Hài tết 2011 - Táo quân - Gặp nhau cuối năm 2011

Thảo luận trong 'Thư Giãn' bắt đầu bởi Thư Giãn, 16 Tháng một 2016.

  1. Thư Giãn The Very Important Personal

    Bài viết:
    77
    Gặp nhau cuối năm là một chương trình hài kịch châm biếm, được phát sóng vào lúc 20: 00 ngày Tất niên âm lịch hằng năm trên tất cả các kênh quảng bá của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2003. Chương trình hiện nay đã và đang được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, được đông đảo khán giả yêu thích và được coi là món ăn tinh thần truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán.

    Cứ đến hẹn lại lên, Táo Quân 2011 là một buổi gặp mặt cuối năm để các Táo cùng Ngọc Hoàng "ôn" lại những mặt yếu kém của năm cũ. Tiếp tục là các màn chất vấn được thông qua cuộc thi Táo Idol (ăn theo Vietnam Idol) để các Táo thi thố tài năng và sở trường trong mảng mà họ phụ trách. Có thể nói tới các điểm nóng của Giao thông, Quy hoạch, Điện lực, Kinh Tế, Văn Hóa Giáo Dục.. trong buổi họp tổng kết này.

    Cuộc thi Táo Idol năm 2011 không có nhiều Táo tham gia mà chỉ có 5 Táo chủ lực: Giao thông, Điện lực, Kinh tế, Quy hoạch và Văn hóa giáo dục. Táo Giao thông (Chí Trung) như thường lệ vẫn là người mở màn cho chương trình để trả lời các thắc mắc về tình trạng ách tắc giao thông, quy định mới về nâng mức phạt giao thông, tình trạng tai nạn giao thông không hề giảm và những tiêu cực chưa được giải quyết (nạn mãi lộ). Scandal về in ấn tài liệu giáo dục giao thông khiêu dâm cho trẻ em của Sở Giáo dục tỉnh Kiên Giang cũng đã được đưa ra để nhắc nhở Táo Giao thông trước khi màn thi tài năng được bắt đầu. Ở màn thi tài năng, Táo Giao thông đã lặp lại thảm họa nhạc nhảm nhí "Da nâu" của cô nàng người mẫu Phi Thanh Vân và được cặp đôi Nam Tào – Bắc Đẩu đáp lại bằng một bài hát về tình trạng hối lộ của cảnh sát giao thông không hề thuyên giảm..

    Tiếp nối cuộc thi là màn biểu diễn của Táo Điện lực (Vân Dung) với những màn đối đáp về vấn đề thiếu hụt điện năng, những vấn đề nổi cộm của thủy điện và sự tắc trách của người quản lý khiến ảnh hưởng nặng nề tới môi trường và đời sống của nhân dân. Táo Điện lực liên tục có những tranh luận đối đáp với Nam Tào Bắc Đẩu về ảnh hưởng của điện đối với đời sống, những bất cập mà Táo điện lực vẫn chưa thể giải quyết để phục vụ xã hội và nhân dân..

    Táo Kinh tế (Quang Thắng) năm nay đến với cuộc thi Idol bằng việc cưỡi con tàu "chìm" Titanic đến dự thi, phản ánh sự thất bại của Vinashin trong nền kinh tế gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước. Các vấn đề về chứng khoán "chìm" liên tục cũng được đề cập trong khi đó giá cả mọi thứ tăng cao mà lương không thể theo kịp. Màn thi tài năng của Táo Kinh Tế là sự mô phỏng của chương trình "Bước nhảy hoàn vũ" với mỗi điệu nhảy là một sự phản ánh tới thực trạng bấp bênh của nền kinh tế đất nước..

    Sau Táo Kinh tế là đến màn "ngẫu hứng" của Táo Quy hoạch (Hiệp "gà") với những khúc biến tấu điên rồ để phản ánh tình trạng quy hoạch lộn xộn của đô thị. Táo Quy hoạch còn liên tục "thoát xác" khiến cho bộ ba Ban giám khảo cũng không biết chấm điểm theo kiểu gì, họ cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán với tình trạng lụt lội đô thị, bê tông hóa, mất mỹ quan và thiếu tầm nhìn của kiểu Quy hoạch hiện nay.

    Người có màn thi ấn tượng tiếp theo là Táo Văn hóa Giáo dục (Tự Long) đại diện cho cả Văn hóa lẫn Giáo dục để biểu diễn trong chương trình Idol. Đầu tiên là các vấn đề báo mạng, báo lá cải với các nội dung tin xuyên tạc, giật gân, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của những người nổi tiếng khiến Táo Văn hóa Giáo dục phải toát mồ hôi để dập. Tiếp đó là tình trạng những bài hát nhảm nhí, vô nghĩa vẫn đang thịnh hành trên thị trường gây ảnh hưởng lớn tới một bộ phận giới trẻ. Về mặt Giáo dục là tình trạng chạy lớp chạy trường, bạo hành trẻ em, học sinh đánh nhau.. trong khi đó các nhà quản lý giáo dục vẫn chỉ chạy theo bệnh thành tích mà không khắc phục được thực trạng này.

    Cuối chương trình, trong buổi tổng kết để chọn ra Táo Idol thì bất ngờ xuất hiện Táo Dân trốn lên Thiên Đình để dự thi. Với một màn ảo thuật ấn tượng cho màn trình diễn tài năng, Táo Dân đã thể hiện được khả năng "thích nghi" cực kỳ tốt đối với tất cả những thực trạng bất cập của xã hội hiện tại mà vẫn "không hề hấn gì", để nói lên "sức chịu đựng" của người dân trước năng lực yếu kém của tất cả các Bộ ngành. Phần trình diễn của Táo Dân khiến cho mọi người phải ngẫm nghĩ về cuộc sống xã hội Việt Nam và để nó trở thành động lực để cả Thiên Đình cùng nỗ lực phát triển, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn nữa.

    Như thường lệ, chương trình có sự tham gia của các danh hài miền Bắc:

    Quốc Khánh: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

    Xuân Bắc: Nam Tào (anh Tào).

    Công Lý: Bắc Đẩu (cô Đẩu).

    Chí Trung: Táo Giao thông.

    Vân Dung: Táo Điện lực.

    Quang Thắng: Táo Kinh tế.

    Hiệp (gà) : Táo Quy hoạch.

    Tự Long: Táo Văn hóa Giáo dục.

    Thành Trung: Táo Dân.

    Trọng Bình: Thiên Lôi.

     
    Quancao333Aki Re thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...