lơn chứ cũng được việc nhỉ, đợi nó học xong chưa chắc ã làm được cái nhà này. - Dạ mẹ, con vẫn mượn hàng xóm nhiều nữa ạ -bà Hà đáp. Nói rồi bà Hoan quay về, trong miệng thì thầm cái gì bà Hà không hay biết. Lâu lắm rồi, bà hà mới tắm rửa và ăn cơm sớm hơn thường ngày, chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì nghe tiếng lục đục ai làm gì sau vườn, bà hà lo sợ, cầm theo cái đèn pin cũ đi ra, gặp ông Lan, bà hà chạy vào nhà đóng kín cửa, ông Lan chạy theo hòng bịt miệng bà Hà, sức của phụ nữa yếu đuối làm sau ngăn nổi sức mạnh của ông Lan, bởi ông Lan được xem là người cao, to, khỏe nhất làng. Vào được nhà bà Hà, ông Lan thì thầm: - Im lặng thì không ai phải mang tiếng cả, nhớ chưa. Bà Hà run sợ, quỳ xin ông Lan, nhưng không, dục vọng của hắn quá lớn, trong thân tâm hắn đã có ý định rồi thì nhất định không từ bỏ. Sau khi làm nhục bà, ông ra về, còn ghé lại đem cho bà gói bột ngọt: - Coi như ăn bánh trả tiền nhé. Không ai nợ ai nhé. Bà Hà nằm đau đớn tủi nhục, khóc ròng, lại trách mình thiếu học nên mới dễ để người ta bắt nạt, bà định chạy ra kêu cứu, nhưng rồi ba nghĩ đến con gái mình, lỡ sau nàu nó đến tuổi lấy chồng, cả làng biết được thì còn nhiều người biết hơn nữa, nếu biết được nó có người mẹ như này thì rước nó về vì sợ mang tiếng chứ. Bà lại quay lại nằm gục xuống giường. Hạnh nó đi làm cả năm nay rồi, không biết sang năm nó có về không nữa – bà hà nghĩ. Mấy nay mệt trong người nên bà Hà hkông đi làm, sáng hôm nay bà dậy sớm hơn, đang cho đàn heo ăn thì trong người bà khó chịu, buồn nôn, và hơi nhức đầu, bà chưa kịp phản ứng thì bị nôn ở giữa sân. Nghĩ do mấy nay mệt nên mới thế, bà vào giường nằm suy nghĩ, hai ba lần sau, bà Hà mới nhớ lại hồi đó mang thai Đức với Hạnh bà cũng bị như vậy, chợt nhớ lại cách đây mấy tháng bị ông Lan làm nhục, bà Hà hoảng sợ, hốt hoảng chạy đi tìm ông Lan. Nhưng được biết cả tháng nay ông ta đi làm công trình ở bên tỉnh khác, bà Hà lại ôm đau khổ dấu trong mình trở về nhà, tính đi tính lại nếu sinh đứa bé ra thì không nhưng rước tiếng tăm cho con gái, mình giữ bấy lâu nay rồi, bây giờ mà biết chuyện chắc bên nhà chỗng cũ sẽ ghẻ lạnh hai mẹ con mất, bà muốn bỏ đứa bé bởi khi sinh ra chắc gì đã có điều kiện nuôi nó, nhưng rồi một suy nghĩ khác hiện trong đầu bà 'dù gì thì nó cũng là đứa con của mình, máu mủ của mình, thiên chức làm mẹ lại trỗi dậy trong lòng bà, không được'. Thế rồi bà quyết định giữ lại đứa bé, hàng ngày bà hà vẫn đi núi kiếm củi như thường lệ, mệt nhưng khi gặp người trong làng bà cố tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì. Ngày qua ngày, bụng bà ngày càng to ra, sợ người làng biết nên bà cố nịt bụng, giấu đến mức có thể, mặc dù biết làm vậy sẽ ảnh hưởng đến đứa bé, nhưng vì giữ cho con gái, bà Hà chập nhận. Hôm nay chị Nhàn qua nhà bà hà đưa thư, bảo tết nay Hạnh sẽ về ăn tết ở quê, bà Hà mừng lắm, mừng đến phát khóc, không dấu được nỗi niềm của mình, bà Hà đem chuyện tâm sự với chị Nhàn. Nhàn sững người, vừa thương bà Hà vừa tức giận như muốn tìm ngay ông Lan để được đánh chửi xối xả lấy lại danh dự cho mẹ của Hạnh, nhưn bà Hà ngăn