Vấn nạn Thiên Không Thiếu Dương Từ lâu sao Thiên Không thường là chủ đề bàn tán khá sôi nổi trong môn Tử Vi, bởi vì tính nghiêm trọng của nó, khi vào hạn Thiên Không thì rất dễ sụp đỗ, người kinh doanh thì dễ phá sản, người làm Quan Chức thì dễ mất chức, ngã ngưa. Cho nên nói vào vận Thiên Không dễ nhảy lên "nóc tủ". Có rất nhiều học thuyết hay về Thiên Không như học thuyết Thiên Lương. Người học Tử vi mặc định về Sao Thiên Không chủ về "lưng trời gãy gánh" cho nên có Tam Đức ở đó nhắc nhở, khuyên bảo phải sống cho hợp Đạo thì mới mong được giải thoát khỏi Thiên Không, cùng với đó là Thiên Không tứ Mộ, Thiên không tứ Sinh, Hồng Không Cô Quả.. Những điều này đã được chứng nghiệm thực tế có sự đúng đắn. Vậy tại sao người ta lại bác bỏ đi sao Thiên Không? Bộ sao Thiếu Dương Thiên Không Trong Tử vi thực ra có tới 3 Sao an sau Thái Tuế là Thiên Không, Thiếu Dương, Hối Khí. Đây là cơ sở người ta cho rằng Thiên Không thực ra là Thiếu Dương mà thôi. Trong môn Lục Nhâm và Kỳ Môn Độn Giáp thì vòng Thái Tuế có 12 thần sát: Thái Tuế, Thái Dương, Tang Môn, Thái Âm, Quan Phù, Tử Phù (Tử Phủ), Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Bệnh Phù. Không có sao Thiên Không trong vòng Thái Tuế, mà 2 môn Lục Nhâm và Kỳ Môn Độn Giáp có trước Tử vi. Trong môn Lục Nhâm thì sao Thiên Không được an theo vòng Quý Nhân, và nó là sao thứ 7 của vòng sao này gồm: Quý Nhân, Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Dương, Huyền Vũ, Thái Âm, Câu Trần, Thiên Hậu. Thiên Không chủ về thị phi lời nói, thất tài, tật bệnh, bạn bất nhân, vô đạo thất phu. Nhưng trong Tử vi thì chỉ có mỗi sao Quý nhân (Khôi Việt) mà không có vòng Quý Nhân. Trong Tử vi Đẩu Số Toàn Thư không có sao Thiên Không an theo Thái Tuế, chỉ có Thiên Không Địa Kiếp là 1 cặp được an theo giờ sinh. Khi đó ta sẽ thấy khi lập thuyết Vòng Thái Tuế trong Tử Vi thì sao Thái Dương của vòng Thái Tuế trùng với Sao Thái Dương chính tinh. Cho nên người ta đổi Sao Thái Dương này thành Thiếu Dương. Đó là nguồn gốc Thiếu Dương. Từ đó cái xấu mà người ta nói về Thiên Không là một phần của Thiếu Dương, và hạn Thiếu Dương thường kèm theo Cô Quả, Kiếp Sát, Lưu Hà. Nên vấn đề hạn mới trở nên nặng như vậy. Thực chất vốn không có sao Thiên Không đằng sau Thái Tuế 1 cung. Gần đây ông Đằng Sơn chú rằng: "Bản" Toàn thư "của La Hồng Tiên (xưng là Trần Đoàn viết, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì xác xuất cao là do đệ tử nhiều đời của Trần Đoàn ghi lại) không hề nói đến sao Thiên Không này, vì sách này đã dùng tên Thiên Không cho sao mà Tử Vi Việt Nam gọi là Địa Không. Nhưng theo sách Tử Vi kinh điển cận đại là" Đẩu Số Tuyên Vi "(Quán Vân chủ nhân, tập đầu 1928, tập sau 1935. Sách này có ảnh hưởng rất lớn đến làng Tử Vi Việt Nam mặc dù ít người biết đến) thì" Toàn thư "không phải là sách Tử Vi duy nhất được truyền lại." Đẩu Số tuyên vi "gọi cặp sao Không Kiếp là Địa Không-Địa Kiếp lại ghi lời người nghi hoặc đặt câu hỏi tại sao gọi là" Địa Không "rồi trả lời rằng sách Tử Vi để lại có bản ghi" Thiên Không "có bản ghi" Địa Không "và" Đẩu số tuyên vi "dựa trên bản ghi" Địa Không "." Đẩu số tuyên vi "có an sao Thiên Không theo sau Thái Tuế". Do vậy vấn đề Thiên Không được sử dụng có thể là người đời sau thêm vào. Đây là cơ sở quan trọng khi nghiên cứu Tử Vi.