Tiền ảo có phải là tiền kỹ thuật số không?

Thảo luận trong 'Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Crypto, 13 Tháng sáu 2016.

  1. Crypto The Very Important Personal

    Bài viết:
    41
    Tiền ảo có phải là tiền tệ không

    Thị trường thế giới luôn biến động, việc sử dụng tiền ảo cũng bấp bênh khi có lúc tăng lúc giảm khó ai đoán trước được tình hình để xoay chuyển kịp thời. Tiền ảo luôn có sức chi phối, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo. Vậy tiền ảo là gì?

    Có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về tiền ảo. Tùy theo cách hiểu của mỗi người mà có định nghĩa phù hợp. Ta có thể hiểu một cách đơn giản, tiền ảo là loại tiền kỹ thuật số được dùng để lưu trữ và trao đổi, giao dịch mua và bán giữa các nhà đầu tư.


    [​IMG]

    Bitcoin quá quen thuộc với một người. Bitcoin là tiền ảo được sử dụng khá nhiều, phổ biến và rộng rãi trên thế giới vì Bitcoin chứa đựng những ưu điểm sau:

    Thứ nhất, sử dụng Bitcoin thuận tiện trong giao dịch. Vì lưu thông Bitcoin không phải qua bất kỳ một khâu hay mắt xích trung gian nào. Sử dụng Bitcoin không có giới hạn, không phụ thuộc về không gian và thời gian khi lưu thông loại tiền ảo này.

    Thứ hai, sử dụng tiền ảo được an toàn và bảo mật. Thông qua giao dịch tiền ảo - Bitcoin đều được thực hiện và hoàn thành mà không cần bất kỳ thông tin nào về cá nhân, danh tính của người giao dịch được bảo mật.

    Thứ ba, không thể bị làm giả, vì Bitcoin không thể hiện dưới dạng vật chất.

    Thứ tư, chi phí giao dịch thấp. Vì không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào, chủ thể giao dịch chỉ phải thanh toán lệ phí xử lý giao dịch với khoản chi nhỏ.

    Thứ năm, không gây ô nhiễm môi trường. Việc giao dịch được thông qua mạng Internet, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu của tiền ảo, cho nên chi phí điện năng thấp.

    Bên cạnh những ưu điểm trên, Bitcoin còn có những hạn chế gây rủi ro nguy hiểm cho người sử dụng. Không phải quốc gia nào cũng thừa nhận tiền ảo, có nhiều quốc gia kiên quyết cấm giao dịch bằng loại tiền ảo này bởi những hạn chế sau:

    Thứ nhất, do có việc sử dụng tiền tệ, vàng, bạc là những "vật nhìn thấy, xác định được về cơ học", cho nên tiền ảo chưa ăn sâu vào tiềm thức của chủ thể trong xã hội, nhiều chủ thể còn chưa có kiến thức về việc sử dụng tiền ảo cho nên không có ý định sử dụng nó trong giao dịch.

    Thứ hai, sử dụng tiền ảo tương đối phức tạp, vì phải thông qua thiết bị kỹ thuật máy tính, vì vậy không phải bất kỳ chủ thể nào cũng thành thạo sử dụng máy tính để thực hiện các giao dịch tiền ảo.

    Thứ ba, do thuộc tính ẩn danh khi giao dịch tiền ảo, cho nên nguy cơ bị lạm dụng, tội phạm có thể sử dụng để gây thiệt hại cho chủ thể sở hữu, có thể bị ăn cắp, bị lạm dụng để rửa tiền.

    Cụ thể, Trung Quốc đã ra lệnh cấm Bitcoin với đánh giá là loại tiền ảo này hàm chứa nhiều rủi ro.

    Tại Cộng hòa Liên bang Nga, Văn phòng Công tố Liên bang ban hành quy định, nghiêm cấm sử dụng tiền ảo Bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác.

    Thái Lan cũng cấm lưu hành và sử dụng Bitcoin. Sau khi ngân hàng nước này xác định đây không phải là đơn vị tiền tệ có uy tín. Vì vậy, việc mua bán, gửi, thanh toán bằng Bitcoin từ bất kỳ chủ thể nào ngoài Thái Lan hoặc nhận từ các quốc gia khác đều bị nghiêm cấm.

    Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11//2012 của chính phủ về thanh toán không sử dụng tiền mặt, quy định tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, sử dụng tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Căn cứ Điều 105 bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

    "1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

    Căn cứ điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 6 Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2010:

    "A) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ) ;

    Đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế."

    Và căn cứ Điều 16 Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam về đơn vị tiền:

    "Đơn vị tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là" Đồng ", ký hiệu quốc gia là" đ ", ký hiệu quốc tế là" VND ", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu."