cản, hy vọng không ai biết cho đến khi bà sinh xong đứa con, còn chuyện giảu thích về sự có mặt của đứa bé thi tính sau. Nhàn chấp nhận không làm lớn chuyện nhưng xin bà Hà để được nói chuyện với ông Lan, và bắt ông Lan phải chịu một phần trách nhiệm về chuyện này. Khi biết chuyện, ông Lan một mực từ chối và cho rằng chẳng liên quan, đổ lỗi cho bà Hà lăng loan. Thấy sự tủi nhục của hàng xóm, chị Nhàn một mực bắt ông Lna phải nhận trách nhiệm, cuối cùng ông Lan cũng chấp nhận, nhưng chấp nhận cho qua vậy thôi, trước giờ ai chả biết ông lan này nằm với biết bao nhiêu người rồi chối bỏ trách nhiệm. Đến tháng thứ 8 bà Hà mang thai, đêm muộn, ông Lan lẻn đến đem cho bà Hà hộp sữa ông thọ rồi bàn chuyện đợi khi đứa bé sinh ra sẽ bán cho một gia đình bên tỉnh bên cạnh, ông đi làm công trình nhiều nơi nên ông biết nhiều gia đình cần con. Thoạt đầu bà Hà không chấp nhận, vì nó là máu mủ mình : - Bà muốn cho cả làng này biết bà là người đàn bà lăng loan ư, mà muốn con gái bà sau này không một thằng con tải nào giám đến vì có người mẹ như bà ư –ông Lan nghiến răng nói mạnh vào tai bà Hà rồi bỏ về. Sau một đêm suy nghĩ, vì muốn giữ gìn danh dự cho con gái về sau và vì muốn tương lai đứa bé sau này sung sướng hơn, nên bà hà gặp ông Lan và chấp nhận làm theo kế hoạch. Tháng cuối cùng chuẩn bị hạ sinh đứa bé cũng là lúc cả làng biết được chuyện của bà Hà, họ nhốn nháo lên, chửi rủa, mắng nhiết về bà. Bà Hà sinh đứa bé ra trong sự ghẻ lạnh của cả làng, và cả ông Lan, đứa bé sinh bà chưa kịp nhìn mặt thì được ông Lan bế đi chuyển đến cho người khác, và nhận được 2 triệu từ họ. Ông cầm dúi vào tay cho bà Hà 1 triệu rồi bảo: - Coi như là bà đang đẻ thuê đi, ai nói gì mặc kệ. Rồi ông ta bỏ đi, bà Hà nằm trên giường nước mắt dàn dụa, may có sự giúp đỡ của chị Nhàn nên sức khỏe bà sớm hồi phục. Bây giờ dối với bà ai nói gì cũng mặc kệ, bà Hà phải kiếm tiền và chuẩn bị tết nay ăn tết cùng con gái. Sau hai năm trở về, Hạnh trở nên xinh đẹp và người lớn hơn, về nhà Hạnh mua sắm cho mẹ đầy đủ mọi thứ trong nhà, mong một cái tết đầy đủ cho mẹ. Khi biết chuyện của mẹ, Hạnh căm hận người đàn ông đó nhiều hơn, thương mẹ nhiều hơn, hai mẹ con ôm nhau khóc : - Sau này con hứa sẽ tìm được người đàn ông tốt, con sẽ không để mẹ phải lo lắng cho con đâu –Hạnh nói trong nước mắt. Bà Hà khóc và tin rằng con gái mình sẽ tìm được người đàn ông tốt. Hai năm sau vào Sài Gòn cô chuyển chỗ làm, bắt gặp được Hưng, Người Quảng Ngãi, anh biết được hoàn cảnh của Hạnh, lại thương Hạnh hơn ai hết, anh đem lòng yêu cô và hứa sẽ cho cô một gia đình thật hạnh phúc, bù đắp cho tất cả những đau khổ mà cô phải gánh chịu. Năm đó cô lại về quê ăn tết cùng mẹ, Hạnh kể chuyện cho mẹ về tình yêu của mình, bà Hà mừng thầm trong nước mắt, và tin răng ông trời cũng rủ lòng thương con gái mình, không bạc phận như mình. Hạnh di chơi cùng hai người bạn thân là Mai với Hoa, cả hai năm nay đang ông thi đại học. - Năm đó mà gia đình tao không xảy ra chuyện thì chắc tụi mình đang ôn thi cùng nhau nhỉ -Hạnh tâm sự Cái Hoa chuyển chủ đề : - Vậy mày sẽ lấy cái anh người Quảng Ngãi đó thiệt