    Theo đó chúng ta có thể thấy: Bitcoin không được xem là ngoại tệ, đồng thời không phải là ngoại hối vì bitcoin không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vì thế, Bitcoin không được xem là tiền.

    Căn cứ khoản 8 Điều 6 Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2010:

    "Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."

    Theo đó ta có thể thấy được ở thời điểm hiện tại pháp luật Việt Nam không coi Bitcoin là một loại giấy tờ có giá.

    Căn cứ Điều 115 bộ luật Dân Sự 2015 quy định vể quyền tài sản:

    "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."

    Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Cũng tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an.. kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

    Như vậy, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường.

    Hiện nay, việc kinh doanh bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:

    Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

    Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh bitcoin.

    Căn cứ điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Số: 143/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, việc sử dụng bitcoin có thể bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trong các hành vi vi phạm sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Đồng thời, tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có văn bản cấm các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán. Các tổ chức tín dụng không được sử dụng Bitcoin và các loại tiền tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

    Điển hình, Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11//2012 của chính phủ về thanh toán không sử dụng tiền mặt, quy định tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, sử dụng tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.


    [​IMG]

    Ở các nước trên thế giới và Việt Nam không chấp nhận việc mọi người đầu tư vào tiền ảo. Vì tiền ảo không phải là tài sản, không có cơ quan, tổ chức đứng ra bảo đảm an toàn nên khi sử dụng bản thân người đầu tư phải luôn đối mặt với nhiều rủi ro luôn rình rập và ập đến bất cứ lúc đầu. Việc đầu tư tiền ảo không đơn giản mà vô cùng phức tạp, đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức vững vàng, nhận thức đúng đắn hơn về tiền ảo. Tài sản là vật chất ta có thể cầm nắm được, còn tiền ảo ta thấy khó hình dung và không có hình dạng cụ thể cũng như không thể nào cầm nắm được. Việc sở hữu tiền ảo là vô cùng bất cập. Nếu sử dụng không có kiến thức, nắm rõ quy định pháp luật ta rất dễ phạm vô những điều ngăn cấm. Nhà nước không chấp nhận việc thanh toán tiền ảo thành tiền mặt vì điều đó là bất hợp pháp. Sử dụng tiền ảo như một loại tiền tệ là sai quy định.

    Từ những ưu điểm, nhược điểm, những quy định trên, giúp ta hiểu hơn về tiền ảo. Ở các nước cũng không đồng tình cho người dân họ sử dụng tiền ảo để giao dịch vì tiền ảo được sử dụng không qua bất kì trung gian nào nên luôn hàm chứa rủi ro gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Pháp luật chưa quy định rõ ràng những không hề ủng hộ việc đầu tư vô cùng mạo hiểm này. Nếu mỗi người muốn đầu tư vào tiền ảo thì nên cân nhắc, đọc trước những quy định của pháp luật để tuân thủ và thực hiện đúng. Ở các nước trên thế giới đã quá quen thuộc khi nghe nhắc đến tiền ảo, mạng xã hội vẫn luôn cập nhật thông tin liên quan đến tiền ảo thường xuyên để mọi người hiểu hơn về loại tiền ảo kỹ thuật số này. Tính bảo mật thông tin, thiệt hại cho người đầu tư tiền ảo được mạng xã hội nhắc đến nhiều nhất vì có rất nhiều nhà đầu do không kiến thức, tầm nhìn sâu rộng nên thiệt hại nặng nề từ việc đầu tư không đúng cách.

    Nhà nước cũng quy định những hành vi sai trái vi phạm pháp luật cần loại trừ triệt để giúp bảo vệ quyền lợi của người dân. Đối với các loại sàn giao dịch tiền ảo đều có những hạn chế riêng và đó chính là khe hở để các tội phạm lợi tấn công gây rò rỉ thông tin, thiệt hại cho các nhà đầu tư nghiêm trọng. Nếu biết đầu tư đúng cách bạn sẽ giàu nhưng nếu đầu tư sai cách là vô cùng hệ lụy.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng mười một 2022
  2. Sói

    Bài viết:
    314
    Hiểu đơn giản thì chúng như thế này:

    tiền ảo: Thường là tiền trong game, mang tính chất tượng trưng, chỉ dùng trong game, được mua bằng tiền thật nhưng không có giá trị quy đổi ra tiền thật.

    Tiền kỹ thuật số: Tiền định danh hợp pháp do chính phủ phát hành dưới dạng kỹ thuật số, có giá trị như tiền thật, không có biến động.

    Tiền điện tử: Các loại coin như BTC, ETH, XRP.. mang tính chất như 1 loại tài sản đầu cơ, giao dịch tìm kiếm lợi nhuận giống như chứng khoán, biến động mạnh.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...