hả, mày lấy chồng xa vậy thì sau này mẹ mày ở mình ên hả. - Thì người ta thương tao thật lòng, Tao sẽ cân bằng được rồi đưa mẹ tao vào trong kia sống luôn-Hạnh đáp. Cả hai người bạn nghe chuyện rồi cũng yên tâm, cũng mừng cho Hạnh, biết chắc đến đây thì cuộc đời bạn mình sẽ chuyển sang một trang mới rồi. Ra tết Hạnh trở lại miền nam cùng người yêu, cô với anh chuyển vào ở chung để giảm chi phí tiền trọ và tiền ăn, gần một năm trời ở với nhau thế rồi Hạnh mang bầu, Hưng muốn chịu trách nhiệm và cưới cô làm vợ, nhưng rồi đời đâu như mơ, khi cả hai quyết định đến hôn nhân vì bây giờ Hạnh mang thai ở tháng thứ 6 rồi, không cưới thì đến ngày sinh con ra lại thêm nhiều cái để lo. Nên Hưng quyết định đưa Hạnh về nhà ra mắt bố với gì – mẹ Hưng mất đã lâu, gì lấy bố và nuôi anh từ năm lớp 9 tới giờ. Tuy nhiên khi hai người về đến nhà, gì của Hưng không chấp nhận cho Hạnh vào nhà: - Nhà này chẳng giám chấp nhận một đứa con gái chưa cưới hỏi đàng hoàng mà lại có chửa. Nói rồi gì bà đóng kín cửa và kéo Hưng vào nhà, để Hạnh ở ngoài, mặc cho Hưng quỳ xuống gào xin, nhưng từ do từ trước giờ, gì của Hưng thay cha quyết định mọi việc trong nhà, nên bây giờ anh phải nghe theo gì, để Hạnh một mình ôm bụng bầu trở về quê. Đối với người phụ nữ, khi bị từ hôn và phải sinh con một mình là điều đau đờn nhất mà họ phải trải qua, đúng là cô tên Hạnh, sinh ra đã chẳng được hạnh phúc, nay lại ôm về mình toàn điều bất hạnh, thật đáng thương cho kiếp một người như vậy, xinh đẹp giỏi giang nhưng chẳng cứu được mình. Khi Hạnh trở về, bà Hà ôm Hạnh rồi hai mẹ con lại khóc, chị Nhàn lúc này đã có hai đứa con rồi, nhìn thấy cảnh này cũng khồng kìm được nước mắt, thương cho số phận của họ. Rồi hai mẹ con quyết định sinh đứa bé ra. Biết được chuyện như vậy, bên nội nhà Hạnh đã ghét hai mẹ con nay lại càng xa lánh hơn. Ngày sinh cũng đến, cuối cùng ông trời cũng phù hộ cho hạnh sinh được đứa bè trai kháu khỉnh, dường như điều đó đã bù đặp một phần tổn thương của họ, khi đứa bé lớn hơn thì cũng là lúc bà Hà có tuổi hơn, nên Hạnh muốn mình để con cho mẹ giữ, còn mình đi lên núi kiếm cây chè vằng để bán kiếm tiền. Thế rồi ngày qua ngày cô cũng tích góp được cho con đi nhà trẻ, hai mẹ con bà Hà đi núi kiêm scuri với chè vằng về bán, khi cu cậu con Hạnh lớn hơn, Hạnh nói với mẹ: - Ở nhà kiếm tiền như này ít quá, sau này khi bé lớn hơn thì mình phải lo nhiều thứ hơn, con muốn mẹ ở nhà trông cháu phụ con. Con đi tỉnh kiếm tiền để mong khấm khá hơn. Bà Hà thấy con mình nói cũng đúng, với bà nghĩ sau chuyện này xảy ra chắc con mình cũng có những bài học cho bản thân, tin con, bà Hà đồng ý. Năm đó anh trai của Hạnh đến tuổi lấy vợ, may sao được người anh em ở làng khác giới thiệu nên anh sắp sẽ lấy vợ, đám cưới của Đức được tổ chức thật linh đình trong sự hân hoan của mọi người, bà Hà thân làm mẹ nên được nhà chồng cũ bố thí cho đến một ngày trong ngày vui của coi trai mình. Nhìn cảnh này, bà Hà lại thương Hạnh tột cùng, tại sao con gái của mình lại bất hạnh đến vậy, đứng trong đám cưới bà Hà khóc, người ta bảo chắc bà mừng vì đó là ngày con trai cả của mình lấy được vợ, nhưng đâu ai biết trong thân tâm bà đang khóc cho đứa con gái đáng thương của mình. Hạnh đi làm ở xa, được tin anh trai mình lấy vợ cũng mừng nhưng do mưu sinh xa nhà nên không về được, ở đây Hạnh làm ngày qua ngày cũng có tiền tích góp. Tuy đã là gái một con nhưng nhìn hạnh còn hấp dẫn lắm, chỗ làm của Hạnh còn nhiều người chưa vợ, nên còn có ý định tán tỉnh cô. Với cô bây giờ một lần là đủ rồi, bản thân cô cũng nhận thức được họ chỉ muốn có được cô rồi thôi, chứ chẳng có người đàn ông nào muốn đem lòng yêu một nguồi đã từng có một quá khứ không tốt như mình cả. Thế mà, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, Toàn là người làm cùng ca với cạnh Hạnh, nên sự quan tâm của anh làm Hạnh phải mềm lòng, chấp nhận đi bước nữa với hy vọng anh ấy sẽ là vị cứu tinh cho cuộc đời sau này của mình, hai người muốn thổi chung nồi cơm, muốn chung nhà nên quyết định ở chung, ngày qua tháng rồi cuối cùng Hạnh cũng có bầu, cả hai quyết định về nhà của Hạnh để ở. Sự trở về của Hạnh lần này lại một lần nữa khiến bà Hà thất vọng, vì Hạnh đem thêm một con người không rõ thân thế đòi làm chồng, rồi cả đứa bé trong bụng cô nữa, lần nay bà Hà thương con đến tức giận, không chấp nhận cho cả hai vào nhà, mặc cho sự cầu xin của của hai, bà quyết không đổi ý định. Đêm đó cả hai chỉ nhận được tấm nilon và cái gối, và ra sau vườn để trải nằm đỡ qua đêm. Sáng sớm bà Hà ra vườn là rau thì thấy con mình cùng người đàn ông xa lạ kia nằm ở vườn mình đến gần trưa chịu dậy - Dậy, dậy rồi ra khỏi nhà cho tao còn làm việc. Bà Hà quát lớn, Hạnh và Toàn quỳ gối tại vườn trước mặt bà Hà. Nghĩ tới bấy giờ mình đuổi đi thì tụi nó sẽ ở đâu, nên bà Hà chấp nhận nhưng không cho hai người ngủ trên giường, coi như đó là hình phạt có thể cho con chứ bây giờ bà chẳng còn cách nào khác. Hạnh và Toàn chấp nhận lời đề nghị của mẹ và cả hai cùng hứa sẽ cố gắng làm ăn, ngày ngày cả hai lên núi kiếm củi và tìm cây chè vằng về bán kiếm tiền, thoạt đầu Toàn thật chăm chỉ, và nghe lời, khi Hạnh gần sinh rồi anh phải làm việc một mình cực khổ hơn, nên càng ngày Toàn càng làm biếng, kiếm cớ để gây lộn trong gia đình. Ở trong nhà Hạnh luôn bị mẹ cô trách quở làm biếng, đi ra bị người trong làng hắt hủi, cuộc sống chán nản nên Toàn đã bỏ đi và không để lại một cái gì cho Hạnh. Sinh con với hai bàn tay trắng vì vốn liếng bây giờ anh ta đã lấy đi hết và không người đàn ông bên cạnh, Hạnh đau đớn tột cùng, mẹ con Hạnh lại một lần nữa bị đẩy đến giới hạn của sự khốn khổ. Hạnh và bà Hà nhìn nhau, nhìn hai dứa trẻ chẳng nói nên lời, thật sự mà nói thì bây giờ chỉ có hai đứa trẻ chính là động lực để cô vùng dậy chiến đấu với tai tiếng, với sự khắc nghiệt của cuộc sống, để cô chứng mình cho mọi người thấy được khi không có đàn ông bên cạnh, họ hạnh phúc hơn bao giờ hết, cả hai mẹ con họ chịu đựng chừng đó là quá đủ rồi. Người ta nói 'mỗi người trong chúng ta đều có một vết thương lòng, một số người dấu trong đôi mắt, một số người dấu trong nụ cười' Bà Hà và Hạnh là minh chứng cho điều đó, học không còn sức để kêu gào để khóc lóc nữa, mà họ chọn mỉm cười để vượt qua.